Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi

Thực trạng của đề tài

 Trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày với độ tuổi 3-4 tuổi, bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định những mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục mầm non làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang công tác, để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục tinh thần cho các cháu. Khi bước vào thực hiện đề tài này tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

a. Thuận lợi:

 + Người dân trong vùng đều có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và xây dựng đội bảo vệ môi trường như đội thanh niên tự quản, đội phụ nữ tự quản hàng tuần thay phiên nhau thu gom rác thải và trồng bổ sung cây xanh tại những nơi công cộng .

 + Hầu hết các cháu trong trường được các bậc cha mẹ rất quan tâm đến việc chăm sóc, dạy dỗ của con em mình, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

 + Ở trường các cháu được học tập theo đúng độ tuổi nên rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ.

+ Bản thân được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và cung cấp trang thiết bị dạy học. Nhất là hoạt động xây dựng trường học xanh- sạch- đẹp và một xã hội trong lành.

+ Điều may mắn nhất là tôi được sống trong tập thể chị em đoàn kết, yêu thương quan tâm, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc. Từ đó tôi học được điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm quý. Bản thân tôi cũng có những thế mạnh của mình là ham tìm hiểu học hỏi phấn đấu và có ý thức trong công tác, nhanh nhẹn, hoạt bát. Với những chức năng cao cả của mình, vừa là người mẹ, vừa là người thầy tôi luôn có tấm lòng bao dung, rộng mở yêu thương chăm sóc trẻ bằng tâm huyết của mình, say sưa nghiên cứu bài dạy, sáng tạo nhiều cái mới trong giảng dạy, cố gắng rèn luyện bản thân về chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi, tác phong của một nhà giáo làm tấm gương sáng cho trẻ noi theo.

 b. Khó khăn:

 Trường thuộc xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nên cơ sở vật chất còn hạn chế, phần lớn là con em của những gia đình nông nghiệp, cuộc sống con vất vã, lam lũ. Việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa được quan tâm và coi trọng. Nhất là hoạt động giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường. Nhiều trẻ đến trường chân tay, mặt mũi còn bẩn, trẻ chưa có ý thức cho môi trường sạch sẽ, vứt rác bừa bãi.

Dưới sự tác động của môi trường xung quanh diễn ra rất phức tạp, mặt khác đội ngủ giáo viên chưa được đào tạo cơ bản về bảo vệ môi trường nên kiến thức còn hạn chế nên chưa đi sâu vào giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ, chính vì điều đó mà sự tự ý thức của trẻ chưa cao như: vứt rác bừa bãi, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên quy mô rộng, tầng ozôn đang bị chúng ta hủy hoại, sự biến đổi về khí hậu và tần xuất thiên tai thì ngày càng gia tăng.

Kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên còn hạn chế.

Nhận thức của một số phụ huynh trong việc giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường chưa cao, chưa biết phối hợp với cô giáo để thực hiện.

 Một khó khăn nữa là trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi nhưng có trẻ sinh đầu năm, có trẻ sinh cuối năm nên sự tiếp thu của trẻ không đồng đều.

 

