Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học thơ Đường luật với học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học thơ Đường luật với học sinh THCS

 “Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Thế kỉ XXI đã và sẽ chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Do đó, không quá khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm đến Ngoại ngữ, Tin học và các môn khoa học tự nhiên như là một sự bảo đảm cho tương lai. Nhưng thật sai lầm khi học sinh loại bỏ môn Văn ra khỏi hành trang tri thức khi bước vào đời. Từ đó đặt ra nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp cuả văn học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh. Một giờ dạy văn là phải tạo ra được những rung động thẩm mỹ, sâu sắc khiến người ta say mê. Song nhiệm vụ không kém phần quan trọng của giáo viên dạy văn ở trường THCS là rèn luyện kỹ năng văn học cho học sinh. Thực ra không phải từ khi đến trường các em mới có cảm xúc thẩm mỹ, mới có năng lực cảm thụ cái đẹp. Ngay từ thưở còn nằm trong nôi qua lời ru của bà, của mẹ, lớn lên nghe hát, nghe ngâm thơ . Qua các nghệ thuật ấy các em đã tiếp xúc với văn chương. Vì thế đến trường thông qua học tác phẩm văn chương những cảm xúc thẩm mỹ của các em phải được uốn nắn, sửa chữa và bồi dưỡng, nâng lên thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ đúng đắn. Muốn vậy, mỗi giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng bộ môn nhằm nâng cao trình độ kiến thức cho học sinh, đặt cơ sở vững chắc cho các em tiến lên cấp học cao hơn. Với môn Ngữ văn sau khi đổi mới và thực hiện đồng bộ trên cả nước, phần lớn giáo viên dạy văn không khỏi băn khoăn, trăn trở, đang từng ngày từng giờ mày mò và tìm kiếm cho mình một phương pháp dạy học phù hợp, hấp dẫn cho từng kiểu bài, từng thể loại.

doc 21 trang thuychi01 9821
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học thơ Đường luật với học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
                                          Nội dung
Trang
I PHẦN MỞ ĐẦU
1
 1. Lý do chọn đề tài
1
 2. Mục đích của SKKN
2
 3. Cơ sở và đối tượng của SKKN
3
     3.1.Cơ sở nghiên cứu
3
 3.2. Đối tượng nghiên cứu
3
 4. Phạm vi thực hiện
3
II. PHẦN NỘI DUNG
4
 1. Cơ sở lý luận của vấn đề
4
    2. Thực trạng của vấn đề
4
    3. Các biện pháp tiến hành 
5
    4. Hiệu quả của sáng kiến
17
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
 1. Kết luận 
18
 2. Kiến nghị
19
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài	
 “Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Thế kỉ XXI đã và sẽ chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Do đó, không quá khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm đến Ngoại ngữ, Tin học và các môn khoa học tự nhiên như là một sự bảo đảm cho tương lai. Nhưng thật sai lầm khi học sinh loại bỏ môn Văn ra khỏi hành trang tri thức khi bước vào đời. Từ đó đặt ra nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp cuả văn học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh. Một giờ dạy văn là phải tạo ra được những rung động thẩm mỹ, sâu sắc khiến người ta say mê. Song nhiệm vụ không kém phần quan trọng của giáo viên dạy văn ở trường THCS là rèn luyện kỹ năng văn học cho học sinh. Thực ra không phải từ khi đến trường các em mới có cảm xúc thẩm mỹ, mới có năng lực cảm thụ cái đẹp. Ngay từ thưở còn nằm trong nôi qua lời ru của bà, của mẹ, lớn lên nghe hát, nghe ngâm thơ ... Qua các nghệ thuật ấy các em đã tiếp xúc với văn chương. Vì thế đến trường thông qua học tác phẩm văn chương những cảm xúc thẩm mỹ của các em phải được uốn nắn, sửa chữa và bồi dưỡng, nâng lên thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ đúng đắn. Muốn vậy, mỗi giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng bộ môn nhằm nâng cao trình độ kiến thức cho học sinh, đặt cơ sở vững chắc cho các em tiến lên cấp học cao hơn. Với môn Ngữ văn sau khi đổi mới và thực hiện đồng bộ trên cả nước, phần lớn giáo viên dạy văn không khỏi băn khoăn, trăn trở, đang từng ngày từng giờ mày mò và tìm kiếm cho mình một phương pháp dạy học phù hợp, hấp dẫn cho từng kiểu bài, từng thể loại. 
