Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp đầu cấp Trung học Cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp đầu cấp Trung học Cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ

Cơ sở lí luận:

Theo PGS-TS Võ Thị Minh Chí (Viện nghiên cứu Sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội) đã chỉ rõ về những thay đổi về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THCS. Theo bà nhận định rằng: “Sự phát triển tính cách mạnh mẽ thái quá của trẻ trong các tình huống không thuận lợi đều có thể phát triển xấu và chuyển thành bệnh thái nhân cách. Quá trình này ở thiếu niên diễn ra phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện giáo dục, hoàn cảnh gia đình, sự cố gắng của chính bản thân trẻ. Do ở lứa tuổi này, cơ chế bù trừ chức năng thường hình thành chưa đầy đủ nên dễ dẫn đến các hành vi lệch lạc. Song, nếu được quan tâm đầy đủ và được giáo dục tế nhị thì mọi lệch lạc đều có thể được điều chỉnh và trẻ hoàn toàn có cơ hội phát triển bình thường ở những giai đoạn phát triển tiếp theo”. Từ nhận định trên, những người làm công tác giáo dục như chúng ta không thể phủ nhận một điều là, những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, người giáo viên làm công tác chủ nhiệm là người quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến sự phát triển và hoàn thiện của học sinh. Do đó, đối với học sinh luôn cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em, định hướng và giáo dục các em phát triển toàn diện theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu xã hội.

Bên cạnh đó, khi nói về nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm thì tại điều 31, Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trung học phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã chỉ rõ 05 nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên làm công tác chủ nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

Từ đó, mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm như chúng ta luôn xác định vai trò, trách nhiệm to lớn của mình trong việc giáo dục toàn diện học sinh.

Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức để giúp học sinh trở thành những công dân tốt mai sau. Không những thế, người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh.

 