doc 11 trang hoathepmc36 28/02/2022 11222
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong mỗi chúng ta, ai ai cũng từng cắp sách tới trường học. Ngôi trường thân yêu trong mỗi ký ức chúng ta luôn là những kỷ niệm đẹp đẽ khó quên. Để những ký ức đẹp đó mãi mãi không phai nhạt, để học sinh ngày càng yêu mến trường lớp và để giáo dục kiến thức, nhân cách con người hoàn thiện trên một tầm cao mới, năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là một phong trào có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo nước nhà. Một trong những tiêu chí của phong trào trên là xây dựng trường học “ Xanh- sạch - đẹp - an toàn”. Trường học xanh- sạch - đẹp - an toàn sẽ tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn hấp dẫn học sinh, giúp học sinh yêu trường lớp, yêu thầy cô, yêu bạn bè và tích cực học tập. Hơn thế nữa, ngôi trường xanh - sạch - đẹp còn có ý nghĩa giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường sống cho hôm nay và cho tương lai mai sau. Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, chúng ta không khỏi băn khoăn, bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn đề rác thải, tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của các công trình vệ sinh công cộng, khói bụi và tiếng ồn... mà nguyên nhân chủ yếu ở đây là do ý thức con người. Trường học là nơi đào tạo thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai cho đất nước. Nhưng vấn đề vệ sinh môi trường ở trường học cũng là những điểm nóng làm cho các cấp lãnh đạo đau đầu, các bậc phụ huynh băn khoăn lo lắng, học sinh thì phải chịu cảnh sinh hoạt học tập trong môi trường không đảm bảo vệ sinh.  Từ những nguyên nhân trên dẫn đến bệnh học đường, bệnh lây nhiễm trong trường học ngày càng gia tăng đến mức báo động, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ học sinh. Như chúng ta đã biết con người là vốn quý nhất của xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Vấn đề vệ sinh trường học là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của học sinh, ảnh hưởng việc học tập và ảnh hưởng tới giống nòi tương lai đất nước. Chính vì thế phát động đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng trường lớp “ Xanh - sạch - đẹp - an toàn” là một phong trào có ý nghĩa thiết thực trong công tác giáo dục, bảo vệ sức khoẻ học sinh, tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập và rèn luyện sức khoẻ.
 1.1. Lý do chọn đề tài:
 “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai ”
Thật vậy, trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là những mầm non tương lai của đất nước. Ngay từ lúc sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng, các em luôn phải chịu sự tác động rất lớn của môi trường xung quanh. Như chúng ta đã biết môi trường xung quanh có tầm ảnh hưởng quan trọng hết sức to lớn đối với cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vậy, chúng ta phải làm như thế nào để vệ sinh môi trường xung quanh mang lại cho trẻ một cuộc sống vui - khoẻ, thoải mái và bổ ích đó cũng chính là những vấn đề mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có chỉ thị: “Nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành giáo dục mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân và môi trường sống của con người nói chung, có một hành vi ứng xử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập vào môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.”
Cơ thể trẻ còn non yếu, rất dễ bị các yếu tố về môi trường tác động làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy, trẻ em cần phải được sống trong một môi trường thật sự an toàn, không bị ô nhiễm. Muốn làm được điều đó thì trước hết chúng ta phải xây dựng cho trẻ tự ý thức về vệ sinh, và biết bảo vệ môi trường trong đời sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh và bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ sống còn của mỗi chúng ta không phải riêng một ai, không phân biệt lớn, nhỏ. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ và càng được quan tâm ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỷ năng, thói quen tốt về vệ sinh môi trường.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn xem công tác giáo dục vệ sinh, và bảo vệ môi trường là một trong những công tác quan trọng, không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở bậc học Mầm non. Chính vì thế mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3 - 4 tuổi ” để làm sáng kiến kinh nghiệm. Tôi hy vọng sự đóng góp nhỏ nhoi của mình sẽ giúp cho trẻ tự ý thức được về vệ sinh và biết bảo vệ môi trường sống của mình một cách lành mạnh, đảm bảo cho trẻ có một sức khoẻ tốt, phát triển một cách toàn diện hơn.
