Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non

Cơ sở lý luận và thực hiện đề tài .

Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Như vậy, việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như powerpoint .). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học.

VD: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website nói về chủ đề đang học.(điều này một giáo án thông thường không thể có được)

Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này, sẽ góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.Bởi vì nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa thì nên cho trẻ mầm non tiếp cận với công nghệ thông tin ngay từ đầu là đã tạo cho trẻ tiền đề vững chắc cho những chủ nhân đất nước mai sau.

 

doc 26 trang hoathepmc36 12461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA
TRƯỜNG MẪU GIÁO EA NA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC-GIÁO DỤC TRẺ Ở LỨA TUỔI MẦM NON.
Họ và tên : Nguyễn Thị Hải Yến
Chức vụ: Giáo viên
Năm học:2014- 2015
Giáo viên:Nguyễn Thị Hải Yến
NĂM HỌC: 2014 - 2015
 Ea Na, tháng 5/2014
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC-GIÁO DỤC TRẺ Ở LỨA TUỔI MẦM NON.
Họ và tên : Nguyễn Thị Hải Yến
Chức vụ: Giáo viên
Eana:Ngày 16 tháng 03 năm 2015
MỤC LỤC
 Phần nội dung
 I. Phần mở đầu 
 I.1. Lý do chọn đề tài 
 I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 
I.3. Đối tượng nghiên cứu 
I.4. Phạm vi nghiên cứu 
I.5. Phương pháp nghiên cứu 
II. Phần nội dung 
II.1. Cơ sở lý luận và thực hiện đề tài 
 II.2. Thực trạng 
a. Thuận lợi - Khó khăn b. Thành công –hạn chế 
 c. Mặt mạnh - mặt yếu 
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 
e. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng 
III. Những giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp ,biện pháp 
b. Nội dung và các thức thực hiện 
c. Điều kiện thực hiện các giải pháp ,biện pháp 
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp , giải pháp 
e.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
II.4. Kết quả đạt được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
III. Kết luận , kiến nghị . 
III.1-Kết luận 
III.2 –Kiến nghị 
Trang
3
3
3
4
4
5
5
5
6
6
7
8
8
9
9
10
10
11
11
20
20
21
21
22
22
23
ĐỀ TÀI:MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở LỨA TUỔI MẦM NON.
I/ Phaàn môû ñaàu.
I.1 – Lyù do choïn ñeà taøi
Sự bùng nổ công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết, giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ và luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm Non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hiện nay các trường Mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, nối mạng Internettạo diều kiện cho người giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học. 
Trên thực tế, có những bài giảng nội dung kiến thức khó, đòi hỏi phải có hình ảnh trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi tham quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. 
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy, tổ chức các trò chơi cho trẻ là đòi hỏi cấp thiết cho tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng về tin học để có thể sáng tạo tiết dạy cho sinh động hiệu quả nhưng phù hợp với từng môn học tránh lặp đi lặp lại một hình thức sẽ làm mất đi hứng thú của trẻ.
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ và phần mềm tin học vào công tác dạy học trong trường mầm non, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non”.
I.2 – Muïc tieâu, nhieäm vuï cuûa ñeà taøi 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của trẻ, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần như kiểu truyền thống. Trẻ được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động để trải nghiệm thể hiện khả năng và ý kiến của bản thân, được tạo mọi cơ hội để phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình . Giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhanh và khắc sâu trong trí nhớ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ mầm non sẽ góp phần làm cho người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên trong thời đại công nghệ thông tin. Đây là điều kiện thuận lợi cho các Nhà trường trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ. Từ đó, sẽ giúp cô và trẻ dễ dàng gần gũi để trò chuyện, trao đổi những kiến thức, những bài học bổ ích, những kĩ năng sống phù hợp với cuộc sống hiện đại mà trẻ đang sống, cũng như dễ dàng giúp trẻ cảm nhận được cuộc sống xung quanh trẻ, một cuộc sống tràn đầy những điều bí ẩn, mới lạ và luôn lung linh những sắc màu.
Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet. Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim. sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ.
I.3 – Ñoái töôïng nghieân cöùu
Trẻ 5-6 tuổi, Trường Mẫu giáo Eana.
I.4 - Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ độ tuổi 5-6 tuổi.
I.5 – Phöông phaùp nghieân cöùu 
- Phương pháp quan sát - đàm thoại, trực quan hành động.
- Phương pháp thực hành – luyện tập
- Phương pháp dùng lời- giảng giải – giải thích
- Phương pháp điều tra - kiểm tra - phỏng vấn- thống kê
II- Phaàn noäi dung:
II.1 – Cơ sở lý luận và thực hiện đề tài .
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Như vậy, việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như powerpoint ...). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học.
VD: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website nói về chủ đề đang học...(điều này một giáo án thông thường không thể có được)
Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này, sẽ góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.Bởi vì nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa thì nên cho trẻ mầm non tiếp cận với công nghệ thông tin ngay từ đầu là đã tạo cho trẻ tiền đề vững chắc cho những chủ nhân đất nước mai sau.
II.2 – Thöïc traïng:
a. Thuaän lôïi – Khoù khaên 
*Thuận lợi: 
 Trường Mầm Non Eana là một trường đạt chuẩn quốc gia, một ngôi trường khang trang, sạch đẹp nằm ở trung tâm thị xã với điều kiện cơ sở vật chất rất đầy đủ và đa dạng, địa điểm rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ các phòng học trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ. 
Lễ khai giảng và đón bằng công nhận chuẩn quốc gia cấp độ một
Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn quan tâm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi: Trang bị cơ sở vật chất , các thiết bị hiện đại hệ thống máy tính, mạng internet, giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin từ đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy một cách dễ dàng và nhanh chóng. 
Trường luôn tạo điều kiện cho các giáo viên tham gia các lớp học vi tính để nâng cao khả năng ứng dụng phần mềm tin học như : Phần mềm PowerPoint, phần mềm Photosohp, ....
Ban giám hiệu trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. 
Các cháu ở thị xã gần trung tâm thị trấn và thành phố nên nắm bắt mọi tình huống rất nhanh, gia đình lại có điều kiện tốt, hầu hết các gia đình đều có máy vi tính, các thiết bị hiện đại, đồng thời có sự rèn luyện thường xuyên của ba mẹ làm cho trẻ say mê trong việc tiếp thu công nghệ thông tin.
 Ngoài ra, phụ huynh lớp tôi còn rất thân thiện đã có sự phối hợp với các giáo viên trong lớp trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. 
*Khó khăn: 
Trẻ sinh ra trong rất nhiều gia đình có nhiều hoàn cảnh khác nhau nên một số trẻ ảnh hưởng của yếu tố di truyền và yếu tố tâm sinh lý cũng khác nhau, không phải trẻ nào sinh ra cũng được thừa hưởng sự may mắn, được khỏe mạnh thông minh. Trong lớp vẫn có những trẻ chậm phát triển, tiếp thu bài chậm, nhút nhát, thụ động nên không muốn tiếp xúc nói chuyện và hoạt động cùng các trẻ khác. Và trường Mẫu giáo Eana chưa có phòng học chức năng như: Phòng phòng vi tính , phòng âm nhạc, phòng múa, phòng vẽ, phòng truyền thống nên khi áp dụng công nghệ thông tin còn hạn chế .
 b. Thaønh coâng – Haïn cheá
*Thành công:
Phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài dạy thì những nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Giúp trẻ có cái nhìn phong phú hơn, hiểu biết hơn về môi trường tự nhiên và xã hội, từ đó trẻ sẽ phát triển toàn diện hơn về tư duy, trí tuệ, kỹ năng sống cũng như mọi mặt của nhân cách con người.
Việc tìm tòi ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ giúp chúng ta rất nhiều về các kỹ năng sử dụng máy tính và kiến thức của chúng ta sẽ được mở rộng hơn. Đồng thời giảm bớt thời gian của chúng ta trong việc làm đồ dùng, vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Ngoài ra những tư liệu ấy còn được sử dụng lâu dài và nhân rộng.
*Hạn chế
Do dễ dàng có thể lấy được những hình ảnh, đoạn phim...trên các trang mạng nên nhiều khi giáo viên không chịu sưu tầm, tìm tòi những vật thật cho trẻ trực tiếp quan sát, sờ, nắn, nếm, ngửi...vì thế sẽ làm cho trẻ bị giảm đi các kỹ năng trải nghiệm thực tế. Do đó chúng ta phải biết lựa chọn những bài dạy thích hợp để ứng dụng công nghệ thông tin cho phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy, hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus...và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn. 
 c. Maët maïnh – Maët yeáu
*Mặt mạnh: 
Bản thân tôi là một giáo viên có kiến thức và trình độ về tin học. Tuy không nhiều nhưng cũng nắm được những kiến thức cơ bản của các phầm mềm mà mọi người hay ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng giáo án điện tử để dạy trẻ. Nên tôi thấy dễ dàng hơn khi thiết kế một giáo án điện tử cho bài dạy của mình. 
Ngày nay với sự phát triển mạnh của mạng thông tin, truyền thông trên Internet giúp cho tôi rất thuận lợi để chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên phong phú cho việc lựa chọn những hình ảnh, âm thanh, phim sống động ... để xây dựng giáo án điện tử. 
 	*Maët yeáu: 
Các thiết bị trình chiếu ứng dụng các phần mềm sử dụng cho tiết dạy luôn thay đổi ngày càng hiện đại, trong điều kiện của cá nhân tôi có thể tiếp cận và cập nhật các thông tin này còn nhiều khó khăn, do vậy còn lúng túng trong quá trình sử dụng.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài dạy để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng không đúng chỗ, đúng lúc, nhiều khi còn lạm dụng, vì vậy vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nó.Kiến thức về lĩnh vực tin học của cá nhân tôi còn nhiều hạn chế, mới nắm được một số phần mềm như phần mềm Power Point, phần mềm Photoshop, còn một số phầm mềm hỗ trî cho việc soạn giáo án điện tử như: phần mềm Window Movie Maker, phầm mềm Flash, những phần mềm làm hình động chưa được học do vậy còn rất nhiều hạn chế trong quá trình ứng dụng các phần mềm đó vào việc xây dựng giáo án điện tử.
