Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất

Cơ sở lý luận.

Trên cơ sở mục tiêu chung cho trẻ cuối lứa tuổi mẫu giáo, trên cơ sở thực hiện nội dung chương trình và triển khai các chủ đề sau khi học xong các chủ đề trong năm học trẻ có thể đạt được:

- Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh phát triển bình thường.

- Thực hiện được các hoạt động cơ bản một cách vững vàng.

- Có khả năng phối hợp các giác quan với vận động và vận động một cách nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian khi vận động.

- Thực hiện một số vận động của đôi tay một cách khéo léo.

- Có một số thói quen, kỹ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm.

Cần đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất vào chương trình giáo dục mẫu giáo, lồng ghép tích hợp vào các hoạt động một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Để làm được điều đó, bản thân người giáo viên phải có sự nhận thức đúng đắn và cần phải có những kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất. Tri thức và kỹ năng của giáo viên là vấn đề cơ bản đảm bảo giáo dục thể chất có hiệu quả thực sự, nhưng tất cả phải đảm bảo nguyên tắc: luôn phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo chủ đề và theo khả năng cũng như hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động.

 

doc 24 trang hoathepmc36 28/02/2022 8931
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT.
I. Phần mở đầu:
I.1. Lý do chọn đề tài.
Từ khi sinh ra đến sáu tuổi, trẻ luôn thích hoạt động, vận động tích cực. Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Do đó vận động có ý nghĩa đối với sự phát triển thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển. Trong đó nội dung chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng – giáo dục và bảo vệ trẻ được kết hợp một cách chặt chẽ, nhờ đó hiệu quả giáo dục được nâng lên. Trẻ học tốt khi trẻ có một cơ thể khỏe mạnh. Hiện nay, theo quan điểm tích hợp kết hợp với cách tiếp cận phát triển, lấy trẻ làm trung tâm là mô hình giáo dục được áp dụng rộng rãi. Bằng cách thức cung cấp định hướng mở, linh hoạt cho phép tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng nhiều hình thức phối hợp một cách tự nhiên qua các hoạt động chơi trải nghiệm, khám phá, qua các hoạt động phát triển vận động, âm nhạc, tạo hình, kể chuyện, đọc thơ, làm quen với đọc, viết, làm quen với toáncác mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm, xã hội ở trẻ được phát triển một cách tổng thể. Trong những năm học qua tôi nhận thấy một vài cháu chưa thực sự hứng thú với giờ học, kết quả giờ học không cao chỉ đạt 80%. 
Để tạo hứng thú cho trẻ và làm cho không khí lớp học trở lên sinh động và nhằm khơi dậy niềm vui, niềm thích thú cũng như giúp cho trẻ yêu thích môn học thể dục. Tôi đã tích lũy và xây dựng: “Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất” trong trường mầm non. Với mong muốn giúp trẻ phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ trong lớp và nhờ vậy vốn kinh nghiệm của trẻ tăng dần.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
	Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về nhận thức và thể chất. Trẻ tham gia hoạt động giáo dục thể chất tích cực và hứng thú hơn để đạt kết quả cao.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh khối Lá trường MG Họa Mi
I.4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn cho phép tôi chỉ nghiên cứu đề tài trong phạm vi độ tuổi lớp Lá, tại trường nơi mà tôi và trẻ được tham gia công tác , sinh hoạt hằng ngày.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp trực quan.
Phương pháp dùng lời.
Phương pháp thực nghiệm. 
II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lý luận.
Trên cơ sở mục tiêu chung cho trẻ cuối lứa tuổi mẫu giáo, trên cơ sở thực hiện nội dung chương trình và triển khai các chủ đề sau khi học xong các chủ đề trong năm học trẻ có thể đạt được:
- Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh phát triển bình thường.
- Thực hiện được các hoạt động cơ bản một cách vững vàng.
- Có khả năng phối hợp các giác quan với vận động và vận động một cách nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian khi vận động.
- Thực hiện một số vận động của đôi tay một cách khéo léo.
- Có một số thói quen, kỹ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm.
Cần đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất vào chương trình giáo dục mẫu giáo, lồng ghép tích hợp vào các hoạt động một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Để làm được điều đó, bản thân người giáo viên phải có sự nhận thức đúng đắn và cần phải có những kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất. Tri thức và kỹ năng của giáo viên là vấn đề cơ bản đảm bảo giáo dục thể chất có hiệu quả thực sự, nhưng tất cả phải đảm bảo nguyên tắc: luôn phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo chủ đề và theo khả năng cũng như hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động.
II.2. Thực trạng.
Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi:
Tổng số trẻ trong khối lá 126 trẻ, trẻ học đúng độ tuổi, phụ huynh quan tâm đến việc đưa con đi học đúng giờ, chuyên cần. Trường có sân rộng rãi, thoáng mát cho các hoạt động ngoài trời, giáo dục thể chất, vui chơiCó đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp. Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp để tôi hoàn thành được sáng kiến kinh nghiệm này 
* Khó khăn:
Một số trẻ nhút nhát, uể oải, không thích tham gia các hoạt động.
Nề nếp lớp: còn một số trẻ chưa ổn định hay chạy nhảy lung tung, lộn xộn. Trẻ chưa biết di chuyển đội hình, đội ngũ theo hiệu lệnh. Đa số các cháu chỉ thích ra sân chơi đùa chạy, nhảy không mấy hứng thú với hoạt động học. 
Khi tham gia khởi động một vài cháu không hứng thú như ép buộc, đối với các bài tập phát triển chung thì các cháu tỏ ra lười vận động, chỉ làm qua loa, đại khái cho xong. Một số đồ dùng, đồ chơi chưa được phong phú.
Thành công – hạn chế
Thành công: Được sự hưởng ứng nhiệt tình của trẻ, sự ủng hộ, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và của đồng nghiệp. Sau quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này thì hầu hết trẻ có thể lực tốt hơn, tự tin, mạnh dạn hơn trong các hoạt động.
 Hạn chế: Một số phụ huynh chưa ý thức rõ vấn đề phát triển thể chất cho trẻ. Giáo viên cần có thời gian để đầu tư vào các hoạt động.
Mặt mạnh – mặt yếu
Mặt mạnh: Trẻ có những phản xạ nhanh nhẹn hơn, phối kết hợp các giác quan tốt hơn, những động tác thể dục cũng chuẩn hơn. Trẻ biết phối hợp với các bạn chơi, nhóm chơi có hiệu quả.
Mặt yếu: Cần có sự đầu tư thêm về trang thiết bị để cho đầy đủ và phong phú hơn.
Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ của đồng nghiệp cũng như phụ huynh, sự hưởng ứng nhiệt tình của trẻ, nhà trường có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, có không gian xanh sạch đẹp cho trẻ vui chơi. Bên cạnh đó cũng có một số phụ huynh chưa ý thức được vấn đề phát triển thế chất cho trẻ. Đa phần phụ huynh ở địa bàn xã Quảng Điền là dân thuần nông, họ cứ nghĩ con họ chạy nhảy, vui chơi tự do như thế thì khỏe mạnh không cần phải có những bài tập, những môn học liên quan đến phát triển thể chất. Kinh phí của nhà trường còn hạn chế nên việc đầu tư vào trang thiết bị cũng còn hạn hẹp.
Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động mang tính tích hợp. Trẻ không chỉ được vận động một cách thoải mái, tích cực để phát triển thể lực và thể chất mà qua hoạt động giáo dục thể chất trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng bạn và quan trọng hơn là giúp trẻ nghĩ ra các trò chơi để chơi cùng nhau... Hơn nữa hoạt động giáo dục thể chất còn là nội dung tích hợp trong các hoạt động khác, làm cho các hoạt động khác thêm sinh động và thu hút trẻ. Đó cũng là một trong những khó khăn cho giáo viên khi tổ chức hoạt động thể dục. Vậy làm sao để gợi ý tưởng chơi ở trẻ trong hoạt động thể dục mà vẫn mang tính sáng tạo và tích cực ở trẻ ? Làm sao để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất ?