1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài sáng kiến: 
* Điểm mới của đề tài.
	Trên thực tế có rất nhiều đồng nghiệp đã viết về đề tài này, tuy nhiên mỗi đề tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc giáo dục trẻ kỹ năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi, phù hợp với tình hình thực tế của từng trường. Đối với sáng kiến này, điểm mới của đề tài là đó sử dụng một số biện pháp mới có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình của nhà trường, tác động và có hiệu quả rất lớn trong việc giáo dục vệ sinh bảo vệ môi trường cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non. Đề tài tập trung vào những mặt đã làm được, đề xuất những quan điểm phù hợp cho quá trình hoạt động ở trường mầm non có hiệu quả.	
* Phạm vi áp dụng đề tài.
Nội dung đề tài viết trên tinh thần tập hợp những kinh nghiệm đúc kết được của bản thân, chủ yếu là những giải pháp trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non nơi tôi đang công tác. Đề tài này có thể áp dụng rộng răi, có hiệu quả đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện, tỉnh nói riêng và có thể áp dụng rộng rãi đối với các trường mầm non trong tỉnh và trên toàn quốc nói chung.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của đề tài 
 Trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày với độ tuổi 3-4 tuổi, bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định những mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục mầm non làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang công tác, để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục tinh thần cho các cháu. Khi bước vào thực hiện đề tài này tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
Thuận lợi: 
 + Người dân trong vùng đều có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và xây dựng đội bảo vệ môi trường như đội thanh niên tự quản, đội phụ nữ tự quảnhàng tuần thay phiên nhau thu gom rác thải và trồng bổ sung cây xanh tại những nơi công cộng .	
	+ Hầu hết các cháu trong trường được các bậc cha mẹ rất quan tâm đến việc chăm sóc, dạy dỗ của con em mình, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
	+ Ở trường các cháu được học tập theo đúng độ tuổi nên rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ.
+ Bản thân được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và cung cấp trang thiết bị dạy học. Nhất là hoạt động xây dựng trường học xanh- sạch- đẹp và một xã hội trong lành. 
+ Điều may mắn nhất là tôi được sống trong tập thể chị em đoàn kết, yêu thương quan tâm, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc. Từ đó tôi học được điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm quý. Bản thân tôi cũng có những thế mạnh của mình là ham tìm hiểu học hỏi phấn đấu và có ý thức trong công tác, nhanh nhẹn, hoạt bát. Với những chức năng cao cả của mình, vừa là người mẹ, vừa là người thầy tôi luôn có tấm lòng bao dung, rộng mở yêu thương chăm sóc trẻ bằng tâm huyết của mình, say sưa nghiên cứu bài dạy, sáng tạo nhiều cái mới trong giảng dạy, cố gắng rèn luyện bản thân về chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi, tác phong của một nhà giáo làm tấm gương sáng cho trẻ noi theo. 
 b. Khó khăn: 
 Trường thuộc xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nên cơ sở vật chất còn hạn chế, phần lớn là con em của những gia đình nông nghiệp, cuộc sống con vất vã, lam lũ. Việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa được quan tâm và coi trọng. Nhất là hoạt động giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường. Nhiều trẻ đến trường chân tay, mặt mũi còn bẩn, trẻ chưa có ý thức cho môi trường sạch sẽ, vứt rác bừa bãi. 
