Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường Mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường Mẫu giáo

* Kỹ năng của trẻ mầm non:

Trẻ em trong độ tuổi mầm non có khả năng tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng ban đầu đơn giản, với cách dạy học phù hợp tâm lý, nhận thức của các em. Những khả năng đặc trưng đó là:

- Quan sát, phân tích, so sánh, phân nhóm, phân loại các sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh theo các dấu hiêụ màu sắc, hình dạng, kích thước, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống( nếu là con vật).

- Nhận biết được các mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, giữa động vật và thực vật và điều kiện sống của chúng.

- Phát triển mạnh các giác quan và rất nhạy cảm.

- Nhận ra được các quan hệ trong không gian và thời gian nhưng còn hạn chế.

- Thích nhận xét đặt câu hỏi cho người lớn.

- Thích tìm hiểu khám phá những sự vật và hiện tượng mới lạ trong thiên nhiên, trong cuộc sống xã hội xung quanh.

- Học tập của trẻ ở dạng còn đơn giản, những tri thức trẻ lĩnh hội là tri thức tiền khoa học, được lượm lặt trong đời sống hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi một cách tự nhiên. Trẻ học thông qua hoạt động, chia sẻ với người lớn bạn bè.

- Lao động của trẻ ở dạng sơ đẳng: Lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên nhiên, vệ sinh môi trường. Lao động là phương tiện quan trọng để hình thành ý thức bảo vệ tự nhiên và bảo vệ môi trường.

- Trẻ bắt chước rất nhanh nên thực hiện được các quy tắc đơn giản trong gia đình, trường lớp, cộng đồng.

 

