Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường Mầm non Ea Tung

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường Mầm non Ea Tung

Cơ sở lý luận

Trong xu thế giáo dục hiện nay Đảng, Nhà nước đã chỉ ra rằng: Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết để phát triển con người. Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy Giáo dục thực sự được coi là “Quốc sách hàng đầu”.

Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp Giáo dục nói chung và sự nghiệp Giáo dục Mầm non nói riêng, bởi vì; Họ là lực lượng đông đảo nhất trong nhà trường, hàng ngày họ trực tiếp chăm sóc, giáo dục hàng triệu trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi là những người hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, là người quyết định, người chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; chuẩn bị nguồn lực ban đầu cho Giáo dục, phổ thông, cung cấp nguồn lực trực tiếp cho Giáo dục Tiểu học. Sự nghiệp Giáo dục Mầm non thành hay bại quyết định phần lớn là đội ngũ, giáo viên. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

“ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”

 

doc 45 trang hoathepmc36 6892
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường Mầm non Ea Tung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
Nội dung Trang
PHỤ LỤC: 	01
I. Phần mở đầu: 	02
1. Lý do chọn đề tài
2 .Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:	04 
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn của đề tài 
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
c) Phương pháp thống kê toán học 
II. Phần nội dung 
1. Cơ sở lý luận: 	05
2. Thực trạng 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp: 	07
a. Mục tiêu của giải pháp
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 	08
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp: 	16
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
III. Phần kết luận, kiến nghị: 	17
1. Kết luận
2. Kiến nghị: 	18
I. Phần mở đầu 
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Để quá trình giáo dục mầm non đạt hiệu quả đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay của ngành học và thực hiện theo tinh thần Nghị Quyết TWII khóa XIII “đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Muốn có được đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, người cán bộ quản lý phải luôn luôn có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó tính đa dạng, phức tạp đặc trưng của ngành học mầm non đó là: Vai trò của người giáo viên mầm non rất quan trọng, là người đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ và là người mẹ thứ 2 của các cháu. Lao động của giáo viên mầm non là lao động mang tính khoa học và nghệ thuật đòi hỏi công phu vì cô giáo là tấm gương cho trẻ học và bắt chước. Chính vì thể mà cô giáo mầm non phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất và năng lực chuyên môn để thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục mầm non mới. Để độ ngũ giáo viên có tay nghề vững đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. 
Qua thực trạng về đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Ea Tung chưa đồng đều về trình độ, chuyên môn, thâm niên tuổi đời, tuổi nghề. Chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu giáo dục mầm non. Nhận thức của giáo viên mầm non về công tác bồi dưỡng chuyên môn chưa cao; nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch, còn chung chung; biện pháp chỉ đạo triển khai công tác này chưa khoa học, không thường xuyên, bên cạnh đó năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong nhà trường không đồng đều Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường chưa đồng đều. Đứng trước yêu cầu nội dung chương trình giáo dục mầm non, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự say mê với công việc, luôn luôn tìm tòi khám phá cái mới để phù hợp với chủ đề vì đây chỉ là chương trình khung. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển mạnh, yêu cầu giáo dục mầm non phải luôn có cái mới, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục, hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt nam. 
Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 0- 5 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ. Đội ngũ giáo viên mầm non là lực lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, mọi thành công hay thất bại phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của đội ngũ giáo viên. Do vậy việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên, không thể nói là làm được ngay mà đòi hỏi người quản lý phải có kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn từng năm, định kì, thường xuyên làm thế nào để giúp đội ngũ giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch giáo dục (Giáo án) đúng mục tiêu, phù hợp với tình hình của lớp, trường, địa phương sáng tạo trong việc xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động giáo dục
Trước thực trạng như vậy là một Hiệu trưởng nhà trường, tôi luôn trăn trở phải làm sao để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non EaTung “ Vừa hồng vừa chuyên”. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài:“Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường Mầm non Ea Tung”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu 
Nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, hướng tới mục tiêu chung đội ngũ giáo viên, “Vừa hồng vừa chuyên”, thực hiện tốt công cuộc đổi mới của đất nước, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước. 
Nhiệm vụ của đề tài
 Tìm hiểu thực tế giáo viên, từng lớp, phân hiệu, tìm hiểu nguyên nhân một số đồng chí còn chủ quan chưa chú ý nhiều đến việc đi học nâng cao trình độ, phương pháp lên lớp, các tổ chức tiết học ...
 Đề ra biện pháp phù hợp, kết hợp với các đoàn thể, tuyên truyền giáo viên đi học nâng cao trình độ, tổ chức chuyên đề, học bạn bè, đồng nghiệp, tự học bồi dưỡng thường xuyên áp dụng thục tế vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường Mầm non Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
4. Giới hạn của đề tài.
Đối tượng và nội dung của công tác chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn rất đa dạng và phong phú. Ở đây tôi xin trình bày”Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường Mầm non Ea Tung” Huyện Krông Ana - Tỉnh Đăk Lăk. 
5. Phương pháp nghiên cứu.
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
Phương pháp điều tra 
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp các sản phẩm hoạt động
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
c) Phương pháp thống kê toán học
II. Phần nội dung 
	1. Cơ sở lý luận
Trong xu thế giáo dục hiện nay Đảng, Nhà nước đã chỉ ra rằng: Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết để phát triển con người. Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy Giáo dục thực sự được coi là “Quốc sách hàng đầu”.
Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp Giáo dục nói chung và sự nghiệp Giáo dục Mầm non nói riêng, bởi vì; Họ là lực lượng đông đảo nhất trong nhà trường, hàng ngày họ trực tiếp chăm sóc, giáo dục hàng triệu trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi là những người hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, là người quyết định, người chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; chuẩn bị nguồn lực ban đầu cho Giáo dục, phổ thông, cung cấp nguồn lực trực tiếp cho Giáo dục Tiểu học. Sự nghiệp Giáo dục Mầm non thành hay bại quyết định phần lớn là đội ngũ, giáo viên. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
“ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”
2. Thực trạng 
- Tổng số CBVC : 24 đồng chí, dân tộc 06, nữ dân tộc 06 đồng chí.
+ BGH : 03 đồng chí
+ Giáo viên : 16 đồng chí; Nữ : 16; Dân tộc : 05; NDT: 05
+ Nhân viên : 05 đồng chí; Nữ : 03; Dân tộc : 01; NDT: 01
- Tổng số học sinh : 240 trẻ/ 08 lớp ; Nữ: 131 trẻ; Dân tộc: 76 trẻ; Nữ dân tộc: 30 trẻ. 
- Trình độ, giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh 
Năm học
Giáo viên đạt trình độ chuẩn
Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn
Giáo viên dạy giỏi cấp trường
Giáo viên dạy giỏi cấp huyện
Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
2015-2016
16
3
12
4
1
2016-2017
16
6
13
Không tổ chức
2
2017-2018
16
9
14
Không tổ chức
Không tổ chức
Nguyên nhân chủ quan, khách quan:
Được Đảng và Nhà nước quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục, nhất là giáo dục Mầm non đã đảm bảo chế độ kịp thời, đầy đủ.
Được Đảng ủy, Ủy ban, Phòng Giáo dục và đào tạo Krông Ana quan tâm chỉ đạo sát xao.
Ban giám hiệu kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo của các cấp, áp dụng thực tế của trường để linh hoạt, sáng tạo, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhận thức được tầm quan trọng của bậc học Mầm non, tự giác tham gia học trên chuẩn, bồi dưỡng chuyên môn, tự học bồi dưỡng thường xuyên, thông tin đại chúng.... 
Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu, giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Trường có ba phân hiệu lẻ, các phân hiệu cách xa nhau khoảng 3-4 km nên việc bồi dưỡng chuyên môn chưa đồng đều .
Năm học 2015-2016 trường Mầm non EaTung mới chỉ có 03 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, đến năm học 2017 – 2018 đã có 09 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, tăng 06 giáo viên.
