Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm Non EaTung

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm Non EaTung

Cơ sở lý luận.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp Giáo dục nói chung và sự nghiệp Giáo dục Mầm non nói riêng, bởi vì; Họ là lực lượng đông đảo nhất trong nhà trường, hàng ngày họ trực tiếp chăm sóc giáo dục hàng triệu trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi là những người hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, là người quyết định, người chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; chuẩn bị nguồn lực ban đầu cho Giáo dục, phổ thông, cung cấp nguồn lực trực tiếp cho Giáo dục Tiểu học. Sự nghiệp Giáo dục Mầm non thành hay bại quyết định phần lớn là đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Mầm non. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Mầm non một mặt họ là khách thể quản lý, là đối tượng của tất cả các cấp quản lý Giáo dục mà người quản lý trực tiếp là Hiệu trưởng trường Mầm non. Mặt khác họ là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý của họ là một lớp thế hệ trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi.

Trong xu thế giáo dục hiện nay Đảng, Nhà nước đã chỉ ra rằng: Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết để phát triển con người. Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy Giáo dục thực sự được coi là “Quốc sách hàng đầu”.

Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị những điều kiện, kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 trường Tiểu học. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nó có tầm quan trọng rất lớn trong nhà trường quyết định chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mầm non.

“ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”

 

doc 24 trang hoathepmc36 10455
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm Non EaTung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài .
Trong thời kỳ đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì Nhân tố con người được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục có vai trò quan trọng trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “ Cùng với khoa học và công nghệ, Gáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “ Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”. Sự nghiệp Giáo dục có nhiệm vụ đào tạo, xây dựng những thế hệ con người mới có đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới. Trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, người giáo viên có vị trí quan trọng, là người trực tiếp hình thành nhân cách con người, trang bị tri thức, kỹ năng sống cho học sinh. Nghị quyết Đại hội ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ II khóa VIII đã nói rõ: “ Giáo viên là nhân tố quyết định sự nghiệp Giáo dục”. Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo thành công và phát triển đòi hỏi người Giáo viên phải đảm bảo “Vừa hồng vừa chuyên”, có đủ phẩm chất và năng lực. Giáo dục Mầm non được đặt ở vị trí quan trọng trong hệ thống Giáo dục quốc dân, đây là bậc học xây dựng nền móng đầu tiên cho sự nghiệp Giáo dục, nền móng ấy giúp cho một thế hệ Mầm non có tâm thế vững chắc để bước vào trường Tiểu học. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Giáo dục Mầm non trong những năm qua đã có những chuyển biến rất lớn về mọi mặt như: Quy mô trường lớp được mở rộng, số lượng trẻ ra lớp phát triển mạnh, chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng được nâng lên rõ rệt. Những thành tựu mà giáo dục Mầm non đã đạt được do nhiều nguyên nhân, xong nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Chính họ đã, đang và sẽ tạo nên những kết quả của sự nghiệp Giáo dục Mầm non. Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt, lực lượng quyết định toàn bộ sự nghiệp giáo dục Mầm non, chính vì thế chúng ta cần phải quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, người trực tiếp xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên chính là Hiệu trưởng. 
Trường Mầm non EaTung là một trường luôn có sự thay đổi về công tác đội ngũ, số lượng cán bộ quản lý, giáo viên được điều động đến hàng năm do yêu cầu công tác; cán bộ quản lý trẻ mới được bổ nhiệm từ giáo viên lên, một số giáo viên mới được điều động đến là giáo sinh mới ra trường, trình độ chuyên môn tuy đã đạt chuẩn nhưng chưa có kinh nghiệm, chưa cập nhật theo yêu cầu đổi mới của ngành; hơn nữa số Giáo viên cũ vì trình độ đào tạo trước đây là sơ cấp, trung cấp lớn tuổi lên không tham gia học trên chuẩn. Với trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên quá khập khễnh, chưa đồng đều. Như thế mọi công tác triển khai chỉ đạo, nhất là công tác chăm sóc, giáo dục và tuyên truyền trẻ mầm non gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng như vậy, là một Hiệu trưởng nhà trường, với tấm lòng tâm huyết với nghề tôi luôn trăn trở phải làm sao để xây dựng được tập thể cán bộ giáo viên trường Mầm non EaTung “ Vừa hồng vừa chuyên” . Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm Non EaTung”.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 
- Mục tiêu 
Đánh giá thực trạng, tình hình thực tế của đơn vị trong công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên ở Trường Mầm non EaTung, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phù hợp. 