Trong thời gian qua tôi đã mạnh dạn thực hiện các biện pháp từng bước cải thiện tình hình lớp học và góp phần nhỏ bé của mình vào việc cùng nhau xây dựng trường học thân thiện với những học sinh tích cực.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, giúp trẻ có thể lực tốt để phát triển toàn diện tất cả các lĩnh vực.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Trước khi đưa các biện pháp áp dụng thì tôi có làm khảo sát về lĩnh vực phát triển thể chất và kết quả thu được:
Lĩnh vực phát triển
Trước khi áp dụng biện pháp
Dinh dưỡng
- TS: 126 cháu
- Đạt 105/126
- Tỉ lệ: 83,3%
PT vận động
- TS: 126 cháu 
- Đạt: 112/ 126
- Tỉ lệ: 88,9%
Biện pháp 1: Thiết kế trò chơi vận động cho trẻ.
Bước 1: Xác định mục đích trò chơi.
- Rèn luyện và củng cố những kỹ năng vận động, phát triển vận động cơ bản (đi, chạy, nhảy) hoặc vận động tinh (ngón tay, bàn tay).
- Củng cố các tố chất nhanh, mạnh, khéo ở trẻ hoặc luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh, đúng theo tín hiệu. Đồng thời giáo dục trẻ lòng dũng cảm, tính độc lập, khả năng biết kìm chế.
Mục đích trò chơi phụ thuộc vào nội dung chủ điểm, giờ học, vào độ tuổi để gây hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia.
Bước 2: Liên tưởng đến các hình thức vận động của các con vật, của cây trồng và các hiện tượng trong thiên nhiên để vận dụng vào trò chơi. Có thể là:
- Bắt chước dáng đi, tiếng kêu của các con vật như nhảy của thỏ, bay của chim, đi lạch bạch của vịt hay tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, lợn kêu, chim hót
- Giả làm các phương tiện giao thông: Tàu hỏa, Máy Bay, Ôtô
- Thử làm các hiện tượng thiên nhiên: Gió thổi, lá rụng, mưa rơi
- Làm các động tác phát triển của cây: Hạt nảy mầm, cây ra nụ, ra hoa, ra quả
Bước 3: Đặt tên trò chơi.
Tên của trò chơi thường là tên của các vận động hoặc tên của các con vật, của cây hoặc hiện tượng thiên nhiên mà trẻ bắt chước.
Ví dụ: Trong chủ đề: Thế giới động vật, muốn rèn cho trẻ vận động nhảy hoặc đi tôi có thể đặt tên cho trò chơi là “Đi như Gấu”, “Nhảy như thỏ”.
Hình ảnh trẻ tham gia trò chơi vận động
Bước 4: Chuẩn bị dụng cụ và địa điểm chơi.
Phải đảm bảo an toàn, phù hợp, đầy đủ các dụng cụ cho cô và trẻ (có thể trong hoặc ngoài lớp).
Bước 5: Xác định luật chơi và cách chơi.
 Những quy định trong trò chơi phải dễ hiểu và trẻ có thể thực hiện được.
 *Ví dụ: Tên : Trò chơi vận động: “Gia đình bé cần những đồ dùng nào?”.
 + Mục đích:
 - Rèn cho trẻ khả năng phối hợp khéo léo và định hướng trong vận động
 - Nhận biết một số đồ dùng trong gia đình.
 + Chuẩn bị: 
 - Một số đồ chơi đồ dùng gia đình: Tivi, tủ lạnh, bàn ghế, quạt máy, đồng hồ báo thức... (đồ chơi bằng nhựa hay hình ảnh vẽ trên giấy hoặc ảnh chụp dán lên bìa kích thước 30x25cm). 
 - Kẻ một đường dích dắc có 3 điểm dích dắc cách nhau 2m.
 + Tiến trình tổ chức:
 * Trò chơi vận động: “Gia đình bé cần những đồ dùng nào?”.
Cô nêu cách chơi: trẻ chia 2 đội thi nhau chạy dích dắc đến “siêu thị” để tìm những đồ dùng cần thiết cho gia đình mình.
Luật chơi: đội nào tìm đúng và nhanh nhất trong thời gian 1 phút, đội đó sẽ giành chiến thắng.
Biện pháp 2: Trong tổ chức trò chơi vận động.
Tôi thường tổ chức trò chơi vận động cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. 
* Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết hằng ngày đối với trẻ. Theo chương trình mầm non mới, ở mỗi chủ điểm, lựa chọn trò chơi vận động phù hợp với nội dung và có thể tổ chức cho trẻ.
