Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức

Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức

Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 bắt đầu được triển khai tại các nhà trường bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó. Để thực hiện thắng lợi chương trình GDPT 2018, ngành giáo dục đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, tích cực, thay đổi từ việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá; mỗi thầy cô đổi mới từ trong tư duy tới hành động.

Đổi mới phương pháp giảng dạy là làm sao tạo hứng khởi cho từng học sinh, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong chiếm lĩnh tri thức và trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội một cách phù hợp, hiệu quả. Chúng ta cũng thấy rằng xã hội càng hiện đại, văn minh thì trẻ em ngày càng được vui chơi và học tập trong môi trường tốt hơn, tuy nhiên, không gian và thời gian vui chơi của trẻ ngày càng bị thu hẹp lại, ngay cả với những đứa trẻ lên ba đã lạm dụng ipad, smartphone. Nhất là trong giai đoạn sau thời gian dài học online vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc học sinh ham mê sử dụng ipad, điện thoại thông minh để tham gia mạng xã hội lại càng phổ biến. 

docx 20 trang Phúc Hảo 11/03/2024 2073
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP: MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn biện pháp
Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 bắt đầu được triển khai tại các nhà trường bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó. Để thực hiện thắng lợi chương trình GDPT 2018, ngành giáo dục đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, tích cực, thay đổi từ việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá; mỗi thầy cô đổi mới từ trong tư duy tới hành động.
Đổi mới phương pháp giảng dạy là làm sao tạo hứng khởi cho từng học sinh, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong chiếm lĩnh tri thức và trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội một cách phù hợp, hiệu quả. Chúng ta cũng thấy rằng xã hội càng hiện đại, văn minh thì trẻ em ngày càng được vui chơi và học tập trong môi trường tốt hơn, tuy nhiên, không gian và thời gian vui chơi của trẻ ngày càng bị thu hẹp lại, ngay cả với những đứa trẻ lên ba đã lạm dụng ipad, smartphone. Nhất là trong giai đoạn sau thời gian dài học online vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc học sinh ham mê sử dụng ipad, điện thoại thông minh để tham gia mạng xã hội lại càng phổ biến. 
Mặt khác với đặc thù môn Hóa học hay Khoa học tự nhiên là môn phải ghi nhớ rất nhiều, cùng với những ứng dụng rất quan trọng của môn Hóa học, Khoa học tự nhiên vào thực tiễn cuộc sống. Bản thân tôi thấy mình cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy để cho học sinh hứng thú và yêu thích môn học hơn, để các em có động lực học, từ đó say mê và yêu thích môn học.
Các trò chơi luôn có sức hấp dẫn rất lớn đối với học sinh, nắm bắt được tâm lí này , tôi đã chuyển các đơn vị kiến thức lồng ghép vào các trò chơi đối với cả Hóa học lẫn Khoa học tự nhiên tại nhà trường, bước đầu đã cho kết quả rất tích cực đến từ phía học sinh. Các em yêu thích tiết học hơn, tích cực và tự giác. Với quan điểm của cá nhân là “ đầu vào vừa sức” và từ dễ đến khó các trò chơi của tôi đưa ra với các mức độ nhận thức khác nhau giúp HS dễ tiếp cận nhất có thể từ đó nâng cao hơn vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Trò chơi tạo thách thức để kích thích não bộ xử lý thông tin hiệu quả hơn, thúc đẩy sự tự chủ, tự học góp phần phá vỡ giới hạn của não bộ một cách tự nhiên, từ đó gia tăng dung lượng của bộ nhớ. Chơi theo đội, nhóm giúp học sinh gia tăng năng lực giao tiếp và hợp tác tốt hơn. Ngoài ra năng lực giải quyết vấn đề, sự sáng tạo cũng được thúc đẩy tối đa trong bối cảnh của trò chơi. Đó chính là mục tiêu của dạy học theo hướng phát triển năng lực hiện nay.
2. Thuận lợi và khó khăn.
2. 1 Thuận lợi
- Giáo viên bộ môn nhiệt tình trong giảng dạy, có tâm huyết với nghề; có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; đặt học sinh làm trung tâm của quá trình dạy họ.	
- Cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường tương đối đầy đủ, rất thuận lợi cho giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. 
- Học sinh không chỉ được tiếp cận kiến thức học trong sách giáo khoa, sách tham khảo; được phụ huynh quan tâm trang bị tương đối đầy đủ thiết bị để học sinh có thể tiếp cận dễ dàng hơn thông tin qua mạng internet.