Nâng cao nhận thức của bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Xây dựng và tổ chức quản lý tốt đội ngũ cán bộ giáo viên trường Mầm non EaTung, hướng tới mục tiêu chung xây dựng hội đồng sư phạm, “Vừa hồng vừa chuyên”, xây dựng thành công trường mầm non EaTung đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, thực hiện tốt công cuộc đổi mới của đất nước, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước. 
- Nhiệm vụ của đề tài
 Tìm hiểu thực tế về tư tưởng, của cán bộ, giáo viên, từng lớp, phân hiệu Tìm hiểu nguyên nhân tại sao một số đồng chí không tham gia học trên chuẩn, chất lượng chuyên môn chưa đồng đều. 
 Đề ra biện pháp thích hợp, kết hợp với chi bộ, các đoàn thể, tuyên truyền thuyết phục động viên giáo viên tham gia học trên chuẩn. 
Trên cơ sở đó đề xuất và lý giải một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên để góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh về mọi mặt
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường Mầm non EaTung - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đăk Lăk. 
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 
Đối tượng và nội dung của công tác quản lý cán bộ, giáo viên rất đa dạng và phong phú. Ở đây tôi xin trình bày; “Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm Non EaTung” Huyện Krông Ana - Tỉnh Đăk Lăk. 
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra 
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp kiểm tra đánh giá 
II. PHẦN NỘI DUNG 
II.1. Cơ sở lý luận.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp Giáo dục nói chung và sự nghiệp Giáo dục Mầm non nói riêng, bởi vì; Họ là lực lượng đông đảo nhất trong nhà trường, hàng ngày họ trực tiếp chăm sóc giáo dục hàng triệu trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi là những người hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, là người quyết định, người chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; chuẩn bị nguồn lực ban đầu cho Giáo dục, phổ thông, cung cấp nguồn lực trực tiếp cho Giáo dục Tiểu học. Sự nghiệp Giáo dục Mầm non thành hay bại quyết định phần lớn là đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Mầm non. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Mầm non một mặt họ là khách thể quản lý, là đối tượng của tất cả các cấp quản lý Giáo dục mà người quản lý trực tiếp là Hiệu trưởng trường Mầm non. Mặt khác họ là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý của họ là một lớp thế hệ trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi.
Trong xu thế giáo dục hiện nay Đảng, Nhà nước đã chỉ ra rằng: Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết để phát triển con người. Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy Giáo dục thực sự được coi là “Quốc sách hàng đầu”.
Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị những điều kiện, kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 trường Tiểu học. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nó có tầm quan trọng rất lớn trong nhà trường quyết định chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mầm non. 
“ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”
 II.2. Thực trạng. 
* Khái quát 
- Tổng số CBVC : 22 đồng chí, dân tộc 06; nữ dân tộc 06 đồng chí.
+ BGH : 03 đồng chí
+ Giáo viên : 15 đồng chí; Nữ : 15; Dân tộc : 05; NDT: 05
+ Nhân viên : 04 đồng chí; Nữ : 03; Dân tộc : 01; NDT: 01
+ Đảng viên : 06 đồng chí; Nữ : 06; Dân tộc : 02; NDT : 02 
- Tổng số học sinh : 200 trẻ/ 07 lớp ; Nữ: 100 trẻ; Dân tộc: 55 trẻ; Nữ dân tộc: 22 trẻ. 
*.Khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức cuối năm học 2013- 2014
Năm học 2013-2014
TT
Tổng số
Trình độ 
chuyên môn
Đảng viên
GV giỏi 
cấp trường
Xếp loại cuối năm
Đạt chuẩn
Trên chuẩn
Xuất sắc
Khá
CBQL
3
3
3
3 = 100%
GV
14
12
2
01
9/11= 81,8%
9 = 64%
5=36%
NV
4
3
1
01
2 = 50%
2= 50%
Tổng cộng
21
15= 71%
6 = 28%
5= 32,8%
9 = 81,8%
14= 66%
7= 33%
Trong quá trình chỉ đạo trường Mầm non EaTung, gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a) Thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi 
Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã EaNa, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường, điều động cán bộ quản lý, giáo viên đủ theo điều lệ trường mầm non.
	Cơ cấu tổ chức Ban giám hiệu phù hợp với Điều lệ trường mầm non, Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao, đều tay.
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề, yêu trẻ, có tinh thần học hỏi, chịu khó, kiên trì trong công việc. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân.
Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng tương đối đầy đủ, 
Hội phụ huynh của trường quan tâm đến đội ngũ, việc học tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. 
- Khó khăn 
Trường có nhiều phân hiệu lẻ các phân hiệu cách xa nhau khoảng 4 km
Một số cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm, giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, giáo viên lớn tuổi ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao. 
Trong công tác chỉ đạo, lên kế hoạch đôi lúc chưa cụ thể, chỉ đạo còn mang tính chung chung, chưa khoa học. 
Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm chăm sóc con em mình. 
b) Thành công, hạn chế
- Thành công
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, giúp bản thân tôi làm tốt công tác chỉ đạo, nhất là công tác quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao kiến thức, chuyên môn, nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm của mình về công việc mình được giao phó.
Biết bám sát vào thực tế tình hình của trường, của địa phương, từng giáo viên để lên kế hoạch và thưc hiện kế hoạch đạt hiệu quả. 
- Hạn chế 
Bên cạnh những thành công trên vẫn còn một số hạn chế; 
Một số cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm kinh nghiệm còn ít, công tác chỉ đạo chưa cụ thể, hiệu quả chưa cao.
Giáo viên là người đồng bào dân tộc thiểu số, giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm còn ít, giáo viên lớn tuổi không muốn tham gia học trên chuẩn. 
c) Mặt mạnh, mặt yếu 
- Mặt mạnh
 Khi áp dụng những phương pháp này đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức tốt hơn về vai trò, trách nhiệm của mình, nhiều đồng chí trẻ trình độ trung cấp mới được điều động đến nhận công tác tại trường giữa năm học 2013-2014 thì đến hè đã đăng ký tham gia học trên chuẩn 03 đồng chí, đến nay trường có 100% giáo viên trẻ chưa có trình độ trên chuẩn, đang tham gia học trên chuẩn. Chất lượng đội ngũ được nâng lên rõ rệt trong công tác 
- Mặt yếu
 Một số cán bộ quản lý, giáo viên trẻ, giáo viên dân tộc còn gặp khó khăn về công tác quản lý, giao tiếp, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch, áp dụng thực tế đôi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, sáng tạo. 
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 
 Được Đảng và Nhà nước quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục, nhất là giáo dục Mầm non đã đảm bảo chế độ kịp thời, dầy đủ, hỗ trợ tiền giáo viên vùng đặc biệt khó khăn ( NĐ 116) .
Được Đảng ủy, Ủy ban, Phòng Giáo dục và đào tạo Krông Ana quan tâm chỉ đạo sát xao.
Ban giám hiệu kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo của các cấp, áp dụng thực tế của trường để linh hoạt, sáng tạo, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
 Đội ngũ cán bộ công chức đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhận thức được tầm quan trọng của bậc học Mầm non, biết áp dụng thực tế của trường, lớp, địa phương để xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Một số đồng chí giáo viên trẻ đang tham gia học trên chuẩn.
Các tổ chức đoàn thể trong trường đoàn kết, nhất trí cao,
 Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến đội ngũ, việc học tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. 
 Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Trường Mầm non EaTung, luôn có sự thay đổi về đội ngũ, số lượng cán bộ quản lý, giáo viên được điều động đến và đi hàng năm do yêu cầu công tác. 
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Trường Mầm non EaTung có tổng số cán bộ quản lý là 3 đồng chí, trong đó có một Phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm từ giáo viên lên kinh nghiệm còn ít. Một số giáo viên trẻ mới được điều động đến trình độ chuyên môn mới đạt trung cấp. 
 Bản thân tôi mới được điều động bổ nhiệm đến nhận công tác lên đôi lúc chưa mạnh dạn, quyết đoán.
Trường có ba phân hiệu lẻ, các phân hiệu cách xa nhau khoảng 4 km, ( trong dó có một phân hiệu Buôn Drai 100% dân ở đây là người đồng bào dân tộc thiểu số. 
Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, nhà xa, một số giáo viên lớn tuổi ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng không đồng đều, xây dựng kế hoạch còn chung chung chưa cụ thể, áp dụng phương pháp còn cứng nhắc, rập khuôn, lên lớp chưa linh hoạt, sáng tạo, phát huy tính tích cực của học sinh chưa cao, chưa nhiệt tình trong công tác chủ nhệm, còn phó thác cho nhà trường.
Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay.
Việc xây dựng đội ngũ có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn “Vừa hồng vừa chuyên” để nâng cao chất lượng đội ngũ là vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ mũi nhọn mà nhà trường chúng tôi đặt ra hiện nay, nhà trường phát triển thì phải có sự đoàn kết của tập thể. Với nhiệm vụ là Hiệu trưởng, chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường thì công tác xây dựng đội ngũ phải được đặt lên hàng đầu. Việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch và thực hiện “ Kỷ cương, nề nếp” trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm, xây dựng khối đoàn kết nội bộ như Bác Hồ đã dạy. 
“ Dễ trăm lần không dân cũng chịu
 Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
II.3. Giải pháp , biện pháp:
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
Nhằm xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, tại trường vì họ là lực lượng nòng cốt, lực lượng quyết định đến toàn bộ sự nghiệp Giáo dục Mầm non, là những người đặt nền móng cho sự nghiệp Giáo dục. Điều 9 điều lệ trường Mầm non đã chỉ rõ: “ Giáo viên nhận nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công tác của mình”. Đội ngũ cán bộ, giáo viên là nguồn lực lớn lao nhất ở trường Mầm non, đó là nguồn lực con người. Những con người làm một nghề có nghiệp vụ cao, tinh tế chứ không phải là nghề phổ thông (bài nói của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 21 tháng 02 năm 1998), chính họ và chỉ có họ mới là những người có đủ tư cách pháp nhân đứng trên bục giảng chăm sóc, giáo dục trẻ, Hiệu trưởng không thể làm thay công việc này ở tất cả các lớp trong trường Mầm non. Họ là đối tượng chủ yếu, đối tượng quyết định làm nên sự nghiệp. Vì vậy, bất kỳ một Hiệu trưởng nào cũng phải chăm lo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên để họ hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Giáo dục Mầm non nói chung và chất lượng giáo dục trẻ trường Mầm non EaTung (nói riêng) đã đề ra, xây dựng thành công trường Mầm non EaTung đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. 
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Xây dựng kế hoạch.
Kiện toàn các tổ chức đoàn thể. 
Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức của người giáo viên .
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường. 
Tăng cường công tác kiểm tra.
Tăng cường cơ sở vật chất. 
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên.
Làm tốt công tác quản lý. 
Qua khảo sát chất lượng đội ngũ, xếp loại tại trường Mầm non EaTung cuối năm học 2013-2014 còn thấp so với chỉ tiêu đặt ra năm học 2014-2015. Trước tình hình thực trạng về chất lượng đội ngũ của nhà trường, tôi suy nghĩ tìm ra những giải pháp để chỉ đạo, nhằm quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức đạt chỉ tiêu đăng ký thi đua đầu năm học với Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng đối với những người làm công tác quản lý, xây dựng kế hoạch là sự sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc cũng như việc phân công con người và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất, tôi đã thực hiện như sau:
Căn cứ vào nhiệm vụ trong năm học và căn cứ vào trình độ năng lực của từng cán bộ, giáo viên để phân công công việc cho từng đồng chí một cách hợp lý. Ai giỏi việc nào phân công làm việc đó tùy vào nội dung công việc của từng tháng, từng tuần để có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể và thời gian thực hiện nhiệm vụ đó để đội ngũ cán bộ giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.