doc 21 trang hoathepmc36 28/02/2022 9381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường Mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO ”
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài.
- Lý do khách quan.
 Từ xưa đến nay vấn đề bảo vệ môi trường luôn là một trong những vấn đề được chú trọng hàng đầu. Bởi mỗi năm thế giới có hơn 2,2 triệu người chết vì các bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và vệ sinh môi trường kém gây ra. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn, là việc làm cấp bách vì thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường đang rất được chú trọng và người dân họ được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Ở nước ta, một đất nước đang trên đà phát triển, một đất nước đang đẩy mạnh nền công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vấn đề bảo vệ môi trường đang được quan tâm, hiện tượng gây ô nhiễm môi trường do các nhà máy thải ra, người dân đã nhận thức được phần nào của vấn đề bảo vệ môi trường nên luôn tìm cách khắc phục. Nhưng ở nông thôn tình trạng đổ rác bừa bãi còn rất nhiều. Những việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm bầu không khí.
Như chúng ta đã biết môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Hiện nay trái đất đang nóng dần lên, bầu không khí đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, hàng ngày chúng ta được theo dõi qua báo, đài, Ti vi, internet có phản ánh những hành động xấu gây ô nhiễm đến môi trường. Ở thành phố thì nhìn chung người dân có ý thức bảo vệ môi trường nhưng còn ở nông thôn thì nhận thức của người dân còn hạn chế, hiện tượng vứt rác bừa bãi còn rất nhiều. Chính vì những hành động thiếu ý thức đó đã làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Để cải thiện vấn đề về môi trường thì đòi hỏi mỗi người chúng ta phải có ý thức và chung tay cải thiện và hành động vì môi tường. Nhất là đối với trẻ, trẻ chưa hiểu hết được ý nghĩa và hành động vì môi trường nên cần giáo dục cho trẻ những thói quen, hành động văn minh nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
Chính vì vậy mỗi giáo viên Mầm non, người quản lý trong trường Mẫu giáo chúng ta hơn ai hết ươm mầm đặt nền móng vững chắc cho trẻ những kiến thức, kĩ năng sống và hình thành ý thức cho trẻ một trong những ý thức không thể thiếu đó là “có những thói quen, hành động văn minh và có ý thức bảo vệ môi trường ” . 
 Như chúng ta đã biết giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng của cuộc đời mỗi con người. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển rất nhanh về các mặt thể chất, nhận thức, tình cảm, các mối quan hệ xã hội, những nét tính cách, phẩm chất và các năng lực chung. Nếu không được hình thành ở trẻ trong lứa tuổi này, thì khó có cơ hội để hình thành ở các lứa tuổi sau. AS Makarenco đã viết: “ Những cơ sở căn bản của việc giáo dục con người đã được hình thành trước 5 tuổi. Những điều dạy cho trẻ trong thời kỳ này chiếm 90% tiến trình giáo dục của cuộc đời. Về sau việc giáo dục vẫn được tiếp tục nhưng đó là lúc hái hoa nếm quả, còn những nụ hoa đã được vun trồng ngay trong 5 năm đầu tiên”. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được giáo dục cho mọi người và bắt đầu ngay từ tuổi mầm non “Có những thói quen, hành động văn minh và có ý thức bảo vệ môi trường ”. Muốn đạt được mục đích đó trước hết cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên hiểu rõ thực trạng của môi trường hiện nay và bồi dưỡng một số biện pháp cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường.
- Lý do chủ quan.
 Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là một vấn đề quan trọng nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng cho trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá các hiện tượng thiên nhiên và hình thành những thói quen tốt cho trẻ về bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. 
Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường trong lành thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phải được hình thành và được rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non, giúp cho trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là rất cần thiết. Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Với tình hình thực tế tại địa phương tôi đang công tác thì người dân nơi đây chưa nhận thức rõ được việc bảo vệ môi trường, ở trường phụ trách tôi nhận thấy một số trẻ chưa có hành động văn minh, chưa biết bảo vệ môi trường. Đứng trước tình hình này tôi luôn trăn trở và muốn giáo dục cho trẻ có ý thức về bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ. Như giáo dục trẻ hàng ngày cùng cô nhặt rác, trồng cây, chăm sóc cây xanh, nhằm giúp trẻ dần dần có thói quen tốt về bảo vệ môi trường. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non”. 
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Mục tiêu.
Nhằm giúp cho trẻ hiểu được môi trường có tác động trực tiếp đến con người. Từ đó hình thành cho trẻ những thói quen tốt về bảo vệ môi trường và cũng từ đó mỗi cá nhân trẻ sẽ có ý thức tốt, có những hành động văn minh sau này. Không những ở bản thân trẻ mà còn biết vận động các bạn, tuyên truyền đến cha mẹ, mọi người xung quanh cùng chung tay bảo vệ môi trường ngày càng xanh – sạch – đẹp.
- Nhiệm vụ của đề tài. 
Bảo vệ môi trường là vấn đề rất quan trọng không của riêng ai. Vậy để giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của việc mình làm thì đây là nhiệm rất cần thiết và quan trọng. Với vai trò là người quản lý, tôi luôn hướng cho giáo viên tìm cách lồng ghép vào các hoạt động, các trò chơi phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. 
 Khi tham gia vào các hoạt động trẻ cần phát huy hết tính tích cực, trẻ biết cùng cô giáo nhổ cỏ trồng và chăm sóc cây, nhặt những phế liệu bỏ đi và biết dùng những phế liệu đó để làm ra những đồ dùng học tập, từ đó trẻ đã dần có ý thức về bảo vệ môi trường. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu này tôi đã áp dụng cho trẻ trong trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang – xã Durkmăl – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk. 
I.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.
- Giới hạn:
Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, tôi đã vận dụng đề tài này cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn trong trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang thuộc xã Durkmal hướng dẫn cho giáo viên lồng ghép vào các hoạt động, trò chơi nhằm giáo dục trẻ trong trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang ý thức bảo vệ môi trường.
- Phạm vi:
Sáng kiến được thực hiện và áp dụng trong năm học 2014- 2015 trong truờng Mẫu giáo Hoa Pơ Lang – xã Durkmăl – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk.
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan đến công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài này. 
- Phương pháp thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra kiểm tra
+ Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản
thân và đồng nghiệp
II. Phần nội dung.
II.1. Cơ sở lý luận.
 * Như chúng ta đã biết thì ngày 10/1/1994 Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố luật bảo vệ môi trường. Theo định hướng của Đảng trong việc bảo vệ môi trường vừa có tầm nhìn chiến lượt, vừa rất rõ ràng trong phương châm hành động ở tầm nhìn vĩ mô và vi mô, tạo thành cơ sở chính trị vững chắc cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường. Việc bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và của cả nhân loại, là nhân tố dảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập quốc tế.
 Bảo vệ môi trường là quyền lợi, nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình, và mỗi người là biểu hiện của nếp sống văn minh. Luật bảo vệ môi trường 2005 có hiệu lực từ ngày (1/7/2006) được coi là hạt nhân của hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường.
Đứng trước tình hình đang nóng hổi nhất hiện nay đó là “ Hãy chung tay bảo vệ môi trường”. Vì thế việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó giúp cho trẻ phát triển tất cả các khả năng và hình thành những cở sở ban đầu về nhân cách con người, rèn luyện những kỹ năng, thói quen, hành vi tốt cho trẻ sau này. 
Là giáo viên hay với vai trò là người quản lý đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, là người làm gương cho trẻ noi theo, luôn hướng dẫn, nhắc nhở trẻ kiên trì làm những việc hàng ngày như cùng cô nhặt rác, trồng và chăm sóc cây xanh, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Giáo dục cho trẻ hiểu rằng tuy việc làm nhỏ bé nhưng đã góp phần bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Tránh những hành động xấu như xả rác bừa bãi ra sân trường, ra lớp học. Và biết cùng cô tận dụng nguồn nguyên vật liệu bỏ đi để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Nhưng để lồng ghép như thế nào cho phù hợp vào các hoạt động để đạt hiệu quả cao và tất cả các trẻ đều hứng thú tham gia đây mới thật là điều không dễ. 
* Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non:
Trẻ em trong độ tuổi mầm non rất thích hoạt động, thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ và hình thành những nề nếp, thói quen, thái độ ứng xử có văn hoá, gần gũi với môi trường sống xung quanh, đó là yếu tố thuận lợi cho giáo dục bảo vệ môi trường 
* Kỹ năng của trẻ mầm non:
Trẻ em trong độ tuổi mầm non có khả năng tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng ban đầu đơn giản, với cách dạy học phù hợp tâm lý, nhận thức của các em. Những khả năng đặc trưng đó là:
- Quan sát, phân tích, so sánh, phân nhóm, phân loại các sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh theo các dấu hiêụ màu sắc, hình dạng, kích thước, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống( nếu là con vật). 
- Nhận biết được các mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, giữa động vật và thực vật và điều kiện sống của chúng.
- Phát triển mạnh các giác quan và rất nhạy cảm.
- Nhận ra được các quan hệ trong không gian và thời gian nhưng còn hạn chế.