Dưới sự tác động của môi trường xung quanh diễn ra rất phức tạp, mặt khác đội ngủ giáo viên chưa được đào tạo cơ bản về bảo vệ môi trường nên kiến thức còn hạn chế nên chưa đi sâu vào giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ, chính vì điều đó mà sự tự ý thức của trẻ chưa cao như: vứt rác bừa bãi, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên quy mô rộng, tầng ozôn đang bị chúng ta hủy hoại, sự biến đổi về khí hậu và tần xuất thiên tai thì ngày càng gia tăng.
Kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên còn hạn chế. 
Nhận thức của một số phụ huynh trong việc giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường chưa cao, chưa biết phối hợp với cô giáo để thực hiện.
 Một khó khăn nữa là trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi nhưng có trẻ sinh đầu năm, có trẻ sinh cuối năm nên sự tiếp thu của trẻ không đồng đều.
* Điều tra thực tế đầu năm:
STT
Thành phần gia đình
TS cháu
Có ý thức vệ sinh cá nhân
Có ý thức vệ sinh trong và ngoài lớp học
Có ý thức bảo vệ môi trường
TS
Tỷ lệ %
TS
Tỷ lệ %
TS
Tỷ lệ %
1
Gia đình cán bộ viên chức
5
2
40
3
60
2
40
2
Gia đình nông nghiệp
22
12
54,5
15
68
14
63,6
3
Gia đình kinh doanh
5
3
60
3
60
2
40
Khảo sát trẻ vệ sinh có ý thức vệ sinh cá nhân
- Tổng số trẻ trong lớp : 32 cháu
- Biết thực hiện thao tác vệ sinh: 16 cháu, tỷ lệ: 50%
- Trẻ biết vệ sinh đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp học: 19 cháu, tỷ lệ: 59,4%.
- Trẻ biết vệ sinh trong ăn uống: 21 cháu, đạt tỷ lệ: 65,6%
Vậy làm thế nào để trẻ có một bữa ăn ngon, cho trẻ có một giấc ngủ say, có một sức khoẻ tốt để vui chơi và học hành thì trước hết phải có một môi trường giáo dục vệ sinh lành mạnh và an toàn; đó cũng chính là điều mà tôi luôn băn khoăn và trăn trở để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để làm sao giáo dục có hiệu quả về giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường và tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
	2.2 Các biện pháp thực hiện.
	2.2.1. Luôn tự học tập, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường. 
Học tập và nghiên cứu các văn bản và chỉ thị cấp trên về giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Tham gia tốt các đợt tập huấn do phòng và nhà trường tổ chức. Trong đó chú trọng về giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường trong trường mầm non.
Thường xuyên tìm tòi sách báo, nghiên cứu và tìm hiểu thêm về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ cho trẻ. 
Tham gia tốt các đợt thao giảng dự giờ để học hỏi thêm kinh nghiệm cho bản thân. Thường xuyên đưa giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường vào các hoạt động hằng ngày.
	2.2.2. Tham mưu với nhà trường mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất. 
 	Tôi đã tích cực tham mưu với nhà trường để mua sắm đầy đủ đồ dùng phục vụ cho công tác vệ sinh hằng ngày của trẻ, mua sắm thùng rác có nắp đậy, thùng nước, mua khăn lau mặt cho trẻ, dép đeo, bàn chải, xã phòng.
Kết hợp với các nhóm lớp tham mưu với nhà trường tu sửa lại hệ thống nước và bể rửa mặt, cải tạo công trình vệ sinh, cải tạo khuôn viên, trồng cây xanh, mua sắm thêm đồ chơi ngoài trời và các thiết bị phục vụ cho các hoạt động học và chơi của trẻ, xây dựng tạo môi trường thân thiện.
Ngoài các thiết bị đồ dùng ra nhà trường còn mua máy bơm nước tưới cây hằng ngày nhằm tạo ra một khuôn viên xanh - sạch - đẹp cho trẻ hoạt động vui chơi đạt yêu cầu thẩm mỹ.
	2.2.3 Giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường được lồng ghép tích hợp vào các chủ đề, các hoạt động giáo dục.
 Trẻ mầm non được làm quen với môi trường xung quanh trẻ rất hứng thú nhất là về con người và môi trường xung quanh. Giáo viên giúp trẻ biết về môi trường xung quanh của trẻ. Lớp, trường, gia đình, làng xóm phân biệt được môi trường sạch và môi trường bẩn. Từ đó trẻ có ý thức phải giữ cho vệ sinh và cho môi trường được sạch sẽ như không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Tham gia vệ sinh lau chùi sắp xếp đồ chơi ngăn nắp, bỏ rác vào thùng rác. Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết giữ sạch sẽ nhà vệ sinh và rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh người với động vật, thực vật giáo viên giải thích cho trẻ hiểu con vật và cây cối có ích cho con người. Cây cối làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, tiếng ồn. Cung cấp cho con người ,hức ăn thuốc chữa bện, cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn nước lũ... 