Ngay đầu năm học đã có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng ( bảng phân công nhiệm vụ Số 02/PCNV-MNET ngày 01 tháng 8 năm 2014.
- Đối với lãnh đạo 
1. Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Xuyến 
Bí thư Chi bộ trường Mầm non EaTung, phụ trách công tác Đảng trong chi bộ trường Mầm non EaTung ;
Phụ trách chung các hoạt động của đơn vị, lãnh đạo điều hành công việc của nhà trường, chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ủy ban nhân xã, Phòng GD&ĐT về các hoạt động của đơn vị;
Phụ trách Kế hoạch, Tài chính, Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Công nghệ thông tin; chủ tài khoản của trường Mầm non EaTung; Ra quyết định thành lập và làm trưởng ban chỉ đạo các ban: Kiểm định chất lượng, Hội đồng chuyên môn; Hội đồng các kỳ thi, Hội thi của các khối lớp. Trực tiếp làm chủ tịch các hội đồng: thi đua, khen thưởng, kỷ luật, xét nâng lương... 
Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội, chỉ đạo, giải quyết các vấn đề liên quan đến công chức viên chức.
Phân công công tác cho các Phó hiệu trưởng và CB, VC tại trường Mầm non EaTung.
2. Phó hiệu trưởng: Đ/c Nguyễn Thị Hóa 
Chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng các nội dung sau:
Phụ trách và chỉ đạo chuyên môn nhà trường. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, phụ trách các nội dung liên quan đến: Chất lượng giáo dục, công tác bồi dưỡng thường xuyên, xây dựng trường chuẩn quốc gia, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; công tác tuyển sinh, công tác đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giáo viên, công tác thi đua - khen thưởng. Cùng với khối trưởng khối, khối Lá, xây dựng kế hoạch, giám sát, kiểm tra chuyên môn các thành viên trong khối. Thay mặt Hiệu trưởng giải quyết các công việc khi được Hiệu trưởng giao hoặc ủy quyền;
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.
3. Phó hiệu trưởng: Đ/c Tống Thị Huyền Trâm
Chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng các nội dung sau:
Phụ trách, công tác bán trú, Phổ cập, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, công tác pháp chế, hoạt động ngoài giờ lên lớp, phối hợp thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục Mầm non cùng với khối trưởng khối, khối Mầm, khối Chồi, xây dựng kế hoạch, giám sát, kiểm tra chuyên môn các thành viên trong khối.
Thay mặt Hiệu trưởng giải quyết các công việc khi được Hiệu trưởng giao hoặc ủy quyền;
- Đối với giáo viên
Thực hiện đúng quy chế chuyên môn
Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ năm tháng, tuần, ngày phù hợp với tình hình của lớp. 
Tất cả giáo viên chủ nhiệm lớp ghi chính xác tên cha mẹ, địa chỉ số điện thoại của gia đình trẻ (biết địa chỉ để liên lạc khi cần thiết).
Phải có bản cam kết của gia đình trẻ, khi cho trẻ tự đi từ trường về nhà một mình. Giữ an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ.
Giao tiếp với phụ huynh và mỗi người trong cộng đồng thân thiện, vui vẻ.
Trang phục gọn gàng lịch sự khi đến trường.
Báo cáo số liệu chính xác, đúng thời gian quy định
Phối kết hợp với các đoàn thể thực hiện tốt các phong trào hoạt đông do cấp trên phát động.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công
- Đối với các đoàn thể, tổ khối giao nhiệm vụ cụ thể ( bảng phân công nhiệm vụ Số 02/PCNV-MNET ngày 01 tháng 8 năm 2014.
Cùng với việc xây dựng kế hoạch năm học, phân công nhiệm vụ, xây dựng nội quy, quy chế chuyên môn của nhà trường và thông qua hội đồng sư phạm để cán bộ,

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_va_quan_ly_c.doc