Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém, xây dựng chất lượng lớp chủ nhiệm 10A5 ở trường Trung học Phổ thông Số 2 Văn Bàn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém, xây dựng chất lượng lớp chủ nhiệm 10A5 ở trường Trung học Phổ thông Số 2 Văn Bàn

1. Vị trí, vai trò của GVCN:

 - Là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS quản lý toàn diện tập thể HS lớp mình, phấn đấu theo mục tiêu chung của nhà trường.

- Là người lãnh đạo, tổ chức điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách.

- Là nhân vật trung tâm để hình thành nhân cách cho HS và là cầu nối giữa nhà trường và xã hội.

 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của GVCN :

 - Chức năng của GVCN lớp:

+ Xây dựng tổ chức lớp thành một đơn vị vững mạnh.

+ Tổ chức điều khiển lãnh đạo các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

+ Thiết lập và phát triển mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để giáo dục HS.

- Nhiệm vụ của GVCN :

+ Tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt giáo dục để đẩy mạnh sự tiến bộ của lớp.

+ Cùng các giáo viên khác và cán bộ Đoàn, Hội phối hợp nhanh chóng, nhất là biện pháp đẩy mạnh một tập thể vững mạnh, giúp đỡ và tạo điều kiện cho Đoàn, Hội của lớp hoạt động và phát huy ý thức làm chủ, tự giác và chủ động của học sinh trong các hoạt động giáo dục.

 + Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh trong nhiệm vụ giáo dục các em.

+ Phối hợp với các giáo viên khác, với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh tổ chức nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh vào cuối kì và cuối năm học theo nội dung và tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục, đề nghị khen học sinh, đề nghị danh sách HS được lên lớp, phải ở lại lớp và danh sách được giao nhiệm vụ học tập hoặc rèn luyện thêm trong hè.

 - Quyền hạn của GVCN:

+ Được cung cấp phương tiện và tài liệu cần thiết để tiến hành nhiệm vụ.

+ Được tham dự và biểu quyết trong hội đồng kỷ luật và khen thưởng khi các tổ chức này giải quyết những vấn đề liên quan đến học sinh của lớp mình phụ trách.

+ Được quyền cho học sinh nghỉ học, được quyền đề nghị khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh trong phạm vi thể lệ quy định.

 

doc 32 trang cuonglanz2a 7402
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém, xây dựng chất lượng lớp chủ nhiệm 10A5 ở trường Trung học Phổ thông Số 2 Văn Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
3
I. Lý do chọn đề tài
3
II. Mục đích nghiên cứu 
4
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 
4
IV. Phạm vị nghiên cứu 
4
V. Đối tượng nghiên cứu
4
VI. Phương pháp nghiên cứu 
4
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
5
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
7
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9
1. Nghiên cứu tâm lý giáo dục đối với học sinh yếu kém
9
2. Tìm hiểu đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm
10
3. Tạo niềm tin đối với học sinh
14
4. GVCN lập kế hoạch cá biệt để giúp đỡ từng học sinh yếu kém tiến bộ, cuối năm học có thể được lên lớp
20
5. Khắc phục hiện tượng “nghiện” Game.
22
6. Nâng cao hiệu quả phối hợp với gia đình và phụ hunh học sinh:
24
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
32
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
STT
Viết tắt
Nội dung
STT
Viết tắt
Nội dung
1
CBQL
Cán bộ quản lý
7
HSG
Học sinh giỏi
2
CCCM
Có công cách mạng
8
HSTT
Học sinh tiên tiến
3
CMHS
Cha mẹ học sinh
9
PHHS
Phụ huynh học sinh
4
GV
Giáo viên
10
SGK
Sách giáo khoa
5
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
11
TNCS
Thanh niên cộng sản
6
HS
Học sinh
12
THPT
Trung học phổ thông
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong các năm qua, tôi đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu, đọc một số sách báo về các phương pháp học tập hiệu quả và phát triển bản thân trong thanh thiếu niên, học sinh nhằm giúp các em thành công cả trong học đường lẫn cuộc sống. Nhờ thế mà tôi có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều học sinh với những thái độ và cách hành xử khác nhau. 
Một số em sống lạc quan, tự tin và đầy quyết tâm trong học tập nên đạt những thành tích tốt về các mặt trong học tập, thể thao, văn nghệ. Trong khi đó, có những em hoàn toàn dửng dưng với việc học, luôn sống trong tâm trạng sợ hãi, có thái độ tiêu cực, nổi loạn và không màng đến tương lai. Từ những điều mắt thấy tai nghe hàng ngày, trong tôi luôn trăn trở một câu hỏi lớn, sao lại có sự khác biệt to lớn đến như thế. Có phải đó là những tính cách khác nhau được hình thành từ lúc cha sinh mẹ đẻ? Hay so tác động của bạn bè xung quanh? Vì những ngôi trường khác nhau mà các em đang học? Do ảnh hưởng của thầy cô trong trường? Hay chỉ đơn giản là do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của các em? hoặc rộng hơn, do hoàn cảnh kinh tế xã hội?... 
Mặc dù tất cả các yếu tố trên đều ít nhiều ảnh hưởng đến mỗi cá nhân trong một chừng mực nào đó, tôi phát hiện ra rằng, yếu tố lớn nhất và quan trọng nhất hình thành thái độ, hành vi và do đó tương lai của một đứa trẻ chính là cách dạy dỗ của cha mẹ đối với con cái, do ý thức của HS, phương pháp giáo dục và lòng nhiệt tình của các giáo viên bộ môn cũng như GVCN.
Tôi cũng khám phá ra rằng, nếu cha mẹ có cách nghĩ tích cực và dành thời gian để bảo ban, trò chuyện và nâng đỡ con em thì chúng sẽ tin tưởng vào bản thân hơn, có động lực mạnh mẽ hơn và thành công hơn. Điều này cũng đúng với những HS sinh trưởng trong gia đình nghèo, học ở “trường làng” và thậm chí kể cả khi sống trong một môi trường không tốt. Thêm một phát hiện nữa, những đứa trẻ có nhiều biến chuyển tích cực nhất và thành công nhất sau các khóa đào tạo đều là con của những người cha người mẹ thật sự cảm thông và tích cực hỗ trợ con cái trên con đường học tập. 
Quá trình tìm tòi để giải đáp cho nỗi băn khoăn trên là lý do để tôi viết đề tài “Một số biện pháp giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém, xây dựng chất lượng lớp chủ nhiệm 10A5 ở trường THPT Số 2 Văn Bàn”. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở, phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác chủ nhiệm lớp trong những năm vừa qua, qua đúc rút kinh nghiệm bản thân để hệ thống một số biện pháp chính giúp giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm, khắc phục tình trạng học sinh càng yếu càng chán học. 
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tâm lý lứa tuổi học sinh.
	- Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng và những vấn đề gặp phải trong công tác chủ nhiệm lớp của bản thân và các giáo viên khác trong nhà trường
- Hệ thống một số biện pháp chính giúp xây dựng và quản lý lớp chủ nhiệm đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian và trình độ nhận thức của bản thân, đề tài “Một số biện pháp giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém, xây dựng chất lượng lớp chủ nhiệm 10A5 ở trường THPT Số 2 Văn Bàn” chỉ phân tích thực trạng các biện pháp giáo dục học sinh yếu lớp chủ nhiệm, nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm, tổng kết kinh nghiệm bản thân để hệ thống thành các giải pháp nhằm xây dựng chất lượng lớp chủ nhiệm 10A5 ở trường THPT Số 2 Văn Bàn. 
V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 10A5 trường THPT Số 2 huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, phân loại các tài liệu khoa học và các văn bản pháp qui của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên quan... Nhằm tìm hiểu, xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Gồm phương pháp đàm thoại, quan sát, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, tổng kết kinh nghiệm của các GVCN khác, khảo nghiệm...
Phương pháp đàm thoại: Để tìm hiểu thực trạng học sinh yếu kém và các biện pháp mà GVCN đã áp dụng để giáo dục đối tượng học sinh này, tôi đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các CBQL nhà trường, GVCN và bản thân HS trong nhà trường.
Phương pháp điều tra: Tôi đã tìm hiểu hiệu quả công tác GVCN đối với việc giáo dục học sinh yếu kém ở trường THPT Số 2 Văn Bàn thông qua hệ thống các câu hỏi, các phiếu khảo sát xin ý kiến các CBQL, GV và HS, nhằm thu thập ý kiến chủ quan của các thành viên. 
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là sự kết hợp giữa lý luận quản lý về phối hợp các lực lượng giáo dục với thực tiễn, là quá trình đem lý luận quản lý phân tích những kinh nghiệm thực tiễn kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Gồm các phương pháp thống kê, toán học, biểu bảng, sơ đồ  
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vị trí, vai trò của GVCN:
 - Là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS quản lý toàn diện tập thể HS lớp mình, phấn đấu theo mục tiêu chung của nhà trường.
- Là người lãnh đạo, tổ chức điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách.
- Là nhân vật trung tâm để hình thành nhân cách cho HS và là cầu nối giữa nhà trường và xã hội.
	2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của GVCN :
	- Chức năng của GVCN lớp: 
+ Xây dựng tổ chức lớp thành một đơn vị vững mạnh.
+ Tổ chức điều khiển lãnh đạo các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
+ Thiết lập và phát triển mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để giáo dục HS.
- Nhiệm vụ của GVCN :
+ Tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt giáo dục để đẩy mạnh sự tiến bộ của lớp.
+ Cùng các giáo viên khác và cán bộ Đoàn, Hội phối hợp nhanh chóng, nhất là biện pháp đẩy mạnh một tập thể vững mạnh, giúp đỡ và tạo điều kiện cho Đoàn, Hội của lớp hoạt động và phát huy ý thức làm chủ, tự giác và chủ động của học sinh trong các hoạt động giáo dục.
	+ Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh trong nhiệm vụ giáo dục các em.	
+ Phối hợp với các giáo viên khác, với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh tổ chức nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh vào cuối kì và cuối năm học theo nội dung và tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục, đề nghị khen học sinh, đề nghị danh sách HS được lên lớp, phải ở lại lớp và danh sách được giao nhiệm vụ học tập hoặc rèn luyện thêm trong hè.
	- Quyền hạn của GVCN: 
+ Được cung cấp phương tiện và tài liệu cần thiết để tiến hành nhiệm vụ.
+ Được tham dự và biểu quyết trong hội đồng kỷ luật và khen thưởng khi các tổ chức này giải quyết những vấn đề liên quan đến học sinh của lớp mình phụ trách. 
+ Được quyền cho học sinh nghỉ học, được quyền đề nghị khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh trong phạm vi thể lệ quy định.
3. Quy trình công tác của GVCN lớp:
Để đảm bảo công tác chủ nhiện lớp đạt hiệu quả cao, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải tuần thủ một số quy trình sau:
a. Điều tra đối tượng học sinh: Cụ thể là tìm hiểu tình hình mọi mặt của học sinh lớp mình, hoàn cảnh đặc biệt, đặc điểm, cá tính, điều kiện sống... của từng em. Đối với những học sinh có dạng cá biệt để có những biện pháp giáo dục thích hợp.
b. Xây dựng kế họch chủ nhiệm: Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp phải căn cứ vào chủ trương của nhà trường và tình hình thực tế của lớp. Cần xây dựng kế hoạch cả năm, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng và kế hoạch tuần.
c. Chỉ đạo tập thể học sinh thực hiện kế hoạch:
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch cho đội ngũ cán bộ lớp, để các em làm tốt nhiệm vụ được giao.
- Tổng kết đúc rút kinh nghiệm sau mỗi đợt công tác, có khen, có chê đối với tập thể cùng như cá nhân.
- Trong khi điều hành công việc của lớp mình, mỗi GVCN phải có một số công tác chủ nhiệm để ghi chép theo dõi hằng ngày.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thuận lợi 
- Làm GVCN ai cũng đã từng gặp phải trong lớp mình có những HS cá biệt như: Học lực yếu, hay cùng trốn tiết, trốn học, ngủ trong giờ học, vô lễ với GV tóm lại những HS này không có niềm tin và động lực để học tậpkhi GVCN mời PHHS thì PHHS cũng bó tay, than phiền nhờ thầy cô giúp đỡ. 
- Phấn đấu để đạt được kết quả học tập cao cho tất cả học sinh trong các điều kiện của nền giáo dục THPT là nhiệm vụ phức tạp và rất quan trọng, nhưng kinh nghiệm của các trường và của các giáo viên giàu kinh nghiệm đã khẳng định rằng, nhiệm vụ này có thể hoàn toàn thực hiện được. Nhiều trường phổ thông và nhiều giáo viên không có một học sinh lưu ban nào trong quá trình nhiều năm công tác. 
- Cuộc đấu tranh vì chất lượng kiến thức cao, việc ngăn ngừa tình trạng học kém và lưu ban là một vấn đề giáo dục quam trọng nhất đòi hỏi không chỉ áp dụng các phương pháp dạy học hợp lí nhất và hoàn thiện quá trình học tập, mà nó còn có liên quan điến việc hình thành đạo đức của học sinh đang thường xuyên phát triển, đến việc giáo dục các phẩm chất đạo đức như lòng tôn trọng nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính tổ chức, sự cần mẫn, sự bền bỉ và ý thức tập thể Vì thế nên kết quả học tập của học sinh không chỉ phụ thuộc vào hoạt động dạy học của các giáo viên bộ môn mà ở một mức độ đáng kể còn phụ thuộc vào công tác giáo dục khéo léo và có mục đích của giào viên chủ nhiệm và vào mối quan hệ của họ với gia đình học sinh. Vì vậy trong công tác chủ nhiệm người giáo viên cần chuẩn bị cho mình những kiến thức, kỉ năng, kỉ xảo cần thiết cho công tác với học sinh yếu, kém. 
- Cần phải chỉ ra rằng, rất đáng tiếc là trong sách báo sư phạm hiện nay có rất ít công trình đề cập đến vấn đề này, đặc biệt ít có tài liệu nói cụ thể về công tác giáo dục với hoc sinh học kém. 
2. Khó khăn:
- Một điều khó khăn lớn là đối tượng HS nghiên cứu có địa bàn phân bố rộng, có những gia đình HS ở cách xa trường vài chục cây số, đường đến trường lầy lội, không có điện thoại liên lạc, kinh tế gia đình khó khăn..Khả năng nhận thức tư duy của các em không đồng đều và thường không ổn định, sở thích nhu cầu có nhiều khác biệt, động cơ học tập và hứng thú cũng khác biệt nhau rất nhiều, số lượng HS trong một lớp đông. 
- Tuy nhiên động lực lớn nhất đối với mỗi giáo viên chúng tôi là được sự động viên an ủi, tin tưởng của nhà trường, của các đồng nghiệp, PHHS và các cấp chính quyền địa phương. 
- Vì vậy với những kinh nghiệm trong nhiều năm công tác chủ nhiệm tôi xin trình bày một số các biện pháp mà tôi đã thực hiện trong những năm qua và mang lại nhiều khả quan.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	1. Nghiên cứu tâm lý giáo dục đối với học sinh yếu kém
- Qua khảo sát tìm hiểu đối nhiều HS của nhiều thế hệ mà tôi đã công tác giảng dạy và làm chủ nhiệm thì nhiều HS cho rằng có rất nhiều vấn đề khó khăn khiến các em gặp thất bại trong học tập. Và một số giáo viên chủ nhiệm nghĩ các HS giỏi không bao giờ gặp phải những vấn đề như thế. Một kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các HS, kể cả nhũng HS giỏi đều có chung 16 vấn đề khó khăn phổ biến sau đây: 
	+ Trí nhớ kém 
+ Thích trì hoãn công việc 
+ Lười biếng 
+ Nghiện trò chơi điện tử, xem tivi, internet 
+ Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng 
+ Dễ dàng bị sao lãng 
+Khả năng tập trung ngắn hạn 
+ Mơ màng trong lớp học 
+ Sợ thi cử 
+ Hay phạm lỗi do bất cẩn 
+ Chịu áp lực từ gia đình 
+ Có quá nhiều thứ để học và quá ít thời gian 
+ Không có động lực học 
+ Dễ dàng bỏ cuộc 
+ Thầy cô dạy không lôi cuốn 
+ Không có hứng thú đối với môn học 
- Việc nghiên cứu các nguyên nhân học kém là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với người giáo viên chủ nhiệm. Để giảm nhẹ cho công việc thu thập tài liệu về HS học yếu, kém chúng ta cần phải có những chương trình đặc biệt. Trong chương trình này có điểm ra những điều cần biết về HS. Chương trình cần nghiên cứu đầy đủ toàn diện về HS bao gồm: Nghiên cứu hoạt động nhận thức, lĩnh vực tình cảm, ý chí, hành vi và tình hình thể lực của các em. Căn cứ vào các dữ liệu như: trạng thái xúc cảm, lí trí hành vi và tình trạng thể lực, trạng thái chú ý và trí nhớ hoặc chức năng tâm lí riêng biệt nào đó của các em HS. 
- Khi bắt tay vào nghiên cứu HS yếu, kém người GVCN cần thiết lập mối quan hệ cần thiết với em HS. Điều này sẽ giúp cho việc tìm hiểu được tốt hơn những đặc điểm cá nhân của HS. Nhằm mục đích này tôi thường dự giờ các giờ học lớp chủ nhiệm, thăm gia đình, tham dự vào các hoạt động ngoại khóa, tham gia trò chuyện cùng HS.
2. Tìm hiểu đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm
	- Ngay khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm, việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu đối tượng học sinh, hoàn cảnh gia đình, sở trường, sở thích, tính cách  để từ đó có những đánh giá chính xác nhất về từng đối tượng, trên cơ sở đó có những biện pháp giáo dục phù hợp.
	Các biện pháp chủ yếu để tìm hiểu đối tượng là:
	2.1. Thông qua phiếu điều tra thông tin học sinh
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH ĐẦU NĂM
1. Họ tên học sinh: Nam/ Nữ:. 
2. Ngày tháng năm sinh: Nơi sinh:.. 
3. Quê quán:..... 
4. Dân tộc:.Tôn giáo:... 
5. Đoàn viên/Đội viên:Ngày vào Đoàn:.. 
6. Chỗ ở hiện nay (Số nhà, tổ, thôn bản /khu phố, xã/ thị trấn, huyện, tỉnh): ...
7. Địa chỉ, số điện thoại nơi ở trọ (nếu có): .. 
8. Phương tiện đi học: 
9. Kết quả học tập năm trước: + Học lực: + Hạnh kiểm:.. 
+ Các môn học tốt nhất:..
+ Môn học chưa tốt:.... 
10. Chức vụ đã làm những năm học trước:. 
11. Năng lực, sở trường của bản thân: ... 
12. Sở thích cá nhân:... 
13. Ước mơ nghề nghiệp: 
14. Khó khăn của bản thân hiện nay:.. 
15.Tự đánh giá hạn chế của bản thân:.
. 
16. Người bạn thân nhất (Họ tên, học lớp nào, trường nào/đang làm gì, số điện thoại):.. 
17. Họ tên cha: Năm sinh: Nghề nghiệp: 
18. Họ tên mẹ: Năm sinh:..Nghề nghiệp:.... 
19. Địa chỉ, số điện thoại liên lạc với PHHS:.. 
20. Họ tên, nghề nghiệp, số điện thoại của anh, chị, em ruột:. 
. 
. 
21. Thuộc diện con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình CCCM: .
22. Gia đình thuộc diện đói, nghèo, cận nghèo:
2.2. Tìm hiểu đặc điểm học sinh thông qua quan sát học sinh học tập, vui trơi hoặc bằng việc trao đổi, trò chuyện với học sinh, phụ huynh, GVCN cũ  của các em. 
- Việc quan sát phải lâu dài và có hệ thống để sao cho các kết luận rút ra từ các sự kiện quan sát được không phải là những kết luận tình cờ và hời hợt, chúng phải phản ánh được những đặc điểm cá nhân đáng kể của HS, cho phép theo dõi em HS trong sự phát triển của em đó, việc quan sát cần phải sâu sắc, nó bao gồm không chỉ một sự ghi chép chính xác và đầy đủ các sự kiện và hiện tượng về hành vi của HS mà còn giải thích đúng đắn các sự kiện và hiện tượng này, vì rằng việc quan sát không chỉ nhằm mô tả các hành động bên ngoài của HS mà còn phải tìm ra các động cơ và nguyên nhân của những hành động này. Đây cũng là mục đích cơ bản của sự quan sát: Xuất phát từ những sự kiện bên ngoài của việc quan sát phải vạch ra được những đặc điểm cá nhân của HS và những đặc điểm đặc thù về nhân cách của em đó. 
- Hiệu quả của các cuộc trò chuyện phụ thuộc vào sự suy nghĩ kĩ càng về phương pháp tiến hành chúng, tùy thuộc vào kĩ năng, nghệ thuật và sự lịch thiệp cùa giáo viên. Các thủ thuật tiến hành phải được cá biệt hóa tối đa và chúng phải nhất thiết thay đổi tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể , tùy theo cá tính của em học sinh cần nghiên cứu. Khi tiến hành các cuộc trò chuyện cần phải lưu ý không chỉ tới nội dung các câu trả lời của HS, mà cần phải tới cả cách thể hiện bên ngoài của HS trong khi trả lời, tới tính cách giọng nói và cách diễn đạt ngôn ngữ. 
- Những cái mà HS đã làm như bài làm văn, bài báo tường, sổ nhật kí, bức tranh vẽ, hình vẽ, vở HS, các mô hìnhsẽ cho ta nhiều điều quý báu nêu lên được đặc điểm của HS. Tất cả những dạng sáng tạo này của các em sẽ giúp ta tìm ra được những đặc điểm cá nhân của các em chỉ trong trường hợp nếu như sự phân tích những sản phẩm này là khách quan, và những cứ liệu thu nhận được sẽ được đối chiếu với những sự kiện khác nhận được bằng các thủ pháp khác về mặt phương pháp. Quy tắc này còn có liên quan đến việc sử dụng các bài tập thực nghiệm trong khi nghiên cứu các quá trình tâm lí riêng biệt của HS. 
- Một trong những yêu cầu quan trọng đối với công tác nghiên cứu HS học kém là việc tiến hành ghi chép có hệ thống các sự kiện quan sát trong một cuốn sổ tay dành riêng cho mục đích này. Trong quá trình nghiên cứu HS, sổ tay được sử dụng theo một hệ thống nhất định và có kế hoạch, nó cho phép ta nhìn thấy sự phát triển và vận động của HS, lập được kế hoạch đúng đắn cho toàn bộ công tác giáo dục và giảng dạy HS. Xin trích dẫn ra đây 1 ví dụ cụ thể như sau: 
Trong thời gian làm công tác chủ nhiệm khi tiến hành làm công tác cá biệt với HS kém như trường hợp của HS Doãn Đình Trưỡng học lớp 11A1 năm học 2010 - 2011. Trong những năm trước Trường học kém và em phải thi lại để lên lớp, trong các giờ học em không chăm chú, thường xuyên nghỉ học đi chơi điện tử. Khi trong lớp tiến hành kiểm tra, em cảm thấy mình không được tự tin, tất cả sự chú ý của em đều nhằm vào việc làm sao để có thể chép bài của bạn mà thầy giáo không thấy. Phần lớn các giáo viên bộ môn đều cho rằng HS Trường không có năng lực mà lại lười biếng. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm khi quan sát tôi thấy Trường có năng lực bình thường và có sự phát triển chung không phải là kém. Điều này được thể hiện qua cách nói có văn hóa của em, qua sự hứng thú của em đối với thể thao và đối với việc đọc sách báo ở thư viện. Nhưng Trường chưa có thái độ đúng đắn đối với việc học tập, em thiếu các kỹ năng và kỹ xảo lao động độc lập, sự chú ý có chủ định ở em chưa được phát triển cũng như thiếu một vài phẩm chất cần thiết cho hoạt động lao động. 
Khi đến thăm gia đình Trường, tôi càng tin tưởng vào sự đúng đắn về những kết luận của mình hơn. Trường là đứa con trai độc nhất nên rất được chiều chuộng trong gia đình. Cha hoặc mẹ đã làm tất cả, Trường không tự lực làm cái gì cả. Từ những ngày đầu học tập, cha mẹ đã giúp em trong những khó khăn nhỏ nhặt nhất. Một sự bảo trợ quá ư tỉ mỉ như vậy đã làm giảm ý chí, năng lực và sáng kiến của em và chẳng bao lâu em đã không để ý đến việc lúc nào cần phải ngồi chuẩn bị bài vở, vì rằng tất cả những cái đó đã được mẹ em làm hộ.
Tôi đã phải làm việc nhiều để thay đổi cách giáo dục Trường trong gia đình. Trước hết cần phải thuyết phục cha mẹ về sự sai lầm của các hành động của họ, sau đó cùng với họ xác định các biện pháp giáo dục tiếp tục Trường. Họ đã xây dựng hệ thống giáo dục cho Trường những thói quen, kỹ năng, động cơ và tình cảm cần thiết cho việc học tập. Ví dụ, tôi và cha mẹ đã đòi hỏi Trường phải hoàn toàn tự lực thực hiện tốt các bài tập về nhà. Khi bài có thiếu sót nhỏ, hoặc làm cẩu thả, hoặc chưa hoàn thiện, họ động viên em phải làm lại hoặc sửa đúng. Mỗi một bài làm tốt đều được thưởng, và điều này gây cho em lòng tin tưở

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giam_thieu_ty_le_hoc.doc