Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ Mầm non dân tộc thiểu số

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ Mầm non dân tộc thiểu số

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào sự phát triển hài hòa của tất cả các cơ quan trong cơ thể, nhưng trong đó có một số cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ: Bộ máy phát âm (khoang miệng, thanh quản, khoang mũi): là cơ quan tạo ra cấu âm để phát ra âm, thực hiện trực tiếp quá trình phát âm.

- Cơ quan thính giác: trẻ học nói thông qua con đường bắt chước bằng cách nghe cách phát âm, cách diễn đạt, cách sử dụng từ thực hiện trực tiếp quá trình nghe và phân biệt âm thanh. Tri giác nghe đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nếu trẻ không nghe được thì sẽ không học nói được.

- Vùng ngôn ngữ ở bán cầu đại não: Điều khiển quá trình học nói.

- Dây thần kinh hướng nội, hướng ngoại: tham gia thực hiện quá trình học nói. Tất cả các cơ trên đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình học nói của trẻ nên người lớn cần giúp trẻ bảo vệ và rèn luyện. Thường xuyên cho trẻ xem và nghe người lớn phát âm, tạo ra môi trường âm thanh chuẩn mực và phong phú.

- Yếu tố tâm lý

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có mối quan hệ qua lại chặt chẽ đối với sự phát triển của các quá trình tâm lý như: tư duy, trí tuệ, khả năng nhận thức, sự nhanh nhạy của hệ thần kinh, ý chí của trẻ, sự phát triển hài hòa về tình cảm

 Ví dụ: Trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp thì ngôn ngữ sẽ kém phát triển hơn những trẻ khác.

Vì vậy, giáo viên cần tổ chức tốt các hoàn cảnh, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để trẻ tự khẳng định mình.

- Yếu tố xã hội

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, không tồn tại bên ngoài xã hội và không mang tính di truyền. Trẻ học nói chủ yếu thông qua qua trình bắt chước. Vì thế yếu tố xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đối với trẻ dân tộc thiểu số, do điều kiện cư trú, thường sống tập trung trong buôn làng nên trẻ thường giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc mình (môi trường ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ), trẻ cũng chỉ được tiếp xúc và chỉ biết giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ nên việc dạy tiếng Việt của trẻ gặp nhiều khó khăn. Yếu tố xã hội trong phạm vi ngôn ngữ thứ hai chỉ có ở môi trường trường mầm non, và chủ yếu đó là cô giáo, có trường hợp chỉ có duy nhất cô giáo nói tiếng Việt. Vì vậy cần tạo và mở rộng “Môi trường ngôn ngữ tiếng Việt” để trẻ học tốt Tiếng Việt.

 