doc 24 trang hoathepmc36 01/03/2022 8532
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp đầu cấp Trung học Cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sáng kiến kinh nghiệm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP ĐẦU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ.
----------˜«™----------
I. Phần mở đầu:
 1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu mà Đảng và nhà nước ta đề ra trong những nhiệm vụ để xây dựng đất nước. Trong đó, nhà trường có vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Bởi lẽ, nhà trường chính là cái nôi ươm mầm của thế hệ trẻ, là nơi dạy dỗ, truyền tải những tri thức về mọi mặt trong cuộc sống cho chúng ta. Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng cho đất nước những con người xã hội chủ nghĩa – có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là đội ngũ những thầy cô giáo tận tụy, nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ.
Đội ngũ giáo viên là những người thầy, người cô được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Bên cạnh đó, ngoài công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp còn là một công việc mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến.
Dẫu biết rằng, giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Nhưng không hẳn bất kì ai làm công tác chủ nhiệm lớp đều làm được những điều như vậy. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, mỗi một tập thể lớp đều có những đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác: nào là học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi, rồi có lớp có tỉ lệ học sinh người đồng bào thiểu số quá nhiều, còn nhiều học sinh thiếu tích cực, chưa ngoan 
Thực tiễn là như vậy đó, cho nên giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. 
Tập thể lớp 6A4 – năm học 2015 – 2016.
Năm học 2015 – 2016, bản thân tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 6A4. Ngay từ khi nhận lớp chủ nhiệm, điều làm tôi luôn trăn trở, suy nghĩ là: làm thế nào để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao? Chính vì vậy, bằng kinh nghiệm và sự quyết tâm của mình, tôi đã nghiên cứu và vận dụng một số giải pháp nhằm giúp bản thân mình làm tốt hơn, có hiệu quả hơn đối với nhiệm vụ chủ nhiệm lớp mà nhà trường đã phân công, quyết tâm cuối năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ nhiệm của mình. 
Chính vì những suy nghĩ đó, cùng với nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm để có thể làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệm lớp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và giúp lớp chủ nhiệm có những thành tích đáng tự hào. Vì vậy, trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi trao đổi cùng quý đồng nghiệp một kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đó là “Một số biện pháp giúp Giáo viên chủ nhiệm lớp đầu cấp Trung học cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Thông qua quá trình lâu dài, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân luôn đặt ra những giải pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ nhiệm lớp mà lãnh đạo nhà trường giao cho.
Bên cạnh đó, nêu ra một số biện pháp mới hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm mà có thể vận dụng tốt cho lớp chủ nhiệm. Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, khuôn khổ, phát huy tính tích cực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản của học sinh.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
 4. Giới hạn của đề tài:
Quá trình vận dụng các kinh nghiệm, các giải pháp làm công tác chủ nhiệm lớp đối với lớp 6A4 – trường THCS Dur Kmăn, xã Dur Kmăn, huyện KrôngAna năm học 2015 – 2016.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp đặt vấn đề. 
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp liên hệ thực tế.
c) Phương pháp thống kê toán học
II. Phần nội dung:
 1. Cơ sở lí luận:
Theo PGS-TS Võ Thị Minh Chí (Viện nghiên cứu Sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội) đã chỉ rõ về những thay đổi về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THCS. Theo bà nhận định rằng: “Sự phát triển tính cách mạnh mẽ thái quá của trẻ trong các tình huống không thuận lợi đều có thể phát triển xấu và chuyển thành bệnh thái nhân cách. Quá trình này ở thiếu niên diễn ra phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện giáo dục, hoàn cảnh gia đình, sự cố gắng của chính bản thân trẻ. Do ở lứa tuổi này, cơ chế bù trừ chức năng thường hình thành chưa đầy đủ nên dễ dẫn đến các hành vi lệch lạc. Song, nếu được quan tâm đầy đủ và được giáo dục tế nhị thì mọi lệch lạc đều có thể được điều chỉnh và trẻ hoàn toàn có cơ hội phát triển bình thường ở những giai đoạn phát triển tiếp theo”. Từ nhận định trên, những người làm công tác giáo dục như chúng ta không thể phủ nhận một điều là, những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, người giáo viên làm công tác chủ nhiệm là người quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến sự phát triển và hoàn thiện của học sinh. Do đó, đối với học sinh luôn cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em, định hướng và giáo dục các em phát triển toàn diện theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu xã hội.
Bên cạnh đó, khi nói về nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm thì tại điều 31, Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trung học phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã chỉ rõ 05 nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên làm công tác chủ nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Từ đó, mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm như chúng ta luôn xác định vai trò, trách nhiệm to lớn của mình trong việc giáo dục toàn diện học sinh.
Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức để giúp học sinh trở thành những công dân tốt mai sau. Không những thế, người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. 
 2. Thưc trạng vấn đề nghiên cứu:
Năm học 2015 – 2016, trường THCS DurKmăn gồm 14 lớp, trong đó lớp 6 có 4 lớp, lớp 7 có 4 lớp, lớp 8 có 3 lớp và lớp 9 có 3 lớp. Ngoài công việc giảng dạy, giáo viên chúng tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp. Mỗi lớp có những đặc điểm riêng, có lớp là lớp chọn, có lớp là lớp đại trà và có những lớp học theo mô hình trường học mới. Tuy nhiên, vai trò của những giáo viên làm công tác chủ nhiệm đều như nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của các lớp và điều chủ yếu là tùy thuộc vào khả năng, kinh nghiệm của từng giáo viên.
Với nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp thì việc được phân công chủ nhiệm lớp nào đối với tôi không quan trọng, mà điều quan trọng là đối với lớp học đó bản thân giáo viên chủ nhiệm cần làm gì để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm học 2015 – 2016, tôi được nhà trường giao cho chủ nhiệm lớp 6A4 – một lớp đầu cấp học theo chương trình đại trà, đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành công tác chủ nhiệm dễ dàng hơn.
Trong suốt một năm chủ nhiệm lớp 6A4, bản thân tôi được đón nhận những thuận lợi và đối diện với những khó khăn nhất định. Tôi có thể điểm qua những thuận lợi và khó khăn ấy như sau:
 Đối với trường THCS Dur Kmăn: lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh; luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những chiến lược mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tuy nhiên, việc phân chia các khối lớp theo 3 dạng lớp: lớp học theo mô hình trường học mới; lớp đại trà và lớp chọn có ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh cũng như tạo nên nhiều khó khăn cho giáo viên trong quá trình làm công tác chủ nhiệm.
Đối với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường: luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm; thường xuyên xây dựng các chương trình hoạt động có sự phối hợp với các tổ chức, đoàn thể như: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Đội TNTP Hồ Chí Minh, Thư viện trường học, Y tế học đường Chính nhờ sự phối hợp và giúp đỡ đó tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt một số công việc được giao. Tuy nhiên, một số kế hoạch của Liên đội, của Chi đoàn triển khai đến các lớp chưa kịp thời, có những hoạt động yêu cầu hơi cao so với đối tượng học sinh một số lớp điều này dẫn đến kết quả tham gia và thực hiện của một số lớp chưa đúng tiến độ.
Đối với gia đình học sinh: phần lớn đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, có một số gia đình vì điều kiện kinh tế, vì nhận thức, sinh nhiều con cái nên còn thờ ơ với việc học của con em mình; có những em thường xuyên bỏ học mà gia đình không hề biết; có những học sinh cuối năm vẫn không đóng góp một khoản tiền học nào; hoặc có những em thường xuyên bị bố mẹ bắt nghỉ học để đi làm nương rẫy Những điều này gây khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chung của tập thể lớp.
Đối với tập thể lớp 6A4: Tập thể lớp 6A4 năm học 2015 – 2016 gồm 27 học sinh, trong đó học sinh người Kinh chiếm 80%, đồng thời đa số học sinh ngoan, có nhận thức tốt và là những học sinh đã có nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện ở cấp học dưới nên cũng là một trong những điều kiện khá thuận lợi cho công tác chủ nhiệm của tôi. Tuy nhiên, bản thân tôi cũng trong một năm chủ nhiệm lớp 6A4 cũng gặp phải không ít những khó khăn: tuy số lượng học sinh ít nhưng không phải học sinh nào cũng giống học sinh nào, có em ngoan, có em nghịch, có em tích cực, cũng có em chậm tiến Mặt khác, các em vì cuộc sống gia đình khó khăn, xa trường, có học sinh tuổi lớn hơn nhiều so với quy định và so với các bạn cùng lớp nên làm cho các em có phần e ngại và xấu hổ khi đến trường, nhiều em còn quá ham chơi nên dẫn đến lười học và thường xuyên vi phạm nội quy học sinh. 
Học sinh lớp 6, là một lớp đầu cấp cũng là cái thời điểm bắt đầu của lứa tuổi thiếu niên. Các em đã có những nhận thức lớn hơn, chính chắn hơn về cuộc sống của mình. Tuy vậy, hầu hết các em có suy nghĩ, tính cách và hoàn cảnh khác nhau. Đôi khi tôi nhận thấy có em rất ngây thơ, nhưng cũng có những em sống khép kín, e dè. Nhiều em rất tích cực trong các hoạt động phong trào, hăng say trong học tập nhưng vẫn có nhiều em rụt rè, thờ ơ với hoạt động của lớp. Cũng có những em tưởng chừng như vô tư, không suy nghĩ nhưng đằng sau các em đó là một cuộc sống đầy khó khăn, vất vả hay cuộc sống gia đình không trọn vẹn. Một điều đặc biệt nữa là, nhận thức trong học tập của các em chênh lệch nhau quá xa, điều này ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập chung của cả lớp. Tuy nhiên, tát cả đều xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể.
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ nhiệm, có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế gia đình; độ tuổi; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân là khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái; tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinhtất cả là những yếu tố có tác động lớn đến công tác chủ nhiệm của những giáo viên chủ nhiệm lớp.
Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt công tác chủ nhiệm thì chính người giáo viên làm công tác chủ nhiệm ấy mới thật sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải là những người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và linh hoạt trong quá trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp.
Trước những khó khăn và thử thách ấy, tôi tự hứa với lòng mình cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Vận dụng những kinh nghiệm vốn có và đưa ra những giải pháp mới để làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của các em học sinh, để đưa lớp 6A4 trở thành lớp Tiên tiến xuất sắc, giáo viên chủ nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. 
Qua quá trình vận dụng những kinh nghiệm, những giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã đạt được nhiều kết quả tốt, luôn hoàn thành xuất sắc các công việc đề ra trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời, lớp chủ nhiệm cũng đã đạt được nhiều thành công trong học tập, rèn luyện và trong hoạt động phong trào. Đồng thời, có sự tác động lớn đến sự thay đổi về nhận thức, thay đổi nhân cách của phần lớn các đối tượng học sinh.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a/ Mục tiêu của giải pháp:
Nâng cao khả năng sư phạm, sự sáng tạo của giáo viên chủ nhiệm lớp; tăng cường khả năng tự nghiên cứu, học hỏi của giáo viên trong quá trình chủ nhiệm. Đồng thời thể hiện sự nhiệt tình, tâm huyết, không ngại khó khăn, gian khổ và sự gần gũi, thân thiện với các đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp đối với giáo viên làm chủ nhiệm và nâng cao kết quả học tập, rèn luyện, hoạt động phong trào cũng như việc thay đổi nhận thức, thay đổi nhân cách của các đối tượng học sinh.
 b/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
* Nội dung:
Giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm luôn xác định đó không chỉ là một nhiệm vụ mà đó còn là một vinh dự, bởi chúng ta là người trực tiếp thường xuyên theo dõi, đánh giá, rèn luyện và giáo dục các em học sinh; coi chúng như những đứa con của mình.
Đồng thời, bằng kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ, giáo viên làm công tác chủ nhiệm sẽ dành hết tâm huyết và khả năng của mình để giáo dục học sinh, hoàn thiện học sinh trở thành những thế hệ có ích cho đất nước.
Chính vì vậy, giáo viên làm công tác chủ nhiêm luôn trăn trở tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm của mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ đó có thể xây dựng được những phương pháp chủ nhiệm có hiệu quả, áp dụng cho tất cả các năm học. 
* Cách thức:
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, người giáo viên chủ nhiệm phải biết xây dựng kế hoạch chủ nhiệm bằng những việc làm cụ thể. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện kế hoạch chủ nhiệm của mình, cần sắp xếp trình tự các công việc của công tác chủ nhiệm một cách hợp lí, khoa học. 
Qua năm học 2015 -2016 làm công tác chủ nhiệm ở một lớp đầu cấp bậc Trung học cơ sở, bản thân tôi đã áp dụng và đúc kết được một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm của mình theo những cách thức sau đây:
+ Tìm hiểu về đối tượng học sinh: 
Đây là một việc làm không thể thiếu đối với người làm công tác chủ nhiệm, việc làm này có ảnh hưởng rất nhiều đến việc theo dõi, nhận xét và đánh giá quá trình rèn luyện nhân cách của học sinh.
Sau khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm tiến hành tìm hiểu các đối tượng học sinh của mình về địa chỉ gia đình, năm sinh, hoàn cảnh gia đình, học lực của từng em để có cơ sở theo dõi và giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để ghi nhớ tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm nên thiết kế riêng cho mình một loại sổ là “Sổ tay Giáo viên chủ nhiệm” nhằm ghi lại toàn bộ những nội dung, việc làm, kế hoạch liên quan đến công tác chủ nhiệm, liên quan đến các đối tượng học sinh, làm căn cứ đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì và cuối năm.
+ Tổ chức lớp học, bầu Ban cán sự lớp: 
Bất cứ một tập thể lớp nào cũng cần một đội ngũ quản lí, theo dõi các hoạt động của lớp, cũng như góp sức với giáo viên chủ nhiệm xây dựng sơ đồ, vị trí chỗ ngồi và tổ chức điều hành các hoạt động của lớp học. Việc làm này của giáo viên chủ nhiệm nhằm lựa chọn được những học sinh có tố chất, bản lĩnh và có tiếng nói với tập thể để hướng các em vào những nhiệm vụ nhất định, góp phần cùng giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ năm học.
Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, giáo viên tổ chức sắp xếp chỗ ngồi, phân chia thành viên tổ phù hợp về số lượng học sinh nam nữ, học sinh khá giỏi. Thông qua buổi Đại hội chi đội, giáo viên tiến hành lấy ý kiến của tập thể lớp bầu ra Ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; tiến hành tổ chức cho học sinh học tập nội quy học sinh và đồng thời, kí cam kết với giáo viên và phụ huynh về thực hiện nội quy. Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần chú ý, không nên quá cứng nhắc về chuyện chỗ ngồi, có thể thay đổi khi cần thiết, phù hợp với nguyện vọng hữu ích của học sinh.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động, thi đua của lớp: 
Đây là việc làm không kém phần quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm, bởi lẽ việc làm này sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm xác định được nội dung công việc hằng tháng một cách rõ ràng, có kế hoạch triển khai, phân công và tổ chức thực hiện kế hoạch đó kịp thời, khoa học và hiệu quả, tránh chồng chéo các công việc.
Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, giáo viên chủ nhiệm xây dựng hệ thống chỉ tiêu hoạt động và biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đó hằng tháng, từng học kì và cả một năm học cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, giáo viên có thể điều chỉnh cho phù hợp. Trong kế hoạch hoạt động, giáo viên chủ nhiệm nên đẩy mạnh các biện pháp thực hiện, các hình thức xử lí đối với học sinh vi phạm và đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng của lớp trong mỗi tuần, mỗi tháng hoặc từng học kì.
+ Trang bị sổ sách cho lớp, cho Ban cán sự lớp: 
Để có căn cứ rõ ràng trong việc nhận xét đánh giá học sinh, để kịp thời tìm ra được những mặt tích cực

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_chu_nh.doc