Thơ Đường là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc. Mọi phương diện của nó đều đạt đến trình độ cao của văn học. Thi pháp thơ Đường tiêu biểu cho thi pháp thơ cổ điển của Trung Quốc. Do đó nó rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc. Vì vậy để hiểu được nó một cách thấu đáo là một việc khó chưa nói đến việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được. Ở chương trình ngữ văn THCS học sinh được tìm hiểu một số bài thơ Đường (của tác giả Việt Nam và Trung Quốc). Song khi thực hiện giảng dạy tôi thấy học sinh gặp không ít khó khăn trong việc tiếp nhận tri thức. Đó là các em gặp phải hệ thống ngôn ngữ, các bài thơ Đường luật ngôn ngữ dùng với nhiều hình ảnh: ước lệ, tượng trưng, điển cố, điển tích, từ ngữ Hán Việt... rất xa lạ với học sinh THCS; Những bài thơ Đường luật có yêu cầu rất nghiêm ngặt về niêm luật, đối, vần, bố cục... chính vì thế đòi hỏi học sinh phải nắm chắc những quy định đó một cách tương đối thuần thục thì mới có thể hiểu hết được nội dung, ý nghĩa của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm vào đó và tiếp theo là khoảng cách thời gian. Có những bài thơ của các tác giả Trung Quốc cách xa hàng mười mấy thế kỷ, mà khoảng cách về thời gian luôn có sự khác biệt về tư tưởng, lối sống... Tất cả những khó khăn trên đều tác động không ít tới việc tiếp cận của học sinh đối với tác phẩm.
Xuất phát từ thực tế trên trong quá trình học tập, giảng dạy, tìm hiểu, nghiên cứu và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: "Một số phương pháp dạy học thơ Đường luật với học sinh THCS" để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo nhằm rút ra những vấn đề tối ưu nhất vận dụng vào quá trình giảng dạy.
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với môn Ngữ văn, Hán Việt là lớp từ quan trọng. Vì vậy, việc học tập, tìm hiểu từ Hán Việt là một hoạt động không thể thiếu – ngoài việc học về yếu tố Hán Việt qua phân môn Tiếng Việt thì việc hiểu chữ Hán, từ Hán Việt trong các bài thơ là điều không kém quan trọng. Đây chính là bước đầu học tập cách vận dụng từ ngữ, yếu tố Hán Việt vào văn bản (thơ). Vì vậy, học thơ Đường luật là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh.
- Từ việc đọc và hiểu văn bản (thơ Đường luật), học sinh nắm được một số vốn từ Hán Việt và dùng nó để thực hành – sáng tạo văn bản – điều này thể hiện rõ nguyên tắc tích hợp, đảm bảo cung cấp hệ thống kiến thức và kỹ năng cho học sinh. Như vậy, có thể nói rằng, dạy thơ Đường luật cũng là một cách truyền thụ mang nhiệm vụ kép: vừa cung cấp những tri thức mới vừa là dùng những tín hiệu này để giúp người học bước đầu vận dụng trong quá trình học tập.
- Học thơ Đường luật, học sinh sẽ được giới thiệu và tìm hiểu kỹ một mẫu thể loại nhất định ở trên lớp và qua một số bài tương tự.  Học sinh vừa học để rèn luyện, phân tích và đánh giá tác phẩm. Điều này cũng là để tăng cường tính thực hành ứng dụng phù hợp với nguyên tắc tích hợp.
          - Những tác phẩm thơ Đường luật được đưa vào chương trình giảng dạy ở lớp 7, lớp 8 đã được các nhà soạn sách nghiên cứu chọn lọc khá kỹ với những tác phẩm tiêu biểu. Đó là những bài thơ thực sự có giá trị về nội dung và nghệ thuật trong kho tàng văn học của dân tộc cũng như của nước ngoài. Song, trong quá trình giảng dạy, giáo viên vẫn còn cảm thấy lúng túng, chưa nhất quán trong phương thức giảng dạy, cần được bàn bạc, để đi đến một sự thống nhất chung trong giảng dạy thơ Đường luật ở lớp 7 (dung lượng truyền thụ sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với thời gian theo phân phối chương trình, phù hợp với phương pháp tích cực hóa hiện nay) Đây chính là vấn đề nổi cộm được nhiều giáo viên, nhiều trường quan tâm và đề cập đến khi thực hiện chương trình dạy Ngữ văn 7.