doc 35 trang hoathepmc36 6105
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ Mầm non dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KRÔNG ANA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tên đề tài:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Họ và tên tác giả: Vũ Thị Lợi
Đơn vị: Trường Mầm non Sơn Ca
Dray Sáp, tháng 01 năm 2018
 Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa để nhận thức thế giới xung quanh và là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc và của nhân loại. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng để giao tiếp và chiếm lĩnh tri thức. Để nắm bắt được kiến thức do giáo viên truyền đạt, trẻ dân tộc không chỉ cần nói rõ tiếng mẹ đẻ mà nhất thiết phải biết nói và sử dụng tiếng Việt thành thạo.Trẻ dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên, hình thành và phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên trong môi trường ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của cộng đồng dân tộc mình. Khi đến trường, Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của trẻ, cho nên trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghe, hiểu và nói Tiếng Việt. Dẫn đến thực tế trẻ sẽ không thể lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng mà cô giáo hướng dẫn, tạo ra một “rào cản ngôn ngữ” khá lớn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như mục tiêu chung của giáo dục mầm non đó là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ cần phải được chú ý ngay từ những năm đầu đời, đặc biệt là với đối tượng trẻ mầm non dân tộc thiểu số.
Việc dạy và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số hiện nay tuy đã được quan tâm song chưa thực sự thấu đáo. Một số cán bộ, giáo viên vẫn chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này. Hoặc đã nhận thức rõ nhưng chưa có sự trang bị kiến thức cần thiết về các hình thức và phương pháp dạy Tiếng Việt cho trẻ như một ngôn ngữ thứ hai.
Vì vậy tôi chọn nghiên cứu về lí luận cũng như thực trạng về việc nghe, hiểu, nói Tiếng Việt của trẻ dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi, để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp để dạy và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ một cách khoa học, có hệ thống, đạt hiệu quả cao, áp dụng cho bản thân cũng như các đồng nghiệp trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non dân tộc thiểu số.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu:
- Phân tích, đánh giá về mức độ nghe, hiểu, nói Tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc thiểu số.
- Đưa ra một số phương pháp, biện pháp, kinh nghiệm trong việc dạy và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục tại lớp, sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích, đánh giá về trình độ Tiếng Việt của trẻ.
- Đưa ra các biện pháp vào thực nghiệm tại nhóm lớp và quan sát, đánh giá để tổng hợp kết quả thực hiện.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. 
- Nghiên cứu về việc hình thành ngôn ngữ thứ 2 cho trẻ: Đặc điểm phát triển, tiếp thu ngôn ngữ, các biện pháp, phương pháp, hình thức, nội dung để phát triển ngôn ngữ thứ 2 cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Kết quả áp dụng của các biện pháp, giải pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số tại nhóm lớp phụ trách.
- Các hoạt động tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số.
- Trẻ mầm non 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Sơn Ca.
4. Giới hạn của đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng việc nghe, hiểu, nói Tiếng Việt và kết quả áp dụng của các biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số tại nhóm lớp phụ trách.
- Từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2017.
- Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 
5. Phương pháp nghiên cứu.
Muốn đề tài này được thành công tôi đã sử dụng những phương pháp như sau:
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách, phân tích, chọn lọc và tổng hợp tư liệu.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát sư phạm, sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn, ghi chép, phân tích, đánh giá, tổng hợp