- Thích nhận xét đặt câu hỏi cho người lớn.
- Thích tìm hiểu khám phá những sự vật và hiện tượng mới lạ trong thiên nhiên, trong cuộc sống xã hội xung quanh.
- Học tập của trẻ ở dạng còn đơn giản, những tri thức trẻ lĩnh hội là tri thức tiền khoa học, được lượm lặt trong đời sống hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi một cách tự nhiên. Trẻ học thông qua hoạt động, chia sẻ với người lớn bạn bè.
- Lao động của trẻ ở dạng sơ đẳng: Lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên nhiên, vệ sinh môi trường. Lao động là phương tiện quan trọng để hình thành ý thức bảo vệ tự nhiên và bảo vệ môi trường.
- Trẻ bắt chước rất nhanh nên thực hiện được các quy tắc đơn giản trong gia đình, trường lớp, cộng đồng.
* Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non:
- Vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn, góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Vì vậy, tôi thấy cần phải biết khuyến khích kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá môi trường, đáp ứng được tính tò mò nhu cầu tìm tòi hiểu biết của trẻ. Qua đó giúp trẻ hiểu biết về môi trường, rèn luyện kỹ năng giữ gìn bảo vệ môi trường và có thái độ, hành vi thân thiện, gần gũi với môi trường, yêu quý, tôn trọng môi trường, mong muốn được tham gia cải thiện môi trường. Giáo dục tốt bảo vệ môi trường trong trường mầm non là chúng ta đã trang bị kiến thức cho cả một thế hệ tương lai, đó là hành trang theo các em suốt cuộc đời. Đó chính là ước mơ, là hành động cụ thể để giúp cho môi trường của chúng ta mãi mãi xanh tươi. Trong quá trình thực hiện bản thân tôi đã gặp phải không ít những khó khăn và thuận lợi sau:
II.2. Thực trạng.
a. Thuận lợi - khó khăn.
- Thuận lợi.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương.
Sự quan tâm của nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình của đội ngũ giáo viên, các bậc phụ huynh; sự ngoan ngoãn, chuyên cần của các em học sinh.
Các dụng cụ phục vụ cho hoạt động lao động được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ.
- Khó khăn.
Trẻ ở trường tôi đa số là học sinh người dân tộc thiểu số nên việc nhận thức của trẻ còn hạn chế. Và thói quen trong sinh hoạt chưa được văn minh. Trẻ chưa hiểu được và chưa có ý thức về bảo vệ môi trường.
Một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm đến con, em mình, và chưa giáo dục cho con, em mình thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
Trẻ mầm non còn nhỏ chóng nhớ mau quên nên việc giáo dục bảo vệ môi trường cần phải thưòng xuyên liên tục.
Trình độ của giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên chưa nắm chắc về nội dung, phương pháp, hình thức nên còn hạn chế trong công tác giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường. Trường có 402 học sinh đóng tại 7 điểm trường cách xa nhau, với tổng số 18 lớp nhưng có một số lớp phải ghép nhiều độ tuổi khác nhau dẫn đến khó khăn trong quá trình hướng dẫn, chỉ đạo .
b. Thành công - hạn chế.
- Thành công
Được sự đồng tình và cùng phối hợp giáo viên, sự kết hợp của cha mẹ học sinh đã giúp cho trẻ thêm hứng thú khi tham gia vào các hoạt động, tạo cho trẻ sự tự tin khi thể hiện những hành động văn minh bằng những việc làm nhỏ bé hàng ngày khi đến trường. Giúp cho trẻ biết gần gũi với môi trường.
- Hạn chế
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì vẫn còn một số hạn chế như sau: Một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm tới vấn đề mà giáo viên tuyên truyền, còn thờ ơ, không nhiệt tình tham gia lao động tập thể. Vì thế mà việc tuyên truyền và vận động chưa được đạt được hiệu quả cao. 
c. Mặt mạnh - mặt yếu.
- Mặt mạnh.
Được sự ủng hộ nhiệt tình của các giáo viên, đồng tình của các giáo viên cùng một lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động lao động cho trẻ cùng tham gia, trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động như cùng làm đồ dùng, đồ chơi. Trẻ thi đua nhau thể hiện hành vi tốt như nhặt rác quanh lớp, quét nhà, tưới nước cho cây.
- Mặt yếu.
Đa số trẻ là người dân tộc thiểu số nên trẻ còn rụt rè, và bên cạnh đó một số trẻ chưa tự tin khi tham gia vào các hoạt động, trẻ chưa hiểu hết lời cô nói. Và một số trẻ vẫn còn quen với lối sinh hoạt ở nhà, chưa biết thể hiện hành vi tốt “như thấy rác mà chưa biết nhặt bỏ vào sọt rác...” dẫn đến khó khăn cho các giáo viên trong quá trình dạy trẻ.
Nhận thức giữa các giáo viên chưa đồng đều dẫn đến khó khăn trong qúa trình hướng dẫn, chỉ đạo.
d. Nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Nguyên nhân dẫn đến thành công là nhờ vào sự động viên của Ban lãnh đạo nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên, sự kết hợp của cha mẹ học sinh, và nhất là sự hăng say hứng thú, nhiệt tình của trẻ, ý thức của trẻ đã dần hình thành.
Nguyên nhân hạn chế là một số trẻ chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động, trẻ còn rụt rè, một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm, giáo dục cho con em mình.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. 
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết những vấn đề về thực trạng đặt ra với những thuận lợi và khó khăn như sau:
- Mặt thuận lợi.
 Trong các năm đứng lớp tôi luôn được tham gia các cuộc thi như “ Môi trường và vệ sinh cá nhân”, “An toàn giao thông”giúp tôi hiểu hơn về trẻ, vấn đề bảo vệ môi trường. Hơn thế bây giờ với vai trò là người quản lý trực tiếp phụ trách công tác bán trú nên tôi biết và thấy rõ hơn thói quen hằng ngày của trẻ từ đó tôi tìm ra được những giải pháp, biện pháp để rèn luyện, giáo dục ý thức cho trẻ biết bảo vệ môi trường.
 Ở trẻ phát huy rất tốt tính tích cực, biết vâng lời cô khi cô hướng dẫn, trẻ biết thi đua trong trong mọi hoạt động. Thể hiện sự nhanh nhẹn và sáng tạo trong các hoạt động.
 Tôi thường xuyên tham mưu với nhà trường trang bị đầy đủ về những vật dụng cần thiết cho lớp. Tuyên truyền tốt nên tạo sự nhiệt tình của giáo viên, cha mẹ học sinh như tham gia vào các buổi lao động ở trường và cùng với giáo viên tuyên truyền đến những người xung quanh về bảo vệ môi trường. 
 Những điều kiện thuận lợi đó đã giúp tôi tìm ra được những biện pháp, giải pháp phù hợp với lứa tuổi của trẻ trong trường để nhằm giáo dục cho trẻ những ý thức, kỹ năng sống cơ bản nhất cho trẻ ngay khi còn nhỏ.
- Mặt khó khăn.
 Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân tôi gặp nhiều khó khăn khi thực hiện đề tài này bản thân vốn kinh nghiệm còn ít ỏi, mới được bổ nhiệm nên trong công tác hướng dẫn, quản lý còn gặp nhiều khó khăn.
 Các phân hiệu cách xa nhau dẫn đến khó khăn trong việc hướng dẫn chỉ đạo theo dõi cũng như việc tổ chức các cuộc thi cho giáo viên, học sinh, phụ huynh cùng tham gia.
Cơ sở vật chất mặc dù đã được nhà trường, Phòng giáo dục, chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa đủ đáp ứng với nhu cầu thực tế giáo viên cũng như của trẻ.
Học sinh trường tôi đa số là học sinh người dân tộc thiểu số, một số ít trẻ chưa hiểu tiếng phổ thông, nên cô khó giao lưu cùng trẻ, hướng dẫn trẻ cũng khó tiếp thu, một số trẻ còn rụt rè khi tham gia vào các hoạt động. Bên cạch đó do cuộc sống khó khăn nên cha bố mẹ học sinh chưa quan tâm nhiều tới con, em mình. Chưa nhận thức được tầm quan trọng việc bảo vệ môi trường, do đó một số ít cha mẹ học sinh còn chưa uốn nắn, sửa sai khi thấy con, em mình làm sai. Một số ít còn thơ ơ, tỏ ra không muốn hợp tác cùng giáo viên.
Với những khó khăn và thuận lợi trên bản thân luôn cố gắng học hỏi trau dồi vốn hiểu biết để đưa ra được những giải pháp, biện pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề đặt ra.
II.3. Giải pháp, biện pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp .
Nhằm rèn cho trẻ những thói quen tốt, giúp cho trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó trẻ sẽ biết tuyên truyền, vận động bạn bè, mọi người xung quanh cùng bảo vệ môi trường xanh –sạch – đẹp.
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp.
Biện pháp1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh về công tác giáo dục bảo vệ môi trường:
Xây dựng cảnh quan môi trường xanh –sạch – đẹp Nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục bảo vệ môi trường đây là một công tác để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục ý thức kỹ năng sống cho học sinh. 
* Đối với cán bộ quản lý. 
Cán bộ cốt cán là lực lượng nòng cốt quyết định sự thành công của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh vì vậy nâng cao nhận thức là một việc làm cần thiết. Trước hết là đối với hiệu trưởng, người cán bộ quản lý trường học phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường ởtrường phổ thông, triển khai cụ thể đến từng giáo viên yêu cầu, tiêu chí trường học xanh – sạch- đẹp, an toàn cuối năm học tự đánh giá theo kế hoạch của trường đã đề ra . Phải nhận thức được sự chỉ đạo, tổ chức các hoạt động, các phong trào là nhiệm vụ của hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục. Thấy được tầm quan trọng của công tác giáo dục trong trường phổ thông, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường xung quanh. Qua đó hiệu trưởng không được xem nhẹ công tác này và biết đầu tư thích đáng để công tác giáo dục môi trường có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất. 
* Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. 
Sự hợp tác của GVCN và GVBM có vai trò quyết định cho sự thành công của công tác giáo dục bảo vệ môi trường vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo viên là việc cần làm. Thông qua hoạt động ngoại khoá của các tổ chuyên môn, các buổi họp hội đồng ...giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, đây là nhiệm vụ quan trọng trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục phát động nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, rèn luyện cho các em kỹ năng sống và hoạt động, thấy được tầm quan trọng của công tác này và thì mỗi CBVC phải phát huy tinh thần trách nhiệm của mình tìm ra biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao nhất. 
c.Đối với học sinh: 
Tập cho trẻ có ý t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_v.doc