SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng học sinh lớp 10 sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh ở trường THPT Lê Lợi

SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng học sinh lớp 10 sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh ở trường THPT Lê Lợi

Giáo dục kĩ năng sống là một mặt giáo dục đặc biệt coi trọng và cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Học sinh lớp 10 - đầu cấp trung học phổ thông (THPT), lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khoẻ và tâm sinh lý [1]. Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, thầy cô, muốn tự khẳng định mình. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm có một vị trí quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ năng sống bước vào cuộc sống tự lập đạt được những nhân cách nhất định.

 Học sinh ngày nay được tiếp cận nhiều kênh giáo dục khác nhau: giáo dục nhà trường, giáo dục qua công nghệ thông tin như máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh Mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) được sử dụng khắp thế giới, ứng dụng sâu rộng mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống, trong giảng dạy và học tập. Mạng máy tính toàn cầu tạo ra thế giới mới trong đó cũng có gần như các hoạt động của thế giới thực: Thương mại điện tử(ecommerca); giáo dục điện tử(elearning); trò chơi trực tuyến(gameonline); các mạng xã hội(socialnetwok), thực sự trở thành một hiện tượng, một trào lưu văn hóa trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tiện ích từ Internet giúp mở ra chân trời mới, học tập khám phá, thử nghiệm sáng tạo và tiếp cận những nền văn hóa của thế giới, vui chơi giải trí với nhiều loại hình đa dạng, các em có thêm nhiều sự lựa chọn phương thức học tập làm phong phú thêm kiến thức của mình. Tuy nhiên hiện nay việc ứng dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu của học sinh trong học tập và giải trí chưa thực sự hiệu quả, mặt trái của nó tác động đến một bộ phận học sinh, công nghệ số lấn lướt cha mẹ và thầy cô. Bình quân mỗi ngày mỗi bạn trẻ lên “mạng “3-4” tiếng và chuyện gì xảy ra khi các “cơn bão mạng xã hội” đang dần chiếm lĩnh đời sống tinh thần của không ít học sinh. Đáng báo động hơn là tình trạng nghiện trò chơi điện tử, nghiện Facebooker dẫn đến học hành giảm sút, tâm lí không ổn định, bỏ học Tốc độ lan truyền thông tin trên Internet nhanh chóng là một tiện ích, đồng thời cũng mang lại hệ quả khó lường. Tuổi trẻ luôn được xem là nhanh nhạy trong việc nắm bắt các thành tựu kĩ thuật mới, am hiểu sử dụng các công cụ kĩ thuật tiên tiến như điện thoại di động có quay phim chụp ảnh, chuyển tải dữ liệu lên mạng Thế nhưng, tuổi trẻ cũng lại rất chậm để cảm nhận được hậu quả của những đoạn phim, bức ảnh được gửi lên mạng. Là lứa tuổi dễ bị kích động, dễ bắt chước, không ít những bạn trẻ tự làm hại mình khi sử dụng không kiểm soát các tiến bộ của công nghệ.

 

doc 17 trang thuychi01 5702
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng học sinh lớp 10 sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh ở trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục kĩ năng sống là một mặt giáo dục đặc biệt coi trọng và cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Học sinh lớp 10 - đầu cấp trung học phổ thông (THPT), lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khoẻ và tâm sinh lý [1]. Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, thầy cô, muốn tự khẳng định mình. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm có một vị trí quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ năng sống bước vào cuộc sống tự lập đạt được những nhân cách nhất định.