Hoạt động khám phá khoa học, làm quen với toán, tạo hình, giáo dục âm nhạc, làm quen với văn học, chữ cái: tùy vào nội dung của bài mà tôi tổ chức trò chơi vận động nhằm củng cố kiến thức, củng cố vận động cơ bản, hình thành kỹ năng vận động của trẻ.
Ví dụ: Hoạt động làm quen với toán với nội dung ôn, nhận biết các loại hình (hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật), tôi có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Nhảy như Thỏ”. Khi tôi yêu cầu các chú Thỏ về “chuồng hình tam giác”, các cháu sẽ phải nhảy giống các chú thỏ đến hình tam giác
Trong các hoạt động góc: Góc phân vai, góc xây dựng, góc thiên nhiên, góc nghệ thuật, góc học tập tôi cũng chú ý đưa vân động vào cho trẻ hoạt động.
* Tôi tin rằng trò chơi vận động vừa thiết kế sẽ thu hút được nhiều trẻ cùng chơi. Vậy muốn tổ chức trò chơi vận động có kết quả cần làm tốt các bước sau:
- Lựa chọn trò chơi: Cần phải nắm được mục đích của việc chơi để lựa chọn trò chơi, chuẩn bị dụng cụ, địa điểm chơi cho thích hợp.
- Tổ chức chơi: Gồm những nhiệm vụ: Tập hợp trẻ, phân chia lớp thành tổ hoặc nhóm nhỏ (nếu trò chơi cần phải chia), chọn tổ trưởng hay nhóm trưởng cho từng tổ hoặc nhóm nhỏ (do cô chọn hoặc để trẻ tự phân vai).
Có những trò chơi mà tất cả trẻ tham gia cùng lúc như: “Cáo ơi ngủ à?”, “Ôtô và chim Sẻ”, “Rồng rắn lên mây”Có những trò chơi lần lượt các trẻ ở các tổ lên thực hiện như: “Cướp cờ”, “Thi xem tổ nào nhanh hơn?”Nếu tổ chức trò chơi không tốt sẽ dẫn đến tình trạng trẻ không tập trung chú ý, kết quả chơi không đạt yêu cầu.
- Giới thiệu và giải thích trò chơi: tôi có thể giới thiệu, giải thích luật chơi, cách chơi của trò chơi theo nhiều cách khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế, hiểu biết của trẻ.
+ Trò chơi mới: 
Tôi giới thiệu, giải thích trò chơi và làm mẫu nhiều lần, tiến hành theo các bước cụ thể sau: Gọi tên trò chơi; giải thích cách chơi và luật chơi; làm mẫu nhiều lần; nêu cách đánh giá kết quả và những điều cần chú ý. (Lưu ý: cô nói một cách ngắn ngọn dễ hiểu).
+ Những trò chơi trẻ đã hiểu luật chơi: 
Sau khi gọi tên trò chơi, tôi chỉ cần giải thích sơ lược và nhắc lại những điều cơ bản của trò chơi, có thể đưa thêm một số yêu cầu cao hơn trước.
- Trẻ thực hiện trò chơi theo đúng luật chơi.
- Đánh giá kết quả trò chơi.
Tôi điều khiển, bao quát lớp và theo dõi tiến trình cuộc chơi một cách chi tiết.
Nhận xét và đánh giá kết quả khi trò chơi kết thúc.
 * Trò chơi dân gian
Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động học giáo dục thể chất, tôi cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của môn học.
 Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.
Chẳng hạn: 
+ Với trò chơi “Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “ Xin khúc đuôi – Tha hồ thầy đuổi”, lập tức trẻ làm “ đuôi” ( đứng sau cùng ) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “ thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại phải làm “ thầy” để đi đuổi những trẻ khác. 
+ Trò “Nhảy dây”, “Trồng nụ trồng hoa”, “ Nhảy lò cò” có nhiều nấc chơi nhỏ: từ bàn một, bàn haiđến bàn mười (Nhảy lò cò); từ một nụ, một hoađến tám hoa (Trồng nụ trồng hoa)Trẻ phải vượt qua dần từng nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi.
+ Trò “Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanh miệng vì nếu câu cuối bài là “ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay ra, ngón tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế là thua.
+ Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”, “Kéo co” kích thích sự học hỏi, đòi hỏi trẻ phải có sức khỏe và sự liên kết cùng bạn bè.
Hình ảnh trẻ tham gia trò chơi dân gian
* Một số điểm cần lưu ý trong khi tổ chức trò chơi vận động.
Dựa vào nội dung giờ học, vào các hoạt động trước và sau khi tổ chức trò chơi, vào mục đích cần phát triển kỹ năng, kỹ xảo nào ở trẻ và sự hứng thú của trẻ để tôi lựa chọn trò chơi cho thích hợp.