2.2. Khó khăn 
- Một số học sinh lại chưa chịu khó trong việc chuẩn bị bài trước ở nhà, thiếu tính tích cực chủ động trong học tập hoặc chuẩn bị qua loa nhằm đối phó với sự kiểm tra của giáo viên. 
- Một số học sinh học chưa hứng thú, học lệch, chưa yêu thích môn học, còn ham chơi.
- Một số học sinh còn tự ti, chưa mạnh dạn trong việc thực hiện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng phản biện... 
3. . Đối tương, thời gian áp dụng biện pháp
3.1 . Đối tượng áp dụng: Học sinh trường THCS Xuân Sơn.
3.2. Thời gian: từ tháng 11/2021 đến tháng 11/2022.
II. NỘI DUNG
1. Tính mới, sự khác biệt của biện pháp 
Trong lớp học truyền thống, người học sẽ được nghe giảng bài, và sau đó làm bài tập thực hành tại lớp hoặc tại nhà để xử lý thông tin và tiếp nhận kiến thức. Do đó, học sinh tiếp nhận kiến thức có phần thụ động, chưa phát huy được các năng lực chung cũng như các năng lực đặc thù dễ tạo nên sự nhàm chán
Ngược lại, khi trong lớp học thiết kế các trò chơi thú vị giúp HS chủ động, tích cực ngay trong không gian của lớp học để giải quyết các vấn đề trong học tập một cách tự nhiên, hứng thú. 
Khi đưa các trò chơi vào dạy học như một phương pháp, thầy và trò đều được phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, nhằm đạt được mục tiêu dạy - học; học sinh phải được chơi trong không khí vui vẻ, phấn khởi, “học mà chơi, chơi mà học”; được tự do tìm hiểu, suy nghĩ, khám phá và tự tìm tòi ra kiến thức của bài học dưới sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên. Vì vậy, trò chơi không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức. Đồng thời, sử dụng trò chơi trong dạy học phù hợp trong các hoạt động học sẽ giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực hợp tác làm việc của học sinh đặc biệt hình thành và rèn luyện kĩ năng cần thiết cho tất cả học sinh.
2. Cách thực hiện của biện pháp
Để đạt hiệu quả trong sử dụng trò chơi học tập thì việc đa dạng hoá trò chơi là vô cùng quan trọng để các em “chơi mà học” và không hề dễ dàng. Các trò chơi được xây dựng theo nguyên tắc: “Đầu vào vừa sức để học sinh tin tưởng vào năng lực của học sinh, nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu từng tiết học; luật chơi rõ ràng, đơn giản dễ nhớ, dễ thực hiện; điều kiện, phương tiện tổ chức trò chơi phong phú hấp dẫn; sử dụng trò chơi đúng lúc; trò chơi phải kích thích được sự hứng thú của từng học sinh; đánh giá kết quả của trò chơi với thái độ nhẹ nhàng mang tính chất khích lệ, động viên nhưng phải công bằng, điều quan trọng đó chính là tạo nên sự vui vẻ, gắn kết giữa các học sinh, cũng như khơi gợi niềm ham mê tìm hiểu.”
2.1. Các bước tiến hành trò chơi trên lớp 
Trước mỗi tiết dạy, các thầy cô giáo đã tiến hành chuẩn bị tốt các bước cơ bản để trở thành tiền đề cho những giờ học hiệu quả. Sau khi xác định mục tiêu cần đạt của từng nội dung sử dụng trò chơi, giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp với những mục tiêu đã đề ra; đưa ra thiết kế nội dung của từng trò chơi (có thể soạn ô chữ, câu hỏi trắc nghiệm, hình ảnh,), đồng thời thiết kế luật chơi, tiến trình chơi, cách tổ chức
Sau các bước chuẩn bị cho việc tổ chức trò chơi, giáo viên có thể chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị phương tiện tổ chức trò chơi, phần thưởng động viên, khích lệ giúp phần chơi thêm hấp dẫn. 
Trong mỗi hoạt động tổ chức trò chơi học tập thường tiến hành theo các bước:
Bước 1: GV/ MC giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi
- GV/MC cần có cách dẫn trò chơi lôi cuốn, hấp dẫn, tự nhiên
- HS tham gia trò chơi để làm gì, sẽ đạt được kiến thức, kỹ năng, phẩm chất gì qua trò chơi.
Bước 2: GV/ MC giới thiệu luật chơi
Luật chơi chỉ rõ: 
- Nhiệm vụ
- Thời gian chơi
- Đối tượng chơi
- Sản phẩm đạt được
- Tiêu chí đánh giá 
Bước 3: Học sinh thực hiện trò chơi
Bước 4: GV quan sát, hỗ trợ
Bước 5: Nhận xét / tổng kết / thưởng
GV/MC cần nhận xét thái độ, tinh thần đội chơi/ cá nhân, công bố kết quả, trao thưởng/cho điểm.
2.2. Những dạng trò chơi áp dụng trong các giờ học
Căn cứ vào tiêu chí là tiến trình bài học, trò chơi được phân loại gồm:
Trò chơi khởi động.
Trò chơi hình thành kiến thức.
Trò chơi luyện tập, vận dụng.
Dạng 1: TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG
Mục đích
Phá băng, tạo hứng thú trước khi học, có tác dụng thư giãn, kích hoạt tâm thế học tập
Đặc điểm
Cần đa dạng, có thể liên quan đến nội dung bài học hoặc chỉ đơn giản là tạo tâm thế trước khi học.
Ví dụ cụ thể
 Dạng khởi động tâm trí: Đuổi hình bắt chữ, Tìm từ, Tự chọn thẻ bài..
Dạng khởi động cơ thể: Hẹn hò
Dạng kết hợp cả tâm trí và cơ thể: Nhanh như chớp..
Dạng 2: TRÒ CHƠI KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
Mục đích
Khám phá tri thức mới qua các trải nghiệm hoặc qua việc giải quyết các tình huống có vấn đề, hoặc có thể đi sâu vào các vấn đề khó
Đặc điểm
Thao tác chơi là nội dung học tập. Dạng trò chơi này yêu cầu sự sáng tạo và chuẩn bị công phu của giáo viên.
Ví dụ cụ thể
Thẻ bài, ong tìm chữ.
Dạng 3: TRÒ CHƠI LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG, VỀ NHÀ
Mục đích
Kích thích tính tích cực học tập khiến học sinh hào hứng, sôi động hơn khi vận dụng kiến thức vừa tiếp nhận.
Đặc điểm
Thao tác chơi là hình thức học tập. Thường được sử dụng để ôn tập hoặc tái hiện kiến thức.
Ví dụ cụ thể
Plicker, Thẻ bài, Quizzilet, Khoot, ..
2.3. Một số trò chơi hay 
Các HS thường bị nhầm lẫn các kí hiệu của các nguyên tố hóa học tương tự nhau như nguyên tố nito (N) với nguyên tố natri (Na), hay nguyên tố cacbon
(C) với nguyên tố Canxi (Ca)  đồng thời cũng không nhớ được hóa trị cũng như nguyên tử khối của chúng. Trước đây tôi cũng yêu cầu các em học thuộc bài ca hóa trị và bài ca nguyên tử khối tuy nhiên thì chúng chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn và cũng đôi khi có một vài HS nhớ nhanh là do các em chăm chỉ và làm thêm bài tập , đọc thêm sách ở ngoài còn đối với mặt bằng chung thì chưa được hiệu quả như tôi mong muốn. Ngoài ra HS cần nhớ được hóa trị sau đó mới lập được CTHH hoặc tính toán số mol, khối lượng và các bước tiếp theo. Để giải quyết vấn đề này tôi đã phân chia các vấn đề làm thành các dạng bài với mức độ khó dễ khác nhau để HS thuần thục. Chuyển chúng vào các trò chơi trực tuyến như Quizziz, Kahoot, WordWall, Liveworksheets, Nearpood, Baamboozle... hoặc trực tiếp như thẻ bài, Plicker, 
Ưu điểm của việc làm này là GV có thể tạo bài tập để HS làm đi làm lại bài tập dưới các hình thức chơi khác nhau, các trò chơi khác nhau trên mỗi ứng dụng đã tạo ra. Điều này khiến HS cảm thấy hứng khởi thú vị khi vượt qua được chướng ngại vật hay chiến thắng trò chơi. HS từ đó sẽ chăm chỉ hơn và tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên hơn. Từ đó nâng cao khả năng tự học, ưu nhược điểm của mỗi ứng dụng tôi có tìm hiểu và phân tích ở phía dưới.