          - Chất lượng học tập môn Ngữ văn nhìn chung chưa cao, đặc biệt đối với những tác phẩm văn chương cổ cụ thể là thơ Đường luật vì khi tiếp xúc với những tác phẩm này, học sinh THCS quá bỡ ngỡ với cách cảm, cách nghĩ của người xưa, nhất là cách diễn đạt ngôn ngữ cổ, bằng những từ Hán Việt mà ngày nay ít được dùng và phổ biến trong thời đại “chữ quốc ngữ làm bá chủ” thay cho thời nho học thuở xưa.
          - Thời gian quy định còn quá eo hẹp cho một số tác phẩm, vì phải dạy như thế nào để đảm bảo việc phân bố chương trình hiện nay? Phù hợp với nguyên tắc tích hợp trong quá trình dạy Ngữ văn? Đây chính là mục đích tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này.
 3.Cơ sở và đối tượng của sáng kiến
3.1. Cơ sở nghiên cứu:
- Những bài thơ Đường luật tuy chiếm một thời lượng không lớn trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở nhưng do đặc điểm riêng biệt của thể loại, thơ Đường luật thực sự là đối tượng thách thức khả năng chiếm lĩnh của người dạy văn và người học văn. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trong giảng dạy theo cảm nhận của cá nhân tôi thì thực sự giáo viên rất sợ khi thao giảng về thơ Đường luật bởi vì bản thân có những giáo viên chưa cảm nhận hết được cái hay của những bài thơ Đường luật, nắm bắt luật thơ còn mơ màng cho nên gặp phải khó khăn khi dạy trên lớp. Đối với giáo viên còn hạn chế thì việc yêu cầu học sinh tiếp thu và lĩnh hội những nét tinh hoa của thơ Đường luật như theo mục tiêu bài học quả là một vấn đề còn khó khăn đối với học sinh lớp 7 - Đây cũng là một vấn đề hết sức trăn trở đối với mỗi giáo viên khi đứng lớp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Những văn bản thơ Đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp 7 mà đối tượng để nghiên cứu cụ thể đó là đặc điểm thơ Đường luật, những vấn đề lưu ý về khai thác kiến thức cũng như phương pháp để có thể hướng dẫn học sinh cảm nhận một bài thơ Đường luật theo yêu cầu của tinh thần đổi mới 
4. Phạm vi thực hiện
  - Tìm hiểu về:
            - Đặc điểm thể thơ Đường luật
           - Cách dạy một số văn bản thơ Đường luật ở Ngữ văn 7 ( thể bát cú Đường luật, thể thơ tứ tuyệt ).
- Thực hiện cho đối tượng  hoc sinh khối 7 khi học thơ Đường luật ở trường trung học cơ sở Hoµng Giang
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề 
Thơ Đường là một thành tựu tiêu biểu của văn học Trung Quốc. Đây là một bộ phận văn học quan trọng, bao gồm những tác phẩm ưu tú, vượt qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị, vừa hiện thực vừa nhân đạo là tiếng nói tình cảm thắm thiết, nhân văn cao cả. Tuy nhiên việc xác định nội dung tư tưởng của các bài thơ Đường là một vấn đề rất khó. Trước đây thơ Đường được đưa vào sách giáo khoa văn học 9 không ít Giáo viên và học sinh gặp khó khăn trong việc dạy và học. Sau khi đổi mới chương trình sách giáo khoa, do tinh thần tích hợp với kiểu văn bản biểu cảm, chùm thơ Đường đã được đưa vào dạy ở lớp 7. Khó khăn lại càng khó khăn hơn bởi vì mọi cái đều xa lạ với các em, từ chữ Hán, thi pháp thơ Đường cho đến cả cảm hứng, thi tứ, cảnh và người trong thơ đến trình độ cảm thụ văn bản thơ  Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là: Dạy thơ Đường như thế nào cho đối tượng 13–14 tuổi đạt kết quả. Từ thực tế đó tôi đã tập trung nghiên cứu và áp dụng trong quá trình giảng dạy để làm sao các em yêu thích và cảm thu, chiếm lĩnh được tác phẩm thơ Đường một cách có hiệu quả cao nhất.
2. Thực trạng vấn đề
 	2.1. Thuận lợi: 
Trong những năm học trước bản thân tôi cũng đã được nhà trường phân công giảng dạy môn ngữ văn 7, Trong năm học này tôi đang trực tiếp giảng dạy ngữ văn của lớp 7. tôi thấy học sinh có khả năng tiếp thu bài nhanh, một số học sinh có năng khiếu về văn chương. Các em có tinh thần học tập ham học hỏi, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ khi lên lớp. Bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề để nâng cao trình độ nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Hiện nay tài liệu tham khảo nhiều giúp ích rất nhiều trong công tác giảng dạy của giáo viên. Song bên cạnh những thuận lợi đó còn có một số những khó khăn khi tham gia thực hiện đề tài.
 	2.2 Khó khăn:         
  	Trong những năm qua bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đã tổ chức rất nhiều chuyên đề về việc nâng cao chất lượng dạy thơ Đường luật trong nhà trường ở khối lớp 7 và lớp 8. Ngoài ra còn làm những chuyên đề hội thảo về nắm bắt đặc điểm thơ Đường luật và cách dạy những bài thơ Đường luật khó trong chương trình. Trong những chuyên đề đó chúng tôi đã chú ý tới vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan như tranh ảnh minh họa và bảng phụ để tạo hứng thú học tập cho học sinh nhưng hiệu quả chưa cao vì tranh vẽ minh họa cho nên chưa đảm bảo độ chính xác cao.
- Trong quá trình giảng dạy về thơ Đường luật giáo viên cũng đã có gắng kết hợp giải nghĩa từ, hình ảnh, điển cổ, điển tích, để HS hiểu rõ ý nghĩa của từng câu thơ. Hướng dẫn HS phát hiện, phân tích cái hay của nhãn tự trong bài thơ. Phân tích nghệ thuật (so sánh, tượng trưng, , và các biện pháp nghệ thuật khác nếu có). Liên hệ so sánh (nếu cần). Qua các hoạt động suy luận , phân tích, phát hiện, thảo luận, nhận định, GV giúp HS tổng hợp, khái quát bài thơ. Giáo viên giúp học sinh bình luận đánh giá bài thơ về cách miêu tả cảnh, cách nghĩ, cách diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả.
Như trên tôi đã nói với trình độ nhận thức của học sinh lớp 7 để tiếp cận, chiếm lĩnh nội dung các tác phẩm về thể loại thơ Đường quả là một vấn đề rất khó khăn trong việc tiếp thu khiến thức, chiếm lĩnh tác phẩm. Qua thực tế dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, qua các tiết thao giảng khi dạy các bài thơ Đường thấy kết quả chưa cao, một số em thậm chí không nắm được nội dung bài học.
Hiện tại môn Ngữ văn đã có tài liệu tham khảo nhưng các một số tác phẩm có đoạn trích được học trong sách giáo khoa ở thư viện không có, do đó rất khó khăn cho học sinh hình dung được nội dung của tác phẩm. Hiện nay do xu thế của xã hội nên học sinh xem nhẹ các môn KHXH trong đó có môn Ngữ văn dẫn đến chất lượng học tập không cao. Thấy được những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã cố gắng khắc phục nghiên cứu để ứng dụng những kinh nghiệm mà trong thực tế tôi đã áp dụng và đã thu được những kết quả nhất định trong quá trình giảng dạy.
3. Các biện pháp tiến hành
Thơ Đường vốn rất xa lạ với học sinh THCS về tư tưởng, về nghệ thuật và về quan điểm thẩm mỹ, tuy nhiên dạy học thơ Đường về đại thể không có gì khác so với dạy học các tác phẩm văn học hiện đại nói chung, vẫn đi theo trình tự các phần các mục của một giờ văn học. Song do tính đặc thù của thơ cổ trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:
* Giúp học sinh tiếp cận tốt tác phẩm:
Tiếp cận tác phẩm là một bước cực kì quan trọng khi dạy và học một tác phẩm văn chương nói chung và đặc biệt là đối với một bài thơ Đường nói riêng. Bấy lâu nay phần lớn giáo viên chưa chú trọng bước này và nghĩ rằng tiếp cận tác phẩm chỉ là đọc tác phẩm và trả lời các câu hỏi cuối bài. Điều đó chưa đủ khi dạy một bài thơ Đường. Trước khi dạy một bài thơ Đường tôi đã gúp các em tiếp cận tác phẩm bằng các việc làm cụ thể như sau: 
* Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Hiểu được nội dung tác phẩm phải gắn tác giả với một giai đoạn lịch sử nhất định để học sinh dễ dàng nắm bắt được ý tưởng của nhà thơ thông qua thời đại, xã hội mà tác giả sinh sống. Không chỉ có thế bởi thơ là tiếng lòng là tiếng nói của con tim thi nhân nên việc nắm được hoàn cảnh của tác giả, tính cách của tác giả cũng là một việc rất cần thiết để hiểu được nội dung tác phẩm. Vì vậy trong mục này tôi cho học sinh tìm hiểu kỹ phần chú thích ở nhà còn bản thân tôi đọc tài liệu thu thập thông tin về tác giả và tác phẩm tổng hợp những ý cơ bản, và dẫn dắc học sinh tiếp nhận thông tin qua phương pháp tái hiện. Bên cạnh đó tôi thu thập các hình ảnh về tác giả, tác phẩm qua mạng intnet , sử dụng poverpoint, trình chiếu trong tiết học gây sự hứng thú , giúp học sinh hình dung được phong thái, tính cách, tâm tư của nhà thơ từ đó tiếp cận nội dung bài thơ một cách dễ dàng. 
* Đọc tác phẩm: 
 Muèn häc sinh hiÓu ®­îc th¬ §­êng luËt -Yªu cÇu häc sinh ph¶i ®äc vµ thuéc v¨n b¶n. Muèn lµm ®­îc nh­ vËy, gi¸o viªn cÇn h­íng dÉn häc sinh chu ®¸o phÇn chuÈn bÞ bµi míi ë nhµ. Phần lớn giáo viên khi dạy thơ Đường chỉ chú ý đến phần dịch thơ và bám vào đó để phân tích (vì phần phiên âm chữ Hán Giáo viên nghĩ là khó nên bỏ qua) . Đọc tác phẩm thơ Đường là phải đọc cả phần phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa và dịch thơ. Đặc biệt chú đến phần phiên âm chữ Hán vì phần phiên âm này có lúc đã vượt khỏi tầm hiểu biết của học sinh, nhưng dù khó đi chăng nữa việc tìm hiểu kĨ phần phiên âm chữ Hán giúp học sinh bước đầu có cách cảm nhận riêng mà phần dịch thơ không thể thay thế được.
 Để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng, các tác giả dùng những từ ngữ gợi tả hình tượng, màu sắc, đường nét cho nổi hình trước mắt người đọc . Đồng thời mỗi bài thơ là một bản nhạc, nhạc của thanh điệu, vần, luật, tiết tấu, đốiSự hài hòa về âm điệu, nhịp điệu,sự thống nhất về âm hưởng làm cho bài thơ trở thành một tấm dệt âm thanh tinh xảo tạo nên một khả năng biểu hiện nội dung mạnh mẽ Vì thế yêu cầu đọc thơ phải “ Vang hết lời, rung hết nhạc” giúp các em biết lắng nghe ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản nghệ thuật ngôn từ, hình thành ở các em nhu cầu cảm nhận, xúc cảm và rung động chân thành trước mỗi cái hay cái đẹp toát ra từ mỗi âm thanh, nhịp điệu, âm hưởng của bài thơ...với mục đích đó khi hướng dẫn đọc tôi hướng dẫn đọc một cách cặn kẽ, hướng dẫn các em đọc sáng tạo, chú ý cách ngắt nhịp, giọng thơ
Đọc sáng tạo là phương pháp đặc biệt với bộ môn văn. Đọc sáng tạo bao gồm cả đọc thầm, đọc thành tiếng. Mỗi người đọc đem phần kinh nghiệm sống, vốn văn hóa riêng của mình vào việc tiếp nhận văn bản, tiếp nhận một cách chủ động sáng tạo. Đọc diễn cảm là một hình thức của đọc sáng tạo.
Nếu hoạt động này làm tốt sẽ giúp học sinh hình dung, tưởng tượng nội dung ẩn chứa trong bài. Chỉ khi nào thực sự hiểu, cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn bản, lúc đó mới có thể đọc diễn cảm được và ngược lại, đọc diễn cảm văn bản cũng chính là cách giúp học sinh hiểu sâu hơn về văn bản. Với thơ Đường giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc chính xác từ ngữ, đúng giọng điệu, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. GV có thể đọc mẫu trước rồi gọi HS đọc.
Ví dụ:
Bài 1: Xa ngắm thác núi Lư của Lý Bạch.
