Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Tiểu học là bậc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Luật phổ cập giáo dục Tiểu học ghi: "Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng vì nó là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ phải xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân để đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Hội nghị Quốc tế năm 1968 cũng đã kết luận: “Nếu đứa trẻ không đạt kết quả tốt ở bậc Tiểu học thì cũng khó tiến bộ được trong những năm tiếp theo”. Vì vậy, hiện nay trên thế giới, các quốc gia đều quan tâm đến giáo dục Tiểu học.

Cũng như các môn học khác, môn Tiếng Việt là môn học góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở trường Tiểu học theo đặc trưng của môn học. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường nhằm tạo cho học sinh sử dụng tiếng Việt văn hoá và hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt, nhà trường còn rèn cho các em khả năng tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm lành mạnh, trong sáng.

Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, phân môn Chính tả có vị trí quan trọng, nó giúp học sinh hình thành năng lực, thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hoá, tiếng Việt chuẩn mực. Trong khi viết phải kết hợp với đọc chuẩn để tạo cho học sinh thói quen viết đúng, đọc đúng. Viết đúng chính tả cùng với tập viết, tập đọc, tập nói giúp cho người học chiếm lĩnh được tiếng Việt văn hoá, là công cụ để tư duy và học tập tốt các môn học khác, cũng như cách viết văn bản nghệ thuật, văn bản hành chính . Trang bị cho học sinh một số công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp (ghi chép, viết, đọc và hiểu bài học, bài tập.)

Mặt khác, đọc đúng, viết đúng mới phát triển được ngôn ngữ và tư duy khoa học cho học sinh. Viết đúng chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như: Tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ . Cách biểu thị tình cảm đó được thể hiện trong việc viết đúng có nghĩa là không sai lỗi chính tả. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, nhất là đối với học sinh Tiểu học, bởi vì giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng chính tả cho học sinh.

 

doc 16 trang thuychi01 41174
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 PHẦN
TRANG
A. Mở đầu
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
B. Nội dung
4
1. Cơ sở lí luận
4
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
6
3. Biện pháp và tổ chức thực hiện
8
C. Kết luận, kiến nghị
15
1. Kết luận
15
2. Kiến nghị
16
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Tiểu học là bậc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Luật phổ cập giáo dục Tiểu học ghi: "Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng vì nó là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ phải xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân để đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Hội nghị Quốc tế năm 1968 cũng đã kết luận: “Nếu đứa trẻ không đạt kết quả tốt ở bậc Tiểu học thì cũng khó tiến bộ được trong những năm tiếp theo”. Vì vậy, hiện nay trên thế giới, các quốc gia đều quan tâm đến giáo dục Tiểu học.
Cũng như các môn học khác, môn Tiếng Việt là môn học góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở trường Tiểu học theo đặc trưng của môn học. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường nhằm tạo cho học sinh sử dụng tiếng Việt văn hoá và hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt, nhà trường còn rèn cho các em khả năng tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm lành mạnh, trong sáng.
Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, phân môn Chính tả có vị trí quan trọng, nó giúp học sinh hình thành năng lực, thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hoá, tiếng Việt chuẩn mực. Trong khi viết phải kết hợp với đọc chuẩn để tạo cho học sinh thói quen viết đúng, đọc đúng. Viết đúng chính tả cùng với tập viết, tập đọc, tập nói giúp cho người học chiếm lĩnh được tiếng Việt văn hoá, là công cụ để tư duy và học tập tốt các môn học khác, cũng như cách viết văn bản nghệ thuật, văn bản hành chính ... Trang bị cho học sinh một số công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp (ghi chép, viết, đọc và hiểu bài học, bài tập...)
Mặt khác, đọc đúng, viết đúng mới phát triển được ngôn ngữ và tư duy khoa học cho học sinh. Viết đúng chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như: Tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ ... Cách biểu thị tình cảm đó được thể hiện trong việc viết đúng có nghĩa là không sai lỗi chính tả. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, nhất là đối với học sinh Tiểu học, bởi vì giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng chính tả cho học sinh.
Trong thực tế hiện nay, do phát âm của các vùng miền khác nhau nên kỹ năng nói và thói quen viết đúng chính tả của học sinh Tiểu học chưa được tốt. 
Với tầm quan trọng của phân môn Chính tả như tôi đã nêu ở trên, để đáp ứng được yêu cầu mục tiêu môn học đề ra thì trách nhiệm của người giáo viên tiểu học trong giảng dạy là không nhỏ. Thấy rõ được trách nhiệm của mình phải làm gì để giúp các em nắm vững được quy tắc chính tả, thao tác viết nối các con chữ cũng như độ cao, độ rộng của chúng, cách trình bày một văn bản như thế nào cho đẹp, khoa học là cả một vấn đề tương đối khó khăn. Xuất phát từ vấn đề thực tế dạy học, qua nghiên cứu cũng như trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy: Nhiều em còn viết chưa cẩn thận, nguệch ngoạc,..., theo mẫu chữ hiện hành thì các em còn sai nhiều, chữ nối không liền mạch, viết hoa tùy tiện, lộn xộn, độ cao của các con chữ không ổn định. Chính vì vậy, tôi đã trăn trở, suy nghĩ, phải làm thế nào để trong mỗi giờ chính tả các em đặt bút ghi lại những điều cô vừa đọc mà không thắc mắc: "Viết chữ tr hay chữ ch, chữ ng hay chữ ngh...?". Dạy học phân môn Chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung ở lớp 3 nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cũng như tạo cho em lòng ham mê thích thú khi học Tiếng Việt nói riêng. Bởi trên thực tế, nếu người nói "Phát âm không chuẩn" không thể làm người nghe hiểu mình muốn gì thì "Viết không đúng" cũng không thể diễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Đặc biệt trong chương trình phổ thông, môn Tiếng Việt là môn "Chủ lực và trọng tâm" để có thể khai thác kiến thức các môn học khác một cách tốt nhất.
Vì vậy để giải quyết được phần nào đó về tình trạng học sinh còn viết sai lỗi chính tả, tôi đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu đề tài: "Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3". 
2. Mục đích nghiên cứu:
- Điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh; nguyên nhân của các lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục.
- Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn Chính tả hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt.
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân và những giáo viên trong khối dạy tốt phân môn Chính tả.
- Có những ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng về lỗi chính tả phổ biến của học sinh lớp 3.
- Những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy – học Chính tả.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Sử dụng phương pháp này khi nghiên cứu các tài liệu nói về vấn đề dạy học phân môn Chính tả, nghiên cứu các bài viết, công trình nghiên cứu trên tập san, tạp chí,  có liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho việc điều tra thực trạng.
4. 2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Bằng các câu hỏi phỏng vấn:
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy khối 3.
- Học sinh khối 3.
4.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
Dùng công thức toán học tính tỉ lệ % các số liệu thu được để có sự đánh giá đúng nhất.
Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên được thực hiện một cách thống nhất, quan hệ chặt chẽ bổ sung lẫn nhau. 
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Cơ sở tâm lí học của việc xác lập nguyên tắc và phương pháp giảng dạy chính tả.
Nguyên tắc dạy chính tả có cơ sở tâm lý học. Viết chữ và viết đúng không chỉ là vận động cơ bắp mà còn là những thao tác trí óc của người viết. Kĩ năng chính tả bao gồm các cử động phối hợp thuần thục của ngón tay, bàn tay, cổ tay, cánh tay để sử dụng bút thực hiện đúng các chữ viết, để đảm bảo khu biệt tốc độ viết chữ nhanh. Yêu cầu trên đây thường được giải quyết ở phân môn Tập viết, nhưng cần tiếp tục duy trì, củng cố bền vững để đạt đến mức tự động hoá cao, có như vậy mới tránh được những lỗi khi viết chính tả, gây lầm lẫn giữa các chữ cái. Việc hình thành kỹ năng chính tả khẳng định vai trò của ý thức. "Sự thuần thục của chính tả không phải là sự suy tính cần đặt những chữ cái phù hợp ở vị trí nào" mà kỹ năng chính tả phải đạt tới mức độ tự động hoá một cách tự giác. Mức độ thông thạo chính tả thể hiện ở việc viết đúng các chữ cái ở mọi vị trí cần thiết của chúng, phụ thuộc vào hoạt động cơ bắp và thần kinh của các bộ phận cơ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động viết.