Một số giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, năng lực chuyên môn nghiệp vụ tay nghề của giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng không đồng đều. Chưa chú ý, quan tâm đầu tư nghiên cứu bồi dưỡng thường xuyên để áp dụng vào thực tế, xây dựng kế hoạch giáo dục, xây dựng môi trường, tổ chức các hoạt động .... Nắm phương pháp chưa chắc, chưa tự tin khi lên lớp, cách tổ tổ chức tiết học còn cứng, rời rạc chưa thu hút, phát huy hết tính tích cực của trẻ.
Việc chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn giáo viên để nâng cao chuyên môn, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ mũi nhọn mà nhà trường chúng tôi đặt ra hiện nay. 
Là Hiệu trưởng, quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường, nhất là công tác chỉ đạo chuyên môn, chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm ra các giải pháp, động viên giáo viên tham gia học lớp trên chuẩn để nâng cao trình độ chuyên môn, bố chí những đồng chí có năng lực, nhiệt tình giữ các chức vụ chủ chốt trong nhà trường như: chủ tịch công đoàn, đoàn thanh niên, khối trường, chỉ đạo chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên... làm sao để mỗi giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng chuyên môn là việc làm thường xuyên, liên tục.
	3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm nâng cao trình độ trên chuẩn, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề cho giáo viên, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường, vì họ là lực lượng nòng cốt, lực lượng quyết định đến toàn bộ sự nghiệp Giáo dục mầm non, là những người đặt nền móng cho sự nghiệp Giáo dục. Điều 9 điều lệ trường Mầm non đã chỉ rõ: “Giáo viên nhận nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công tác của mình”. Đội ngũ giáo viên, là nguồn lực lớn lao nhất ở trường Mầm non, đó là nguồn lực con người. Những con người làm một nghề có nghiệp vụ cao, tinh tế chứ không phải là nghề phổ thông (bài nói của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 21 tháng 02 năm 1998), chính họ và chỉ có họ mới là những người có đủ tư cách pháp nhân đứng trên bục giảng, chăm sóc, giáo dục trẻ, Hiệu trưởng không thể làm thay công việc này ở tất cả các lớp trong trường mầm non. Vì vậy, bất kỳ một Hiệu trưởng nào cũng phải chăm lo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, để họ hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Giáo dục mầm non nói chung và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trường Mầm non EaTung (nói riêng) đã đề ra.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Qua khảo sát năm học 2015-2016 trình độ giáo viên học trên chuẩn quá thấp, giáo viên dạy giỏi các cấp số lượng, chất lượng chưa cao. so với chỉ tiêu đề ra. Trước tình hình thực trạng trên, tôi suy nghĩ tìm ra những giải pháp để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Giải pháp 1: Bồi dưỡng về công tác tư tưởng, chính trị cho đội ngũ giáo viên
Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, do đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định, mà các văn kiện của Đảng và Nhà nước đều nêu rõ trong chỉ thị 40/ CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự là những “ Kỹ sư tâm hồn”.
Mặt khác nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Mọi suy nghĩ đều dẫn đến hành động của chúng ta do đó nếu nhận thức “Đúng” và “Thông” thì vấn đề “Vận hành” đúng là chuyện tất nhiên. Vì vậy với một đội ngũ không đồng đều... Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm các biện pháp để chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn có hiệu quả, làm gì để giúp giáo viên yên tâm công tác gắn bó với nghề hơn. Tôi thường xuyên động viên an ủi và gợi cho đội ngũ thấy sự phát triển về quy mô trường lớp, niềm tin về mái trường khang trang, sạch đẹp, sự kính trọng của quý bậc phụ huynh đối với nghề cô giáo.
Bản thân tôi là cán bộ quản lý cũng luôn không hài lòng, thoả mãn về những gì đạt được, luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho đội ngũ giáo viên, công nhân viên, luôn tìm cách tác động vào đội ngũ như đưa ra những chuẩn thi đua, phát động những phong trào hỗ trợ chuyên môn thật phù hợp với điều kiện của đơn vị.
Ví dụ: trong thang điểm thi đua thì phần chuyên môn đặt cao hơn những nhiệm vụ khác, chuyên môn nhân hệ số hai, tổ chức thi đua nếu được công nhận nhiều tiết dạy giỏi sẽ cho tham gia dự thi cấp huyện, cấp tỉnh, đề nghị nâng lương trước thời hạn cho giáo viên nhằm động viên, khích lệ giáo viên. Nói chung tuỳ theo tình hình đơn vị mà xoáy vào yêu cầu cao đối với đội ngũ, nếu đội ngũ còn yếu chuyên môn thì tăng điểm phần chuyên môn và ngược lại đội ngũ thường xuyên vi phạm kỷ luật thì xoáy vào phần chính trị tư tưởng và việc thực hiện quy chế chuyên môn. Trong cách quản lý với đội ngũ chi thức tôi cũng lưu ý đến vấn đề đó là; góp ý xây dựng cho mọi người hơn là ghi nhận những sai sót họ đã làm và đặc biệt hạn chế nêu những khuyết điểm cá nhân không đáng ra tập thể sư phạm điều đó dễ gây sự xúc phạm, bất mãn và họ cảm thấy thiếu sự tôn trọng.
Ngoài công tác giáo dục về nhận thức tư tưởng cho đội ngũ, người quản lý phải biết khơi dậy tiềm tàng mỗi con người lòng tự trọng, ước muốn phát triển và xác định đúng hướng đi phù hợp.
Giải pháp 2: Nâng cao trình độ trên chuẩn giáo viên
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dài hạn, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học trên chuẩn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở các trường sư phạm như: học vào các dịp hè, trong năm học phân công dạy thay hợp lý, như vậy giáo viên mới yên tâm đi học, đảm bảo nhà trường có một đội ngũ giáo viên, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 2015 đến nay trường đã tăng 06 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. 
Giải pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề cho, giáo viên. 
Tăng cường chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn để giáo viên giúp đỡ nhau một cách thiết thực nhất, vì ban giám hiệu không thể cùng một lúc sinh hoạt đều ở các tổ. Do đó ngay từ đầu năm học khi phân lớp tôi đã chú ý phân công giáo viên hợp lý trong các tổ. Tổ chuyên môn nào cũng bố trí giáo viên có năng khiếu làm nòng cốt hướng dẫn tổ, ngoài ra khi chọn tổ trưởng, tôi chú ý chọn giáo viên có năng lực, nhiệt tình năng động, có khả năng tập hợp giáo viên để tổ chức sinh hoạt tổ. Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt một tháng/ 2 lần, xây dựng kế hoạch sinh hoạt trong tháng, các tiết dạy mẫu, chuyên đề, thao giảng, hội giảng có chất lượng cho giáo viên dự giờ học tập, khi đi dự phải ghi chép đầy đủ, chi tiết, có phần nhận xét và xếp loại, rút kinh nghiệm . 
Bồi dưỡng xây dựng kế hoạch hoạt động một ngày của trẻ (Giáo án). 
Để biện pháp bồi dưỡng mang lại hiệu quả cao trước hết người quản lý phải hiểu rõ giáo viên của mình: từ trình độ chuyên môn đến cá tính riêng, xác định năng lực, sở trường trong từng hoạt động, hoạt động nào còn hạn chế hay yếu kém về kỹ năng thiết kế hoạt động, kỹ xảo, phương pháp, về năng lực quản lý lớp học, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục... và nhất là năng lực sư phạm, từ đó mới có biện pháp bồi dưỡng thích hợp cho từng đối tượng. Bồi dưỡng về kế hoạch giáo dục (Giáo án): Để có một giáo án có chất lượng thì người soạn bài phải xác định được mục đích yêu cầu của đề tài, từ đó tìm ra phương pháp cho phù hợp. Giáo viên nào còn yếu về năng lực soạn bài thì phải tìm hiểu nguyên nhân cụ thể:
 Ví dụ: Giáo viên nắm phương pháp chưa vững thì xác định mục đích yêu cầu của bài chưa sát, chưa chính xác với đề tài khi soạn bài (thường là giáo viên mới) 
Phương pháp đặt tên cho các hoạt động chưa chính xác, chưa hợp lý. Để nắm bắt được các nội dung trên, tôi thường xuyên kiểm tra uốn nắn kịp thời, cho giáo viên cách soạn, chỉ đạo Phó hiệu trưởng, phân công cho tổ chuyên môn kèm cặp. Tổ chức soạn giáo án mẫu nhận xét đánh giá kỹ càng, có xếp loại để giáo viên học tập.
Bồi dưỡng cho giáo viên, những nội dung, phương pháp kiến thức, kỹ năng, hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo mầm non hiện nay. 
Qua tiết dạy (dự giờ, thao giảng, chuyên đề, Hội thi) Công tác thăm lớp dự giờ là công việc thường xuyên của Người quản lý, giúp cho cán bộ quản lý phân loại giáo viên để có biện pháp giúp đỡ. Thông qua dự giờ để đánh giá đúng khả năng thực hiện của từng giáo viên. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho từng giáo viên; ví dụ: Cô Hòa dạy lớp Nhóm trẻ nắm phương pháp tốt nhưng khi lên lớp tổ chức tiết dạy còn cứng nhắc, rập khuôn, chưa biết cách gây hứng thú khuyến khích động viên trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực Sau khi dự giờ tôi đã nhận xét và phân tích cho giáo viên hiểu tầm quan trọng của việc tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài, giúp trẻ tập trung vào tình huống mà cô giáo tạo ra. Từ đó trẻ tiếp thu bài một cách tự nhiên hơn, không gò bó áp đặt trẻ. Trong quá trình dự giờ cần phát hiện những tồn tại mà giáo viên còn mắc phải, để giúp cho giáo viên tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất. 
Bồi dưỡng qua chuyên đề: Việc chỉ đạo chuyên đề ở trường mầm non có ý nghĩa rất quan trọng là một biện pháp rất tích cực và có hiệu quả trong việc nâng cao tay nghề cho giáo viên. Muốn chỉ đạo tốt các chuyên đề thì đầu năm học phải nắm bắt cụ thể các chuyên đề chi đạo của bậc học, khi cấp trên phổ biến xuống nhà trường tổ chức cho giáo viên được học lý thuyết. Tôi lên kế hoạch chỉ đạo Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức chuyền đề trong năm, hàng tháng, hàng tuần cụ thể, lên kế hoạch dạy mẫu cho từng chuyên đề. Chọn những giáo viên có năng khiếu chuyên môn về từng chuyên đề để dạy mẫu.
Trước lúc bố trí giáo viên dạy mẫu cho chuyên đề tôi cùng Phó Hiệu trưởng và khối trưởng góp ý xây dựng giáo án, xây dựng các biện pháp cách tổ chức, chuẩn bị đồ dùng trực quan chu đáo đầy đủ rồi mới tiến hành dạy cho hội đồng giáo viên xem và rút kinh nghiệm. Sau những lần được dự giờ dạy mẫu tôi tổ chức cho giáo viên rút kinh nghiệm và giáo viên tiếp tục đăng ký dạy thực hành để ban giám hiệu, khối trưởng dự giờ góp ý. Hàng tháng có kế hoạch dự giờ các nhóm lớp theo kế hoạch chỉ đạo của từng chuyên đề.
Trong các chuyên đề cấp trên chi đạo chúng tôi chi đạo rất cụ thể, chỉ đạo dứt điểm từng chuyên đề nên đội ngũ giáo viên đều nắm vững phương pháp, biết tạo môi trường, làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho từng chuyên đề, trẻ được học mọi lúc mọi nơi và giáo viên đã biết dạy nhuần nhuyễn giữa bộ môn này và bộ môn khác một cách phù hợp. Vào cuối năm học tôi tổng kết đánh kết quả thực hiện từng chuyên đề và rút kinh nghiệm để chỉ đạo cho năm học tiếp theo.
Bồi dưỡng giáo viên qua các phong trào thi đua: Hội thi giáo viên dạy giỏi; Hội thi vẽ tranh dành cho trẻ mầm non; Hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Trong công tác quản lý người phụ trách phải biết tạo yếu tố hạt nhân làm nòng cốt cho phong trào. Phát huy hết tiềm năng của cá nhân và tập thể. Qua các hội thi giáo viên sẽ rút được nhiều kinh nghiệm nhanh chóng và trưởng thành trong chuyên môn, qua đó động viên 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_chi_dao_boi_duong_chu.doc