Cách thức chơi của Khoot là teacher- paced tức là giáo viên là người điều khiển tiến trình còn Quizziz là Hs chủ động nhưng đến hiện nay có thể thực hiện cả 2 cách chơi này. Sự khác biệt nằm ở loại câu hỏi của mỗi ứng dụng cả hai đều có những loại câu hỏi như là trắc nghiệm nhiều lựa chọn, tự luận, bình chọn lấy ý kiến, và câu hỏi mở bên cạnh đó hai ứng dụng đều có thể chèn thêm slide để minh họa hay xây dựng như một giáo án tương tác.. Quizzizlet có chế độ học theo thẻ ghi nhớ tức là các thẻ từ vựng hay khái niệm sẽ được tự động chuyển đổi thành khái niệm, khi chơi trên màn hình của mình học sinh sẽ. Quizilet phù hợp với các thuật ngữ hay tập hợp nhiều khái niệm, định nghĩa vân vânhơn nữa khi có 1 HS xuất sắc trả lời nhanh và đến đích trước thì trò chơi sẽ kết thúc do đó Quizilet sẽ ko phù hợp lắm với các lớp có trình độ hoặc học lực chênh lệch sẽ khiến học sinh chậm hơn khi đang làm được vài câu hỏi thì các bạn đã đến đích điều này sẽ tạo nên trải nghiệm chơi ko tích cực và đồng đều. Điểm tích cực của Quizilet live là ko cần tạo tài khoản đăng nhập để chơi và không có giới hạn nào về số lượng người chơi chỉ tùy vào chất lượng đường mạng.
Blooket giống Gimkit có nhiều chế độ chơi mới lạ và phong phú chỉ cần soạn một bộ câu hỏi, thầy cô có thể chơi với hơn 10 trò chơi khác nhau từ chế độ chơi truyền thống như Khoot và Quizizz đến những trò chơi may mắn như tìm vàng, đường đua, .. hầu hết các học sinh sẽ đều hào hứng trong các trò chơi blooket và luôn tự nguyện ôn tập bài để chơi được tốt hơn. Hiện tại Bloooket đang chỉ hỗ trợ một loại câu hỏi là trắc nghiệm sẽ không có nhiều lựa chọn đặt câu hỏi như Quizizz. Khác với Quizziz và Khoot thầy cô nên có một bộ câu hỏi số lượng nhiều ít nhất 30 đến 40 câu để câu hỏi không trùng lặp khi học sinh chơi ở các chế độ chơi đặc biệt.
Nếu đường truyền mạng ko được tốt các thầy cô có thể dùng ứng dụng Wordwall trò chơi tổ chức trực tuyến theo kiểu học sinh nhập mã số trên điện thoại của mình và vào chơi cùng lúc với nhau mà cách thức là thầy cô sẽ tạo trò chơi và gửi link dưới dạng bài tập cho HS làm, sau khi HS làm có thể theo dõi kết quả và thống kê điểm số câu đúng sai, thời gian làm bài vân vân và cũng ko bị giới hạn số người chơi như các game Khoot, Quizizz, Blooket ở trên. Ấn tượng với Wordwall là số lượng trò chơi khổng lồ trắc nghiệm, đúng sai, quay số, kéo thả, phân nhóm, tìm cặp, ô chữ, sắp xếp câu 
 Nếu các thầy cô thích Wordwall thì các thầy cô sẽ không thể bỏ qua ứng dụng Liveworksheets. Đây là ứng dụng tạo trò chơi thông qua file không có tính giải trí cao nhưng rất phù hợp với các thầy cô có file bài tập dưới dạng PDF, ảnh có sẵn, chỉ cần vài câu lệnh các thầy cô có thể tạo thành các câu lệnh trắc nghiệm, điền khuyết, kéo thả, thậm chí cả các dạng bài nghe nói của môn tiếng anh. Liveworksheets và Wordwall đều có kho tài liệu ứng dụng có sẵn các thầy cô có thể tham khảo và dùng được ngay, chính sách sử dụng free của Liveworksheets thoải mái hơn Wordwall và dù không mang tính giải trí cao nhưng rất dễ làm khi các thầy cô có sẵn file bài tập dưới dạng pdf, ảnh (PNG)mà không muốn mất nhiều thời gian để đánh máy hoặc soạn thảo văn bản từng câu hỏi và đáp án vẫn có thể nhanh chóng biến nó thành bài tập tương tác sinh động.