Giáo viên đọc, sau đó hướng dẫn học sinh đọc: Giọng phấn chấn, ngợi ca, nhấn mạnh các từ “vọng”, “quải”, “nghi”. Bản dịch nên đọc chậm rõ theo nhịp 4/3.
Bài 2: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lý Bạch.
Cần đọc giọng chậm, buồn, tình cảm, nhịp 2/3.
Bài 3: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Hạ Tri Chương.
Đọc với giọng buồn, chậm, nhịp 3/4 hai câu cuối giọng hỏi.
Bài 4: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Đỗ Phủ.
Đọc chậm giọng buồn, nhấn mạnh những từ ngữ, hình ảnh đối lập. Chú ý đúng mức bản dịch thơ, dịch nghĩa và phiên âm.
Trong phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản, phần luyện tập đã có hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu văn bản rút ra kết luận khoa học cần thiết nhưng vẫn đòi hỏi sự sáng tạo, gia công sư phạm của giáo viên để giờ học văn thực sự hứng thú với các em, thu hút các em vào hoạt động tìm hiểu tác phẩm.
 	* Chú ý mối quan hệ của các câu thơ và mạch cảm xúc trong từng bài
Cùng là thơ Đường nhưng mỗi bài có một sự sáng tạo riêng. Ở bài “Xa ngắm thác núi Lư” với bố cục 1/3 (Câu một là phông nền cho bức tranh, ba câu sau đặc tả cảnh thác). Bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”có bố cục 2/2 (Hai câu đầu là sự thay đổi của bản thân theo năm tháng, hai câu sau là một tình huống và tâm trạng của tác giả). Bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” lại có kết cấu bốn phần (cảnh tượng gió thu tốc mái nhà tranh; sự bất lực xót xa của nhà thơ trước đám trẻ cướp tranh; nỗi khổ đau trong ngôi nhà mất mát: đoạn cuối là khát vọng, mơ ước của nhà thơ).
Phân tích bài theo bố cục với học sinh lớp 7 sẽ dễ khai thác, dễ tìm hiểu hơn. Ngoài ra, trong quá trình phân tích, bằng hệ thống câu hỏi hợp lý của giáo viên học sinh sẽ thấy được mối liên hệ giữa các câu thơ.
VD: “Bài cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Câu thứ 3 là câu thơ có vai trò như một bản lề nối hai câu với câu 4. Hãy chứng minh?
Giáo viên có thể định hướng: hành động ngẩng đầu nhìn trăng ở câu 3 là một hành động tất yếu để kiểm nghiệm ý 2 câu đầu: ánh sáng phủ trên mặt đất là trăng hay sương? Nhìn trăng, nỗi lòng tác giả với quê hương lại trỗi dậy và lập tức tác giả cúi xuống không phải để nhìn lại ánh trăng mà bởi nỗi lòng nặng trĩu.
* Hướng dẫn học sinh phân tích nghệ thuật đối trong thơ Đường
Có nhiều kiểu đối: tiểu đối, đối câu, đối từ, đối ý... được các tác giả vận dụng linh hoạt sáng tạo. Bởi thế khi phân tích thơ Đường giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát hiện và phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong mỗi bài.
VD: Giáo viên đưa ra câu hỏi: Em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”?
Ở đây 3 câu đầu bài thơ đều tự tách ra 2 vế đối ý, đối lời, riêng câu 4 lại đối lập với 3 câu trước:
Thiếu tiểu ly gia            >< lão đại hồi
Hương âm vô cải           >< mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến      >< bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về  
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng
Trẻ con gặp mặt, không quen biết
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
Ba câu đầu thể hiện rõ tâm trạng nửa vui, nửa buồn, vừa mừng, vừa tủi. Đây là tâm trạng thực của người con bao năm xa quê nhà giờ mới trở về, buồn vui lẫn lộn, những ngọn triều tình cảm, những đợt sóng lòng không kìm nén được, thoắt vui, thoắt buồn, thoắt mừng, thoắt tủi, không tự chủ được. Đọc lên ta cảm giác thấy bước chân hấp tấp, lập cập, líu ríu, tay bắt mặt mừng, nước mắt rơi xuống ướt cả nụ cười trên môi.
Cụ già 86 tuổi nhưng vẫn là người con của quê hương, vẫn giọng quê không đổi với nỗi nhớ không nguôi nhưng đột ngột hẫng hụt biết bao, tủi lòng biết bao khi mình trở thành khách lạ ngay 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tho_duong_l.doc