 Học sinh ngày nay được tiếp cận nhiều kênh giáo dục khác nhau: giáo dục nhà trường, giáo dục qua công nghệ thông tin như máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh Mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) được sử dụng khắp thế giới, ứng dụng sâu rộng mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống, trong giảng dạy và học tập. Mạng máy tính toàn cầu tạo ra thế giới mới trong đó cũng có gần như các hoạt động của thế giới thực: Thương mại điện tử(ecommerca); giáo dục điện tử(elearning); trò chơi trực tuyến(gameonline); các mạng xã hội(socialnetwok), thực sự trở thành một hiện tượng, một trào lưu văn hóa trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tiện ích từ Internet giúp mở ra chân trời mới, học tập khám phá, thử nghiệm sáng tạo và tiếp cận những nền văn hóa của thế giới, vui chơi giải trí với nhiều loại hình đa dạng, các em có thêm nhiều sự lựa chọn phương thức học tập làm phong phú thêm kiến thức của mình. Tuy nhiên hiện nay việc ứng dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu của học sinh trong học tập và giải trí chưa thực sự hiệu quả, mặt trái của nó tác động đến một bộ phận học sinh, công nghệ số lấn lướt cha mẹ và thầy cô. Bình quân mỗi ngày mỗi bạn trẻ lên “mạng “3-4” tiếng và chuyện gì xảy ra khi các “cơn bão mạng xã hội” đang dần chiếm lĩnh đời sống tinh thần của không ít học sinh. Đáng báo động hơn là tình trạng nghiện trò chơi điện tử, nghiện Facebooker dẫn đến học hành giảm sút, tâm lí không ổn định, bỏ học Tốc độ lan truyền thông tin trên Internet nhanh chóng là một tiện ích, đồng thời cũng mang lại hệ quả khó lường. Tuổi trẻ luôn được xem là nhanh nhạy trong việc nắm bắt các thành tựu kĩ thuật mới, am hiểu sử dụng các công cụ kĩ thuật tiên tiến như điện thoại di động có quay phim chụp ảnh, chuyển tải dữ liệu lên mạng Thế nhưng, tuổi trẻ cũng lại rất chậm để cảm nhận được hậu quả của những đoạn phim, bức ảnh được gửi lên mạng. Là lứa tuổi dễ bị kích động, dễ bắt chước, không ít những bạn trẻ tự làm hại mình khi sử dụng không kiểm soát các tiến bộ của công nghệ. 
Hiện tượng học sinh THPT sử dụng máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh trở nên phổ biến, là một giáo viên chủ nhiệm lớp 10 nhận thấy cần phải định hướng và giáo dục kĩ năng sống cho các em thông qua hoạt động giáo dục tập thể về sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh, nhằm hạn chế và đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của Internet là điều vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay đối với học sinh THPT. Do đó tôi đã chọn đề tài "Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng học sinh lớp 10 sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh ở trường THPT Lê Lợi". 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
1. Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh ở học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Lê Lợi nói riêng.
2. Giúp học sinh trường THPT Lê Lợi nói chung và học sinh lớp 10A3 nói riêng nhận thức đúng đắn mặt tích cực và hạn chế của mạng thông tin máy tính toàn cầu, vai trò và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh ở trường trung học phổ thông. 
3. Đề xuất một số giải pháp định hướng học sinh lớp 10 sử dụng đúng mục đích và hiệu quả mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh. 
4. Hình thành các kĩ năng sống cho các em, để các em làm chủ bản thân, làm chủ công nghệ thông tin, biết xử lí hiệu quả các thông tin trên mạng xã hội, thích ứng và ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giúp học sinh lớp 10 nắm được những kiến thức cơ bản và định hướng sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu, điện thoại thông minh hiệu quả, đúng mục đích.
Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10A3 năm học 2016- 2017 trường trung học phổ thông Lê Lợi, là lớp tôi chủ nhiệm . 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	+ Nghiên cứu các chính sách của Nhà nước về vấn đề văn hóa – xã hội – Giáo dục và Đào tạo.
+ Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.
+ Nghiên cứu điều lệ trường trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội quy của trường THPT Lê Lợi Một số tài liệu tham khảo khác trên Internet
+ Sử dụng phương pháp điều tra; phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, xử lý số liệu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
2.1.1. Khái niệm “kĩ năng sống”
 	Kĩ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.
 	 (*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên kĩ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi 
 	(*) Theo WHO kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Trong giáo dục, kĩ năng sống là một tồn tại những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hoá.
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh không ngoài mục đích đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: "học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" [2]. Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường của xã hội hiện đại. Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế các nhân tố tiêu cực, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực[3]. Góp phần tích cực cho đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh.
2.1.2. Kĩ năng sống của học sinh THPT hiện nay:
 Năm học 2010-2011 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình thức khác nhau. Năm học 2016-2017, sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa và trường THPT Lê Lợi chú trọng triển khai giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục tập thể và lồng ghép vào các môn học và đặc biệt là bài dự thi liên môn của các em. Với học sinh THPT tôi nhận thấy cần phải giáo dục những kĩ năng cần thiết: Kĩ năng tự nhận thức(xác định được giá trị bản thân, tự tin, tự trọng); kĩ năng giao tiếp; kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo; kĩ năng ra quyết định:(xác định tìm kiếm các lựa chọn, giải quyết vấn đề, ứng phó, thương lượng)" [4] Nhiệm vụ của giáo viên thông qua một vấn đề thực tiễn, định hướng thái độ và hành vi đúng đắn, giáo dục các kĩ năng sống cho các em.
Bước sang thế kỷ thứ XXI, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước đột phá, tạo sự chuyển biến nhanh về mọi mặt trong đời sống của người Việt Nam. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nhiều học sinh sa đà vào Internet như nghiệt gameonline, nghiện Facebooker khiến các em dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần.
 	Ở độ tuổi 15 - 16, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, còn thiếu nhiều kĩ năng sống, có khả năng nhận thức nhưng những nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp 10 cần phải định hướng và hình thành kĩ năng sống cho các em. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	2.2.1. Thuận lợi
	Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế mở cửa, xã hội và phương tiện thông tin đại chúng phát triển, dịch vụ Internet mở ra nhiều, điện thoại thông minh tăng dần về số lượng ở học sinh. Học sinh THPT sử dụng điện thoại chiếm tới 85% ở nông thôn, thành thị con số này lên tới 99%. Ở trường trung học phổ thông Lê Lợi ba khối lớp có khoảng 95% học sinh sử dụng điện thoại di động có kết nối Internet, 90% thường xuyên lên mạng xã hội, lượng thời gian truy tập trung bình với số giờ 1 đến 2 giờ/ngày. Học sinh trường THPT Lê Lợi nói chung, học sinh lớp 10A3 nói riêng dùng mạng xã hội giao lưu với học sinh trường khác và bạn bè quốc tế. Giáo viên trường THPT Lê Lợi chủ động kết nối với học sinh trên mạng xã hội Zalo, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và học sinh lớp 10A3 cùng thành lập nhóm để trao đổi học tập giúp các em củng cố, nâng cao kiến thức, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà và tìm kiếm thông tin học tập, tài liệu tham khảo; định hướng nội dung bổ ích, lý thú giúp học sinh mở rộng thế giới quan và nâng cao hiểu biết; thông báo các thông tin liên quan đến học tập, lao động; giao lưu tăng tinh thần đoàn kết trong lớp, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của học sinh định hướng cho các em sử dụng mạng xã hội trong học tập và giải trí, kiểm soát những thông tin mà các em đăng tải kịp thời nhắc nhở khi các em có hành động chưa đúng đắn 
	2.2.2. Khó khăn
Ở trường THPT Lê Lợi nói chung và lớp 10A3 nói riêng, nhiều học sinh chưa biết lựa chọn thông tin từ các trang mạng xã hội, có một số nhỏ học sinh có hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu kì quặc, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, nhiều em sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học ảnh hưởng đến chất lượng học tập, một số em bỏ học đi đánh điện tử, nghiện Facebook, ăn - chơi - ngủ - học gắn với mạng xã hội, câu “like”, hùa theo tâm lí đám đông, dùng mạng xã hội công kích lẫn nhau, lợi dụng quay cóp bài trong giờ kiểm tra Trong nội quy trường THPT Lê Lợi nghiêm cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, các giờ sinh hoạt tập thể nhưng đâu đó vẫn có những học sinh vi phạm, một bộ phận không nhỏ học sinh sử dụng chưa hiệu quả mạng thông tin máy tính toàn cầu phục vụ cho học tập và giải trí. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần định hướng văn hóa sử dụng mạng xã hội, điện thoại thông minh thông qua hoạt động giáo dục tập thể.
2.3. Các giải pháp định hướng sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh cho học sinh lớp 10 qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lợi:
2.3.1. Giải pháp 1: Tạo ý thức chấp hành kỉ luật cho học sinh ở nhà trường nói riêng và ngoài xã hội nói chung .
 Ngày nhập học đầu tiên của học sinh khối 10 ở trường THPT Lê Lợi, các em học điều lệ trường THPT và viết cam kết thực hiện nghiêm điều lệ trường trung học, nội quy nhà trường (trong đó có nội dung không được sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học, sinh hoạt tập thể, không dùng để tải nội dung xấu, quay phim chụp ảnh không lành mạnh, mục đích không thiện ý" [5] và điều này cần thông báo trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, bản cam kết có ý kiến của phụ huynh được viết làm 2 bản, học sinh giữ 01 bản, GVCN giữ 01 bản).
Nếu học sinh nào ở mức độ sai phạm sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học, tôi cho các em làm bản tường trình lại sự việc vi phạm, kiểm điểm lại hành vi sai phạm của mình và cam kết không tái phạm... giao điện thoại cho phụ huynh. Đối với học sinh cá biệt trốn học đi chơi game, tôi tìm hiểu mức độ nghiện game, từ đó nắm bắt tâm lí và động viên, khuyên nhũ các em, nếu các em tiếp tục vi phạm nhiều lần, trốn học đi chơi tôi nhờ đến sự can thiệp của đoàn trường, ban nề nếp, ban giám hiệu, mời phụ huynh đến làm việc với giáo viên chủ nhiệm để xử lí học sinh vi phạm. Trường hợp nặng hơn, nếu vi phạm đều bị lập biên bản xử lý, khi cần thiết phối hợp với cơ quan chuyên môn, pháp luận can thiệp Cách làm này “cảnh báo” về một hình thức kỷ luật nếu vi phạm, phần nào ngăn chặn được việc dùng điện thoại không đúng mục đích của học sinh. Qua giải pháp này các em được rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử, nhận thức và đánh giá bản thân, rèn tính kỉ luật cho học sinh ngay từ những ngày đầu mới bước chân vào trường THPT Lê Lợi.
2.3.2 Giải pháp 2: Giáo viên chủ nhiệm định hướng sử dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu và điện thoại thông minh cho học sinh lớp 10 thông qua hoạt động giáo dục tập thể.
Giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch từng tuần, tháng, kì.Trong những tuần đầu tiên của tháng 8, tháng 9, giúp các làm quen môi trường học tập mới, những kỉ luật, nề nếp trong trường học; những phương pháp, cách thức học mới khác với cấp THCS, cụ thể hoá những việc làm được và chưa làm được của học sinh để có biện pháp uốn nắn kịp thời. Giáo viên chủ nhiệm định hướng động giáo dục tập thể theo chủ đề tháng mười: Suy nghĩ của em về vai trò, ảnh hưởng mạng thông tin máy tính toàn cầu tới cuộc sống của học sinh hiện nay? Vai trò và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh trung học phổ thông?
Nội dung:
a. Mục tiêu: Sau khi được học nội dung này học sinh phải:
* Về kiến thức:
- Nắm được đặc điểm mạng thông tin máy tính toàn cầu và mạng xã hội.
- Nắm được mặt tích cực, hạn chế của mạng thông tin máy tính toàn cầu đối với học sinh THPT. 
- Các giải pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của mạng thông tin máy tính toàn cầu - Internet tới học sinh THPT.
- Vai trò và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh THPT.
* Về kĩ năng :
- Giúp rèn luyện phương pháp tư duy phân tích, so sánh, thảo luận, thu thập và xử lí thông tin, hình thành các kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kĩ năng suy nghĩ sáng tạo và kĩ năng ra quyết định trong mọi công việc; trải nghiệm; làm việc nhóm
* Thái độ	:
- Nhận thức mặt tích cực, hạn chế mạng thông tin máy tính toàn cầu - Internet có ý thức sử dụng hiệu quả và đúng mục đích phục vụ tốt nhu cầu học tập và giải trí.Tận dụng mạng thông tin máy tính toàn cầu - Internet để học tập, tìm tòi, nghiên cứu, khám phá, lĩnh hội tri thức, tìm cho mình nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực, sở trường, xu thế của thời đại từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Phương pháp 
+ Thảo luận nhóm, làm việc nhóm, chia sẻ kinh nghiệm
+ Các hoạt động kích thích trí tưởng tượng và động não.
+ Phân tích tình huống.
+ Các loại hình nghệ thuật: vẽ, múa, đóng kịch
 c. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 	Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị :
* Xác định rõ tên chủ đề hoạt động: Suy nghĩ của em về vai trò, ảnh hưởng mạng thông tin máy tính toàn cầu tới cuộc sống của học sinh hiện nay? Vai trò và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh trung học phổ thông?
* Dự kiến cách triển khai nội dung và hình thức tổ chức: thảo luận nhóm, đại diện thuyết trình, phản biện, tiểu phẩm minh họa, vẽ tranh, trình chiếu bằng máy chiếu 
* Dự kiến người thực hiện: Tất cả học sinh của lớp 10A3(45hs gồm 30 nam và 15 nữ, chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm 9 em gồm :6 hs nam và 3 hs nữ).
* Người dẫn chương trình là một bạn có khả năng trong các nhóm cử ra.
* Phương tiện vật chất cần sử dụng: phòng học, máy chiếu, máy tính, bảng, giấy, búttài liệu cần tham khảo .
* Giao nội dung công việc cho các nhóm học sinh tìm hiểu các vấn đề :
- Nhóm 1 : Mạng thông tin toàn cầu - Internet là gì? Mạng xã hội là gì? 
- Nhóm 2 : Tìm hiểu về mặt tích cực mạng thông tin máy tính toàn cầu đối với học sinh THPT.
- Nhóm 3 : Tìm hiểu về mặt tích cực mạng thông tin máy tính toàn cầu đối với học sinh THPT.
- Nhóm 4 : Những giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của mạng thông tin toàn cầu đến học sinh THPT.
- Nhóm 5 : Tìm hiểu vai trò và văn hóa sử dụng điện thoại thông minh của học sinh trung học phổ thông.
Bước 2: Trên cơ sở cố vấn của giáo viên chủ nhiệm, các nhóm lập kế hoạch hoạch hoạt động tìm kiếm và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, làm việc đồng đội
Bước 3: Thực hiện kế hoạch hoạt động. Thể hiện kết quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên. 
Bước 4: Rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả. Thông qua kết quả tham gia hoạt động tập thể, giáo viên chủ nhiệm lấy đó làm một căn cứ đánh giá kĩ năng sống cho từng em, động viên khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia.
d. Thời gian thực hiện: 3 tiết(135 phút)
e. Tiến trình:
Nội dung 1:( 15 phút) Mạng thông tin toàn cầu là gì [6]? Mạng xã hội là gì [7]? 
* Giáo viên hướng dẫn học sinh nhóm 1 trình bày các khái niệm, các kiến thức cơ bản:
- Máy tính: là thiết bị dùng để tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lí thông tin. Cấu trúc chung của máy tính bao gồm: Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, các thiết bị vào/ra, bộ nhớ ngoài
- Mạng là tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị.
- Mạng thông tin máy tính toàn cầu Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính và hiện nay ngoài máy tính còn nhiều phương tiện khác kết nối mạng như ti vi, máy tính bảng, phổ biến là điện thoại thông minh Internet đảm bảo cho mọi người khả năng xâm nhập nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệ , thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa Ở Việt Nam bắt đầu thử nghiệm kết nối với Internet từ năm 1992 đến năm 1997 Việt Nam chính thức hòa vào mạng toàn cầu đến nay trở nên phổ biến, nhà nhà, người người sử dụng dịch vụ Internet
- Mạng xã hội (socialnetwok) tạo ra một làn sóng mới kích thích sự phát triển của truyền thông cộng đồng. Mạng xã hội là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích như chia sẻ sở thích cá nhân, học vấn, không phân biệt thời gian và không gian. Những người tham gia vào mạng gọi là cư dân mạng.
	- Mạng xã hội xuất hiện 1995 với sự ra đời của trang Classmate – kết nối bạn học, năm 1997 xuất hiện SixDegrees – giao lưu kết bạn cùng sở thích năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến.
	- Theo báo cáo của Cimigo, Việt Nam là nước có tốc độ người dùng Internet tăng nhanh nhất ở Châu Á trong năm 2000 đến 2010, có hàng trăm mạng xã hội, điển hình là Facebook. Các trang mạng xã hội được phân loại thành 3 nhóm: Mạng lưới cá nhân – giúp kết bạn, kết nối các mối quan hệ bằng cách chia sẻ với bạn bè như Facebook, Instagram; Mạng chia sẻ nội dung – giúp thiết lập nhiều mối quan hệ mới và thắt chặt các mối quan hệ đã có như Twitter, Zingme; Diễn đàn – sử dụng với mục đích học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm như violet.vn, diễn đàn.hocmai.vn Mạng xã hội có nhiều tính năng hữu ích như: Chia sẻ hình ảnh, chia sẻ video, blog, cửa hàng, trò chơi, trò chuyện xã hội
Nội dung 2:(30 phút) Mặt tích cực mạng thông tin máy tính toàn cầu đối với học sinh THPT. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* GV nêu câu hỏi thảo luận: Vai trò của Internet đối với học sinh 
THPT?
Các nhóm thảo luận, nhóm 2 trình bày, các nhóm khác bổ sung, gv chuẩn kiến thức.
+ Nơi học tập: tra cứu tài liệu, học trực tuyến
- Internet là một pho Từ điển bách khoa đồ sộ, một thư viện khổng lổ mà tất cả các thư mục được sắp xếp với một trật tự gần như hoàn hảo. Bạn có thể tra cứu trên mạng những thông tin quan trọng thuộc mọi lĩnh vực: khoa học, kĩ thuật, công nghệ, văn học, nghệ thuật Internet còn là một trường học mở cửa suốt ngày đêm. Đào tạo từ xa trên Internet là hình thức giáo dục ít tốn kém nhất mà không kém phần hiệu quả bởi nó phát huy cao độ tính chủ động, tự giác của người học
+ Giới thiệu bản thân mình với mọi người: 
+ Giải trí và kết nối bạn bè:
- Kinh doanh
 =) Thế kỉ XXI, thế kỉ công nghệ thông tin và kinh tế tri thức. Internet đã trở thành cánh cửa mở ra một thế giới sống động, đem đến muôn vàn cơ hội. Trực tiếp hay gián tiếp, không ai trong thế giới hiện đại thoát khỏi mạng lưới của Internet. Có điều, chúng ta thu được gì từ mạng lưới ấy hay tự biến mình thành kẻ mắc lưới. Điều đó còn tùy thuộc vào nội lực và bản lĩnh của mỗi người khi gia nhập vào thế giới mạng.
* Vai trò của Internet đối với học sinh THPT :
+ Nơi học tập :
- Giúp học sinh tự học : Tìm hiểu thông tin học tập, tài liệu tham khảo, các bài tập cơ bản và nâng cao, các đề kiểm tra và thi thử. Ví dụ trên trang Violet.vn, tuyển sinh, c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_viec_dinh_huong_h.doc