Thông qua đó trẻ có ý thức trong chăm sóc bảo vệ cây cối như tưới cây làm cỏ. Về con người với thiên nhiên giáo viên giải thích cho trẻ lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa. Các biện pháp tránh gió, tránh mưa, không ngồi lâu ở chổ gió lùa, mặc ấm khi có gió rét. Đi dưới nắng phải đội mũ.
Mặt khác thông qua các hoạt động còn giúp trẻ nhận biết con người, cây cối, con vật không thể tồn tại nếu không có đất, cần sử dụng đất hợp lý bảo vệ đất không ô nhiễm. Sử dụng nước tiết kiệm và đúng mục đích. 
Giáo dục trẻ có nề nếp ăn uống sạch sẽ như : Rửa tay sạch trước khi ăn, biết lấy tay che miệng, quay chỗ khác khi hắt xì hơi, không bốc thức ăn từ bát này sang bát khác. 
Vệ sinh lớp học, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, gọn gàng. 
Đặt thùng rác ở nhiều chổ để phụ huynh và trẻ bỏ rác thuận tiện, thùng đựng rác phải có nắp đậy và được đổ rác thường xuyên, thay sạch hằng ngày
	- Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non cần được tiến hành qua các hoạt động giáo dục.
	* Hoạt động vui chơi
	- Hoạt động vui chơi được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể được thực hiện qua các trò chơi sau của trẻ:
	+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề: Trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường.
	+ Trò chơi học tập: Phân nhóm, phân loại, tìm hiểu về các hiện tượng trong môi trường (các hành vi tốt hay xấu đối với môi trường sạch và môi trường bẩn, động vật và điều kiện sống).
	+ Trò chơi ngôn ngữ: Đặt và giải các câu đố về môi trường (các loài động vật khác nhau, các loại cây)
	+ Trò chơi vận động: Về giữ gìn, bảo vệ môi trường, hành vi của các con vật (tiếng kêu, vận động)
	* Hoạt động học tập
	+ Qua các môn học:
	- Tạo hình: Tổ chức cho trẻ vẽ, nặn, cắt dán các sản phẩm tạo hình ca hát và vận động thể hiện các ấn tượng về môi trường.
	- Văn học: Tổ chức cho trẻ đàm thoại, thảo luận, trao đổi, trò chuyện các kinh nghiệm về môi trường như các nhu cầu sống của con người, cây cối, con vật, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của con người, sự sống của động vật và cây cối
	 Tổ chức cho trẻ kể chuyện, nghe cô kể chuyện, đọc thơ, hát các bài hát về môi trường và bảo vệ môi trường.
	- Âm nhạc: Dạy trẻ hát múa về những bài hát có nội dung về môi trường như: Em yêu cây xanh
	- Toán: Thông qua chủ đề thế giới thực vật dạy trẻ xếp tương ứng 1:1 bằng cách cho trẻ trồng các cây xanh do cô tự làm
	- Môi trường xung quanh: Cho trẻ nhận biết về thế giới môi trường xung quanh trẻ như: Quan sát cây cối, sự biến đổi của khí hậu, các loài động thực vật quý hiếm sắp cú nguy cơ bị tuyệt chủng do ô nhiễm môi trường.
	* Hoạt động lao động: Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực tiễn như vệ sinh, bảo vệ môi trường học, chăm sóc cây, con vật trong góc thiên nhiên cũng như các hành động tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt.
	- Tổ chức hoạt động lao động vừa sức cho trẻ nhằm hình thành ở trẻ lòng tự hào và thái độ tốt khi đóng góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp (trồng cây và chăm sóc cây cảnh ở trong lớp, chăm sóc các con vật nuôi ở trong trường, tham gia vệ sinh lớp, vệ sinh trường, đồ dùng, đồ chơi, thu gom rác ở sân trường.)
	- Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ các vật liệu thiên nhiên và các vật liệu đó qua sử dụng, từ đó giáo dục cho trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động
	* Hoạt động chăm sóc
Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong giờ ăn như: Biết nhặt cơm rơi vào đĩa, biết lau tay và rửa tay khi tay bẩn. Biết cùng cô lau chùi bàn ăn và xếp gọn bàn ghế cùng các bạn. 
	2.2.4. Cho trẻ làm quen ở mọi lúc mọi nơi.
