Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông nguyễn xuân ôn, tỉnh Nghệ An

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông nguyễn xuân ôn, tỉnh Nghệ An

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn gọi là thời đại 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội và ảnh hưởng sâu rộng đến giáo dục. Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi các phương thức giáo dục nhằm phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo, chủ động của giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Dự thảo kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục giai đoạn 2021 – 2025 (tầm nhìn 2030) đã đặt ra mục tiêu đổi mới mạnh mẽ phương thức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, đưa tương tác trải nghiệm trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu hàng ngày với mỗi người học và mỗi nhà giáo, nâng cao năng lực tự học cho người học, thúc đẩy phát triển năng lực số cho người dạy, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời đại 4.0.

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều thay đổi tích cực với ngành giáo dục tại Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, ứng dụng di động đã tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, tạo cơ hội cho mọi người có thể học và tương tác ở mọi lúc, mọi nơi. Trong bối cảnh môi trường kĩ thuật số phát triển rất nhanh và ngày càng trở nên phổ biến, các thầy, cô giáo cần nỗ lực để khai thác thế mạnh kĩ thuật số mang lại để giúp học sinh có được các năng lực, phẩm chất cũng như những năng lực số cơ bản cũng giúp các em linh hoạt, dễ dàng thích nghi để sống, làm việc và thành công trong điều kiện mới.

Trong thực tế, giáo viên chủ nhiệm vừa là giáo viên giảng dạy, vừa làm chủ nhiệm sẽ đảm đương cả hai nội dung cơ bản trong chuyển đổi số của mỗi nhà trường đó là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra, đánh giá. Việc giáo viên chủ nhiệm ứng dụng hợp lí công nghệ thông tin

  • truyền thông có mối tương quan tích cực với trình độ kỹ năng số của học sinh, góp phần lan tỏa nhanh và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong nhà trường.
docx 81 trang Thu Kiều 23/09/2024 5133
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông nguyễn xuân ôn, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC 
CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 NGUYỄN XUÂN ÔN, TỈNH NGHỆ AN
 -----------------------
 Lĩnh vực: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 Đồng tác giả:
 Nguyễn Thị Thủy Nguyễn Thị Thu Yến
 ĐT: 0918020720 ĐT: 0974425597
 Tổ: Tự nhiên Tổ: Tự nhiên
 Năm học: 2022 - 2023 những khó khăn cho công tác chủ nhiệm mà còn tạo ra bầu không khí mới mẻ hấp 
dẫn thu hút hơn trong giáo dục nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng.
 Trong mối quan hệ Gia đình – Nhà trường – Xã hội, vai trò của giáo viên chủ 
nhiệm rất quan trọng, vừa là lực lượng chính vừa là cầu nối hữu hiệu nhất trong 
việc thực hiện chuyển đổi số từ nhà trường đến với học sinh và cha mẹ học sinh.
 Xuất phát từ thực tế trên, qua một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm, 
chúng tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ 
nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An”.
 2. Mục đích nghiên cứu.
 - Khắc phục được một số tồn tại trong thực tiễn của công tác chủ nhiệm lớp, 
phù hợp xu thế thời đại 4.0.
 - Đề xuất một số giải pháp có ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả 
công tác chủ nhiệm lớp và góp phần phát triển kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh 
trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An.
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận về chuyển đổi số trong giáo dục.
 - Đánh giá thực trạng về việc ứng dụng chuyển đổi số hiện nay trong công tác 
chủ nhiệm ở các trường THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Xuân Ôn nói 
riêng.
 - Đề xuất các giải pháp có ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả công 
tác chủ nhiệm lớp và góp phần phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho 
học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An.
 - Xây dựng kế hoạch bài dạy minh họa phát triển năng lực số cho học sinh lớp 
chủ nhiệm, thực nghiệm và đánh giá.
 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
 - Một số giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp, áp 
dụng tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An (lớp 10A1 năm học 2021- 
2022, lớp 11A1 năm học 2022-2023; lớp 12A7 năm học 2021-2022, lớp 10A6 năm 
học 2022-2023).
 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 3 năm 2023.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Phân tích, so sánh, hệ thống hóa những cơ sở lý luận liên quan đến đề tài 
nghiên cứu.
 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 5.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm.
 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lí luận
 1.1. Các khái niệm cơ bản.
 1.1.1. Công nghệ số là các công cụ, hệ thống thiết bị và tài nguyên điện tử tạo 
ra, lưu trữ và xử lí dữ liệu. Công nghệ số là nói đến các công nghệ mới của cách 
mạng 4.0 như: trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, chuỗi khối, internet vạn vật. 
Các công nghệ này có tính cách mạng ở chỗ nó thay thế trí tuệ con người tạo ra 
một nguồn tài nguyên mới là dữ liệu đưa vạn vật vào không gian mạng và khi đó, 
vạn vật trở nên sống động như con người.
 1.1.2. Năng lực số (Digital Literacy - Theo UNICEF 2019) đề cập đến kiến 
thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong 
thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà 
trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng 
như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương.
 Năng lực số (NLS) được xem là yếu tố sống còn để đạt đến thành công trong 
học tập, nghiên cứu và phát triển sự nghiệp trong tương lai: đa phần vị trí việc làm 
sẽ được số hóa, khả năng sử dụng công nghệ số là đòi hỏi của hầu hết mọi ngành 
nghề, các ngành công nghiệp số trở thành nhân tố then chốt của nền kinh tế, các cơ 
sở giáo dục trở thành những mô hình doanh nghiệp số, giảng viên và sinh viên phải 
là những người tận dụng được các lợi ích của công nghệ, đồng thời hỗ trợ cộng 
đồng và thúc đẩy khả năng đổi mới, sáng tạo của các thế hệ kế tiếp.
 1.1.3. Khung năng lực số là một tập hợp các năng lực thành phần để nâng cao 
năng lực của một nhóm đối tượng cụ thể.
 a. Khung năng lực số dành cho học sinh THPT (dựa trên khung năng lực của 
Unesco 2018) bao gồm 7 miền năng lực và 26 năng lực thành phần:
 Miền năng lực Năng lực thành phần
 1. Vận hành các 1.1 Sử dụng thiết bị phần cứng
 thiết bị kỹ thuật số 1.2 Sử dụng phần mềm trong thiết bị số
 2.1 Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số
 2. Kĩ năng về thông 
 2.2 Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số
 tin và dữ liệu.
 2.3 Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số
 3.1 Tương tác thông qua các thiết bị số
 3. Giao tiếp và hợp 