- Phương pháp dự giờ: Tôi luôn luôn học hỏi đồng nghiệp thông qua các buổi dự giờ, thao giảng, dự chuyên đề Tìm ra các biện pháp để áp dụng phù hợp với lớp mình. 
c) Nhóm phương pháp thống kê toán học: 
- Phương pháp xử lý số liệu
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận 
Tiếng mẹ đẻ là một ngôn ngữ mà người ta được thừa hưởng trong thời thơ ấu, và có thể không được giảng dạy chính thức trong trường học. Trong thời thơ ấu, nếu có sự tiếp xúc đầy đủ, người ta có thể nói được phần lớn tiếng mẹ đẻ. Một ngôn ngữ không được xem như tiếng mẹ đẻ, thông thường được gọi là ngôn ngữ thứ hai. Việc tiếp nhận của ngôn ngữ thứ hai thường là khó khăn hơn tiếng mẹ đẻ và để duy trì kiến thức của họ, cần thiết phải tiếp tục sử dụng thường xuyên. Theo các nhà ngôn ngữ học thì tiếng mẹ đẻ được thừa hưởng, còn ngôn ngữ thứ hai được học tập để giao tiếp, tiếp thu kiến thức.
Như vậy, đối với trẻ dân tộc thiểu số, tiếng mẹ đẻ là tiếng nói đặc trưng của cộng đồng dân tộc mình đang sinh sống. Ví dụ: Người dân tộc Ê Đê: Tiếng mẹ đẻ là tiếng Ê Đê, người dân tộc H mông: Tiếng mẹ đẻ là H môngKhi đến trường, Tiếng Việt được xem là ngôn ngữ thứ hai của trẻ dân tộc thiểu số. 
Sự phát triển ngôn ngữ thứ hai của trẻ cũng tương tự như sự phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Yếu tố sinh lý
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào sự phát triển hài hòa của tất cả các cơ quan trong cơ thể, nhưng trong đó có một số cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ: Bộ máy phát âm (khoang miệng, thanh quản, khoang mũi): là cơ quan tạo ra cấu âm để phát ra âm, thực hiện trực tiếp quá trình phát âm.
- Cơ quan thính giác: trẻ học nói thông qua con đường bắt chước bằng cách nghe cách phát âm, cách diễn đạt, cách sử dụng từthực hiện trực tiếp quá trình nghe và phân biệt âm thanh. Tri giác nghe đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nếu trẻ không nghe được thì sẽ không học nói được. 
- Vùng ngôn ngữ ở bán cầu đại não: Điều khiển quá trình học nói.
- Dây thần kinh hướng nội, hướng ngoại: tham gia thực hiện quá trình học nói. Tất cả các cơ trên đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình học nói của trẻ nên người lớn cần giúp trẻ bảo vệ và rèn luyện. Thường xuyên cho trẻ xem và nghe người lớn phát âm, tạo ra môi trường âm thanh chuẩn mực và phong phú.
- Yếu tố tâm lý
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có mối quan hệ qua lại chặt chẽ đối với sự phát triển của các quá trình tâm lý như: tư duy, trí tuệ, khả năng nhận thức, sự nhanh nhạy của hệ thần kinh, ý chí của trẻ, sự phát triển hài hòa về tình cảm
 Ví dụ: Trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp thì ngôn ngữ sẽ kém phát triển hơn những trẻ khác. 
Vì vậy, giáo viên cần tổ chức tốt các hoàn cảnh, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để trẻ tự khẳng định mình.
- Yếu tố xã hội
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, không tồn tại bên ngoài xã hội và không mang tính di truyền. Trẻ học nói chủ yếu thông qua qua trình bắt chước. Vì thế yếu tố xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đối với trẻ dân tộc thiểu số, do điều kiện cư trú, thường sống tập trung trong buôn làngnên trẻ thường giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc mình (môi trường ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ), trẻ cũng chỉ được tiếp xúc và chỉ biết giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ nên việc dạy tiếng Việt của trẻ gặp nhiều khó khăn. Yếu tố xã hội trong phạm vi ngôn ngữ thứ hai chỉ có ở môi trường trường mầm non, và chủ yếu đó là cô giáo, có trường hợp chỉ có duy nhất cô giáo nói tiếng Việt. Vì vậy cần tạo và mở rộng “Môi trường ngôn ngữ tiếng Việt” để trẻ học tốt Tiếng Việt.
Tóm lại: Điều kiện để trẻ học nói ngôn ngữ thứ hai nói chung và tiếng Việt nói riêng là có một cơ thể phát triển bình thường về mặt sinh lý, tâm lý và được rèn luyện, giao tiếp trong môi trường ngôn ngữ đó. Nếu một trẻ dân tộc thiểu số đã nói được phần nhiều tiếng mẹ đẻ thì tức là trẻ đã hoàn toàn có đủ yếu tố sinh lý, tâm lý để học tiếng Việt trong một môi trường ngôn ngữ được tổ chức tốt.
