SKKN Giúp học sinh tiếp cận, lý giải tình yêu cuộc sống trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu theo hướng mở

SKKN Giúp học sinh tiếp cận, lý giải tình yêu cuộc sống trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu theo hướng mở

Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn là môn học công cụ. giúp trang bị cho học sinh công cụ để học tập, sinh hoạt, nhân thức về xã hội con người, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, đặc biệt là tư tưởng nhân văn và tinh thần thẩm mỹ. Bản thân văn học nghệ thuật cũng là phương tiện giao tiếp, giao tiếp tư tưởng, thẩm mỹ. Do đó, nhiêm vụ của công tác giảng dạy môn Ngữ văn trong trường phổ thông tương đối mặng nề

Môn Ngữ văn trong chương trình phổ thông ngoài những văn bản nhật dụng ra còn phần lớn là các văn bản văn học nghệ thuật. Đây là phần trọng tâm của chương trình, cũng là phần có sức khơi gợi những rung cảm, xúc cảm thẩm mỹ sâu xa nhất trong lòng mỗi con người. Đây cũng là phần tương đối khó đối với học sinh vốn là nhưng đứa trẻ đang trưởng thành, ăn chưa no lo chưa tới. Ở chương trình lớp 11, trong phong trào Thơ mới xuất hiện một loạt những bài thơ đặc sắc như: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Tràng giang- Huy Cận, Vội vàng - Xuân Diệu đều là những thi phẩm hết sức độc đáo về mặt nghệ thuật, nội dung, cách cảm nhân sự vật Đặc biệt là bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, bài thơ tôi thấy học sinh rất khó tiếp cận, chiếm lĩnh.

 Đọc và học bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, tất cả chúng ta đều nhận thấy tình yêu cuộc sống cháy bỏng và cuồng nhiệt của thi sĩ. Nhưng để truyền thụ những tri thức giúp học sinh hiểu một cách sâu sắc về bài thơ, đặc biệt là truyền cho học sinh tình yêu cuộc sống, thái độ sống tích cực của ông không phải là dễ.

 Làm thế nào để học sinh có thể lý giải một cách thấu đáo niềm yêu sống mãnh liệt của thi sĩ? Cũng như giải mã những tín hiệu nghệ thuật của bài thơ? Đã không ít giáo viên có những hướng giải quyết vấn đề hết sức thỏa đáng.

 Là người đứng trên bục giảng, lại tiếp xúc với đối tượng học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên, là đối tượng có xuất phát điểm thấp, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giúp học sinh tiếp cận, lý giải tình yêu cuộc sống trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu theo hướng mở” mà theo tôi thấy có thể dễ và gần với tư duy, nhận thức, lứa tuổi của học sinh Trung tâm. Với mục đích giúp các em có cái nhìn rõ hơn, sâu hơn, mạch lạc hơn về Xuân Diệu và về bài thơ “Vội vàng”

 

doc 18 trang thuychi01 5360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh tiếp cận, lý giải tình yêu cuộc sống trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu theo hướng mở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Thứ tự
Nội dung
Trang
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chon dề tài
Mục đích 
Đôi tượng
Phương pháp nghiên cứu
1
1
2
2
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 I. Cơ sở lý luận
 II. Thực trạng vấn đề
 III. Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề
 1.Tìm hiểu chung về tác giả và bài thơ
2 2.Tiếp cận, lý giải tình yêu cuộc sống trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu theo hướng mở
2.1Thời gian trong bài thơ Vội vàng và cuộc
sống của tác giả Xuân Diệu
2.2 Tình yêu cuộc sống trong bài thơ Vội vàng
2.3 Niềm khát khao giao cảm với đời
2.4 Về nghệ thuật
2
3
3
3
3
3
6
8
10
3
 3. Các dạng đề
11
4
4. Hiệu quả của sáng kiến
16
5
C. KẾT LUẬN
17
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