Chính tả tiếng Việt thuộc loại chính tả ngữ âm, viết chính tả chủ yếu là ghi âm tiết, thể hiện các thành phần âm vị đoạn tính hay siêu đoạn tính trong cấu trúc âm tiết thành chữ âm tiết. Các chữ cái là biểu hiện thính giác âm thanh, được tiếp nhận qua thính giác lời nói. Bên cạnh của biểu tượng thính giác âm thanh, viết đúng chính tả còn là sự tái tạo của mẫu chữ, là kỹ năng hoạt động ghi nhớ các biểu tượng thị giác về chữ âm tiết. Biểu tượng thị giác về dạng viết có quan hệ với nghĩa - mối liên hệ chữ - nghĩa được phản ánh trong quá trình tiếp nhận, ghi nhớ và thể hiện bằng chữ viết.
1.2. Nguyên tắc viết chính tả.
Nguyên tắc viết chính tả dựa trên cơ sở tâm lý học và cơ sở ngôn ngữ học. Những đặc điểm về ngữ âm và chữ viết tiếng Việt làm thành cơ sở ngôn ngữ học của dạy chính tả. Có tác giả nêu 3 nguyên tắc chính: 
+ Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực.
+ Nguyên tắc dạy chính tả có ý thức và chính tả không có ý thức.
+ Nguyên tắc phối hợp giữa các phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực (Xây dựng cái đúng loại bỏ cái sai)
1.3. Phương pháp dạy chính tả.
Dưới đây là một số phương pháp thường dùng trong dạy chính tả:
+ Phương pháp luyện tập theo mẫu.
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp giao tiếp.
+ Phương pháp thảo luận nhóm.
Như vậy tâm lý học hiện đại đề cao vai trò của ý thức, phát huy tính tích cực tự động hoá trong việc hình thành kỹ năng chính tả. Các nhà tâm lý nhấn mạnh sự thống nhất giữa tính tự động và ý thức ở một mức độ nhất định ở kỹ năng chính tả: "Trong nhà trường mọi công việc có liên quan đến sửa chữa lỗi đều được tiến hành dựa vào sự tự giác ý thức của học sinh". Việc động viên học sinh tiếp thu tài liệu chính tả mới càng đặc biệt quan trọng, tính tích cực đó được thể hiện ở sự tập trung chú ý, tập trung tư tưởng cao độ của học sinh trong giờ học, nó đánh dấu mức độ tự giác mà học sinh tiến hành. Xuất phát từ cơ sở tâm lý học, trong dạy học chính tả cần sử dụng phương pháp thích hợp có tác dụng khêu gợi và kích thích sự chú ý của học sinh, tích cực hoá hoạt động của học sinh, làm cho học sinh nhận thức được đầy đủ ý nghĩa thực tiễn của việc học chính tả.
1.4. Quy trình dạy chính tả.
* Kiểm tra bài cũ:
Học sinh nghe - viết một số từ ngữ đã được học ở bài Chính tả trước (hoặc giáo viên nhận xét kết quả bài Chính tả tiết trước. Giáo viên chú ý tổ chức cho cả lớp đều được làm việc (Ví dụ: một hoặc hai học sinh viết bảng lớp cả lớp viết bảng con.)
*Dạy bài mới:
+ Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết Chính tả.
+ Hướng dẫn chính tả.
Các hoạt động chính của giáo viên:
- Gợi ý học sinh xác định nội dung bài Chính tả (hay tập chép) và nhận xét những hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài (theo SGK).
- Hướng dẫn học sinh nhận xét (phân tích, so sánh, ghi nhớ...) và tập viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn (viết bảng).
+ Hướng dẫn học sinh viết bài Tập chép (nhìn bảng, nhìn SGK), bài nhớ - viết hoặc đọc cho học sinh viết bài Chính tả.
+ Chữa bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa bài (dùng bút chì hoặc đổi chéo vở với bạn cùng bàn)
- Giáo viên chấm một số bài, nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả trong bài. 
+ Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả âm, vần: Làm bài tập bắt buộc và một trong các bài tập tự chọn.
+ Củng cố: Nhận xét tiết học, lưu ý những trường hợp dễ viết sai chính tả trong bài và nêu yêu cầu tiếp tục luyện tập.
1.5. Nội dung chương trình.
*Chương trình:
Chương trình học Chính tả của lớp 3 gồm 35 tuần (Trong đó có 4 tuần dành ôn tập là: tuần 9, tuần 18, tuần 27, tuần 35). Như vậy số tuần học Chính tả là 31 tuần. Mỗi tuần gồm 2 tiết. Một năm có 62 tiết Chính tả.
*Nội dung:
+ Chính tả đoạn, bài (viết cả đoạn hay viết một bài văn ngắn), bao gồm:
- Tập chép (nhìn - viết)
- Nghe viết.
- Nhớ - viết.
+ Chính tả âm, vần (viết các âm, vần dễ lẫn) bao gồm:
- Điền một âm, vần vào chỗ trống để hoàn chỉnh một tiếng
- Điền một tiếng vào chỗ trống để hoàn chỉnh một từ.
- Điền một âm, vần, một tiếng hoặc một từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh một câu thơ, câu văn
- Tìm trong bài đọc những tiếng chứa các âm, vần dễ lẫn
- Dựa vào nghĩa đã cho, tìm các tiếng chứa những âm, vần dễ lẫn.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng dạy học 
*Dạy của giáo viên:
- Giáo viên còn chịu ảnh hưởng khá nhiều tiếng địa phương nên phát âm tiếng Việt vẫn chưa thực sự chuẩn.
- Giáo viên chuẩn bị bài lên lớp đôi lúc chưa chu đáo.
- Khi học sinh đọc, viết giáo viên chưa chú ý sửa sai kịp thời cho học sinh.
- Khâu chấm chữa bài, nhận xét cho học sinh đôi lúc chưa cẩn thận.
* Học của học sinh:
- Các em còn nói tiếng địa phương nhiều.
- Vốn từ của các em còn hạn chế.
- Đa số gia đình các em còn nghèo, cha mẹ còn lo đi làm để kiếm sống, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em.
2.2. Thực trạng về lỗi chính tả phổ biến của học sinh.
Trong năm học 2014 – 2015, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 3. Tôi thấy học sinh viết sai lỗi chính tả rất nhiều. Qua nghiên cứu dự giờ đồng nghiệp và thực trạng của lớp 3A tôi phụ trách, tôi đã phát hiện ra lỗi chính tả phổ biến của học sinh là: Sai về phụ âm đầu và phụ âm cuối. Ngoài ra còn sai về âm đệm, âm chính và về dấu thanh.
 *Lỗi về dấu thanh:
Tiếng Việt có 6 dấu thanh (Ngang (không), huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng). Song, phần lớn học sinh không phân biệt được thanh hỏi và thanh ngã. 
Ví dụ: Từ đúng
sửa xe đạp
hướng dẫn
giữ gìn 
dỗ dành
lẫn lộn
 Học sinh viết sai
sữa xe đạp 	
hướng dẩn 	
giử gìn	
dổ dành 	
lẩn lộn
 * Lỗi về phụ âm:
Do phát âm của địa phương nên học sinh lẫn lộn phụ âm đầu như: ch/tr; s/x; d/gi/r; c/k; gh/g
Ví dụ:
+ c/k: Céo co, (kéo co); canh kua (canh cua).
+ g/gh: Ngỉ ngơi, (nghỉ ngơi); nge nhạc (nghe nhạc), nghành nghề (ngành nghề).
+ch/tr: Cây che (cây tre); chiến chanh (chiến tranh); trăm học, (chăm học); con châu (con trâu)...
+ s/x : Cây xả (cây sả), xa mạc (sa mạc), sương xớm (sương sớm)
 * Lỗi âm cuối, vần : 
Học sinh nhầm lẫn không phân biệt được âm cuối và một số vần.
Ví dụ:
+ at/ac- ăt/ăc - ât/âc: mác mẻ (mát mẻ), lừa gạc (lừa gạt), gặc lúa (gặt lúa), nổi bậc (nổi bật), lấc phấc (lất phất)...
+ an/ ang, ân/ âng: cây bàn (cây bàng), bàng bạc (bàn bạc), khoai lan (khoai lang) hụt hẫn, (hụt hẫng) ; tần lầu (tầng lầu)....
+ ên/ ênh: bấp bên (bấp bênh), nhẹ tên (nhẹ tênh), ghập ghền (ghập ghềnh), khấp khển (khấp khểnh)...
Nhìn chung tất cả các lớp đều có hiện tượng viết sai chính tả. Đặc biệt là học lớp nhỏ như lớp 1, 2, 3. Do các em còn nhỏ khả năng tập trung chưa cao nên bài viết chưa sạch sẽ, chưa cẩn thận, không đúng cỡ chữ theo quy định và mắc nhiều lỗi chính tả.
Sau khi nhận lớp đầu năm học 2014 - 2015, tôi tiến hành cho học sinh viết bài để kiểm tra chữ viết của học sinh lớp tôi chủ nhiệm, kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Chữ viết đúng, đẹp
Chữ viết đúng, chưa đẹp
Chữ viết sai ít lỗi
Chữ viết sai nhiều lỗi
31
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
19.3%
8
25.8%
10
32.3%
7
22.6%
Như vậy qua tổng hợp số liệu trên tôi nhận thấy học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả về phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu. Từ kết quả đó tôi thấy đây là vấn đề cần được quan tâm, tìm ra nguyên nhân sai lỗi chính tả của học sinh để có những giải pháp khắc phục.
2.3. Nguyên nhân sai lỗi
Qua quá trình giảng dạy nhiều năm, tôi thấy học sinh viết sai lỗi do những nguyên nhân cụ thể sau:
	+ Do cách phát âm ở địa phương khác nhau, các em nói sao, đọc sao thì viết vậy.
	+ Các em không nắm vững các quy tắc ghi âm của chữ quốc ngữ và càng ít được biết đến "mẹo luật" chính tả cơ bản, đơn giản.
	+ Giáo viên chưa tạo điều kiện cho học được nghe nhiều, viết nhiều để tạo một thói quen viết đúng. Giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy chính tả theo "quy tắc chính tả", học sinh chưa hiểu nội dung ngữ nghĩa của các từ dẫn đến phát âm sai, viết sai.
	+ Ngoài những nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân không kém phần quan trọng là giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm phương ngữ của từng vùng miền. 
3. Biện pháp và tổ chức thực hiện
Biện pháp 1: Chuẩn bị cho tiết học.
Để giúp các em học tốt phân môn Chính tả thì việc đầu tiên tôi tìm hiểu hoàn cảnh từng học sinh và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của từng học sinh xem các em thiếu gì, cần gì?.... Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với phụ huynh nói cho họ hiểu về việc học nói chung và tầm quan trọng của chữ viết, phân môn Chính tả nói riêng.	
Trong giờ học đầu tiên của năm học, tôi thường dành thời gian cho việc kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập cá nhân. Mặt khác, tôi đặc biệt quan tâm giúp các em việc mua vở, chọn bút. Loại vở 4 ly theo tiêu chuẩn, giấy trắng, dòng kẻ rõ ràng, viết không nhoè mực, không bị trơn, không bị in sang trang khác. Loại vở ô ly này có ô ngang và ô dọc giúp các em uốn nét thẳng, đều và viết các con chữ g, l, y, d, b, theo mẫu chữ hiện hành không bị đụng nhau giữa hàng trên và hàng dưới. Bên cạnh việc chọn vở việc chọn bút cũng không kém phần quan trọng. Hướng cho các em dùng bút nét thanh nét đậm hoặc bút chữ A, bút kim hiệu Thiên Long. Loại bút này có ưu điểm mực chảy đều, không bị toè ngòi làm cho ta có cảm giác thoải mái khi viết bài. 
Khâu chuẩn bị đồ dùng học tập và đồ dùng giảng dạy của giáo viên phải đầy đủ, chu đáo. Giáo viên nhắc nhở các em đem đồ dùng phục vụ giờ học gồm: Vở ô ly, bút mực, bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa,... Đồ dùng dạy học của giáo viên : Bài chính tả được viết sẵn vào bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ cho bài học. Trước khi lên dạy, tôi luôn nghiên cứu kĩ giáo án, bám sát vào mục tiêu của bài để xem bài đó có yêu cầu gì? Giáo viên cần truyền đạt những gì? Kiến thức cần đạt được trong giờ học đó là gì?. Nhất là một số bài chính tả đầu tiên của lớp 3.
Tạo tâm thế cho học sinh trước khi viết bài, tức là giáo viên phải đọc thong thả và đọc diễn cảm cả bài nhằm giúp các em có khái quát chung về bài viết làm cơ sở cho việc viết chính tả cho học sinh. Như vậy các em sẽ tránh được những lỗi do không hiểu những gì mình viết.
Như đã nói ở trên học sinh của lớp tôi 100% là học sinh vùng nông thôn nên lỗi sai nhiều do tiếng địa phương. Khi dạy những bài này tôi áp dụng dạy theo khu vực, nghĩa là nội dung giảng dạy phải sát hợp với phương ngữ. Nói cách khác phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh để hình thành nội dung giảng dạy, tôi xác định trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng địa phương.
Biện pháp 2: Tích cực luyện đọc và phát âm đúng:
Như chúng ta đã biết, lãnh thổ nước ta trải dài từ Bắc đến Nam, qua nhiều vĩ độ. Trên khoảng cách đó, cách phát âm của từng vùng miền khác nhau, nhưng không đến mức miền này nói mà miền khác không hiểu được, như trường hợp của Trung Quốc chẳng hạn. Vì vậy chúng ta chỉ quy định chính tả chứ không quy định chính âm. Nhìn chung người miền Bắc thường nhầm lẫn những phụ âm đầu l/n, tr/ch; người miền Nam, miền Trung thường nhầm lẫn phụ âm cuối c/t, n/ng, nguyên âm i/iê, thanh hỏi/thanh ngã. Ai cũng biết, phát triển văn hoá đọc sẽ mang lại nhiều lợi ích. Ở các nước tiên tiến, họ rất chú trọng bồi dưỡng văn hoá đọc cho thế hệ trẻ. Vì vậy phụ huynh học sinh nên tạo cho con em mình thói quen đọc sách báo, giảm bớt thời gian xem ti vi, chơi game.
Như trên tôi đã nói, đọc tiếng Việt là đọc theo cách ghép vần. Do đó, học sinh đọc như thế nào thì viết như thế ấy. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng học sinh viết sai do phát âm địa phương? Theo tôi, đọc nhiều là cách tốt nhất để hạn chế viết sai lỗi chính tả. Đọc nhiều, người đọc sẽ nhớ mặt chữ, với từ này phải viết thanh hỏi chứ không thể viết thanh ngã, với từ này phải viết iên chứ không phải in, 
Qua việc sát sao học sinh ngay từ khi nhận lớp đã giúp tôi nắm được tình hình học tập của lớp. Do nhiều nguyên nhân mà số học sinh đọc chậm, đọc chưa thành thạo còn tương đối nhiều. Bản thân tôi cũng thấy băn khoăn "Làm thế nào để các em viết được chính tả ?" Tôi đã suy nghĩ và đề ra cho mình hướng giúp đỡ các em bằng cách: Tôi xác định nếu biết đọc các em mới biết viết. Biết đọc các em mới hiểu được nội dung của từ, tiếng đó. Việc rèn phát âm cho học sinh bắt đầu phải được thực hiện trong tiết Tập đọc và được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn ... Chính vì vậy cứ vào 15 phút đầu giờ và vào các buổi học tôi chú ý tăng rèn cho học sinh luyện đọc. Bước đầu chỉ yêu cầu các em đọc từ, câu, đoạn văn và đọc cả bài. Yêu cầu khó dần đối với học sinh. Sau mỗi ngày tôi đều cho các em cùng nhóm kiểm tra lại xem em đọc như thế nào? phát âm đã đúng yêu cầu hay chưa? Việc viết chính tả trên lớp đối với những học sinh này vẫn cho các em viết nhưng hình thức là nhìn chép cho kịp bài với bạn. Sau thời gian thấy em tiến bộ thì giáo viên đọc chậm cho em viết và có thể chỉ cho em viết một phần của bài. 
Ví dụ: r và d đều xuất hiện ở các nguyên âm a, o, ô, ơ, u, ư,... nhưng học sinh thường đọc r thành d và ngược lại nên các em viết sai:
Ví dụ: rổ/dổ; ra/da; răng/dăng...
Với những lỗi sai như vậy tôi thường giúp các em phát hiện và sửa bằng cách: Yêu cầu các em phát âm cho chuẩn trước khi viết chữ.
Mục đích chính của rèn chính tả nghe đọc là học sinh viết đúng, viết đẹp. Để học sinh viết đúng và đẹp, không sai lỗi thì bản thân giáo viên phải là 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_viet_dung.doc