SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, tại trường Tiểu học Tân Thành 1, Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, tại trường Tiểu học Tân Thành 1, Thường Xuân

Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tiếng Việt vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh bậc Tiểu học.

Biết đọc ( đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm) giúp các em học sinh có khả năng tiếp nhận kiến thức lên nhiều lần, giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành các phẩm chất tốt đẹp như: yêu cái thiện, cái đẹp, phê phán cái xấu, cái ác.Từ đây, các em biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy; có những rung động tình cảm và nảy nở nhiều ước mơ tốt đẹp trong cuộc sống,.

Đọc tốt, giúp các em học tốt các môn học khác và sử dụng được nhiều nguồn thông tin quan trọng, bổ ích, lí thú. Do đó, đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh. Có thể khẳng định rằng, đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học. Bởi vậy, việc dạy đọc có hiệu quả là một trong các yêu cầu cần thiết.

Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Tân Thành 1, tôi nhận thấy việc dạy đọc (đặc biệt là phần luyện đọc diễn cảm) bên cạnh những thành công, còn gặp không ít những khó khăn và hạn chế. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Trong các giờ tập đọc, hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm còn rất ít. Các em chưa quan tâm mình đọc có diễn cảm bài văn, bài thơ đó không mà chỉ đọc to, đọc nhanh là được

Mặt khác, các phương pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng ít được quan tâm, chưa cụ thể, rõ ràng nên một số giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh, còn đặt ra nhiều câu hỏi như: cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào? Làm thế nào để các em đọc hay, diễn cảm hơn? Khi đọc diễn cảm một bài văn, bài thơ, một câu chuyện, đọc lời tác giả, lời nhân vật phải đọc như thế nào? Làm sao để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em? v.v.Đó cũng là những câu hỏi còn trăn trở của nhiều giáo viên khi giảng dạy phân môn Tập đọc ở Tiểu học.

Chính vì vậy, nhằm bổ trợ thêm kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho mình trong quá trình dạy nói chung, dạy học môn học Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng, tôi đã lấy việc tìm hiểu: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, tại trường Tiểu học Tân Thành 1, Thường Xuân” làm đề

doc 18 trang thuychi01 33011
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, tại trường Tiểu học Tân Thành 1, Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tiếng Việt vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh bậc Tiểu học.
Biết đọc ( đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm) giúp các em học sinh có khả năng tiếp nhận kiến thức lên nhiều lần, giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành các phẩm chất tốt đẹp như: yêu cái thiện, cái đẹp, phê phán cái xấu, cái ác...Từ đây, các em biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy; có những rung động tình cảm và nảy nở nhiều ước mơ tốt đẹp trong cuộc sống,...
Đọc tốt, giúp các em học tốt các môn học khác và sử dụng được nhiều nguồn thông tin quan trọng, bổ ích, lí thú. Do đó, đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh. Có thể khẳng định rằng, đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học. Bởi vậy, việc dạy đọc có hiệu quả là một trong các yêu cầu cần thiết. 
Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Tân Thành 1, tôi nhận thấy việc dạy đọc (đặc biệt là phần luyện đọc diễn cảm) bên cạnh những thành công, còn gặp không ít những khó khăn và hạn chế. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Trong các giờ tập đọc, hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm còn rất ít. Các em chưa quan tâm mình đọc có diễn cảm bài văn, bài thơ đó không mà chỉ đọc to, đọc nhanh là được
Mặt khác, các phương pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng ít được quan tâm, chưa cụ thể, rõ ràng nên một số giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh, còn đặt ra nhiều câu hỏi như: cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào? Làm thế nào để các em đọc hay, diễn cảm hơn? Khi đọc diễn cảm một bài văn, bài thơ, một câu chuyện, đọc lời tác giả, lời nhân vật phải đọc như thế nào? Làm sao để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em? v.v...Đó cũng là những câu hỏi còn trăn trở của nhiều giáo viên khi giảng dạy phân môn Tập đọc ở Tiểu học. 
Chính vì vậy, nhằm bổ trợ thêm kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho mình trong quá trình dạy nói chung, dạy học môn học Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng, tôi đã lấy việc tìm hiểu: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, tại trường Tiểu học Tân Thành 1, Thường Xuân” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Thông qua đề tài này, tôi mong muốn được góp phần vào việc nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm một số loại văn bản khác nhau cho học sinh lớp 5 nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
+ Học sinh lớp 5A – Trường Tiểu học Tân Thành 1,Thường Xuân. 
Năm học 2016- 2017.
+ Nghiên cứu về các biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh trong các tiết Tập đọc lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều phương pháp như: 
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: 
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lí thuyết
- Phương pháp giả thuyết
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp so sánh đối chứng.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận : 
Ngôn ngữ học đã chỉ rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn ngữ chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu, đoạn, ngữ điệu, nhịp điệu, Đó là những vấn đề gắn bó với việc dạy và học Tập đọc ở bậc Tiểu học.
Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học là dạy cho học sinh biết đọc đúng tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa tình cảm,có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp, nghĩa là học sinh biết chuẩn ngôn ngữ và biết cảm thụ văn học. Dạy Tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo khi ta nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ văn học.
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đó được thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức ( đọc hiểu) và đọc hay ( đọc diễn cảm).
Đối với học sinh lớp 5, trên cơ sở kĩ năng đọc đã được rèn luyện ở các lớp 
dưới, phân môn Tập đọc tiếp tục củng cố và nâng cao kĩ năng đọc một cách đầy đủ, toàn diện cho học sinh nhằm hoàn thiện yêu cầu cần đạt theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là: Đọc rành mạch, bài văn ( khoảng 120 tiếng/ phút); đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn; hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
Yêu cầu dạy học về kĩ năng đọc nói trên được thông qua một hệ thống văn bản gồm 40 bài văn xuôi, 2 vở kịch và 18 bài thơ được dùng để dạy trong phân môn tập đọc lớp 5. Các em được rèn luyện để có kĩ năng đọc trơn, đọc thầm với tốc độ nhanh hơn, nâng cao thêm một bước về kĩ năng đọc diễn cảm đã được luyện tập ở lớp 4 (thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài.)
Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đọc là công cụ để học tập tất cả các môn học, đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Do đó, việc rèn cho học sinh biết đọc diễn cảm các văn bản là điều rất quan trọng ở mỗi giờ dạy tập đọc cho học sinh lớp 5. Học sinh biết cách đọc diễn cảm các văn bản sẽ có tác dụng giúp các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài đọc tức là đã góp phần giúp các em biết cảm thụ văn học được tốt hơn. Hơn thế nữa, việc dạy cho học sinh biết đọc diễn cảm giúp các em biết cách giao tiếp lịch sự hơn khi nói lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời chào hỏi, lời nhờ, lời yêu cầu 
Ở mỗi dạng văn bản khác nhau, cách thể hiện giọng đọc diễn cảm khác nhau. Tuy nhiên, dù ở dạng văn bản nào thì yêu cầu về kĩ năng đọc diễn cảm phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ.
- Đọc đúng kiểu câu,
- Đọc đúng tốc độ.
- Đọc đúng cường độ,
- Đọc đúng cao độ.
Mỗi bài tập đọc là một văn bản, là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực, về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội...Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn, bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó. Trước hết, người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm.
Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học sinh, nhất là đọc diễn cảm là hết sức cần thiết đối với giáo viên cuối bậc Tiểu học.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Qua quá trình giảng dạy ở Trường Tiểu học Tân Thành 1, Thường Xuân 
và trao đổi với đồng nghiệp tôi đã có những nhận xét chung về thực trạng dạy học như sau:
+ Đối với giáo viên:
Ở trường chúng tôi, phân môn Tập đọc là môn học được chú trọng nhiều trong quá trình dạy học. Giáo viên luôn cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập đọc. Tuy nhiên, giáo viên mới chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành tiếng to, rõ, còn phần luyện đọc diễn cảm vẫn chưa được chú trọng đúng mức. 
 Trong các giờ dạy tập đọc, việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh còn hạn
 chế, mang tính chất hình thức. Một số giáo viên chưa cảm nhận được ý tưởng, cảm xúc để hoà nhịp với tác giả, giúp các em cảm nhận được nội dung bài đọc qua ngôn từ; đôi khi còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh rèn đọc phần luyện đọc diễn cảm. Có những giờ tập đọc, giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài nên số lượng học sinh được đọc trong lớp ít, các em chưa biết lên giọng, hạ giọng khi nào, nhấn giọng ở những từ ngữ nào... 
+ Đối với học sinh:
Qua trò chuyện, trao đổi với giáo viên và học sinh, qua quan sát một số giờ dạy phân môn Tập đọc của giáo viên, tôi nhận thấy rằng: Khả năng đọc của học sinh còn thấp, phần lớn các em mới chỉ đạt được ở mức độ đọc trơn, nhiều em đọc chưa đảm bảo được yêu cầu về tốc độ, âm lượng đọc, chưa ngắt nghỉ hơi hợp lí, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện và còn đọc sai lỗi chính tả tương đối nhiều. Số lượng học sinh biết đọc diễn cảm rất ít, thậm chí có lớp không có học sinh nào, ngay cả ở các lớp 4- 5. 
Các em không hiểu được nội dung, không hiểu được nghệ thuật, không hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm. Bởi vì trình độ học sinh không đồng đều, chưa nghiên cứu kĩ nội dung bài, chưa cảm nhận được cái hay của bài tập đọc, nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật, qua đó giờ dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học.
Vì vậy, luyện đọc diễn cảm trong giờ tập đọc ở bậc Tiểu học đã và đang là vấn đề cần được quan tâm đúng mức, cần làm sáng tỏ, để tìm ra được những biện pháp, hình thức dạy học có hiệu quả nhất cho từng thể loại văn bản, từng bài học cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh, nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất trong mỗi giờ tập đọc ở Tiểu học. 
+ Khảo sát kĩ năng đọc của học sinh lớp 5A Trường Tiểu học
Tân Thành 1, Thường Xuân. Năm học 2016 - 2017
	Năm học 2016 - 2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A gồm có 25 học sinh, trong đó: 12 em nam và 13 em nữ. Các em sống rải rác ở tất cả 2 thôn đó là thôn Thành Thượng và Thôn Thành Lãm của xã. 
	Sau một thời gian giảng dạy ( từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 năm 2016), qua trao đổi với phụ huynh học sinh, tôi đã nắm bắt được mức độ đọc, khả năng đọc diễn cảm của học sinh lớp tôi như sau:
Tổng số HS
Đọc còn sai lỗi
Đọc đúng
Đọc lưu loát
Đọc diễn cảm
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
25
6
24%
11
44%
6
24%
2
8%
 + Nguyên nhân:
Sau khi khảo sát thực trạng, tôi tiến hành phân tích, thâm nhập thực tế cuộc sống của các em, đồng thời trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tồn tại nêu trên là:
- Học sinh lớp tôi chủ yếu các em là người dân tộc thiểu số, nhiều em nói tiếng kinh còn lớ, các em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trong đó có 1 em bố mất sớm, 3 em ở với ông bà ( bố mẹ đi làm ăn xa), bố mẹ các em chủ yếu làm nghề nông. Một số gia đình chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con cái, phó mặc mọi việc cho nhà trường. Thời gian học của các em chủ yếu ở trường, còn ở nhà gần như là không có, nên phần nào đó đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc học tập văn hoá của các em (trong đó có phân môn tập đọc - phần luyện đọc diễn cảm).
- Mặt khác, do ảnh hưởng của cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết, nên các em còn đọc sai ở những tiếng có phụ âm ch/tr, s/x, r/d/gi, đọc tiếng có thanh ngã thành thanh hỏi, những tiếng có nguyên âm đôi Các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng, hạ giọng ở những từ ngữ cần thiết. Khả năng cảm thụ văn, thơ của các em và vốn hiểu biết về từ ngữ còn có những hạn chế. Các em chưa hiểu rõ tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong thơ.
- Trong khi đó, việc chữa lỗi cho học sinh của giáo viên chưa được tiến hành một cách thường xuyên và triệt để trong tất cả các giờ học. Giáo viên thường sửa các lỗi mà sách giáo viên gợi ý chứ chưa sửa được các lỗi mà thực tế học sinh lớp mình mắc phải. 
- Một thực tế cho thấy, khả năng đọc diễn cảm của nhiều giáo viên còn hạn chế do ảnh hưởng của phương ngữ nên việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh là một vấn đề khó. 
- Các em có đọc đúng- đọc nhanh, hiểu được nội dung- ý nghĩa bài học thì các em mới từng bước tiến hành đọc diễn cảm tốt. Trong khi đó thời gian dành cho phần luyện đọc diễn cảm trong một tiết tập đọc lại ít ( 5- 7 phút), không đủ để giáo viên hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách luyện đọc, học sinh chưa thẩm thấu hết được yêu cầu, ý nghĩa của việc đọc diễn cảm (từ, ngữ, câu, đoạn, bài) trong một bài văn cụ thể thì đã hết giờ. Vì vậy, số lượng các em được đọc ít và chỉ chú trọng vào các em đọc khá giỏi với hình thức đọc lại bài, còn học sinh trung bình, yếu thì dường như không có.
Bên cạnh đó, công việc chuẩn bị cho việc luyện đọc diễn cảm trong một giờ tập đọc cũng khá công phu như: phải có bảng phụ viết sẵn đoạn văn, đoạn thơ cần luyện đọc, bút dạ, phấn màu, bút chì...nên giáo viên thường có tư tưởng “ngại” vì mất nhiều thời gian, đa số giáo viên chỉ chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học ở các tiết học có người dự giờ, còn lại thì thực hiện dạy “chay” nội dung này. Trong khi đó, phần hướng dẫn đọc diễn cảm (đọc hay) trong sách giáo khoa và sách giáo viên chưa thật cụ thể, rõ ràng cho từng thể loại văn học; Chưa nêu yêu cầu cụ thể cần đạt được và các biện pháp tiến hành rèn đọc diễn cảm...
2.3. Một số biện pháp tổ chức thực hiện:
Đứng trước thực trạng đó, tôi luôn luôn trăn trở, không ngừng tìm tòi, học hỏi, tham khảo các tài liệu, kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp và mạnh dạn đưa ra các biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học phần luyện đọc diễn cảm - phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5, tôi đã áp dụng những biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh như sau:
* Biện pháp 1: Đọc mẫu
Để giúp học sinh có thể đọc diễn cảm được một câu, một đoạn hay cả bài tập đọc trước hết giáo viên ( hoặc một học sinh đọc tốt của lớp) phải đọc mẫu. Việc đọc mẫu như vậy nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế học tập cho học sinh. Việc đọc mẫu của giáo viên( hoặc học sinh) nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc “ tạo tình huống ” cho học sinh nhận xét, tự tìm ra cách đọc.
Ví dụ:
Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu để phát hiện ra chỗ ngừng nghỉ, ngắt nhịp, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nàoMỗi cá nhân có cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo của mình.
Muốn học sinh đọc hay, đọc diễn cảm trước hết người giáo viên phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh nhằm gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Từ đó, giáo viên thường xuyên rèn luyện giọng đọc của mình, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng, đọc hay hơn, diễn đạt được đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài tập đọc. 
* Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ giọng đọc đúng lúc, đúng chỗ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm nhằm bộc lộ được ý tứ, nội dung bài đọc:
 Sau khi học sinh đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy toàn bài tôi hướng dẫn học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ; biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Cụ thể: nghỉ ít hơn ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm; phải ngắt nghỉ hơi, đọc nhấn giọng một cách tự nhiên, tránh kiểu đọc nhát gừng hoặc đọc quá to những tiếng cần nhấn.
Đối với các bài văn xuôi: chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ đoạn, nên khi đọc phải dựa vào nghĩa của các tiếng, các từ để ngắt hơi cho đúng, không được tách từ ra thành hai phần. Khi đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Sự phân chia lời ở dạng nói được hình thức hoá bằng chỗ ngắt giọng, sự phân chia lời ở dạng viết được hình thức hoá bằng dấu câu. Chỗ ngắt giọng cũng là một căn cứ để người nghe xác định được ý nghĩa từ vựng, ngữ pháp, nội dung bài đọc. Vì thế, trước khi dạy một bài tập đọc cụ thể, ngoài việc giáo viên cần luyện đọc diễn cảm cho thật chuẩn còn phải dự tính được những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng.
Việc làm này tôi đã tiến hành theo mức độ từ thấp đến cao như sau: Thời gian đầu, tôi treo bảng phụ ghi sẵn câu văn cần hướng dẫn, dùng bút dạ vạch chỗ cần ngắt hơi, gạch chân những từ ngữ cần nhấn giọng, giáo viên đọc mẫu rồi yêu cầu học sinh luyện đọc cho đúng. Khi học sinh đã đọc tốt hơn và được làm quen nhiều với cách ngắt, nghỉ hơi tôi đã nâng dần yêu cầu lên bằng cách gợi ý để học sinh tự phát hiện và chỉ ra chỗ cần ngắt hơi, những từ ngữ cần nhấn giọng, tổ chức cho học sinh thảo luận để đi đến thống nhất, gọi một học sinh đọc mẫu - giáo viên nhận xét, chỉnh sửa, sau đó yêu cầu học sinh luyện đọc. 
Để thể hiện chỗ ngắt, nghỉ hơi tôi dùng kí hiệu: ngắt một nhịp (/), ngắt hai nhịp (// ), từ ngữ cần nhấn giọng gạch chân. 
Ví dụ 1: 
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay/ chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong/ chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. 
 ( Thư gửi các học sinh – Tiếng Việt 5, tập 1)
Ví dụ 2: 
 Mùa thu nay/ khác rồi
 Tôi đứng vui nghe/ giữa núi đồi
 Gió thổi rừng tre/ phấp phới
 Trời thu/ thay áo mới
 Trong biếc/ nói cười thiết tha.
 Trời xanh đây/ là chúng ta của
 Núi rừng đây /là của chúng ta
 Những cánh đồng / thơm mát
Những ngả đường / bát ngát
 Những dòng sông/ đỏ nặng phù sa.
 ( Đất nước – Tiếng Việt 5, Tập 2)
 * Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh thể hiện nhịp điệu đọc phù hợp với nội dung bài học:
Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa- ngữ pháp còn cần phải dạy cho học sinh đọc đúng tốc độ, ngắt giọng biểu cảm. Điều này thể hiện ở chỗ: khi đọc cần thay đổi nhịp điệu lúc chậm rãi, lúc dồn dập khẩn trương; chỗ đọc nhanh hoặc ngừng lâu hơn bình thường, hay chỗ dừng không do lôgíc ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, nhằm tạo nên những chỗ ngừng “gây bão tố”, tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ sau chỗ ngừng, những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm bài: Chú đi tuần 
( Tiếng Việt 5, tập 2), tôi đã hướng dẫn học sinh không ngắt nhịp cố định mà chỉ cần ngắt theo cảm xúc,chẳng hạn như:
 Chú đi tuần/ đêm nay
 Hải Phòng/ yên giấc ngủ say
 Cây /rung theo gió /, lá /bay xuống đường...
 Chú đi qua cổng trường /
 Các cháu miền Nam /yêu mến.	
 Hay tôi hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn thơ trong bài: Bầm ơi
( Tiếng Việt 5, tập 2) như sau:
 Ai về thăm mẹ/ quê ta
Chiều nay có đứa con xa /nhớ thầm//
Bầm ơi /có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy/bầm run
 Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non/ bầm cấy mấy đon
 Ruột gan bầm/ lại thương con mấy lần.
Mưa phùn/ ướt áo tứ thân
 Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Đoạn thơ trên cần đọc với giọng cảm động, trầm lắng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả tình cảm, thể hiện tình yêu thương mẹ rất sâu đậm của anh chiến sĩ. Đồng thời, chọn cách ngắt nhịp “Chiều nay có đứa con xa/ nhớ thầm//” để “nhớ thầm” được ngân dài tha thiết, phù hợp với việc diễn tả cảm xúc nhớ thương đó.
Ngoài việc luyện cho học sinh đọc ngắt đúng nhịp thơ tôi còn rèn cho học sinh biết đọc vắt dòng đúng,chẳng hạn như khi đọc bài: Hành trình của bầy ong
“ Bầy ong giữ hộ cho người. Những mùa hoa /đã tàn phai tháng ngày”
 * Biện pháp 4: Thể hiện cường độ đọc nhấn mạnh hay lướt nhẹ, âm lượng phát ra to hay nhỏ:
Khi giảng dạy tôi chú ý đến thể loại văn, thơ, truyện,... và nội dung của bài học để có phương pháp hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm một cách cụ thể và chính xác nhất. Giúp học sinh hiểu: đọc chậm quá, nhanh quá hoặc đọc liến thoáng đều làm cho người nghe khó theo dõi, không hiểu đúng và đầy đủ nội dung của bài đọc. Âm lượng đọc (độ to nhỏ của giọng đọc) phải phù hợp, không nhỏ quá hoặc to quá. Vì thế cần hướng dẫn học sinh điều chỉnh âm lượng đọc ở từng từ ngữ, câu, đoạn, bài cho phù hợp với nội dung bài học và ẩn ý của tác giả được gửi gắm sâu kín sau lớp vỏ ngôn từ.
Ví dụ : 
Nơi cá đối vào đẻ trứng
 Nơi tôm rảo đến búng càng
 Cần câu uốn cong lưỡi sóng
 Thuyền ai lấp loá đêm trăng.
Nơi con tàu chào mặt đất
 Còi ngân lên khúc giã tờ
 Cửa sông tiễn người ra biển
 Mây trắng lành như phong thư.
 (Cửa sông – Tiếng Việt 5, tập 2)
* Biện pháp 5: Thể hiện giọng đọc lên cao hay xuống thấp: 
Để thực hiện được yêu cầu này, trong giờ tập đọc giáo viên không

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh.doc