- Lưu ý thời gian tổ chức trò chơi: chọn trò chơi có vận động tích cực vào buổi sáng và trò chơi có vận động nhẹ nhàng vào buổi chiều.
- Khi chọn trò chơi vận động để đưa vào phần chính của giờ thể dục, chọn những trò chơi tương ứng với nhóm vận động cơ bản để rèn kỹ năng vận động cho trẻ.
Ví dụ: Để rèn kỹ năng đi, chạy, tôi có thể chọn trò chơi “Đi, chạy theo tín hiệu”. Hay để rèn kỹ năng ném xa bằng một tay, tôi có thể chọn trò chơi “Ném qua dây”.
- Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo rất hiếu động nên cần bao quát khi trẻ chơi, đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
* Quan sát, ghi chép để đánh giá kết quả của trò chơi là một yêu cầu của việc tổ chức trò chơi. Có thể quan sát được toàn bộ trẻ trong lớp, tôi đã căn cứ vào mẫu ghi chép sau để theo dõi và quan sát được toàn bộ trẻ trong lớp và có thể bổ sung thêm cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Kết quả theo dõi trò chơi vận động
+ Tên trò chơi.
+ Thời gian chơi.
+ Địa điểm chơi.
+ Ngày thực hiện.
Các hoạt động
Số trẻ thực hiện được
Số trẻ không thực
hiện được
Ghi chú
Số trẻ
Thời gian
Số trẻ
Nguyên nhân
Thông qua kết quả bảng theo dõi này giúp tôi kịp thời xử lý các tình huống hoặc điều chỉnh các chi tiết của trò chơi thêm sinh động hấp dẫn, trẻ thích thú khi tham gia. Đây cũng là căn cứ để đánh giá kết quả chơi của trẻ: thời gian hoàn thành của từng tổ, cá nhân, số trẻ vi phạm luật chơi, tình hình trật tự kỉ luật của lớp học.
Biện pháp 3: Gợi ý tưởng cho trẻ hoạt động trong phòng thể dục
Không phải lúc nào thiên nhiên cũng ưu đãi cho chúng ta thời tiết thuận lợi, chính vì vậy đôi lúc giờ thể dục lại được tổ chức trong phòng. Làm thế nào để tạo cho trẻ hứng thú khi tham gia?
Hoạt động giáo dục thể chất trong lớp học
Tôi đã thực hiện các bước sau:
Bước 1: Gợi ý tưởng cho trẻ bằng cách đặt tên trò chơi.
Cô đặt sẵn đồ chơi, các dụng cụ ở 4 góc phòng. Sau đó cô đặt tên trò chơi qua các thẻ từ ở 4 góc. Trẻ thích chơi trò chơi góc nào thì sẽ vào góc ấy.
Ví dụ: Góc 1 Hái quả
 Góc 2 Chuyển quả
 Góc 3 Bưng quả qua cầu
 Góc 4 Mâm quả khổng lồ
Chính tên trò chơi sẽ gợi ý các hành động chơi của trẻ. Nhiệm vụ của từng nhóm là sắp xếp dụng cụ và chỉ ra các hành động chơi tương ứng với tên trò chơi, lúc này cô đi quan sát các góc chơi, cô có thể gợi ý với trẻ ( tiết học đầu tiên)
Cô dùng tiếng chuông rung để trẻ đổi góc chơi nếu trẻ thích.
Bước 2: Gợi ý tưởng cho trẻ bằng cách: Trẻ cùng cô điền tiếp các từ còn trồng cho hoàn chỉnh câu trò chơi.
Ví dụ:
 Ếch.......lá sen Ếch ngồi lá sen
 Khỉ.......cây để hái.... Khỉ leo cây để hái quả
Hoặc
 .......ngồi lá sen Ếch ngồi lá sen
 ........leo cây để.... Khỉ leo cây để hái quả
Cũng với cách sắp xếp dụng cụ ở 4 góc như bước 1.
Nhưng lần này cô cắm các thẻ từ có ghi tên trò chơi nhưng chưa đầy đủ từ (từ ở đây có khi là thêm động từ hoặc danh từ vào chổ trống đó) cho đầy đủ nghĩa của tên trò chơi. Sau đó trẻ cũng chọn các góc chơi như ở bước 1.
Bước 3: Trẻ tự sáng tạo trò chơi
Cô dùng cờ cắm vào góc phòng (4, 5 hoặc 6 cờ tương ứng với 4 , 5 hoặc 6 nhóm tùy thích) sau đó tương ứng với mỗi cây cờ là một chiếc lon bí mật.
Cô yêu cầu trẻ:
- Trẻ tự chia nhóm (theo số lượng cờ có trong nhóm).
- Bằng mọi cách trẻ phải tự mở được nắp lon để lấy dụng cụ trong lon ra.
- Mỗi nhóm tự nghĩ ra trò chơi với dụng cụ đó và đặt tên trò chơi cho nhóm của mình.
- Nhóm nào rung chuông nói tên trò chơi trước nhóm đó sẽ thắng với điều kiện không được bắt chước trò chơi của nhau.
Tuy nhiên qua trò chơi của ba bước này tôi nhận thấy các cháu biết bàn bạc, tranh luận và cuối cùng thống nhất đưa ra một trò chơi cho nhóm mình.
Các trò chơi mới này của các nhóm, các cháu cũng tích lũy kinh nghiệm các trò chơi khác mà trẻ đã được chơi. Do vậy, 3/4 nhóm nghĩ ra trò chơi tự chơi, còn một nhóm cô gợi ý tưởng chơi cho 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc