Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non
- Thuận lợi:
Lãnh đạo địa phương đã quan tâm, đồng tình cao về kế hoạch phát triển quy mô trường lớp giai đoạn 2011 - 2015 của nhà trường, các cấp ủy đảng, chính quyền thường xuyên chăm lo đến giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Đây là động lực mạnh mẽ nhất giúp tôi tự tin hơn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Sự phối hợp chăt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể như: Ban chấp hành xã đoàn, Đoàn thanh niên các thôn, Hội phụ nữ, mặt trận, Hội khuyến học xã và đặc biệt là Ban chấp hành hội phụ huynh trong công tác vận động xã hội hóa giáo dục.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện, UBND tỉnh.
Trường có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có diện tích khá rộng: 2922,0m2
Bên cạnh đó, nhà trường có đội ngũ CB, GV, NV nhiệt tình, chịu thương chịu khó, có năng lực trong công tác, khả năng tiếp cận chương trình đổi mới nhanh.
- Khó khăn:
Do điều kiện kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn thấp, nhận thức của lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh còn mang nặng ý thức mong chờ. Ngân sách của địa phương còn hạn hẹp, Nhà nước chưa có sự đầu tư thích đáng cho giáo dục Mầm non. Phòng học chủ yếu là nhà cấp 4; một số phòng chức năng còn thiếu; trang thiết bị nhà trường chưa đảm bảo yêu cầu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Những khó khăn trên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng CSVC, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON Họ tên: Hoàng Thị Lài Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Trường Thủy Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân được Luật giáo dục khẳng định, đây là bậc học vô cùng quan trọng, là cơ sở nền tảng cho quá trình học tập và phát triển tư duy của trẻ, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường phổ thông. Ngày nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, phát triển đáp ứng nhu cầu về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới GD&ĐT, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước. Nghị quyết Trung ương VIII khóa XI có hẳn một chuyên đề dành cho GD&ĐT đó là: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Đối với giáo dục Mầm non việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng là yêu cầu cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục Mầm non. Để đạt được mục tiêu trên, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của từng cơ sở giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ đồng thời tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học bởi đây là điều kiện, phương tiện để truyền tải kiến thức, tư duy cho trẻ. Ở trường Mầm non, nơi tôi công tác, trước đây trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều hạn chế, phòng học chủ yếu là nhà thôn, mướn nhà dân học tạm, bàn ghế chưa theo quy chuẩn, thậm chí các cháu phải ngồi học dưới sàn đất hoặc kê miếng gỗ hay chồng sách vở làm bàn, đồ dùng đồ chơi còn thiếu nhiều và đơn giản nên chưa phát huy được tính tích cực cho trẻ. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi ở cấp học Mầm non đã và đang đem lại tiềm năng sư phạm to lớn cho việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả. Vì thế, chúng ta khẳng định cơ sở vật chất là một điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình xây dựng phong trào giáo dục mầm non nói chung và sự nghiệp GD&ĐT tạo nói riêng, việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất là trách nhiệm đầu tiên của người cán bộ quản lý mà đặc biệt là người hiệu trưởng, muốn chất lượng dạy và học đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đầy đủ từ phòng học, phòng chức năng, các loại đồ dùng trang thiết bị dạy họcvì đây chính là điều kiện cần thiết để giúp trẻ phát triển nhanh hơn, đầy đủ hơn. Trong công tác quản lý, có lẽ đề tài này đã được nhiều nhà quản lý giáo dục nghiên cứu, song đối với bản thân tôi, là một người quản lý đang làm việc tại trường thuộc vùng khó khăn, điều kiện kinh tế của địa phương còn nghèo, đời sống của người dân quanh năm phụ thuộc vào nghề làm ruộng, làm rẫy, văn hóa xã hội phát triển chậm, nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục rất hạn hẹp thì đây chính là vấn đề làm cho tôi quan tâm, trăn trở nhiều hơn cả. Vì điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhiều năm qua, các cháu phải chịu nhiều thiệt thòi vì không được học trong một ngôi trường khang trang, sạch sẽ, thoáng mát như các bạn ở vùng thuận lợi khác. Và thế nên, đối với trường tôi, đây là một đề tài mới, vừa có tính thực tiễn, vừa mang tính chiến lược lâu dài góp phần to lớn vào quá trình xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện đáp ứng nhu cầu bức thiết về giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay và nhằm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Chúng ta khẳng định cơ sở vật chất là điều kiện, phương tiện để nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục và đồng thời hướng tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Song, trong thực tế, theo phân cấp quản lý thì Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp chưa thực sự đầu tư nhiều cho mầm non, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, chưa đáp ứng với sự nghiệp phát triển giáo dục. Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở và tìm các giải pháp để tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: "Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non". 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Đề tài sáng kiến của tôi đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Qua đó đưa ra những giải pháp có tính hệ thống nhằm áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường ngày càng vững mạnh như: Nghiên cứu các tài liệu quy định về chuẩn CSVC và trang thiết bị ở trường mầm non. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất. Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu. Công tác tham mưu của Hiệu trưởng để nhằm tăng trưởng CSVC, trang thiết bị dạy học trong nhà trường. Công tác xã hội hoá giáo dục. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy học của nhà trường. 1.3. Phạm vi áp dụng Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non” với mục đích tăng trưởng cơ sở vật chất, phục vụ tốt nhất cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục mầm non hiện nay, Đề tài đã được áp dụng tại trường tôi và có tính khả thi cao. Vì thế, đề tài này được áp dụng cho tất cả các trường mầm non ở các vùng miền tại huyện Lệ Thủy và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trong toàn tỉnh Quảng Bình. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu Đối với trường Mầm non tôi đang công tác, có 01 điểm trường gồm có 03 lớp Mẫu giáo và 01 nhóm trẻ cộng đồng với 116 cháu trong đó có 01 lớp mẫu giáo lớn: 33 cháu, 01 lớp mẫu giáo nhỡ: 15 cháu, 01 lớp mẫu giáo bé: 32 cháu, 01 nhóm trẻ 24-36 tháng: 36 cháu. Tổng số 04 phòng học, 01 phòng chức năng, 01 bếp bán trú, 01 nhà xe, 01 phòng kho, 03 phòng vệ sinh, đồ chơi ngoài trời 05 loại. Song được sự hổ trợ của UBND Huyện Lệ Thủy, tham mưu tích cực với UBND xã về công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non, chú trọng phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường mà cụ thể là qua duyệt kế hoạch phát triển đầu năm và kế hoạch xây dựng, mua sắm trong năm học: Với tình hình thực tế chung ở địa phương và Nhà trường, để thực hiện được đề tài của mình bản thân tôi may mắn có nhiều thuận lợi cơ bản đó là. - Thuận lợi: Lãnh đạo địa phương đã quan tâm, đồng tình cao về kế hoạch phát triển quy mô trường lớp giai đoạn 2011 - 2015 của nhà trường, các cấp ủy đảng, chính quyền thường xuyên chăm lo đến giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Đây là động lực mạnh mẽ nhất giúp tôi tự tin hơn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Sự phối hợp chăt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể như: Ban chấp hành xã đoàn, Đoàn thanh niên các thôn, Hội phụ nữ, mặt trận, Hội khuyến học xã và đặc biệt là Ban chấp hành hội phụ huynh trong công tác vận động xã hội hóa giáo dục. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện, UBND tỉnh. Trường có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có diện tích khá rộng: 2922,0m2 Bên cạnh đó, nhà trường có đội ngũ CB, GV, NV nhiệt tình, chịu thương chịu khó, có năng lực trong công tác, khả năng tiếp cận chương trình đổi mới nhanh. - Khó khăn: Do điều kiện kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn thấp, nhận thức của lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh còn mang nặng ý thức mong chờ. Ngân sách của địa phương còn hạn hẹp, Nhà nước chưa có sự đầu tư thích đáng cho giáo dục Mầm non. Phòng học chủ yếu là nhà cấp 4; một số phòng chức năng còn thiếu; trang thiết bị nhà trường chưa đảm bảo yêu cầu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Những khó khăn trên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng CSVC, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học. * Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên: - Phòng học chủ yếu nhà cấp 4, các phòng học và trang thiết bị đã xuống cấp. - Kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân còn thấp, nhận thức của một số phụ huynh còn mang tính ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. - Do tiến độ dự án kiên cố hóa trường học xây dựng nhà cao tầng ở điểm trung tâm đang còn chậm. - Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo chưa thiết thực. Những nguyên nhân trên có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ mình phải làm thế nào để có đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn, nhân dân còn nghèo. Tôi cũng đã nghiên cứu các Chỉ thị; Nghị quyết; các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước mong sao tìm được giải pháp, và rồi tôi đã nghĩ đến phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhưng làm sao để thu hút, vận động được các cấp, các ngành và toàn xã hội cùng tham gia? Có lẽ, đối với chức trách nhiệm vụ của mình, thì chỉ bằng “con đường” tham mưu, làm tốt công tác tham mưu mới đẩy nhanh việc xây dựng và tăng trưởng CSVC, trang thiết bị cho nhà trường và xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia năm học 2014-2015. Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non” là để xác định vai trò của người Hiệu trưởng, làm tốt vấn đề này, tôi thiết nghĩ, sẽ giúp nhà trường có CSVC, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội. 2.2. Các giải pháp và việc làm cụ thể: Ngày nay trong tình hình đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục mầm non đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, lấy chất lượng để duy trì phát triển số lượng. Muốn làm được điều đó cần phải, kết hợp sức mạnh cộng đồng, kết hợp sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, sự phối hợp của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong việc tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Trong vấn đề này, người Hiệu trưởng là cầu nối giữa nhà trường với các cấp lãnh đạo ở địa phương, các ban ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể để tham mưu, phối hợp cùng tích cực tham gia thực hiện các kế hoạch của nhà trường có hiệu quả cao nhất. Nói như vậy có nghĩa là, tham mưu có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Chính vì vậy, bản thân tôi thấy công tác tham mưu là một trong những giải pháp có tính quyết định việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của người cán bộ quản lý. Muốn làm tốt công tác tham mưu trong việc tăng trưởng CSVC của nhà trường cần có những giải pháp sau: * Giải pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu quy định về chuẩn CSVC và trang thiết bị ở trường Mầm non: Đây là giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý. Người quản lý phải nghiên cứu đầy đủ các loại tài liệu và nắm chắc được những yêu cầu tối thiểu, cụ thể về các điều kiện về CSVC, trang thiết bị của trường Mầm non lúc đó mới có căn cứ để lập kế hoạch phát triển. Để xây dựng được kế hoạch có tính khả thi cao tôi đã tập trung nghiên cứu Quyết định số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ Trường Mầm non; Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia; Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 Ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non; Các văn bản trên quy định tiêu chuẩn cụ thể về cơ sở vật chất cần thiết đối với trường mầm non như: diện tích phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu 1,5m2/trẻ, phòng học 55m2/phòng, diện tích hiên chơi rộng 2m, lan can cao 0,8m diện tích các phòng chức năng, các phòng hiệu bộ... đều phải đảm bảo diện tích tối thiểu phù hợp với các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra, ở trường mầm non các loại đồ dùng đồ chơi trang thiết bị cũng cần đủ về số lượng và đạt chất lượng (theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Bộ GD&ĐT Ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non) như: các loại đồ dùng học tập: bộ học toán, lô tô, vở các loại.; đồ chơi lắp ghép, xếp hình, các trang thiết bị như: ti vi, máy tính, đầu đĩaCác loại đồ dùng đồ chơi đó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của trẻ ở các độ tuổi bởi vì thông qua các loại đồ dùng đồ chơi tạo nhân cách trẻ hình thành và phát triển. Các tiêu chí về cơ sở vật chất trường học được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020 của Chính phủ (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 20120). * Giải pháp 2. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất Kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý. Nếu không có kế hoạch sẽ không thực hiện được chức năng quản lý. Kế hoạch chính là yếu tố then chốt trong việc thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát triển nhà trường. Vì vậy, tôi luôn luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, hoạch định kế hoạch đối với tất cả các hoạt động của nhà trường, đặc biệt đối với công tác lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đây là một trong những giải pháp quan trọng mang tính chiến lược lâu dài xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất không chỉ một năm, hai năm mà phải 10 năm, 15 năm thậm chí 20 năm vẫn còn giá trị sử dụng. Để làm được điều này, là một người quản lý khi xây dựng kế hoạch cần phải có cái nhìn tổng thể và tầm nhìn chiến lược, cần phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được là gì. Tổ chức rà soát toàn bộ CSVC, đối chiếu theo các tiêu chuẩn, xác định các hạng mục còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu để đưa vào trong kế hoạch phát triển. Trên cơ sở căn cứ vào thực trạng hiện có, các thuận lợi cũng như khó khăn để xây dựng kế hoạch sát thực, tính khả thi cao, như vậy sự thành công của các kế hoạch đề ra là hoàn toàn có cơ sở và mục tiêu sẽ đạt được. Có nhiều loại kế hoạch cần xây dựng đó là kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn gọi là chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ 5 đến 10 năm và được xây dựng trên cơ sở giáo dục đào tạo của UBND huyện giai đoạn 2010 - 2020; Kế hoạch trung hạn có thời gian 5 năm, kế hoạch này cần phải bám sát Nghị quyết của Đảng bộ xã theo nhiệm kỳ, kế hoạch của Phòng GD&ĐT đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch ngắn hạn (2 - 3 năm); Kế hoạch ngắn hạn thường có tính khả thi và hiệu quả thực hiện cao hơn, tiến độ nhanh hơn, đặc biệt là những trường nằm trong kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tôi đã lên kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia năm học 2014-2015 được UBND xã và Phòng GD&ĐT phê duyệt để thực hiện xuyên suốt trong năm học và đem đến kết quả cao. Các kế hoạch trên đều được bổ sung theo kế hoạch từng năm học. Một điều cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch là Kế hoạch phải phù hợp với điều kiện của địa phương và đặc điểm tình hình của nhà trường. Chính vì thế, khi xây dựng kế hoạch tôi đã bám sát các văn bản hướng dẫn của của các cấp, như: - Quyết định số 60/2011/QĐ-TTG ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015... - Quyết định số 6233/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2011 của UBND Huyện về việc phê duyệt kế hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2015; - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. - Nghị quyết Đảng bộ xã khóa XXIII ngày 08 tháng 05 năm 2010. Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXII, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; - Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia; Kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu từ tổng thể đến chi tiết, thời gian bắt đầu thực hiện, các tổ chức tham gia thực hiện, nguồn đầu tư, tổng kinh phí thực thiện và dự kiến móc hoàn thành. Bên cạnh đó, kế hoạch cần nêu rõ các hạng mục đầu tư mới hay tu sửa nâng cấp hoàn chỉnh, mua sắm các loại trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, hành chính, công tác dạy và học, công tác bán trú. Không những thế, trước khi xây dựng kế hoạch cần nắm chắc số lượng trẻ hiện tại và dự đoán số lượng trẻ sẽ huy động vào lớp trong những năm tiếp theo để có số lượng trẻ tương ứng với số phòng học, số lớp, các loại đồ dùng, đồ chơi cần thiết như: bàn ghế, giá góc, sạp, chăn, chiếu và ấn định số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Ví dụ 1: Xây dựng kế hoạch dài hạn 2014 - 2020 ở trường tôi Năm 2014, tôi đã làm kế hoạch, tờ trình về quy hoạch khuôn viên, quy mô, trường lớp, chương trình kiên cố hoá xây dựng 04 phòng học cao tầng; Ví dụ 2: Kế hoạch trung hạn 2010 - 2015 xây dựng Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Kế hoạch này phù hợp với Nghị quyết Đảng Bộ xã khóa XXIII ngày 08 tháng 05 năm 2010; Sau khi hoàn thành kế hoạch dài hạn trên cơ sở kế hoạch của UBND huyện và của Phòng GD&ĐT, tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch trung hạn. Về quy mô trường lớp ở điểm trường Trung tâm đã có 4 phòng học và 01 nhà bếp, nay bổ sung trong kế hoạch xây mới 04 phòng học cao tầng (hiện tại đang được UBND tỉnh đầu tư xây dựng 3.338 tỷ đồng và sẽ đưa vào sử dụng trong năm học 2015 - 2016). Xây dựng hàng rào, khuôn viên được UBND huyện đầu tư xây dựng 642.569 triệu đồng. Xây dựng các phòng chức năng như phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng UBND huyện đầu tư kinh phí 732.914 triệu đồng. Ngoài ra, những hạng mục cấp thiết thì tôi đưa vào kế hoạch hàng năm để tranh thủ các nguồn vốn huy động được từ công tác xã hội hóa và nhà trường chủ động bàn bạc thực hiện như: tu sửa, mua sắm các loại đồ dùng, * Giải pháp 3: Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_tham_m.doc