Nearpood không phải ứng dụng chuyên tạo trò chơi như các ứng dụng kể trên, bản chất nó là một ứng dụng dùng để tạo video, bài học tương tác thực tế ảo, quản lí lớp học, theo dõi tiến trình bài học cá nhân.. nhưng vẫn có thể sử dụng để làm ứng dụng tạo trò chơi tương tác kết hợp cho lớp học như trắc nghiệm, tìm cặp , vẽ hình, và một chế độ chơi đáng yêu của Nearpood đó là leo núi . Ngoài các trò chơi học tập thì các công năng của Nearpood rất da đạng và phong phú đủ đáp ứng hầu hết các nhu cầu trong quá trình dạy học. Ngoài ra tính năng áp dụng các ứng dụng trong hệ sinh thái của Google mà Microsoft đủ đáp ứng cho lớp học khoảng 40 học sinh.
Baamboozle -GV chia HS thành các đội nhóm một các thủ công, các HS sẽ tạo thành đội, mỗi đội sẽ trả lời ngẫu nhiên các ô số sau đó GV sẽ bật câu trả lời lên và xác định là đúng hay sai đây là trò chơi cổ điển hết HS cần thuần thục và các GV vẫn có thể sử dụng Baamboozle vì không phải lúc nào các HS lên lớp cũng có đủ máy tính, điện thoại để chơi các trò như Khoot, Quizizz cùng nhau, chỉ cần GV có máy tính là cả lớp đều có thể chơi được cùng với thầy cô.. Ngoài tính năng chơi thông thường Baamboozle còn có các tính năng chơi nâng cao bằng các thẻ trò chơi gấp đôi số điểm, loại bỏ 2 phương án sai, bị trừ điểm, được lấy điểm của đội bạn... Những tính năng ngẫu nhiên và may mắn này làm tăng tính hấp dẫn của trò chơi. 
Một số ứng dụng tôi ko đề cập tại đây do quá phức tạo như : Classcraft, hay phải trả phí cao không có chế độ chơi miễn phí như BookWidgets, hoặc đường truyền không ổn định như: Educandy
Ngoài ra một số trò chơi sẽ được sử dụng là Plicker
Plicker là trò chơi trực tuyến nhưng có ưu điểm là chỉ cần GV có điện thoại kết nối internet là có thể chơi được. Không giống như Quizzi yêu cầu 100% số học sinh phải có điện thoại, máy tính đồng thời cũng sẽ kiểm tra được kiến thức của HS một cách nhanh chóng, HS không nhìn được bài bạn khác. Cách chơi, GV đăng kí tài khoản và sẽ tạo một trò chơi trên trang web của Plicker, in các mã QR code ( mã QR này sẽ có 4 cạnh và 4 cạnh tương ứng với 4 đáp án A,B,C,D, HS sẽ có mã riêng do đó sẽ không nhầm lẫn học sinh khác) sau đó sử dụng máy tính vào trang web bật chế độ chơi, câu hỏi sẽ hiện ra. HS đọc câu hỏi và sẽ giơ đáp án theo cạnh của mã QR tương ứng. GV chỉ cần quét mã QR của HS cả lớp. Kết thúc trò chơi , trên trang web sẽ thống kê số câu đúng sai, tỉ lệ bao nhiêu, và của từng HS đúng sai câu nào. 
Thẻ bài
Thẻ bài tôi chia thành ba nhóm chính với các công dụng khác nhau
Các thẻ bài được làm từ bìa cứng, trên một có ghi kí hiệu hóa học hoặc tên chất hoặc công thức hóa học của một chất hoặc kí tự mà GV mong muốn. Hoặc GV có thể giao cho HS về nhà vẽ vào giấy a4 với kích cỡ mỗi tấm 6x9. 
Thẻ bài nguyên tố hóa học
Phía sau mỗi tấm thẻ sẽ chứa kí hiệu hóa học của một nguyên tố hoặc tên của một nguyên tố. HS sẽ bốc một trong các thẻ bài và cho biết tên nguyên tố hoặc kí hiệu hóa học/ khối lượng mol/ hóa trị/ chu kì/ nhóm. Hoặc sắp xếp các nguyên tố hình thành nên bảng tuần hoàn ( KHTN 7 và Hóa học 9)
Thẻ bài các chất hóa học
Phía sau mỗi tấm thẻ sẽ chứa kí hiệu hóa học của một chất hoặc tên một chất. 
Cách chơi : GV có thể cho chơi trong phần vận dụng của bài “Axit- Bazo- Muối”. GV sẽ lựa chọn một vài tấm thẻ yêu cầu HS đọc tên hoặc xếp chúng vào các nhóm chất như : Axit, Bazo, Muối hoặc Oxit. Hoặc HS có thể bốc một tấm thẻ và yêu cầu HS xác định hóa trị của nguyên tố có trong hợp chất. Nếu trả lời sai sẽ thực hiện một hành động mà lớp yêu cầu. Hoặc có thể chơi trò Hẹn hò như sau: GV phát các tấm thẻ có chữ thuộc các loại chất Oxit, Axit, Bazo.. Nhiệm vụ của HS trong 30 giây phải tìm được bạn giống loại chất với mình. Hết 30s bạn nào bị lẻ không tìm được và sẽ thực hiện phạt theo yêu cầu của lớp.
Đối với HS lớp 9, Khi HS đã thành thạo kiến thức về khả năng phản ứng của cách chất , GV có thể cho HS chơi vào các giờ luyện tập giống như chơi tú lơ khơ. Thầy cô sử dụng 32 tấm thẻ chia đều cho 4 HS , mỗi bạn 8 tấm.Trong 8 tấm này mà đôi một có 2 chất tác dụng với nhau thì nghiễm nhiên HS đó thắng và chơi ván mới. Trong 4 bạn sẽ có một HS được quyền đưa ra thẻ bài trước, các HS còn lại sẽ xem xét trong các thẻ của mình có thẻ nào tác dụng được với chất có trên tấm thẻ của bạn hay không ? Nếu có sẽ đưa ra tấm thẻ của mình. Nếu không bạn HS đó sẽ có quyền đánh tiếp các thẻ khác. Bạn nào hết thẻ trước bạn đó sẽ thắng. Các thầy cô có thể giảm mức độ khó, dễ tùy vào năng lực của HS. Hoặc trong kiểm tra bài cũ GV sẽ cho HS bốc thẻ bài ( GV phải chọn một lượng thẻ phù hợp nhất định) , GV có thể hỏi về chất có trong tấm thẻ như: Chất tên là gì? Hãy lấy ví dụ một chất tác dụng được với chất có tên trên tấm thẻ.vvv 
Thẻ bài chứa kí tự
Thẻ bài này áp dụng chuyên biệt cho phần lập CTHH. Các thẻ bài sẽ chứa kí tự cho trước như Al2, SO4, O3. Vậy Al2 phải ghép với O3 để lập nên CTHH đúng. Do vậy khi các thầy cô chọn thẻ thì sẽ có vấn đề xảy ra là CTHH này không tồn tại như Ag và nhóm (OH). Nếu ghép lại thì CTHH này là AgOH nhưng chất này không tồn tại và sẽ chuyển thành Ag2O và nước. Từ đó GV cũng có thể phân tích đi sâu bài hóa trị lớp 8 cho HS. Đối với HS mới được tiếp cận GV có thể cho HS chơi với số lượng ít thẻ bài và ghi lại CTHH vào phiếu
Có rất nhiều cách từ kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức, phân tích sâu nội dung hoặc luyện tập, vận dụng cũng có thể sử dụng các thẻ bài này. Các trò chơi có tính may mắn, HS sẽ cảm thấy thú vị, vui vẻ, mỗi đơn vị kiến thức cũng trở nên mới hơn thông qua các trò chơi. Cũng không nhất thiết các trò chơi này cần phải chơi trong các giờ Hóa học hoặc KHTN. HS có thể tạo thành trò chơi ngoài giờ lên lớp để tự chơi với nhau mà không cần có GV.
Ngoài ra còn có các trò chơi như: 
Tìm từ
Các từ được giáo viên cho sẵn theo hàng ngang hoặc hàng dọc, hàng chéo, để tăng tính hấp dẫn GV có thể để số lượng ô lớn và giảm thời gian chơi của HS. Trò chơi này cũng có thể tạo online trên web Puzzlemaker .Các thầy cô đăng kí tài khoản trên trang web sau đó điền các từ mong muốn, trò chơi sẽ tạo cho các thầy cô ô bảng mong muốn.
Trò chơi nhanh như chớp
	Các câu hỏi được thiết kế để ôn tập kiến thức ,mỗi câu hỏi HS chỉ có 15 giây để trả lời. Trong một phút càng trả lời được nhiều câu hỏi càng tốt.
Đuổi hình bắt chữ
 GV thiết kế các từ khóa tương ứng với hình ảnh, nội dung của bài để HS có thể đoán ra để vào bài mới hoặc ôn lại bài cũ.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trò chơi khởi động
VD1: Trong bài “Nguyên tố hóa học” Hóa 8 t

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_giup_hoc_sinh_he_thong.docx