Đây là một hình thức quan trọng, nó hỗ trợ và làm giàu vốn biểu tượng phong phú cho trẻ. Do vậy, ở mọi lúc mọi nơi cô giáo phải biết tận dụng mọi điều kiện tốt nhất, thường xuyên tổ chức cho trẻ thực hành vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Đồng thời, sưu tầm tranh ảnh để tạo môi trường trong và ngoài lớp học. Cho xem băng đĩa về giáo dục môi trường thông qua hoạt động chiều gồm các nội dung gần gũi như tổ chức bữa ăn, chăm sóc trồng cây xanh.Thông qua đó, trẻ có thể quan sát, tìm hiểu được cái tốt và cái chưa tốt. Quá trình quan sát và tìm hiểu trẻ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.
	2.2.5. Phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng dân cư. 
Để việc giáo dục trẻ đem lại hiệu quả, công tác phối hợp với phụ huynh đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua những lúc đón, trả trẻ những buổi họp phụ huynh tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường, cho phụ huynh xem các nội dung giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường.
	Hướng dẫn phụ huynh các thao tác vệ sinh cá nhân của trẻ để phụ huynh biết kết hợp hướng dẫn hàng ngày như đánh răng, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch đúng các thời điểm trong ngày, biết lau mặt đúng quy trình.
Tổ chức các hoạt động cụ thể để phụ huynh cùng tham gia: Ngày nông thôn mới, tổng vệ sinh xóm làng, thu gom rác thải, trồng cây quanh trường. Từ đó phụ huynh sẽ nhận thức được ý nghĩa của việc vệ sinh và bảo vệ môi trường nhằm đem lại cho trẻ một sức khoẻ tốt.
Tôi luôn kết hợp với chính quyền địa phương trong việc cải tạo môi trường, vệ sinh thôn xóm hàng tuần để xung quanh trường luôn sạch sẽ, an toàn, thoáng mát tạo môi trường trong lành cho các cháu vui chơi học tập, luôn tạo điều kiện cho trẻ phát triển về thể chất và tinh thần.
* Kết quả đạt được: 
Qua quá trình thực hiện và áp dụng những biện pháp trên một cách linh hoạt và sáng tạo nên trong năm học vừa qua, trường chúng tôi đạt kết quả như sau:
Khuôn viên của nhà trường ngày càng “Xanh - sạch - đẹp” và an toàn thoáng mát, đó góp phần rất lớn thu hút các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường ngày một đông hơn. 
*Đối với trẻ:
 Thông qua giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường trẻ biết chăm súc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dựng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây cảnh, tới góc thiên nhiên. Có ý thức tốt bảo vệ môi trường của lớp, của trường luôn sạch sẽ, luôn đẹp. Trẻ có những ý thức tốt bảo vệ môi trường như nhặt rác bỏ vào thùng, không khạc nhổ bừa bải, không làm rơi vải, không bỏ thừa thức ăn, ăn xong đánh răng biết tiết kiệm nước. Biết công cụ làm đồ dựng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, chia sẻ hợp tác với bạn bè, cha mẹ. Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của con người. 
 * Kết quả sau thực hiện
STT
Thành phần gia đình
TS cháu
Có ý thức vệ sinh cá nhân
Có ý thức vệ sinh trong và ngoài lớp học
Có ý thức bảo vệ môi trường
TS
Tỷ lệ %
TS
Tỷ lệ %
TS
Tỷ lệ %
1
Gia đình cán bộ viên chức
5
5
100
4
80
4
80
2
Gia đình nông nghiệp
21
22
100
21
95,4
20
90,9
3
Gia đình kinh doanh
6
6
100
4
83,3
4
83,3
Khảo sát trẻ vệ sinh có ý thức vệ sinh cá nhân
- Tổng số trẻ trong lớp : 32 cháu
- Biết thực hiện thao tác vệ sinh: 31 cháu, tỷ lệ: 96,8%
- Trẻ biết vệ sinh đồ dựng đồ chơi trong và ngoài lớp học: 31 cháu, tỷ lệ: 96,8%.
- Trẻ biết vệ sinh trong ăn uống: 32 cháu, đạt tỷ lệ: 100%
* Đối với giáo viên:
Giáo viên đó nắm chắc nội dung giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường, vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực tế của trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ đúng đắn bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những mong muốn truyền đạt cho trẻ những tri thức ban đầu về phát triển tri thức con người mới đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhất là những chuẩn mực hành vi đạo đức mà điều đó thể hiện ra trong lĩnh vực giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường. Bởi lẽ đó, mà bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, tham khảo, tài liệu và đúc rút 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc