Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường Mầm Non EaTung

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường Mầm Non EaTung

Cơ sở lý luận.

 Xã hội càng văn minh thì nhu cầu tinh thần, nhất là hoạt động nghệ thuật càng cao. Người ta không chỉ lo đến cái ăn, cái mặc, mà quan tâm nhiều đến hoạt động văn hóa tinh thần, trong đó nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật trở thành cái cần thiết hằng ngày, tựa như cơm ăn nước uống vậy.

 Các nhà tâm lý học Âu-Mỹ đã khẳng định rằng cẩn phải vun đắp mầm mống hoạt động ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Từ tiếng hát à ơi của người mẹ khi trẻ còn nằm trong nôi, đến việc trẻ tiếp xúc với thế giới đồ vật đồ chơi màu sắc hấp dẫn, rồi dần dần trẻ tự tạo ra cái đẹp như xây một ngôi nhà đẹp, vẽ một bức tranh, hay nghe, hay hát và vận động theo nhạc .nhu cầu, năng lực cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật được hình thành.

 Cho trẻ tiếp xúc, làm quen với các loại hình nghệ thuật là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu lĩnh hội được nội dung dạy các môn học mang tính nghệ thuật.

 Trường mầm non thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động ngày lễ, ngày hội cho trẻ sẽ hình thành ở trẻ nhu cầu, tiền đề cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật sau này.

 

doc 27 trang hoathepmc36 10471
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường Mầm Non EaTung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài 
Trong thời kỳ đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc nâng cao các kỹ năng sống cho thế hệ tương lai là một trong những vấn đề được quan tâm của xã hội hiện nay. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích, thành những con người mới. Một trong ba mục tiêu cải cách giáo dục của nước ta là: làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục mẫu giáo đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai. Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới, chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học” Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt.
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì các hoạt động ngoại khóa và ngày hội ngày lễ có một vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được.
Ngày hội, ngày lễ là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất để giáo dục trẻ những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ.
Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường lớp mầm non là một hoạt động được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục chung là đào tạo con người phát triển hài hòa cả về trí lực lẫn tinh thần. Cho nên có thể coi việc tổ chức ngày hội, ngày lễ như là một phương tiện giáo dục cho trẻ mẫu giáo.
Các ngày hội, ngày lễ góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và làm giàu cho những tâm hồn trẻ thơ những tình cảm đẹp đẽ, yêu thương con người, yêu quê hương xứ sở của mình Chẳng hạn, tổ chức đón tết Nguyên Đán cho trẻ ở trường lớp mầm non sẽ làm cho trẻ thêm yêu đất nước, phong tục tập quán lành mạnh của dân tộc. Ngày tết cổ truyền sẽ để lại trong tâm hồn trẻ những xúc cảm sâu sắc, sau này dù có đi xa đi chăng nữa trẻ vẫn nhớ về hương vị ngày tết của tuổi thơ, của quê hương mình.
Không khí vui vẻ, tưng bừng của ngày hội, ngày lễ làm cho trẻ phấn khởi thêm, vui tươi, làm cho trẻ được thay đổi không khí của những ngày học đơn điệu, tạo cho trẻ cảm xúc mới mẻ thêm yêu và gắn bó với cô giáo, với bạn bè và các mối quan hệ xã hội xung quanh trẻ.
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, khi trẻ tham gia vào các hoạt động ngày lễ, ngày hội và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, về cuộc sống của con người, sự quan tâm chia sẻ của trẻ đối với người thân, với các bạn và tất cả mọi người. Khi tham gia vào các hoạt động lễ hội trẻ được trải nghiệm, được thực hành từ đó trẻ có kiến thức về cuộc sống, có những kỹ năng cơ bản về cuộc sống khi chính bản thân trẻ được trực tiếp tham gia. Ngoài ra khi trẻ tham gia vào ngày hội ngày lễ và các hoạt động ngoại khóa giúp cho trẻ phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Trẻ được giao lưu với các bạn lớp khác, với các bác, các cô chú làm ở những nghề nghiệp khác nhau, với mọi người ở những lứa tuổi khác nhau giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong cuộc sống. Đặc biệt hơn đối với trẻ, trẻ rất hào hứng và thích thú. Với sự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý chỉ đạo. 
Là một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị, xứng đáng là một trường trọng điểm, đáp ứng với yêu cầu, tiêu chuẩn của trường Chuẩn quốc gia bậc học Mầm non huyện nhà. Luôn làm theo lời dạy của Bác Hồ “Mẫu giáo tốt mở đầu nền giáo dục tốt ”. Vì vậy, Tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường Mầm Non EaTung” để nghiên cứu. Với mong muốn được đóng góp một phần hết sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động lễ, hội trong trường mầm non, để đáp ứng được những yêu cầu mới của Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đất nước hội nhập. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học Mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có tránh nhiệm gieo những hạt giống, mầm non tốt, tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ mai sau. Thấy rõ tầm quan trọng của bậc học Mầm non, những năm gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 
* Mục tiêu
- Nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động lễ hội ở trường Mầm non EaTung. 
- Giúp giáo viên và học sinh có kỹ năng sinh hoạt ngoại khóa của tốt hơn. 
- Giúp bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ.
- Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và các kỹ năng cho trẻ Mầm non.
	- Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả cán bộ giáo viên, nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa, hoạt động lễ hội trong nhà trường.
	 * Nhiệm vụ của đề tài
 - Tìm hiểu thực tế việc thực hiện các hoạt động lễ hội của trường mầm non EaTung qua nhiều năm.
 - Tìm hiểu nguyên nhân tại sao việc thực hiện các hoạt động ngoại khóa, cách tổ chức các ngày hội, ngày lễ của trường nhiều năm qua chất lượng hiệu quả chưa cao.
 - Đề ra biện pháp thích hợp để chỉ đạo giáo viên có tư tưởng lập trường vững vàng, yêu nghề, yêu trẻ. Tự học tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, và tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong thời đại đổi mới hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Giáo viên, học sinh trường Mầm non EaTung – Xã EaNa – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk. 
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 
Đối tượng và nội dung của công tác tổ chức các ngày lễ, ngày hội, ngoại khóa, đa dạng và phong phú. Ở đây tôi xin trình bày “Một số biện pháp tổ chức lễ hội ở trường Mầm non EaTung”. Xã EaNa -Huyện Krông Ana - Tỉnh Đăk Lăk. 
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp điều tra, nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn.
 Phương pháp luyện tập, thực hành.
 Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 Phương pháp trắc nghiệm.
 Phương pháp thống kê.
 Phương pháp quan sát, các hoạt động của giáo viên, học sinh.
 Phương pháp phân tích và tổng hợp.
	 Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG 
II.1. Cơ sở lý luận.
 Xã hội càng văn minh thì nhu cầu tinh thần, nhất là hoạt động nghệ thuật càng cao. Người ta không chỉ lo đến cái ăn, cái mặc, mà quan tâm nhiều đến hoạt động văn hóa tinh thần, trong đó nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật trở thành cái cần thiết hằng ngày, tựa như cơm ăn nước uống vậy.
	Các nhà tâm lý học Âu-Mỹ đã khẳng định rằng cẩn phải vun đắp mầm mống hoạt động ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Từ tiếng hát à ơi của người mẹ khi trẻ còn nằm trong nôi, đến việc trẻ tiếp xúc với thế giới đồ vật đồ chơi màu sắc hấp dẫn, rồi dần dần trẻ tự tạo ra cái đẹp như xây một ngôi nhà đẹp, vẽ một bức tranh, hay nghe, hay hát và vận động theo nhạc.nhu cầu, năng lực cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật được hình thành.
	Cho trẻ tiếp xúc, làm quen với các loại hình nghệ thuật là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu lĩnh hội được nội dung dạy các môn học mang tính nghệ thuật. 
	Trường mầm non thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động ngày lễ, ngày hội cho trẻ sẽ hình thành ở trẻ nhu cầu, tiền đề cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật sau này.
II.2. Thực trạng. 
* Khái quát
Những năm học qua trường thường xuyên tổ chức các hoạt động Lễ - Hội nhằm tạo sự vui tươi phấn khởi trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt, vui chơi bổ ích. Tuy nhiên, nhiều giáo viên và học sinh còn hạn chế về các kỹ năng tổ chức và thực hiện hoạt động ngoại khóa.
Trong quá trình chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động lễ hội và hoạt động ngoại khóa ở trường Mầm non EaTung, gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi 
Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã EaNa, địa phương nơi địa bàn trường đóng, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường.
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi, chịu khó, kiên trì trong công việc. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân.
Cơ sở vật chất trang thiết bị, tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đầy đủ để tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày hội, ngày lễ trong trường lớp mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường tổ chức. 
- Khó khăn
Bản thân tôi và tập thể đều không được đào tạo chuyên sâu việc tổ chức lễ hội cho trẻ, đa phần là thực hiện chủ yêu dựa vào kỹ năng tự rèn luyện.
Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, một số giáo viên lớn tuổi ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng không đồng đều, một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp, còn lúng túng trong việc vận dụng các kỹ năng âm nhạc để tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngày hội, ngày lễ cho trẻ.
Trong công tác chỉ đạo bản thân tôi lên kế hoạch đôi lúc chưa cụ thể, chỉ đạo còn mang tính chung chung, chưa khoa học, chưa phát huy hết khả năng của giáo viên.
Một số phụ huynh ở Buôn Drai chưa thật sự quan tâm đến các hoạt động lễ hội ở trường lớp mầm non.
b. Thành công, hạn chế
- Thành công
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, giúp bản thân tôi làm tốt công tác hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khóa, các hoạt động lễ hội, giáo viên nâng cao kiến thức, nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm tầm quan trọng của giáo dục Mầm non và của bản thân mình. Biết bám sát vào kế hoạch của nhà trường và thực tế của lớp, để lên kế hoạch phù hợp với cách tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động, có kinh nghiệm làm các loại đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ, đạo cụ để phục vụ cho các hoạt động lễ hội. Từ đó chất lượng giáo dục kỹ năng sống được nâng lên thông qua các hoạt động lễ hội của trường.
- Hạn chế 
Bên cạnh những thành công trên vẫn còn một số hạn chế; một số giáo viên là người đồng bào dân tộc thiểu số, giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm còn ít, giáo viên lớn tuổi chưa linh hoạt, sáng tạo, trong các phong trào hoạt động, chưa khai thác triệt để nội dung các hoạt động, lên kế hoạch hoạt động của trẻ tham gia lễ hội thực tế đôi khi còn rập khuôn, cứng nhắc, chưa sáng tạo, chưa đổi mới liên tục. Làm đồ dùng đồ chơi, dụng cụ, đạo cụ, phương tiện để phục vụ tổ chức ngày hội, ngày lễ chất lượng hiệu quả chưa cao. 
c. Mặt mạnh, mặt yếu 
- Mặt mạnh
 Khi áp dụng những phương pháp này đã giúp nhà trường và giáo viên chủ động trong việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch, phù hợp, sát tình hình của lớp, linh hoạt trong các hoạt động, có sự đầu tư cho việc lên chương trình, kế hoạch, làm đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ, đạo cụ, thực hiện các kỹ năng hoạt động ngoại khóa được nâng cao, dẫn đến chất lượng các ngày hội, ngày lễ của trẻ ngày càng tiến bộ rõ rệt.
- Mặt yếu
 Một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch, áp dụng các hoạt động kỹ năng sinh hoạt tập thể đôi lúc hiệu quả chưa cao, một số hoạt động tổ chức còn cứng, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ, chưa linh hoạt, nhạy bén khi tổ chức chương trình.
Một số học sinh dân tộc giao tiếp bằng tiếng phổ thông đôi lúc chưa mạnh dạn, tự tin, ngôn ngữ chưa mạch lạc, còn e dè, lung túng. Nên việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt lễ hội như trò chơi dân gian, trò chơi vận động trẻ tiếp thu chậm, không khí buổi lễ chưa được sôi nổi.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 
 Cơ sở vật chất trang thiết bị, tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ Mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Ban giám hiệu làm tốt công tác xã hội hóa, kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo của các cấp, áp dụng thực tế của trường để chỉ đạo mọi hoạt động.
 Đội ngũ cán bộ công chức đã đạt chuẩn và trên chuẩn, nhận thức được tầm quan trọng của bậc học Mầm non, biết áp dụng thực tế của trường, lớp, địa phương để xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổ chức lễ hội cho trẻ.
Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Trường có giáo viên trẻ kinh nghiệm còn ít, chưa hăng say trong các hoạt động ngoại khóa, còn nhút nhác, chưa nhanh nhẹn, chưa linh hoạt trong các hoạt động tổ chức chương trình lễ hội cho trẻ, một số giáo viên lớn tuổi kỹ năng tổ chức các hoạt động chưa sôi nổi.
Bản thân tôi lên kế hoạch hoạt động đôi lúc chưa cụ thể, chưa sáng tạo, chỉ đạo còn mang tính chung chung, chưa khoa học, công tác bồi dưỡng kỹ năng tổ chức sinh hoạt cho giáo viên chưa đa dạng, chưa sâu, các hoạt động lễ hội còn ít. Vì vậy kết quả trên cô và trẻ đạt chưa cao như mong muốn. Chưa phát huy được tính tích cực, chủ động ở trẻ, một số giáo viên chưa chịu khó tạo môi trường để trẻ được hoạt động, tham quan và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Phương pháp tổ chức các họat động lễ hội còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, chưa sáng tạo.
Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và thiếu làm gương tốt cho trẻ noi theo. 
II.3. Các biện pháp thực hiện.
a. Mục tiêu của biện pháp 
Mục tiêu của các biện pháp là nhằm bổ sung tư tưởng, hoạt động chuyên môn, công tác giáo dục, hoàn thiện kĩ năng sư phạm, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên trong đơn vị, thông qua đó, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục Mầm non, theo kịp và đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, lễ hội cho đội ngũ giáo viên và học sinh là công việc thường xuyên, liên tục, không ngừng nâng cao.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường lớp mầm non là một hoạt động giáo dục trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục đạo đức thẫm mĩ cho trẻ. Thông qua các hoạt động nghệ thuật trong các ngày hội, ngày lễ trẻ được ôn luyện củng cố các nội dung đã học.
- Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi về nhận thức, thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp tổ chức hoạt động lễ hội và ngoại khóa cho trẻ. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho trẻ niềm vui, sự tự tin, mạnh dạn, sự hiểu biết và có thêm nhiều kinh nghiệm về kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động tập thể.
- Trước tình hình thực trạng về chất lượng tổ chức các hoạt động lễ hội, ngoại khóa của nhà trường, tôi suy nghĩ tìm ra những biện pháp để chỉ đạo các hoạt động goại khóa, nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức lễ hội, chất lượng phong trào hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mầm non EaTung .
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ trong năm:
- Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng, dựa trên sự mong muốn của phụ huynh và nhu cầu của học sinh tôi đã xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức các ngày lễ hội và các hoạt động ngoại khóa trong năm học cho phù hợp với các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm trong năm. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả.
* Lên kế hoạch các ngày hội, ngày lễ trong chương trình, trong năm;
- Ngày khai giảng được coi là ngày hội đến trường của bé, vì vậy nhà trường cần tổ chức long trọng, tạo ra được quang cảnh vui, làm cho trẻ hồ hởi, vui sướng. Buổi lễ cần được tổ chức một cách tự nhiên chào đón các bạn bè mới vào trường.
- Tết Trung thu: là ngày tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, Tết trung thu tổ chức vào ngày rằm tháng tám. Chương trình cần chú ý đến các hoạt động : Múa sư tử, múa lân, rước đèn, phá cổ, hát múa dân gian
- Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt nam. Chú ý khai thác tình cảm chân thành long biết ơn của trẻ với cô giáo.Tổ chức ngày này cần chuẩn bị sớm, phát động cho trẻ tự làm những sản phẩm tạo hình trên lớp tặng cô.
- Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12): Tổ chức ngày này cần cho trẻ biết những gian khổ hi sinh của các chú bộ đội canh giữ cho cuộc sống hòa bình, để các cháu được hạnh phúc, vui chơi. Từ đó giáo dục trẻ long yêu thương các chú bộ đội.
- Ngày tết Nguyên Đán: Là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cần tổ chức cho trẻ đón xuân, đón năm mới với tâm trạng vui mừng, giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, tình cảm gắn bó giữa các dân tộc. Tổ chức Tết Nguyên Đán vào ngày cuối cùng trẻ ở trường, trước khi nghỉ tết, tập trung vào chủ đề mùa xuân và khai thác các khía cạnh tình cảm của trẻ với thiên nhiên, với mọi người thông qua văn hóa của các dân tộc, các vùng miền.
- Ngày phụ nữ quốc tế 8/3: Tạo ra được quang cảnh và các hoạt động thiết thực để trẻ nhậ biết ngày 8/3 là ngày vui của phụ nữ. Nhân ngày này giáo dục trẻ sự kính trọng, long biết ơn và tình cảm của trẻ với bà, mẹ, cô giáo và tôn trọng các bạn gái. Tổ chức ngày 8/3 cần chú ý phát động từ những ngày trước đó, cho trẻ làm những sản phẩm vẽ, thủ công, để tặng bà, tặng mẹ, tặng cô giáo, tặng bạn gái. Giáo dục sự quan tâm đối với các bạn gái.
- Ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5) : Thông qua lễ kỹ niệm để trẻ có thể biết được Bác Hồ là người dẫn dắt nhân dân Việt Nam giành lấy độc lập tự do. Khi còn sống, Bác rất yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng. Với những tiết mục có những nội dung thiết thực và hình thức tổ chức sinh động tạo cho trẻ long biết ơn và kính yêu Bác Hồ, đồn thời cũng đem đến cho trẻ tình cảm với Thủ đô Hà Nội thân yêu, nơi có Bác Hồ yên nghỉ trong Lăng.
- Ngày sơ kết, tổng kết năm học và ngày tết thiếu nhi (1/6):
+ Ngày tổng kết năm học và ngày quốc tế thiếu nhi cũng phải tổ chức nhẹ nhàng, ngắn gọn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, để lại ở trẻ những ấn tượng tốt đẹp qua một năm học vui, bổ ích và lí thú.
Ở lễ khai giảng có hình thức đón trẻ 3 tuổi vào thường thì ở lễ tổng kết sẽ có hình thức tiễn trẻ 5 tuổi lên lớp một. Các bạn sẽ được tặng hoa, được chúc mừng. Chương trình văn nghệ với các tiết mục có nội dung thể hiện tình cảm của trẻ yêu mến, lưu luyến trường mầm non được gắn quyện vào buổi lễ. Có sự quan tâm của cô giáo của trẻ, của phụ huynh.
Ngày khai giảng và ngày tổng kết phải thật sự là ngày của bé. Không tiến hành tổ chức lễ khai giảng và tổng kết năm học ở trường mầm non theo cách của người lớn, Nghi lễ giới thiệu đại bbieeur, báo cáo diễn văn dài dòng, nặng nề gây ra sự căng thẳng mệt mỏi đối với trẻ.
	- Tổ chức lễ khai giảng và tổng kết năm học cần được sắp xếp để tất cả các cháu trong trường cùng được tham dự. Không nên tổ chức theo hình thức mỗi lớp chỉ cử một số cháu đi đại diện. 
- Mỗi ngày lễ lại có nội dung riêng của nó, nhà trường và cô giáo cần cố gắng tìm cách khai thác để trẻ cảm nhận được nội dung và ý nghĩa của từng ngày hôi

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_le_hoi_o_truo.doc