	1. Lý do chọn đề tài
	Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn là môn học công cụ. giúp trang bị cho học sinh công cụ để học tập, sinh hoạt, nhân thức về xã hội con người, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, đặc biệt là tư tưởng nhân văn và tinh thần thẩm mỹ. Bản thân văn học nghệ thuật cũng là phương tiện giao tiếp, giao tiếp tư tưởng, thẩm mỹ. Do đó, nhiêm vụ của công tác giảng dạy môn Ngữ văn trong trường phổ thông tương đối mặng nề
Môn Ngữ văn trong chương trình phổ thông ngoài những văn bản nhật dụng ra còn phần lớn là các văn bản văn học nghệ thuật. Đây là phần trọng tâm của chương trình, cũng là phần có sức khơi gợi những rung cảm, xúc cảm thẩm mỹ sâu xa nhất trong lòng mỗi con người. Đây cũng là phần tương đối khó đối với học sinh vốn là nhưng đứa trẻ đang trưởng thành, ăn chưa no lo chưa tới. Ở chương trình lớp 11, trong phong trào Thơ mới xuất hiện một loạt những bài thơ đặc sắc như: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Tràng giang- Huy Cận, Vội vàng - Xuân Diệu đều là những thi phẩm hết sức độc đáo về mặt nghệ thuật, nội dung, cách cảm nhân sự vậtĐặc biệt là bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, bài thơ tôi thấy học sinh rất khó tiếp cận, chiếm lĩnh. 
	Đọc và học bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, tất cả chúng ta đều nhận thấy tình yêu cuộc sống cháy bỏng và cuồng nhiệt của thi sĩ. Nhưng để truyền thụ những tri thức giúp học sinh hiểu một cách sâu sắc về bài thơ, đặc biệt là truyền cho học sinh tình yêu cuộc sống, thái độ sống tích cực của ông không phải là dễ.
	Làm thế nào để học sinh có thể lý giải một cách thấu đáo niềm yêu sống mãnh liệt của thi sĩ? Cũng như giải mã những tín hiệu nghệ thuật của bài thơ? Đã không ít giáo viên có những hướng giải quyết vấn đề hết sức thỏa đáng. 
	Là người đứng trên bục giảng, lại tiếp xúc với đối tượng học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên, là đối tượng có xuất phát điểm thấp, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giúp học sinh tiếp cận, lý giải tình yêu cuộc sống trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu theo hướng mở” mà theo tôi thấy có thể dễ và gần với tư duy, nhận thức, lứa tuổi của học sinh Trung tâm. Với mục đích giúp các em có cái nhìn rõ hơn, sâu hơn, mạch lạc hơn về Xuân Diệu và về bài thơ “Vội vàng”
	2. Mục đích nghiên cứu
	Giúp học sinh có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn, mới hơn về bài thơ Vội vàng của tác giả Xuân Diệu
	Đưa ra nhiều hướng chiếm lĩnh một thi phẩm văn học
	Đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học văn trong nhà trường phổ thông của ngành giáo dục.
	3. Đối tượng nghiên cứu
- Tác giả Xuân Diệu được nhìn nhận trong thế giới của Thơ mới (1932-1945)
- Bài thơ “Vội vàng” được đặt trong tập “Thơ thơ” – thơ Xuân Diệu trước năm 1945
- Tiếp cận và lý giải tình yêu cuộc sống trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu theo hướng mở
	4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
	- Phương pháp xử lý: Trên phương pháp dạy học phù hợp qua kinh nghiệm của bản thân.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
Việc dạy và học môn Ngữ văn trong trường phổ thông trước và nay luôn là vấn đề lớn đối với thầy và trò. Trong đó dạy học thơ lại là vấn đề lớn hơn. Xuất phát từ đặc trưng của thơ, thơ là hình thức phản ánh cuộc sống, thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giầu hình ảnh và có nhịp điệu, thêm nữa mỗi nhà thơ lại có một phong cách thể hiện riêng, điều này rất khó đối với học sinh trong tiếp nhận văn bản thơ.
Các tác phẩm Thơ mới được học trong chương trình là những tác phẩm hay, lạ, đặc sắc Phương pháp tiếp cận khác so với thơ ca trung đại mà các em được học ở lớp 10. 
	Xuân Diệu là nhà thơ có cảm xúc phức tạp, đa chiều, là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Thơ ông vừa trữ tình vừa mang tính luân đề. Trong thơ (cũng như trong cuộc đời thực) ông luôn rạo rực, say mê tình yêu với đất nước, với con người, cuộc sống trần thế. Có thể nói ông đã đóng “mác” Xuân Diệu vào nền thơ hồi ấy, đóng góp một không gian, một thế giới Xuân Diệu. Các cụ cổ điển (thơ trung đại) không có khuynh hướng tạo không gian đặc thù, không gian riêng, nhìn chung thơ cũ đều: sâu sắc, thâm trầm, khái quát nhưng không gian thơ vẫn là không gian thực trung của cõi người. Đôi lúc Thế Lữ, Tản Đà cũng có vươn lên khỏi không gian phi thực bằng cách bay lên tiên. Tiên thì đẹp, thì lãng mạn quá rồi nhưng mất dấu mặt đất, mất chất diệp lục của sự sống, của nắng trời thì cô tiên ấy chẳng khác nào bức tượng thạch cao.
	Xuân Diệu lại khác, ông đã tạo cho mình một thế giới, một không gian riêng, Xuân Diệu bám lấy trần gian rồi kì ảo hóa nó, tạo nên một trần gian kỳ ảo, kỳ ảo mà đậm vị trần gian. Hay nói cách khác không gian thơ của Xuân Diệu nồng ấm da thịt trần gian đa sự, giàu sức sống.
	Xuân Diệu đã mang đến chốn nước non lặng lẽ này một lối sống hết sức hiện đại: lối sống cao độ giao cảm, tận hưởng, tận hiến. Một quan niệm thẩm mỹ hiện đại: lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp. 
	Xuân Diệu là một cây bút có nhiều tìm tòi và cách tân nghệ thuật ngôn từ; lối diễn đạt chính xác, thông tin cụ thể, tỉ mỉ, mang tính vi lượng.
Trên hết những vấn đề đã nói ở trên, đó là ở Xuân Diệu có một tâm hồn đặc biệt nhạy cảm với thời gian Như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nói: Nghiên cứu Xuân Diệu trước hết phải nghiên cứu yếu tố thời gian. 
	Với tất cả những phức tạp trong thơ Xuân Diệu như đã nói ở trên, Tôi đã hướng dẫn học sinh cách tiếp cận mở để lý giải tình yêu cuộc sống trong bài Vội vàng của Xuân Diệu.
 II. Thực trạng của vấn đề
	Xuân Diệu là một tác gia lớn, với nhiều đóng góp cho văn học nước nhà nhưng thời lượng học về ông trong chương trình phổ thông còn quá ít, học sinh không có điều kiện để tìm hiểu sâu sắc về tác giả cũng như thi phẩm “Vội vàng”.
	Hơn nữa, “Vội vàng” lại là thi phẩm đặc sắc, có thể nói là tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu. Thi phẩm chứa chan cảm xúc xuân tình, song nó cũng là một tác phẩm luận đề, vừa nồng nàn một tình yêu thiên nhiên, cuộc sống lại vừa băn khoăn, trăn trở. Chính thi sĩ đã từng trăn trở “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. 
Mặt khác, đối tượng học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên vốn có xuất phát điểm thấp lại không có điều kiện để mở rộng kiến thức, vốn sống nên khi bắt gặp một tác giả phức tạp như Xuân Diệu các em thường lúng túng. Bài kiểm tra thường bị điểm kém, cách triển khai vấn đề còn gặp nhiều vấn đề.
	Xuất phát từ những lí do trên và qua thực tế dự giờ của đồng nghiệp, chúng tôi đã lựa chọn đề tài này. trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm có điều gì còn khiếm khuyết mong các đồng chí thông cảm! 
 III. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
 1.Tìm hiểu chung về tác giả và bài thơ
	Xuân Diệu "1916 - 1985" bút danh Trảo Nha tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. quê cha huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh; quê mẹ Gò Bồi xã Tùng Giãn huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định. Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn dạy hoc ở Mỹ Tho, sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Ông tham gia mặt trận Việt Minh trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Cả cuộc đời ông gắn bó với nền văn học dân tộc.
	Xuân Diệu là nhà thơ "Mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh) .Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, nguồn cảm xúc mới, một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ. Ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
	Tác phẩm chính: Thơ thơ 1938), Gửi hương cho gió(1945) Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1970)
	Bài thơ Vội vàng được in trong tập Thơ thơ 
 2.Tiếp cận và lý giải tình yêu cuộc sống trong bài thơ Vội vàng theo hướng mở
 2.1. Thời gian trong bài thơ “Vội vàng” và cuộc sống của tác giả Xuân Diệu
	* Thời gian trong bài thơ “Vội vàng”
	Để hiểu được “Vội vàng”, phải hiểu được yếu tố thời gian trong thơ ông. Xuân Diệu luôn băn khoăn về thời gian. con người sinh ra từ thời gian. Mà thời gian có không gian của nó. Chính vì sự mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa tình yêu cuộc sống và thời gian đời người nên Xuân Diệu đã trải lòng trong “Vội vàng”. Lo sợ trước thời gian trôi chảy mà Xuân Diệu phải rên lên: 
“ Mà Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”
	Xuân Diệu không phải là người đầu tiên nhận thức về thời gian. Các nhà thơ xưa cũng đã từng nói: 
“Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”
 (Nguyễn Du)
	Hay: - “ Thời gian như bóng câu qua cửa sổ”
 - “ Thời gian như bóng ngả sau lưng”
	Có người nói thời gian vun vút thoi đưalà một nhà thơ mới có lẽ một trong những cái mới nhất mà Xuân Diệu mang đến là ý thức con người về sự trôi chảy của thời gian, thời gian của sự sống, đời người. 
	Xuân Diệu chọn cách nói của riêng mình, xây dựng thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập để chỉ ra đời người là hữu hạn và mùa xuân, tuổi trẻ của một đời người là một đi không trở lại
“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, 
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, 
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. 
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, 
Không cho dài thời trẻ của nhân gian; 
Nói lam` chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, 
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị 
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, 
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; 
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, 
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt.... 
Con gió xinh thì thào trong lá biếc, 
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ? 
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, 
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?”
	Cả một hệ thống tương phản: “ tới – qua; còn non – sẽ già; hết – mất; rộng – chật; vô hạn – hữu hạn”,.. Cứ như nước thời gian mạch nguồn tuôn ra. Cách nhìn nhận thời gian vô cùng tinh tế độc, lạ: trong cái hiện tại đã bắt đầu trong quá khứ, cái đang có cũng đang mất dần đi. Đây cũng là quan niệm chưa từng có trong thơ truyền thống.
	Thời gian trong thơ ca trung đại là thời gian tuần hoàn, lặp lại, nhịp thời gian muôn đời không đổi, chính vì thế con người bao giờ cũng sống ung dung tự tại. Nhưng với thi sĩ lãng mạn, thời gian một đi không trở lại, cuộc sống vận động trong sự phát triển vừa phủ định, vừa khẳng định và cái phủ định nằm ngay trong cái khẳng định.
	“Tới – non” là sự khởi đầu của một quá trình còn “qua – già” là sự kết thúc của quá trình gắn với dự cảm về tương lai. Các từ “hết – mất” gợi sự chấm dứt của một quá trình sống. Cụm từ “Mùa xuân” được lặp lại nhiều lần trong ba dòng thơ chỉ ra một quá trình vận động của thời gian đồng thời cũng đập vào ý thức của người đọc, lay tỉnh ý thức về thời gian. Thời gian trôi đi đồng nghĩa với sự sống tàn phai và điều ấy làm lòng người đau đớn, hối tiếc, nhất là khi lòng người ham sống thì càng ý thức rõ về sự tàn phai, cái tất yếu của thời gian. Khi hiểu được triết lý thời gian của thi sĩ, người đọc sẽ càng đồng cảm với khát vọng cháy lòng “Muốn tắt nắng, buộc gió” của ông.
	Ý thức thời gian của Xuân Diệu đã thể hiện những nghiền ngẫm triết học rất tinh tế, rất có chiều sâu. Điều đáng nói là Xuân Diệu quá nghiêng về cái qua, cái già nên rất lo sợ về cái chết, cái mất. Vì thế, Xuân Diệu trở nên vội vàng đến cuống quýt. Câu thơ ở những dòng tiếp theo có màu sắc bi kịch của nhận thức tràn vào tâm hồn và cảm xúc: 
“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”
	Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân của trời đất có thể tuần hoàn nhưng đời người có giới hạn mà tuổi trẻ thì lại ngắn ngủi. Trong khi đó khao khát của con người là vô biên: khao khát mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ,Thế nhưng khao khát chủ quan không chiến thắng được điều kiện khách quan.
“ Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật”
	Xuân Diệu không hề giấu giếm những cảm xúc, những suy nghĩ, những bâng khuâng, nuối tiếc hay giận hờn. Xuân Diệu là thế, bao giờ cũng thành thực ngay cả trong những cảm xúc sâu kín nhất. 
	Nỗi đau, thời gian vừa mang tính bi kịch vừa là kết quả của tình yêu. Bởi nếu không yêu cuộc sống đến tha thiết, sâu sắc thì sao con người biết đau khi nhận ra thời gian luôn trôi chảy, không gì là mãi mãi, nhất là mùa xuân, tuổi trẻ càng ngắn ngủi, hữu hạn.
	Với Xuân Diệu cuộc sống nơi vườn trần đều ít nhiều mang bi kịch về thời gian: 
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”
	Xuân Diệu nhìn vào đâu cũng thấy mất mát, chia ly. Nỗi đau thấm vào từng cơn gió, tiếng chim. Gió khẽ hờn, chim ngừng hót vì sợ thời gian trôi chảy. Với Xuân Diệu chỉ có thời tươi, thời phai, chính vì sợ cái thời phai mà thi sĩ đã thốt lên lời than:
“ Chẳng bao giờ, Ôi!Chẳng bao giờ nữa
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”
	Ở đây câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa đã làm nổi bật nổi lòng vừa băn khoăn, lưu luyến, .đó cũng là sắc tình rất riêng của “Vội vàng”. Chỉ có Xuân Diệu mới nhận ra tất cả: màu thời gian, mùi thời gian, sắc thời gian và tuổi trẻ. Cái tôi của Xuân Diệu là cái tôi khát thèm sự sống, yêu sự sống đến rát bỏng, hết mình. 	Chính vì yêu đời, tha thiết với cuộc sống mà cái tôi ấy không muốn bỏ qua dù chỉ là một giây, một phút cuộc sống hiện tại:
 “Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi
 Dẫu chỉ là trong một phút mà thôi”
(Mời yêu)
	Xuân Diệu rất đồng cảm với Bô–Đơ Le khi ông từ bỏ trường phái tượng trưng Pháp từng thốt ra: “ Ôi đau đớn thời gian ăn cuộc sống”
	Cho nên không để thời gian trôi chảy, cái tôi ấy tìm cách vượt thời gian bằng cả tốc độ sống và cường độ sống. Cái tôi Xuân Diệu ấy từng thể hiện khát vọng mãnh liệt muốn “Tắt nắng, buộc gió” để níu giữ mãi mãi vẻ đẹp của cuộc sống như nhà phê bình Hoài Thanh nói: “Cái tôi của Xuân Diệu không còn là con hổ ngự trị nơi rừng xanh, không cần là con chim đại bàng bay một lần chín vạn dặm”, cái tôi ấy quyết định cứ sừng sững nơi cõi trần, yêu để sống, cổ động, tích cực, giục giã, vội vàng. Xuân Diệu chọn lối sống động trước để bắt kịp mạch chảy của thời gian: “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
	Thi sĩ cũng chủ động, tích cực, kêu gọi, nhắn nhủ, yêu cầu mọi người hãy tận hưởng những gì ngon nhất, đẹp nhất mà thiên nhiên, cuộc đời ban tặng. Thiên nhiên mùa xuân ở thời điểm mà vạn vật dậy hương, rộn rã âm thanh và tràn đầy sức sống. Khi đối diện với cuộc sống ấy hãy giao cảm và hưởng thụ ở mức độ và cường độ cao nhất. Đó chính là niềm hạnh phúc kỳ diệu nhất, thái độ tôn vinh sự sống, trả cho sự sống cái mùa xuân trần thế đích thực. Có thể nói Xuân Diệu đã mang đến cho chốn nước non lặng lẽ này một quan niệm nhân sinh mới mẻ, tiến bộ
 * Thời gian với cuộc sống thường ngày của tác giả Xuân Diệu
	Theo nhà nghiên cứu và phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh – Trong cuốn hồi ký về Xuân Diệu, ông đã phát hiện ra ở Xuân Diệu lúc sinh thời rất sợ thời gian và luôn tìm cách để chiến thắng thời gian:
Xuân Diệu là tấm gương lao động quyết liệt và miệt mài: đọc sách, dịch sách, viết văn, viết thơ, nói chuyện,Ông lao động không ngừng nghỉ. Cả trong lúc nghỉ ngơi ông cũng không ngừng học tập. Những lúc rỗi rãi ông thường mở nhạc cổ điển ra nghe, ông nói: Cứ nghe mãi dù không hiểu nó cũng thấm được vào người.
	Xuân Diệu lao động miệt mài như vậy cũng là cách ông chống lại thời gian, chống lại cái chết – nghĩa là trở thành bất tử - bất tử trong lòng người. Xuân Diệu rất sợ chết – Từ thuở thiếu thời ông đã nghĩ đến cái chết đã lo đến khi giã từ cõi đời này mà không ai nhớ đến mình. Để người đời không quên được mình, để được sống mãi với nhân loại, ông đã chọn cách đến với thơ, ông gọi là “thơ trái tim”. Văn chương, thơ phú là phương tiện để ông sống mãi trong lòng người đọc, một thứ vũ khí chống lại cái chết. Có thể nói cả cuộc đời lao động nghệ thuật quyết liệt của Xuân Diệu là quá trình chiến đấu với cái chết.
	Để chống lại thời gian Xuân Diệu luôn đòi hỏi cao độ, ông rất sợ người ta lạnh nhạt với mình, nên sinh ra hay hờn dỗi. Xuân Diệu rất thích đi nói chuyện – đi nói chuyện là yêu cầu tự thân của ông. Ông có nhu cầu được tiếp xúc, được nói chuyện với nhiều người, thật nhiều người. Được thêm một người biết mình ông rất sướng nên ai mời ông cũng đi, từ các bà cấp dưỡng đến nông trường viên mời là ông đi ngay. Thậm chí ông còn gợi ý để người ta mời. Đương thời, ông thích được nói chuyện với sinh viên và giáo viên vì những đối tượng này sẽ giúp ông sống lâu hơn và sống được nhiều hơn trong lòng nhân gian.
 2.2 Tình yêu cuộc sống trong bài thơ “Vội vàng”
	Xuất phát từ mối lo sợ thời gian trôi chảy, về sự ngắn ngủi của kiếp người, về cái chết như là một kết cục không thể tránh khỏi. Sống là hạnh phúc lớn lao kỳ diệu, mà sống là tận hưởng và tận hiến. Đời người ngắn ngủi, cần tranh thủ sống hết mình, sống đã đầy, thế nên phải chớp lấy từng khoảnh khắc, chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã gấp gáp trong Xuân Diệu.
	“Vội vàng” là hai từ diễn tả đầy đủ nhất động thái sống của Xuân Diệu. Hoài Thanh từ khi viết thi nhân Việt Nam đã nhận thấy “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh đời, sống vội vàng, cuống quýt” nên đặt cho bài thơ tựa đề “Vội vàng” đó hẳn là cách tự bạch, tự họa của Xuân Diệu. Nó cho thấy thi sĩ rất hiểu mình.
	Quan điểm sống ấy mang ý nghĩa tích cực nhằm phát huy cao độ cái tôi cá nhân trong thời đại của tác giả.
 * Những ước muốn kỳ dị, ngông cuồng
“Tôi muốn tắt nắng đi 
Cho màu đừng nhạt mất; 
Tôi muốn buộc gió lại 
Cho hương đừng bay đi”
	Những lời tuyên bố kỳ dị, ngông cuồng đó thực chất bên trong lại chứa đựng một khát vọng đẹp: Chặn đứng bước đi của thời gian để vĩnh viễn hóa vẻ đẹp của cuộc đời hay nói cách khác: Xuân Diệu dùng thơ để vĩnh cửu hóa khoảng cách, vĩnh cửu hóa sự sống.
	Bốn dòng thơ với điệp khúc “Tôi muốn” Xuân Diệu đã để cái tôi xuất hiện như một sinh mệnh vô cùng đẹp đẽ, khẳng định vị trí của mình, cái tôi khát khao “tắt nắng, buộc gió” để níu giữ lại vẻ đẹp của trời đất “Màu đừng nhạt mất, hương đừng bay đi”. Chính cái ham muốn ấy đã hé mở một lòng yêu cuộc sống bồng bột mà vô cùng tha thiết rạo rực cũng rất đắm say của thi sĩ với thế giới thắm sắc, đượm hương này.
 *Thiên đường trên mặt đất
	Như đã nói ở trên, cái lãng mạn của Xuân Diệu nồng ấm da thịt trần gian đa sự, giàu sức sống. Xuân Diệu bám lấy trần gian rồi kỳ ảo hóa nó rồi tạo nên một trần gian kỳ ảo. Có điều cái kỳ ảo của Xuân Diệu đậm vị trần gian nên có sức sống lâu bền.
	Đó là một thế giới đầy mầu sắc, hương vị, âm thanh, ánh sáng. Vạn vật dưới ngòi bút của Xuân Diệu đều trở nên mới mẻ, hấp dẫn, ngọt ngào tình tứ, rạo rực, đương ở độ xuân thì. Đó là cái chấp chới của ong bướm, xao xuyến của lá cành, e ấp tình tứ của yến anh.
	Việc sử dụng cụm từ “này đây” 5 lần diễn tả sự sống ngồn ngộn, phơi bày, sự phát hiện liên tiếp vẻ đẹp của sự sống từ cỏ cây, hoa lá đến dáng vẻ mê say, tất cả đang ở độ đẹp nhất, lên hương nhất. Có người nhận xét: “Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu hiện lên như một mảnh vườn tình ái mà vạn vật đương lúc lên hương” lại có người nhận xét: “Xuân Diệu yêu thiên nhiên, tả thiên nhiên mà thực chất là đang tình tự với thiên nhiên”.
	Điệp từ “này đây” như một lời mời gọi nồng nàn tha thiết, thi sĩ muốn chỉ cho người đọc thấy cuộc sống hiện ra với rất nhiều dáng vẻ, tất cả cứ ngồn ngộn, tươi rói, trẻ trung:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật; 
Này đây hoa của đồng nội xanh rì; 
Này đây lá của cành tơ phơ phất; 
Của yến anh này đây khúc tình si; 
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, 
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; 
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
	Những hình ảnh, sắc màu, âm thanh cứ tự nhiên tràn vào trong thơ của Xuân Diệu ngọt ngào và quyến rũ. Đó là cái tình tứ của ong bướm, là màu xanh tràn sức sống của hoa đồng nội, là những chuyển động tinh tế của cành lá phơ phất, là âm thanh rạo rực của yến anh,qua những phát hiện của thi nhân tất cả cũng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_tiep_can_ly_giai_tinh_yeu_cuoc_song_trong.doc