Biện pháp Tăng cường kiểm tra nội bộ trường học để nâng cao chất lượng giáo dục

Biện pháp Tăng cường kiểm tra nội bộ trường học để nâng cao chất lượng giáo dục

Dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật không phải ai tiến hành bài dạy cũng đạt kết quả như nhau (chưa kể đến những giờ dạy không thu được kết quả). Vì vậy, để đảm bảo và nâng cao chất lượng nhà trường, người quản lý phải tìm mọi cách tác động vào người thầy, chuẩn bị khả năng cho họ (bồi dưỡng năng lực chuyên môn qua đào tạo, tự đào tạo) và kiểm soát lao động của họ.

          Kiểm tra giờ lên lớp sẽ giúp cho người quản lý xác định được thực trạng giảng dạy của nhà trường, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên để có kế hoạch bố trí, sử dụng hợp lý, động viên kịp thời từ đó có biện pháp khắc phục.

          Như vậy, kiểm tra - đánh giá giờ lên lớp vừa là để đôn đốc cũng là để người quản lý nắm được thông tin ngược từ đó thực hiện mục tiêu của công tác giáo dục.

          Qua thực tế, giảng dạy và quản lý ở trường Tiểu học Lê Thanh B bản thân tôi thấy rằng: Qua kiểm tra của ban giám hiệu nhà trường ý thức trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp của giáo viên được nâng lên. Người quản lý nếu có nghệ thuật kiểm tra - đánh giá, sẽ thu được sản phẩm tốt của người giáo viên và giáo viên sẽ tạo được thói quen đánh giá đúng mình.

          Tóm lại: Kiểm tra là một hoạt động tất yếu rất quan trọng của người quản lý. Đó là một chức năng quản lý là một khâu then chốt - một mắt xích trong guồng máy hoạt động của nhà trường. Kiểm tra toàn diện trong đó có kiểm tra - đánh giá giờ lên lớp của giáo viên. Tiến trình hoạt động này được tổ chức một cách khoa học, triệt để sẽ nâng chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đây là mong muốn của mọi người làm công tác giáo dục, mọi cấp quản lý giáo dục của toàn xã hội và là nhiệm vụ trung tâm của quá trình dạy học trong nhà trường ở mọi thời đại lịch sử.

doc 22 trang Mai Loan 30/10/2023 2231
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Tăng cường kiểm tra nội bộ trường học để nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THANH B
----------–ñ—-----------
ĐỀ TÀI
" TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC"
 Lĩnh vực : Quản lý
 Họ và tên : Bạch Thị Hoàn
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Năm học: 2011- 2012
PHẦN THỨ NHẤT
 LỜI MỞ ĐẦU 
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .
Những năm qua, nhất là từ khi đất nước đổi mới, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo đông đảo, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ này đã: "Đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân chí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng của đất nước".
	Tuy nhiên trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục, đội ngũ giáo viên còn có những hạn chế bất cập nhất định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt là hiệu quả giờ lên lớp chưa đáp ứng được so với yêu cầu về đổi mới giáo dục. Đây là nỗi lo, nỗi trăn trở của những người làm công tác giáo dục.
	Tìm hiểu nguyên nhân của tồn tại trên, không thể không nói đến công tác kiểm tra nội bộ trường học chưa được thực hiện tốt. Nhiều cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn vị trí chức năng của công tác này, kiểm tra thiếu khoa học, kiểm tra để bình bầu xếp loại để tiến tới kiểm điểm. Do vậy, người quản lý chưa thu được những thông tin chính xác từ đó chưa có quyết định xử lý đúng đắn, dẫn đến chưa điều chỉnh kịp thời những thiếu sót lệch lạc trong nội bộ trường học cũng như chưa phát huy hết được thế mạnh của giáo viên và nhà trường. Chúng ta phải tạo ra được mạng lưới kiểm tra chặt chẽ hoạt động dạy và học đưa nhà trường vào kỉ cương nề nếp thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đề ra.
	Thực tế cho thấy: Bất kỳ một nhà trường nào để đạt được mục tiêu giáo dục cũng phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Trong các hoạt động đó thì công tác kiểm tra đánh giá có vị trí rất quan trọng có tính chất quyết định trong công tác quản lý nhà trường. Vì thông qua công tác kiểm tra giúp người quản lý nắm bắt được nhanh nhất thực trạng của các nội dung công việc, thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ, của cơ sở vật chất, và t×nh h×nh ho¹t ®éng toµn diÖn cña nhà trường, từ đó mà có kế hoạch dài hạn, hoặc ngắn hạn để khắc phục tồn tại, điều chỉnh và phát triển nhà trường theo đúng hướng phï hîp víi yªu cÇu thùc tÕ trong tõng n¨m häc, trong tõng giai ®o¹n cña ngµnh vµ cña x· héi .
Trong công tác kiểm tra nội bộ thì Kiểm tra - đámh giá là chức năng thứ 4 trong chu trình quản lý trường học. Vai trò quan trọng của việc kiểm tra là ở chỗ nó vừa là tiền đề để đưa ra các quyết định của người quản lý, vừa là điều kiện để thực hiện các quyết định đó. Kiểm tra - đánh giá là hoạt động luôn đi song song với nhau, quản lý mà chỉ kiểm tra không đánh giá thì đó là người quản lý "buông xuôi" quản lý một chiều. Ngược lại đánh giá mà không kiểm tra thì đánh giá không có cơ sở, không có thực tiễn. Chính vì vậy, đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói:
" Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo"
	Vấn đề kiểm tra không phải để xem xét, soi mói, tìm ra những khuyết điểm của cấp dưới, mà kiểm tra các hoạt động sư phạm của nhà trường là để xác định kết quả giáo dục có phù hợp với mục tiêu, nội dung, quy chế đề ra hay không... 
	Căn cứ vào kết quả kiểm tra người quản lý đánh giá được hiệu quả của toàn bộ hoạt động dạy và học trong nội bộ nhà trường. Xác định những lệch lạc sơ hở đã phạm phải trong quá trình kiểm tra để tìm mọi biện pháp đưa nhà trường tiếp cận và đạt tới mục tiêu giáo dục.
	Nội dung của công tác kiểm tra nội bộ trường học bao gồm Kiểm tra toàn diện hay kiểm tra chuyên đề trong đó không thể không kể đến việc kiểm tra - đánh giá quá trình dạy học như là một mặt quan trọng nhất. Bởi lẽ trong nhà trường hoạt động dạy học là hoạt động chủ yếu, hoạt động trung tâm. Thực chất của quản lý nhà trường là quản lý quá trình dạy học với đơn vị cơ bản là "giờ lên lớp". Giờ lên lớp là cái "lõi" của quá trình dạy học. Chất lượng nhà trường phụ thuộc vào chất lượng giờ lên lớp. Sẽ không thể đạt được chất lượng giáo dục cao nếu những giờ lên lớp không đạt kết quả tốt. Cũng không thể có chất lượng giáo dục toàn diện nếu giờ lên lớp bị cắt xén hoặc thực hiện qua loa.
	Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên sẽ giúp cho người quản lý có những thông tin về năng lực của giáo viên - những người giúp học sinh tìm tòi lĩnh hội tri thức rèn luyện kỹ năng, củng cố và vận dụng kiến thức. Những người tạo ra sản phẩm của giáo dục - những sản phẩm không cho phép có một sai sót dù là thật nhỏ.
	Dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật không phải ai tiến hành bài dạy cũng đạt kết quả như nhau (chưa kể đến những giờ dạy không thu được kết quả). Vì vậy, để đảm bảo và nâng cao chất lượng nhà trường, người quản lý phải tìm mọi cách tác động vào người thầy, chuẩn bị khả năng cho họ (bồi dưỡng năng lực chuyên môn qua đào tạo, tự đào tạo) và kiểm soát lao động của họ.
	Kiểm tra giờ lên lớp sẽ giúp cho người quản lý xác định được thực trạng giảng dạy của nhà trường, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên để có kế hoạch bố trí, sử dụng hợp lý, động viên kịp thời từ đó có biện pháp khắc phục.
	Như vậy, kiểm tra - đánh giá giờ lên lớp vừa là để đôn đốc cũng là để người quản lý nắm được thông tin ngược từ đó thực hiện mục tiêu của công tác giáo dục.
	Qua thực tế, giảng dạy và quản lý ở trường Tiểu học Lê Thanh B bản thân tôi thấy rằng: Qua kiểm tra của ban giám hiệu nhà trường ý thức trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp của giáo viên được nâng lên. Người quản lý nếu có nghệ thuật kiểm tra - đánh giá, sẽ thu được sản phẩm tốt của người giáo viên và giáo viên sẽ tạo được thói quen đánh giá đúng mình.
	Tóm lại: Kiểm tra là một hoạt động tất yếu rất quan trọng của người quản lý. Đó là một chức năng quản lý là một khâu then chốt - một mắt xích trong guồng máy hoạt động của nhà trường. Kiểm tra toàn diện trong đó có kiểm tra - đánh giá giờ lên lớp của giáo viên. Tiến trình hoạt động này được tổ chức một cách khoa học, triệt để sẽ nâng chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đây là mong muốn của mọi người làm công tác giáo dục, mọi cấp quản lý giáo dục của toàn xã hội và là nhiệm vụ trung tâm của quá trình dạy học trong nhà trường ở mọi thời đại lịch sử.
 	Từ thực tế, bản thân là một cán bộ quản lý giáo dục được trang bị những kiến thức về lý luận quản lý, đặc biệt là lý luận về công tác kiểm tra nội bộ trường học. Đây là điều tôi rất tâm đắc yêu thích, chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài: “Tăng cường kiểm tra nội bộ trường học để nâng cao chất lượng Giáo dục”.
 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Đề tài này được nghiên cứu với mục đích nắm vững những cơ sở lý luận về kiểm tra nội bộ trường học công việc của người quản lý.
- Kiểm tra cần có kế hoạch cho cả năm, cho từng kỳ, từng mặt công tác, kiểm tra để thúc đẩy sự phát triển của các mặt công tác, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường .
- Kiểm tra để đánh giá, nên chỉ nhằm vào công việc chứ không nhằm vào con người .
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
	1. Đối tượng nghiên cứu:
	Kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Lê Thanh B - Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội
	2. Phạm vi nghiên cứu:
- Trong quá trình được giao nhiệm vụ quản lý dạy và học từ năm 1998 tới nay.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1- Phưong pháp nghiên cứu lý luận.
2- Phương pháp quan sát.
3- Phương pháp tổng hợp.
4- Phương pháp điều tra nghiên cứu. 5- Phương pháp phân tích và tổng hợp
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI. 
*- Cơ sở lí luận : 
       Kiểm tra là biện pháp của quản lý, chức năng của quản lý. Kiểm tra phương thức thu  nhận thông tin. Đó là một hệ thống quan sát và so sánh xem lao động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn quy tắc đã dự kiến trước hay không. Vạch rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể, vạch rõ những lệch lạc phạm phải. Kiểm tra có tầm quan trọng đối với hoạt động dạy và học cũng như tất cả các mặt hoạt động của nhà trường. 
       Qua kiểm tra giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc được giao. Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng từng giáo viên, khen giáo viên có thành tích, tìm hiểu những nguyên nhân của sự  tồn tại, hướng dẫn một số biện pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao . 
 KiÓm tra th­êng xuyªn gióp c¸n bé qu¶n lý n¾m râ thÕ m¹nh nµo cña nhµ tr­êng cÇn ph¸t huy, nh÷ng ®iÓm nµo cÇn kh¾c phôc, nh©n tè nµo cÇn khai th¸c , nh©n tè nµo cÇn ®iÒu chØnh.
     * Cơ sở thực tiễn : 
Qua tìm hiểu kết quả các hoạt động của trường tiểu học Lê Thanh B trong nhiều năm qua, tôi thấy : 
          Trường có một số mặt mạnh : 
+ Chi bộ : nhiều năm đạt trong sạch vững mạmh.
          + Trường có nhiều năm là trường Tiên Tiến .
 + Trường có nhiều thành tích xuất sắc được nhiều cấp tặng giấy khen. Như : “Phụ trách Sao giỏi’, “ Giai điệu tuổi hồng” giải nhất cấp huyện, giải khuyến khích cấp Thành phố.
 + Trường có nhiều Cán bộ quản lý, giáo viên đạt danh hiệu Chiến Sĩ Thi Đua cấp cơ sở nhiều năm liên tục.
 + Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn 100% .
          + Công đoàn vững mạnh - Luôn là chỗ dựa vững chắc để nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học . 
          + Công tác Đoàn - Đội tiên tiến cấp huyện . 
          + Trường có nền nếp : Chuyên môn và tổ chức các hoạt động giáo dục ®¹t hiÖu qu¶ cao
 +TËp thÓ s­ ph¹m ®oµn kÕt thùc hiÖn tèt qui chÕ d©n chñ trong nhµ tr­êng. 
        Một số mặt chưa mạnh cần quan tâm : 
          + Trình độ chuyên môn ch­a thËt sù đồng đều . 
          + Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy còn nghèo nàn .
 PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG 
Chương I
 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
Tăng cường KiÓm tra để từng bước nâng cao chất lượng Dạy và Học : 
          +  Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo và giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững kỹ năng đọc, viết, tính toán, có hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội, con người. 
         +  Hoạt động dạy và học là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường. Trẻ em được trở thành con người nhờ có giáo dục, Trong phạm trù giáo dục thì giáo dục trí tuệ là khâu quan trọng nhất.        
 + Hoạt động dạy và học tô đậm chức năng xã hội của nhà trường đặc trưng cho nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác. Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học là làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo trong học tập, lao động, trong cuộc sống. Phát triển trí tuệ học sinh trong quá trình nắm tri thức trước hết là phải phát triển tư duy, độc lập sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và hành động của học sinh. 
Nhiệm vụ của người làm công tác quản lý trường học là phải đảm bảo chất lượng nội dung giáo dục toàn diện của việc dạy và học. Quản lý việc cải tiến phư¬ng pháp dạy học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và phù hợp với tâm lý của từng học sinh. Quản lý hoạt động của tập thể sư phạm và tập thể học sinh. Để có các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhà trường, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có hiểu biết thực trạng của chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ, thực trạng về cơ sở vật chất, tiền lực, vật lực. Từ đó mới có thể có các biện pháp, kế hoạch phát triển nhà trường sát với điều kiện cụ thể của trường , của địa phương . 
Chương II: NỘI DUNG KIỂM TRA
 1 . NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG.
 1.1 Thực trạng 
Nhiều năm qua tại trường Tiểu học Lê Thanh B công tác kiểm tra vẫn được tiến hành thường xuyên ở tất cả các hoạt động, đặc biệt là ở hoạt động giảng dạy. Từ các tổ chuyên môn cho tới nhà trường, hồ sơ giáo án tổ chức các đợt thăm lớp dự giờ. Nhưng có điều việc kiểm tra đôi khi chưa có kế hoạch cụ thể, hoặc còn nương nhẹ việc đánh giá xếp loại .
 1.2 Thực tế giảng dạy 
Mặc dù vẫn còn những tồn tại trong quá trình thực hiện kiểm tra nhưng c«ng tác thanh kiểm tra toµn diÖn vµ kiÓm tra chuyªn ®Ò thường xuyên đã tạo cho giáo viên có thói quen tốt trong việc thực hiện nghĩa vụ lao động của mình. Toàn bộ giáo viên đều có ý thức chấp hành tốt luật lao động. Thực hiện đúng chương trình, không có hiện tượng bỏ bài, bỏ tiết, vì vậy mọi học sinh đều được hưởng quyền lợi học tập công bằng, nhờ đã chất lượng học tập của học sinh có xu hướng năm sau luôn cao hơn năm trước. 
Chương III : CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.  CÁC BIỆN PHÁP KIỂM TRA 
          1.1- Kiểm tra việc  thực hiện chương trình Nhằm giúp giáo viên : 
Thực hiện đúng, đủ Chương trình của từng môn học, ở  từng khối lớp. Đảm bảo truyền thụ đủ, đúng nội dung  kiến thức, kĩ năng cơ bản  của từng môn học ở từng khối lớp của từng dạng bài . 
Có hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng môn học của từng khối lớp.
Giúp giáo viên nắm vững chương trình của từng môn học, của từng khối lớp mà mình phụ trách . 
Để giáo viên thực hiện tốt chương trình Tôi cùng Ban giám hiệu đã : 
       - Phổ biến đầu năm những biến đổi hoặc những vấn đề mới về chương trình . 
       - Giúp giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương trình thông qua tổ nhóm chuyên môn . 
       - Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chương trình ở các môn học: 
      + Kế hoạch giảng dạy : 1 tháng 2 lần, trước buổi sinh hoạt chuyên môn, Ban giám hiệu kiểm tra việc lên kế hoạch giảng dạy của Khối trưởng có đúng với kế hoạch giảng dạy do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định và chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào Tạo không, sau đó mới cho phổ biến ở tổ . 
      + Chương trình khối, chương trình cá nhân : Tiết 1 hoặc tiết 3 hàng ngày, Giám hiệu trực phải kiểm tra việc thực hiện chương trình, thời khoá biểu của giáo viên bằng hình thức : Quan sát bảng và hoạt động của Giáo viên, học sinh trên lớp 
      + Dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn : Các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ tôi đều đến dự, cùng xây dựng và giải quyết những vấn đề còn mắc trong chuyên môn của Khối .      
+ Dự giờ thăm lớp : Để chọn giáo viên dạy giỏi các cấp , để kiểm tra việc triển khai chuyên đề, để Thanh tra theo định kì và bồi dưỡng nâng cao khả năng, nghệ thuật giảng dạy cho giáo viên dưới 2 hình thức : Báo trước và đột xuất .       
1.2 - Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên nhằm giúp giáo viên :
 - Thống nhất cách soạn của từng môn học ở từng khối lớp theo : 5 nhiệm vụ của giờ lên lớp. Các dạng bài soạn giờ ôn tập, kiểm tra, thực hành ( soạn mới hay bổ sung ). Yêu cầu về giáo án của giáo viên mới ra trường, của giáo viên giỏi, của giáo viên cần cố gắng. Chọn câu hỏi phát vấn. Xác định kiến thức trọng tâm của bài cần khắc sâu. Rèn kỹ năng gì? Và đồ dùng dạy học phải chuẩn bị những gì? 
        Để quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, tôi đã chọn các hình thức kiểm tra : 
-         Kiểm tra đột xuất . 
-         Kiểm tra trước giờ lên lớp . 
       -       Kiểm tra sau dự giờ. 
-         Kiểm tra định kỳ cùng khối trưởng chuyên môn 
-         Kiểm tra chéo trong buổi sinh hoạt chuyên môn 
-         Kiểm tra việc chuẩn bị bài lên lớp 
-         Đồ dùng trực quan cho giờ dạy 
-         Trang thiết bị cho giờ dạy 
         -        Giờ học ngoài trời ( Địa điểm học, kế hoạch quản lý học sinh ) . 
       Mọi mặt của quá trình dạy học được phản ánh trong giờ lên lớp. 
Từ 1 giờ lên lớp chúng tôi phát hiện ra nhiều mối liên hệ đến vấn đề học tập của học sinh. Kinh nghiệm dạy - học và tình hình quản lý các bộ phận phục vụ trong trường . ( Thư viện, phòng Đồ dùng dạy học ).
 Qua kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên Ban giám hiệu nắm được khả năng tổ chức điều khiển học sinh học tập, truyền thụ kiến thức, phương pháp dạy và học  phï hîp với từng đối tượng của lớp, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. việc rèn kỹ năng và hướng dẫn học sinh phương pháp học tập từng bộ môn, cách học ở nhà, cách học ở lớp của từng giáo viên . 
Ban giám hiệu đã vận dụng  nhiều hình thức dự giờ khác nhau : 
      + Dự giờ các giáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy, học tập của từng giáo viên trong lớp cụ thể. 
      + Dự giờ các giáo viên cùng 1 bộ môn ở các lớp khác nhau để so sánh trình độ của họ, rút ra ưu ,nhược điểm chính của mỗi người, phát hiện ra những vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học môn đó. 
      + Dự giờ theo chuyên đề nắm chắc trình độ của một giáo viên hay một lớp học sinh nhằm rút kinh nghiệm về một nội dung cần tập trung giải quyết. 
      Ban giám hiệu đã thống nhất những việc cần làm khi dự giờ được tiến hành theo một quy trình : 
Chuẩn bị - Dự giờ - phân tích trao đổi - Đánh giá - kiến nghị . 
       + Chuẩn bị : Lập kế hoạch dự giờ, xác định vị trí của bài học trong chương trình, mục đích của bài giảng và dự kiến hoạt động của thầy và trò. Dự kiến nội dung cần quan sát và ước định những tiêu chuẩn đánh giá giờ dự. 
      + Dự giờ : Quan sát diễn biến thực tế của bài lên lớp, thu thập thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ.        
Quá trình quan sát này thực hiện theo tiến trình các tình huống dạy và học, theo các tuyến Thầy-Trò -Thiết bị dạy học và phản ánh các sự kiện chính của quá trình lên lớp cùng những nhận xét tức thời về các sự kiện đó.
 + Phân tích - trao đổi : Chế biến những thông tin có được từ giai đoạn dự giờ trên cơ sở trình độ tư duy sư phạm của từng thành viên trong Ban giám hiệu. Phân tích giờ học không đơn giản là sắp xếp lại các nhận xét vụn vặt về giờ học mà phải khái quát hoá sư phạm nâng những nhận xét này thành nhận định tổng quát hơn và nêu lên những lý lẽ của những nhận định đó bằng cách xác định tất cả các mối liên hệ của những hiện tượng quan sát được với các căn cứ khoa học của tâm lý học và giáo dục học. 
      Công tác tổ chức giờ học xem việc chuẩn bị nề nếp lớp, không khí sư phạm, phân phối thời gian 
     Nội dung của giờ học: 
     Tính khoa học, tính giáo dục, trọng tâm của bài học 
     Phương pháp dạy học : 
     Có phù hợp giữa nội dung dạy học và phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo cho học sinh. 
     + Đánh giá kết quả giờ học ( mức độ đạt so với mục đích bài giảng ) và chỉ ra đặc điểm lao động của người dạy tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh. Trình độ kiến thức khả năng giảng dạy, tinh thần trách nhiệm cũng như lao động học tập của học sinh ( kiến thức và kỹ năng, năng lực nhận thức, thái độ học tập). 
     Trong mỗi năm giáo viên phải kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra theo chuyên đề ít nhất một lần. Đối với giáo viên dạy yếu kém hoặc giáo viên mới ra trường cần kiểm tra giờ lên lớp nhiều hơn. Khi kiểm tra tõng người Ban giám hiệu phải nói rõ được mục đích của việc dự kiểm tra và người được kiểm tra. Đồng thời khi kiểm tra người cán bộ quản lý cần có thái độ đúng mực. Sau khi kiểm tra có nhận xét đánh giá và giúp giáo viên khắc phục những tồn tại . 
     Kết quả qua kiểm tra thường xuyên : 
  +   Trường không còn giáo viên yếu kém. 
  +   Ngoài việc kiểm tra giờ lên lớp kiểm tra khảo sát theo định kỳ cũng rất quan trọng, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học sinh. Khi kiểm tra khảo sát chất lượng nên tổ chức cho giáo viên xÕp häc sinh theo vÇn ABC toµn khèi, ph©n c«ng gi¸o viªn trông chéo khèi, chấm điểm tại trường, và chấm chéo. Sau khi kiểm tra có nhận xét học sinh còn yếu về bộ môn nào? Toán yếu về thực hiện phép tính hay đọc viết số về giải dãy tính, tìm X, gi¶i to¸n cã lêi v¨n. Tiếng Việt : Còn yếu về từ ngữ, ngữ pháp hay tập làm văn. Sau đó Ban giám hiệu kiểm tra lại xem việc cho điểm của giáo viên đã chính xác chưa .  
       Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng chất lượng của từng lớp, có nhận xét trong hội đồng sư phạm nhà trường. 
       Do tổ chức kiểm tra chất lượng thường xuyên và nghiêm túc nên chất lượng dạy và học ngày cµng ®­îc nâng cao. 
      - Nâng cao chất lượng dạy và học ngoài việc kiểm tra giờ lên lớp, kiểm tra các lực lượng tiến hành các hoạt động giáo dục mà còn kiểm tra hoạt động tổ nhóm chuyên môn. Ban giám hiệu có kế hoạch kiểm tra và thống nhất phương pháp kiểm tra. 
      Nội dung kiểm tra gồm : 
  1.3.  Kiểm tra Tổ trưởng chuyªn m«n: 
-         Nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn, của tổ trưởng chuyên môn. 
-         Nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên. 
  *   Kiểm tra hồ sơ chuyên môn : 
-         Các kế hoạch năm học của tổ, nhóm, cá nhân. 
-         Các loại sổ biên bản sinh hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_tang_cuong_kiem_tra_noi_bo_truong_hoc_de_nang_cao.doc