Khi trẻ mầm non tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai (Tiếng việt), thì căn bản trẻ đã có một nền tảng về vốn tiếng mẹ đẻ, đồng thời các đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ cũng đã phát triển ở một mức độ nhất định. Vì thế chúng ta không phân chia sự phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi như khi trẻ học tiếng mẹ đẻ mà phân chia giai đoạn theo quá trình tiếp xúc, mức độ nghe, hiểu và nói tiếng Việt của trẻ.
- Giai đoạn đầu: Trẻ chưa biết gì về tiếng Việt. Giai đoạn này trẻ bắt đầu nhận biết ngữ điệu giọng nói của ngôn ngữ thứ hai, hiểu được một số từ Tiếng Việt là tên gọi của người, vật, hành động nào đó. Nói câu đơn có 2- 3 từ. Câu đơn có một cụm C – V, câu đơn mở rộng thành phần.
- Giai đoạn hai: Trẻ thông hiểu được phần lớn các hoàn cảnh giao tiếp, các từ, mẫu câu thường dùng trong môi trường lớp học. Trẻ nói được các câu có nhiều thành phần hơn, nói câu ghép dưới hình thức đơn giản, diễn đạt được ý đơn giản. Có khả năng nói liên kết câu.
- Giai đoạn ba: Nghe và hiểu tiếng Việt, có vốn từ Tiếng Việt cơ bản, phong phú, có khả năng nói đúng ngữ cảnh, đúng ngữ pháp, nói mạch lạc.
Vận dụng được các từ ngữ trong nhiều hoàn cảnh phù hợp. 
Tóm lại, ngôn ngữ Tiếng Việt của trẻ dân tộc thiểu số phát triển theo hai hướng cơ bản: 
- Tiếp tục hoàn thành việc thông hiểu Tiếng Việt
- Tích cực hóa vốn tiếng Việt.
 * Tầm quan trọng của việc dạy Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số
Xin được đưa ra bảng so sánh về khả năng học của trẻ (Mầm non, tiểu học) học bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và trẻ học bằng ngôn ngữ thứ hai (đều học bằng Tiếng Việt) như sau:
Trẻ học bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt)
Trẻ học bằng ngôn ngữ thứ hai (Tiếng Việt)
Vốn Tiếng Việt khoảng 3000 -4.000 từ.
 Tư duy trực tiếp bằng tiếng Việt nên tiếp cận tiếng Việt một cách tự nhiên.
 Tiếp thu ngôn ngữ hiệu quả: Từ nghe, nói à đọc, viết.
 Có tác động tích cực của gia đình, cộng đồng vì được sống trong môi trường nói tiếng Việt.
 Không biết hoặc biết ít tiếng Việt
 Tư duy gián tiếp dẫn đến tiếp cận Tiếng Việt áp đặt.
Tiếp thu hạn chế do không hình thành ngay được liên hệ âm thanh - chữ viết, âm thanh – ngữ nghĩa, ngữ pháp.
 Ít nhận được tác động tích cực của gia đình, cộng đồng vì sống trong môi trường nói tiếng mẹ đẻ (không phải là tiếng Việt).
Từ đó cho thấy, trẻ dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức bằng tiếng Việt. Sự bất đồng về ngôn ngữ giữa người học và người dạy, giáo viên nói trẻ không hiểu diễn ra khá phổ biến. Trẻ không sử dụng thành thạo tiếng Việt tất yếu sẽ khó nắm được kiến thức từ chương trình học. Chất lượng giáo dục thấp, đồng thời các cháu không theo kịp với chương trình dẫn đến tâm lý chán nản, không muốn đi học. 
	Vì vậy, chú trọng dạy Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng học cho trẻ.
	Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu 5 năm của Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ Cornell, học sớm ngôn ngữ thứ hai giúp trẻ tập trung chú ý tốt hơn trong khi học so với trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, ngôn ngữ thứ hai hỗ trợ tiếng mẹ đẻ hình thành và phát triển tốt nếu được giới thiệu sớm và bằng phương pháp phù hợp. Việc học ngôn ngữ thứ hai giúp trẻ diễn đạt tiếng mẹ đẻ đúng ngữ pháp, rõ ràng, mạch lạc hơn.
Nghiên cứu còn đưa ra những bằng chứng về các lợi ích khác:
• Trẻ phát triển tốt hơn về kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và tâm thế tự tin.
• Trẻ phát âm tốt hơn (cả tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2).
• Khả năng quan sát đối chiếu, so sánh linh hoạt hơn do trẻ luôn chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia.
• Từ mới sinh tới 6 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất cho việc học ngôn ngữ thứ hai. Qua giai đoạn này chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, nhưng hiệu quả sẽ kém hơn
* Các nhiệm vụ phát triển Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số
- Dạy trẻ vốn tiếng Việt cơ bản, tối thiểu để trẻ có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt ở dạng ngôn ngữ nói (nghe – hiểu, nói) trong môi trường lớp học. 
- Chuẩn bị cho việc học, đọc viết khi vào lớp 1:
Trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong hệ thống nguyên âm tiếng Việt.
Dạy trẻ một số kĩ năng cần thiết như cầm bút, ngồi tư thế đúng, cầm sách, mở sách, biết cách sao chép chữ theo mẫu, tô theo dấu chấm mờ, cách đọc đúng từ trái qua phải (cách đưa mắt).
- Thông qua việc tập nghe, nói tiếng Việt, hình thành ở trẻ hứng thú khi học tiếng Việt, thích giao tiếp bằng tiếng Việt và tập luyện cho trẻ một số nề nếp, thói quen thích nghi với sinh hoạt, vui chơi, học tập, hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường.
* Hình thức dạy và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số.
- Dạy nói tiếng Việt cho trẻ qua hoạt động học tập
Hoạt động Khám phá Khoa học – xã hội: Thông qua hoạt động này trẻ được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng ở môi trường xung quanh theo từng chủ đề giáo dục. Trẻ biết được tên gọi, hình dángtừ đó rèn luyện kĩ năng nói về các sự vật, hiện tượng, là điều kiện để rèn luyện khả năng phát âm, mở rộng từ, sắp xếp từ thành câu.
Hoạt động Làm quen với Tác phẩm văn học: Gồm có các hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe, dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại truyện, từ đó giúp trẻ tăng cường khả năng phát âm, mở rộng vốn từ, khả năng diễn đạt mạch lạc, kĩ năng tái hiện tác phẩm văn học, kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học.
Hoạt động Làm quen chữ cái: Trẻ nhận biết và phát âm được 29 chữ cái, nhận biết được chữ cái riêng lẻ và trong từ, mở rộng một số từ ngữ, làm quen với cách tô chữ theo mẫu, tư thế ngồi, cầm bút đúng 
Ngoài ra, các hoạt động Làm quen biểu tượng ban đầu về toán, Giáo dục âm nhạc, Làm quen chữ cái, hoạt động Tạo hìnhcũng có tác dụng rèn luyện về phát triển ngữ âm, có thêm nhiều từ mới, hiểu nghĩa nhiều từ, rèn luyện ngữ pháp cho trẻ.
- Dạy nói tiếng Việt cho trẻ qua các hoạt động khác
- Tổ chức dạy nói qua hoạt động vui chơi: gồm có trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch, trò chơi học tập để phát triển Tiếng Việt.
- Tổ chức dạy nói qua hoạt động lao động.
- Tổ chức dạy nói qua hoạt động dạo chơi, tham quan: qua dạo chơi tham quan trẻ có điều kiện mở rộng thêm vốn từ về môi trường tự nhiên, xã hội. Vì vậy khi dạo chơi, tham quan giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể, chọn nội dung tham quan đáp ứng nhu cầu và sở thích của trẻ. Cần chuẩn bị các câu hỏi đàm thoại để khuyến khích trẻ trả lời những điều mắt thấy, tai nghe.
Tổ chức dạy nói qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
* Nội dung dạy Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số.
- Rèn năng lực phát âm cho trẻ: dạy trẻ biết phát âm đúng, rõ ràng âm thanh, ngôn ngữ để trẻ phát âm tốt tiếng Việt.
- Phát triển vốn từ cho trẻ: giúp trẻ mở rộng, củng cố và tích cực hóa vốn từ cho trẻ.
- Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc: rèn luyện cho trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp, khả năng diễn đạt có logic, có trình tự. Trước hết là dạy trẻ những câu đơn giản trong giao tiếp hàng ngày và trong các hoạt động ở lớp học.
* Các phương pháp giáo dục cơ bản trong công tác phát triển Tiếng Việt cho trẻ
- Phương pháp dựa vào cơ chế bắt chước
Trẻ mầm non học ngôn ngữ nói là chủ yếu. Trẻ học ngôn ngữ thông qua hoạt động bắt chước và thực hành. Vì vậy là người dạy tổ chức hoạt động cho trẻ bắt chước. Cụ thể: người dạy nói tích cực, mạnh mẽ, thể hiện rõ cấu tạo các âm và ngữ điệu của lời nói; còn người học nghe và nhắc lại, bắt chước lời nói của người dạy, cố gắng nhập tâm các hoạt động ngôn ngữ và hiểu ý nghĩa.
Phương pháp này được thể hiện bằng các thủ pháp khác nhau:
- Quan sát vật thật, tranh ảnh, tình huống, hành động thật trong việc cho trẻ khám phá tự nhiên – xã hội kèm với lời nói của cô. Cuối cùng trẻ bắt chước lời nói của cô.
- Trò chơi: Trong quá trình chơi hoạt động đóng vai theo chủ đề, trẻ bắt chước lời nói của các bạn hoặc bắt chước lại lời nói của người lớn mà trẻ quan sát được. Trò chơi chính là điều kiện để trẻ nhắc lại những lời nói trong cuộc sống hằng ngày. Trong trò chơi vận động, theo luật đòi hỏi trẻ nhắc lại những bài đồng dao, những bài văn vần rồi thuộc lòng. Những bài đồng dao, văn vầnthể hiện được vần điệu, nhịp điệu của ngôn ngữ Tiếng Việt, cấu trúc ngữ pháp và trình tự sắp xếp câu, từ ngữ, hình ảnh, ngữ điệu là chất liệu ngôn ngữ tốt cho trẻ học tiếng Việt.