 tác trên môi trường 3.2 Chia sẻ thông qua công nghệ số
 số
 3.3. Tham gia với tư cách công dân thông qua công nghệ số
 4 b. Khung năng lực số dành cho giáo viên, bao gồm 6 miền năng lực và 3 mức
độ
 Các miền năng lực:
 + Hiểu CNTT-TT trong chính sách giáo dục: khuyến khích các giáo viên
nhận thức được cách CNTT-TT có thể được điều chỉnh phù hợp với các ưu tiên 
giáo dục quốc gia như được thể hiện trong môi trường chính sách.
 + Chương trình dạy học và đánh giá: khai thác cách CNTT-TT có thể hỗ trợ 
các mục đích đặc thù như được xác định trong chương trình giảng dạy, và đóng vai 
trò trong việc hỗ trợ đánh giá.
 + Phương pháp sư phạm: khuyến khích các giáo viên chiếm lĩnh được các kỹ 
năng CNTT-TT để hỗ trợ các phương pháp dạy và học hiệu quả.
 + Ứng dụng các kỹ năng số: các kỹ năng CNTT-TT cơ bản là điều kiện tiên 
quyết cho việc tích hợp công nghệ vào các nhiệm vụ của giáo viên.
 + Tổ chức và quản lí: gợi ý các cách thức để quản lý các tài sản số của trường 
học cũng như bảo vệ những người sử dụng chúng.
 + Phát triển chuyên môn giáo viên: gợi ý các cách thức CNTT-TT có thể trao 
quyền cho các giáo viên để tham gia phát triển chuyên môn liên tục.
 Đối với các miền năng lực số của GV, UNESCO chỉ ra có 3 mức độ tương 
ứng mà GV cần phát triển. Mức đầu tiên tương ứng việc các GV có xu hướng sử 
dụng công nghệ để bổ sung cho những gì họ làm trong lớp học; mức thứ 2 tương 
ứng việc GV bắt đầu khai thác sức mạnh thực sự của công nghệ và thay đổi cách 
thức họ dạy cũng như cách HS học; mức thứ 3 là sự biến đổi, khi các GV và HS 
sáng tạo tri thức và đề ra được những cải tiến kế hoạch hành động sáng tạo ở mức 
cao nhất của bảng phân loại Bloom. Cụ thể như sau:
 Mức độ Chiếm lĩnh 
 Đào sâu tri thức Sáng tạo tri thức
Miền năng lực tri thức
 Hiểu ICT trong Hiểu về chính Áp dụng chính Đổi mới chính
 giáo dục sách sách sách
 Chương trình
 Kiến thức cơ bản Áp dụng kiến thức Tri thức
 kiểm tra đánh giá
 Dạy học tăng 
 Phương pháp sư Giải quyết vấn đề 
 cường ứng dụng Tự quản lí
 phạm phức tạp
 ICT
 Ứng dụng kĩ năng
 Vận dụng Áp dụng Chuyển đổi
 số
 Tổ chức và quản
 Lớp truyền thống Cộng tác nhóm Tổ chức học tập
 lí
 Phát triển chuyên GV như nhà đổi
 Kĩ năng số Mạng lưới
 môn mới
 6 - Môn Tin học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực số cho 
học sinh.
 - Việc giáo viên sử dụng CNTT –TT (ICT) có mối tương quan tích cực với 
trình độ kỹ năng số của HS. Nếu nhà trường muốn phát triển tốt nhất kỹ năng số 
của HS thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho GV, đồng thời hỗ trợ tích 
hợp CNTT-TT vào chương trình giảng dạy.
 Nghiên cứu của UNESCO cũng chỉ ra phát triển năng lực số có liên quan đến 
các yếu tố sau:
 Thứ nhất, năng lực số bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc sử dụng hơn là tiếp 
cận. Nghĩa là việc có được thiết bị CNTT-TT không đảm bảo rằng nó sẽ được sử 
dụng trong thực tế.
 Thứ hai, điều quan trọng không phải là thời gian ngồi trước máy tính mà là 
việc khai thác hết các chức năng của máy tính, cả ở nhà và ở trường.
 Thứ ba, năng lực số bị ảnh hưởng bởi số năm trẻ sử dụng máy tính: càng sớm 
có kỹ năng số thì tác động càng lớn.
 Thứ tư, cần tăng cường kỹ năng về ngôn ngữ viết của học sinh như đọc, hiểu 
và xử lý văn bản để phát triển các kỹ năng số cho các em.
 Thứ năm, việc giáo viên ứng dụng CNTT-TT có mối tương quan tích cực với 
trình độ kỹ năng số của học sinh: nếu nhà trường muốn phát triển tốt nhất năng lực 
số của học sinh thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho giáo viên, đồng thời 
hỗ trợ tích hợp CNTT-TT vào chương trình giảng dạy (UNESCO 2017).
 1.2.3. Một số điều kiện đảm bảo thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục
 Một là, tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của nhà giáo, 
cán bộ quản lý, học sinh, học viên, sinh viên và cha mẹ các em để quán triệt quan 
điểm chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành, diễn ra với tốc độ rất nhanh và 
không thể không thực hiện nếu không muốn lạc hậu với xu thế phát triển.
 Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý: Các chính sách liên 
quan đến học liệu (sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả); chất lượng việc dạy học trên 
môi trường mạng (an toàn thông tin mạng); bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh 
thông tin trên môi trường mạng; kiểm định chất lượng, tính pháp lý và công nhận 
kết quả khi dạy - học trực tuyến.
 Ba là, đảm bảo đồng bộ điều kiện hạ tầng CNTT, cơ sở vật chất của các cơ sở 
giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về GDĐT. Để thực hiện chuyển đổi số trong 
giáo dục cần phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ 
số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng 
nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực 
tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa.
 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_chuyen_doi_so_trong_cong_tac.docx
  • pdfNguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Thu Yến-Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn- Chủ nhiệm.pdf