Khi sử dụng công nghệ thông tin điều cần thiết đầu tiên là tiếng Anh. Tuy các nội dung tiếng Việt đang phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú nhất trên Internet là bằng tiếng Anh. Ngoại ngữ của tôi còn chưa vững, chưa nhiều vốn từ tiếng anh nên tôi còn bị hạn chế khá nhiều 
d. Caùc nguyeân nhaân, caùc yeáu toá taùc ñoäng .
Hiện nay, tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông rất mạnh mẽ và nhanh chóng, vai trò của công nghệ thông tin cũng ngày càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Chính do tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của công nghệ thông tin và truyền thông mà đã có tác động to lớn và toàn diện đến xã hội loài người, và hiển nhiên tác động mạnh mẽ trực tiếp đến giáo dục, đặc biệt là ngành giáo dục mầm non. Vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ làm thay đổi môi trường giáo dục cho trẻ tạo ra một môi trường hiện đại cung cấp tối đa khả năng tự học, tự rèn luyện để lĩnh hội tri thức, luyện tập những kỹ năng cần thiết và năng lực tự giải quyết các vấn đề. Góp phần phát triển tính sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, tạo ra một con người nhân cách toàn diện.
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 Đất nước ta đã và đang trên con đường thực hiện con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Sự bùng nổ công nghệ thông tin đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết, giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ và luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả, không chỉ giáo viên mà trẻ cũng có nhu cầu lớn trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin qua việc học và chơi.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm Non là nền tảng đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hiện nay các trường Mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, với hệ thống máy tính, nối mạng Internettạo diều kiện cho người giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, song vì điều kiện kinh tế , do cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế chỉ có máy tính cho giáo viên chưa có phòng máy dành cho trẻ nên trẻ tiếp cận nền công nghệ thông tin còn mờ nhạt, đây cũng là mặt hạn chế trong công tác hướng dẫn trẻ đén với công nghệ thông tin. 
Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Trên thực tế, có những bài giảng nội dung kiến thức khó, đòi hỏi phải có hình ảnh trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi tham quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. 
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy, tổ chức các trò chơi cho trẻ là đòi hỏi cấp thiết. Mặc dù cơ sở vật chất của trường Mẫu giáo eana còn hạn chế, chưa có phòng tin học riêng và trình độ giáo viên mầm non để áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng còn hạn chế. 
 III – Giaûi phaùp, bieän phaùp:
a. Muïc tieâu cuûa giaûi phaùp , biện pháp .
Nâng cao chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng đầu của toàn xã hội. Và mầm non là ngưỡng cửa đầu tiên mà các bé được tiếp xúc để học hỏi những cái hay, cái đẹp của nền giáo dục nước nhà. Trong công cuộc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một trong những biện pháp góp phần tạo nên điều đó. 
Tăng cường sự tham gia hứng thú của trẻ trong các hoạt động giáo dục ở lớp, trong nhà trường cũng như ở nhà để nâng cao hiệu quả khi ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài học của trẻ. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của các giáo viên đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế .
Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, sống động được chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng góp phần hình thành cho trẻ nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non.
b. Noäi dung vaø caùch thöùc thực hieän caùc giaûi phaùp vaø bieän phaùp 
 	* Biện pháp thứ nhất: Ứng dụng công nghệ thông tin phải phù hợp với bài dạy.
Việc sử dụng các phần mềm tin học trong việc giảng dạy các môn học thu hút được sự chú ý của trẻ trong giờ học, nhưng phải biết ứng dụng sao cho phù hợp để tạo ra được kết quả cao nhất trong quá trình giảng dạy. Và dù áp dụng hình thức nào thì điều cần nhất vẫn luôn là cần đầu tư giáo án tốt, luôn tìm tòi có sự đổi mới, những cái hay, cái đẹp và những điều rút ra kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Với mỗi bài dạy giáo viên phải luôn suy nghĩ mình cần làm gì để lôi cuốn và phát huy được tính sáng tạo, năng động, sự hứng thú của trẻ vào bài học.
Ví dụ: Khi dạy trẻ khám phá về động vật sống dưới nước, cô cần chuẩn bị giáo án tốt, soạn đầy đủ các bước lên lớp và chuẩn bị đồ dùng phong phú, đa dạng. Có thể cho trẻ quan sát vật thật một số con vật sống dưới nước như tôm, cua, cá, ... để trẻ tìm hiểu, ngoài ra cô cho trẻ xem hình ảnh một số động vật sống dưới nước trên Power Point như con cá ngựa, bạch tuộc, cá voi, cá mập
Chọn bài giảng thích hợp: Khi soạn giáo án điện tử giáo viên nên cân nhắc việc đưa công nghệ thông tin vào bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1 cách hợp lý dựa vào nội dung mục đích yêu cầ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.doc