- Mẫu lời nói: Trẻ nhắc lại câu nói mẫu của cô. Do vậy câu nói mẫu của cô phải phát âm chuẩn xác, đúng ngữ pháp, văn phong sáng sủa, câu mẫu ngắn gọn, phù hợp với đặc điểm giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ để trẻ dễ bắt chước và nhắc lại.
* Phương pháp trò chuyện (đàm thoại).
Phương pháp trò chuyện, đàm thoại là phương pháp được áp dụng trong hoạt động để dạy trẻ, mà ở đó có người hỏi và người trả lời. Người dạy kích thích người học sử dụng ngôn ngữ của mình và hoàn thiện dần lời nói của bản thân. Tùy thuộc vào mức độ phát triển tiếng Việt của trẻ mà cô giáo sử dụng các câu hỏi khác nhau: 
- Những câu hỏi định hướng lên vật như: Ai? Cái gì đây? Con gì đây? Đang làm gì? Như thế nào?
- Những câu hỏi định hướng lên đối tượng người hay vật, lên không gian, thời gian như: Đâu? Ở đâu? Cho ai? Của ai? Vào lúc nào?
- Những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải hoạt động và so sánh như: Bao nhiêu? Có bao nhiêu? Cao bao nhiêu? Dài bằng chừng nào? Bên nào nhiều hơn? Bên nào ít hơn? Cái nào cao hơn?
- Những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, lập luận, giải thích, lý giải tại sao như: Tại sao? Để làm gì? Cháu nghĩ như thế nào? Cháu cảm thấy như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra?
* Phương pháp dạy trẻ kể truyện
Phương pháp kể lại truyện có vai trò to lớn trong phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ. Kể lại chuyện xảy ra khi giáo viên đọc (hoặc kể) cho trẻ nghe một tác phẩm văn học hay hồi tưởng về một sự việc mà trẻ đã nhìn thấy trong dạo chơi, tham quan, hay kể lại một chuyện đã xảy ra với bản thân trẻ, hay mô tả bằng lời về một vật, con vật nào đó mà trẻ được gặp, nhìn thấy. 
Phương pháp kể lại truyện cũng tương đối giống phương pháp bắt chước, chỉ khác trẻ nhắc lại từng đoạn của truyện hoặc cả truyện. Muốn trẻ kể lại truyện, đòi hỏi cô phải đọc hoặc kể cho trẻ nghe hết toàn bộ câu chuyện, cho trẻ nghe nhiều lần và lắng đọng, có thời gian cho trẻ kể.
2. Thực trạng việc dạy Tiếng Việt và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số tại lớp 5 – 6 tuổi.
* Ưu điểm: Trẻ học và làm quen rất nhanh với các âm, từ tiếng Việt vì khả năng bắt chước của trẻ rất nhanh nhạy. Ngay trong những tuần đầu tiên, trẻ có thể thuộc và hát được nhiều bài hát, đọc được các bài thơ một cách khá chính xác khi được cô hướng dẫn một cách tỉ mỉ, đúng phương pháp. Trẻ có thể lặp lại các hành động, nói các từ chỉ hành động hoặc vừa quan sát vừa chỉ, nói tên sự vật xung quanh trẻ mà cô cung cấp. Trẻ có thể nhìn nét mặt, cử chỉ và đoán các yêu cầu của cô đưa ra. Đây là một trong những ưu điểm mà tôi chú ý để tận dụng trong việc cung cấp vốn từ cũng như rèn phát âm cho trẻ. 
Bên cạnh đó bản thân tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và tăng cường Tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số. 
Có nhận thức được ý nghĩa của việc trẻ nghe, hiểu và nói được tiếng Việt của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, quá trình tiếp thu kiến thức không chỉ ở các lớp mẫu giáo mà còn những năm tiếp theo của trẻ ở trường phổ thông.
Cơ bản nắm được một số nhiệm vụ, phương pháp, nội dung, hình thức phát triển tiếng Việt cho trẻ.
* Hạn chế: 
Thông qua quan sát, đàm thoại, đánh giá tôi nhận thấy: Trẻ trong địa bàn đều là người dân tộc Ê Đê. Ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của trẻ là tiếng Ê Đê. Phần lớn các cháu khi bước đầu đến trường đều không hiểu và không nói được tiếng Việt. Môi trường tiếng Việt ở trường mầm non là đầu tiên và duy nhất mà trẻ được tiếp xúc.
Đầu năm học: Trẻ hầu như chưa biết gì về vốn tiếng Việt. Ngay cả những từ đơn giản liên quan đến hành động của bản thân như: vào lớp, ra lớp, nói to, dừng lại, tiếp tục, chào cô, vỗ tayhay những từ liên quan đến những đồ vật xung quanh gần gũi với trẻ như mũ, dép, cặp, bàn, ghế, bảngđều lạ lẫm đối với trẻ.
Những yêu cầu đơn giản như “dừng lại”, “tiếp tục”, “chào cô”,

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc