SKKN Nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 10B1 trường THPT Triệu Sơn 6 qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề

SKKN Nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 10B1 trường THPT Triệu Sơn 6 qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà việc dạy học làm sao cho HS của mình nên người thực sự là một thách thức. Ở lứa tuổi HS THPT, các em đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá nhưng lại thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống. HS ngày nay luôn bị bủa vây bởi game online, internet, những bộ phim đầy ắp những cảnh quay bạo lực, lừa lọc, sex đi ngược với thuần phong mĩ tục của người Việt Nam nên dễ bị kích động, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, gây tổn hại cho bản thân, gia đình và xã hội.

 Điều 2, Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Là một người giáo viên, tôi luôn cố gắng xây dựng, rèn luyện cho HS của mình những đức tính tốt đẹp và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Vì HS ngoài việc học kiến thức nhằm trang bị cho mình những điều kiện để mưu sinh trong cuộc sống, các em cũng cần phải biết nên sống ra sao, làm thế nào để ứng phó trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống, phải giao tiếp với mọi người xung quanh như thế nào, giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ ra sao, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh? Đây thực sự là một thách thức lớn mà những người làm công tác giáo dục đang phải đối mặt.

 Là một GVCN lớp, tôi có điều kiện, thời gian tiếp xúc nhiều với HS lớp mình chủ nhiệm, theo sát quá trình học tập và rèn luyện của HS trong suốt 3 năm học THPT. Đây là cơ hội tốt để giúp các em hoàn thiện nhân cách, rèn luyện các KNS cơ bản để các em có thể tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống.

 Thấy được tầm quan trọng của nội dung giáo dục này, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 10B1 trường THPT Triệu Sơn 6 qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ” để thực hiện trong năm học 2016 – 2017.

 

doc 26 trang thuychi01 5763
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 10B1 trường THPT Triệu Sơn 6 qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Chúng ta đang sống trong một thời đại mà việc dạy học làm sao cho HS của mình nên người thực sự là một thách thức. Ở lứa tuổi HS THPT, các em đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá nhưng lại thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống. HS ngày nay luôn bị bủa vây bởi game online, internet, những bộ phim đầy ắp những cảnh quay bạo lực, lừa lọc, sex đi ngược với thuần phong mĩ tục của người Việt Nam nên dễ bị kích động, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, gây tổn hại cho bản thân, gia đình và xã hội.
 Điều 2, Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Là một người giáo viên, tôi luôn cố gắng xây dựng, rèn luyện cho HS của mình những đức tính tốt đẹp và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Vì HS ngoài việc học kiến thức nhằm trang bị cho mình những điều kiện để mưu sinh trong cuộc sống, các em cũng cần phải biết nên sống ra sao, làm thế nào để ứng phó trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống, phải giao tiếp với mọi người xung quanh như thế nào, giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ ra sao, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh? Đây thực sự là một thách thức lớn mà những người làm công tác giáo dục đang phải đối mặt.
 Là một GVCN lớp, tôi có điều kiện, thời gian tiếp xúc nhiều với HS lớp mình chủ nhiệm, theo sát quá trình học tập và rèn luyện của HS trong suốt 3 năm học THPT. Đây là cơ hội tốt để giúp các em hoàn thiện nhân cách, rèn luyện các KNS cơ bản để các em có thể tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống. 
 Thấy được tầm quan trọng của nội dung giáo dục này, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 10B1 trường THPT Triệu Sơn 6 qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ” để thực hiện trong năm học 2016 – 2017.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nâng cao nhận thức, rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản cho HS để các em có thể nhận biết và ứng phó được với các tình huống xảy ra trong cuộc sống; tự tin trong các mối quan hệ xã hội.
- Đạt được mục tiêu giáo dục theo định hướng của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, học để tự khẳng định mình.
- Tạo ra sự hứng thú, tích cực, chủ động trong hoạt động học tập và rèn luyện của HS. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy và học.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Các kỹ năng sống cơ bản cần rèn luyện cho HS THPT.
- Các vấn đề xã hội cấp thiết đối với HS hiện nay: An toàn giao thông, Nghiện hút, Bạo lực học đường, Giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, Xâm hại tình dục.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu lí luận:
 Nghiên cứu tài liệu, sách, tạp chí, mạng internet, các công trình nghiên cứu làm cơ sở lí luận cho đề tài và tìm ra các giải pháp ứng dụng thực tế hiệu quả.
Phương pháp điều tra:
 Phỏng vấn, trò chuyện với 43 HS lớp 10B1 để tìm hiểu về tình hình HS.
Phương pháp quan sát:
 Quan sát các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, các giờ chơi để tìm hiểu những biểu hiện hành vi của HS
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
 Theo dõi hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi của HS để tìm hiểu kĩ về trình độ, khả năng nhận thức, những kĩ năng sống được biểu hiện và vận dụng trong thực tế giao tiếp.
Phương pháp thống kê toán học:
 Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: 
 Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm.
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Rèn luyện KNS cho HS để giúp các em đối phó có hiệu quả với những vấn đề cấp thiết đối với HS hiện nay như An toàn giao thông, Nghiện hút, Bạo lực học đường, Giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, Xâm hại tình dục.
- Tổ chức rèn luyện KNS cho HS thông qua tiết sinh lớp hoạt theo chủ đề.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Khái quát chung về kỹ năng sống:
- KNS là năng lực tâm lí – xã hội tất yếu mà con người sống trong xã hội hiện đại cần phải có để làm chủ bản thân, ứng phó tích cực với những thách thức, rủ ro mà con người gặp phải trong cuộc sống. 
- Theo Lewis L. Dunnington “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào”. Nếu con người có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. KNS không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân mà còn giúp giảm thiểu các tệ nạn xã hội, các vấn đề xã hội.
- Theo WHO (1), KNS được chia thành 3 nhóm:
 + Kỹ năng nhận thức, bao gồm các kỹ năng cụ thể như: tư duy phê phán, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị
 + Kỹ năng đương đầu với xúc cảm, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điểu chỉnh
 + Kỹ năng xã hội (kỹ năng tương tác), bao gồm: giao tiếp; tính quyết đoán; thương thuyết, từ chối, hợp tác; sự cảm thông, chia sẻ; khả năng nhận thấy sự thiện cảm của người khác
- Theo UNESCO (2), KNS gắn với 4 trụ cột giáo dục của thế kỷ XXI:
+ Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhân thức được hậu quả
+ Học để làm:gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
+ Học để chung sống với người khác: gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông.
+ Học để tự khẳng định mình: gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin
 1.2. Giáo dục KNS cho HS ở các trường THPT hiện nay:
 Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho đạt được hai mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo KNS cho HS. Trong thời gian qua, giáo dục KNS đã được coi trọng và thực thi ở nhiều trường lớp. Giáo dục KNS cho HS đã được tích hợp, lồng ghép vào nhiều môn học và ở một số hoạt động ngoài giờ lên lớp... Song vẫn là chưa đủ bởi lượng kiến thức nhiều, áp lực của thi cử, áp lực thành tích đòi hỏi GV và HS phải tập trung thời gian vào việc học kiến thức thi hơn là giáo dục KNS. Chính vì thế hiệu quả của công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, thực trạng về KNS của HS còn nhiều khiếm khuyết.
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN:
 - Sau một tuần học tập thì ngày thứ 7 cuối tuần thường có tiết sinh hoạt lớp. Mục đích chủ yếu của buổi sinh hoạt này là để tổng kết đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS trong cả tuần, cả tháng và triển khai những công việc của tuần tiếp theo. Nếu tuần nào, tháng nào tiết sinh hoạt lớp cũng chỉ với từng ấy nội dung thì sẽ gây sự nhàm chán ở HS khiến hiệu quả giáo dục không cao. Chính vì thế cần thay đổi hình thức sinh hoạt lớp để vừa tạo hứng thú cho HS vừa lồng ghép giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho các em. GVCN có thể lựa chọn 1 buổi/tháng để thực hiện nội dung giáo dục này.
 - Ở lứa tuổi HS THPT, tâm sinh lý đang ở giai đoạn phát triển mạnh, ưa tò mò, thích khám phá nhưng hiểu biết còn rất hạn chế và đặc biệt là thiếu KNS nên các em thường gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, dễ vấp ngã hay bị cuốn vào các tệ nạn xã hội nếu không được quan tâm kịp thời của người lớn. Thế nhưng nhiều phụ huynh HS vì hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn nên mải mê làm ăn hay đi làm xa nhà nên không có điều kiện quan tâm nhiều tới cuộc sống của con cái. Việc học tập và rèn luyện của HS đều “trăm sự nhờ các thầy cô” đặc biệt là GVCN lớp.
 - Mặt khác, HS của trường đa số là có đầu vào thấp, lực học trung bình, ít có HS khá giỏi nên thường thích chơi hơn thích học. Trong khi đó, xã hội ngày càng phức tạp, nhiều vấn đề xã hội đang và đang đặt ra rất cấp bách đòi hỏi mỗi người, đặc biệt là HS cần có nhiều kiến thức và KNS để ứng phó. Nếu không thì rất có thể gặp phải hậu quả đang tiếc.
 - HS lớp 10B1 năm học 2016 – 2017, tổng số 43 HS gồm có 15 nữ và 28 nam. Trong đó, 03 HS là con mồ côi, 01 HS khuyết tật, HS nghèo và cận nghèo chiếm 28%, 26 HS có bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bàn nên rất cần sự quan tâm của GVCN lớp.
 Từ thực trạng trên, khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã tìm đọc tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, đầu tư thời gian, chuẩn bị phương tiện, lập kế hoạch thực hiện rèn luyện KNS cho học sinh lớp 10B1 ngay từ đầu năm học. Cuối năm học, thấy kết quả đạt được rất khả quan nên tôi có nguyện vọng chia sẻ cùng các đồng nghiệp để mong nhận được sự góp ý, xây dựng và cùng thực hiện có hiệu quả hơn nội dung này.
CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Việc giáo dục, rèn luyện KNS cho HS lớp 10 là vô cùng cần thiết nhưng cũng cần phải có thời gian và có kế hoạch cụ thể. Từ việc giúp các em nhận thức về các vấn đề cấp bách đối với lứa tuổi các em hiện nay đến việc các em tự ý thức để hình thành những KNS thể hiện ra bằng những hành vi cụ thể là cả một hành trình dài và vô cùng gian nan mà không phải HS nào cũng dễ dàng đạt được. Để giúp các em nhận thức ra vấn đề và rèn luyện KNS tôi đã làm như sau:
 Lập kế hoạch giáo dục, rèn luyện KNS cho HS ngay từ đầu năm học lớp 10.
 HS mới vào lớp 10 đang còn nhiều bỡ ngỡ. Các em đang ở lứa tuổi phát triển tâm sinh lý mạnh, tò mò, thích khám phá nhưng thiếu kiến thức và kỹ năng để ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống nên dễ sai lầm, nhiều khi phải chịu hậu quả đáng tiếc. Vì thế, ngay khi nhận lớp chủ nhiệm, ổn định nề nếp và bầu ban cán sự lớp, tôi lập kế hoạch giáo dục, rèn luyện KNS cho HS ngay từ đầu năm học như sau:
Thời gian
Chủ đề hoạt động
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên
Học sinh
Tháng 9
An toàn giao thông
- Bài giảng về ATGT
- Video clip, ảnh về tai nạn giao thông.
Tình hình chấp hành luật giao thông của HS trong trường
Tháng 10
Nghiện hút
Thuốc lá
- Bài giảng về tác hại của thuốc lá, ma túy
- Tranh ảnh về tác hại của thuốc lá, ma túy
- Tác hại của thuốc lá, ma túy
- Tình hình hút thuốc lá và sử dụng ma túy trong trường học
Tháng 11
Ma túy
Tháng 12
Bạo lực học đường
Bài giảng về bạo lực học đường
Tìm hiểu về bạo lực học đường trong và ngoài trường
Tháng 1
Giáo dục giới tính
- Nội dung tư vấn: Giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên
 - Tranh ảnh minh họa
- Câu hỏi về giới tính
- Các câu hỏi về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Tháng 2
Tháng 3
Chống xâm hại tình dục
- Nội dung về xâm hại tình dục trẻ vị thành niên.
- Tranh ảnh minh họa
Tìm hiểu các giải pháp chống xâm hại tình dục
Tháng 4
Chuẩn bị triển khai kế hoạch thực hiện:
Bước 1: Xin BGH phê duyệt kế hoạch.
Bước 2: Chuẩn bị nội dung giáo dục, rèn luyện theo kế hoạch.
Bước 3: Chuẩn bị phương tiện dạy học: Máy chiếu, máy tính, loa
Thực hiện theo kế hoạch:
 3.3.1. Chủ đề 1: An toàn giao thông (Triển khai vào tháng 9/2016)
 Hiện nay số lượng HS đi xe đạp điện, xe máy điện ngày càng phổ biến. Trong phạm vi nhà trường, số HS đi xe đạp điện, xe máy điện chiếm tới 73%; lớp 10B1 có 34/43 HS chiếm 80 %.
 Tuy nhiên đại đa số HS trong trường nói chung, trong lớp 10B1 nói riêng đều chưa có ý thức trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Khi đi trên đường còn có hiện tượng đi hàng ba hàng 4, lai 3, phóng nhanh vượt ẩu. Các em đi xe đạp điện, xe máy điện phần lớn đều không đội mũ bảo hiểm. Khi ban Nề nếp nhà trường có kiểm tra xử phạt thì các em có đội mũ nhưng chỉ là đối phó đến cổng trường mới đội, còn khi tham gia giao thông trên đường vẫn để đầu trần. 
 Để khắc phục tình trạng trên, nâng cao ý thức về an toàn giao thông, ý thức về tự bảo vệ bản thân, bảo vệ mọi người, tôi đã tổ chức buổi sinh hoạt lớp với chủ đề “An toàn giao thông” như sau:
Hoạt động 1: Cùng xem và suy ngẫm
Bước 1: Cùng xem những hình ảnh, video clip về tai nạn giao thông
(Nguồn Internet)
Bước 2: Suy ngẫm
- HS nhận xét về những đoạn video clip, hình ảnh và thống kê về tai nạn giao thông vừa được xem.
+ Tai nạn giao thông kinh hoàng
+ Hậu quả nặng nề về người và của
+ Số lượng các vụ tai nạn giao thông được thống kê trong 5 tháng đầu năm 2016 là quá cao, chưa kể những vụ tai nạn không được thống kê trên cả nước.
+ An toàn là bạn, tai nạn là thù.
- Chỉ ra nguyên nhân của tai nạn giao thông.
+ Khách quan: Do phương tiện giao thông không an toàn; chất lượng cơ sở hạ tầng chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu
+ Chủ quan: Do người tham gia giao thông thiếu ý thức đảm bảo an toàn; uống rượu bia khi điều khiển phương tiện; phóng nhanh vượt ẩu
- Suy ngẫm về hậu quả của tai nạn giao thông.
+ Thiệt hại về người: bị chết, bị thương tật, mất sức khỏe, mất khả năng lao động, tổn thương tinh thần
+ Thiệt hại về của: Mất, hỏng phương tiện giao thông; mất tiền chữa trị cho bản thân hoặc cho người bị hại; phải đền bù thiệt hại về người và xe .
+ Làm mất trật tự an toàn xã hội
Hoạt động 2: Bài học về an toàn giao thông
Bước 1: Bàn luận giải pháp đảm bảo an toàn giao thông cho HS
- Phải hiểu luật giao thông và có ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Trước khi đi cần kiểm tra kĩ phương tiện để đảm bảo an toàn.
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, xe máy điện. 
- Đội mũ bảo hiểm an toàn, đúng cách sẽ giảm được trấn thương sọ não tới 80%. 
- Đội mũ phải cài quai cẩn thận để mũ không bị văng ra khi đang đội.
Bước 2: Lựa chọn mũ bảo hiểm
- Có nhiều kiểu loại mũ, nhiều màu sắc để lựa chọn. 
- Lựa chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn, đã qua kiểm định chất lượng. Không đội những loại mũ thời trang với tính chất đối phó.
- Lựa chọn mũ vừa với đầu, không nên đội mũ quá rộng hay quá chật đều không an toàn.
 3.3.2. Chủ đề 2: Nghiện hút 
Hút thuốc lá: (Triển khai vào tháng 10/2016)
Hoạt động 1: Cảnh báo về thực trạng hút thuốc lá trong giới trẻ và hậu quả của việc hút thuốc lá
Bước 1: Thực trạng về hút thuốc lá trong giới trẻ
 Trong thời gian qua, trên các kênh thông tin đại chúng đã tuyên truyền nhiều về tác hại của hút thuốc lá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết tác hại của nó đối với sức khoẻ con người. Việc hút thuốc đang diễn ra phổ biến không chỉ ở người lớn mà cả trong giới trẻ. Đặc biệt, làn khói thuốc đã len lỏi vào học đường.
 Theo WHO, mỗi ngày trên thế giới có 80.000 -100.000 thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc. Thanh thiếu niên có thể dễ dàng nghiện chất nicotine chỉ sau khi hút vài điếu thuốc và trở thành người nghiện thuốc. Tại Việt Nam, theo điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi năm 2014, tỷ lệ hút thuốc lá trong học sinh nam là 4,9% và học sinh nữ là 0,2% (Nguồn Internet). 
 Ở độ tuổi thích khám phá, thích “bắt chước” người lớn, các em cho rằng, hút thuốc là cách thể hiện bản thân, trông sành điệu và “ngầu” đời hơn.  Mặc cho tác hại về sức khỏe do hút thuốc lá và khói thuốc gây ra đã được cảnh báo liên tục, nhưng HS vẫn hút thuốc lá đang có chiều hướng gia tăng. Đây là vấn đề đáng lo ngại.
Bước 2: Cảnh báo về tác hại của thuốc lá
 Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong sớm trên toàn thế giới. Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành và hơn 90% ca ung thư phổi, 75% ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử dụng thuốc lá gây ra. Đáng báo động, gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới Việt Nam là do các bệnh liên quan đến thuốc lá(Nguồn Internet).
Hoạt động 2: Phát động phong trào “Vì một 10B1 khỏe mạnh: Hãy nói không với thuốc lá”.
Bước 1: Phát động phong trào.
- Ban cán sự lớp phát động phong trào“Vì một 10B1 khỏe mạnh: Hãy nói không với thuốc lá”. 
- Các thành viên của 4 tổ (cả nam và nữ) cùng kí cam kết nói “không” với thuốc lá.
- Ban cán sự lớp theo dõi việc thực hiện cam kết của các thành viên 10B1 cả trong và ngoài trường đặc biệt là một số thành viên cá biệt của lớp.
Bước 2: Biểu dương khen thưởng và xử lí vi phạm
- Nếu trong cả năm không có HS vi phạm hút thuốc lá sau khi đã cam kết, GVCN biểu dương và nêu gương trước toàn trường.
- Khi có HS vi phạm 01 đến 02 lần, ban cán sự lớp đề nghị xếp hạnh kiểm yếu trong tháng và phạt 01 tuần trực nhật; 05 lần trở lên, xếp hạnh kiểm yếu cả kỳ; HS hút nhiều lần thì xếp loại hạnh kiểm yếu cả năm.
 Ma túy (Triển khai vào tháng 11/2016)
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về ma túy.
Bước 1: Khái niệm và đặc điểm của ma túy:
Khái niệm:
 Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu (Nguồn Bách khoa mở Wikipedia).
 Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: “ma túy” thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại. 
 "Ma túy" được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ mang màu sắc tiêu cực để chỉ từ những chất có khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể người dùng.
Đặc điểm của ma túy:
 Ma túy làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người sử dụng khiến cho họ có cảm giác giảm đau, dễ chịu, lâng lâng và không tự chủ được hành vi của bản thân, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.
 Hiện tượng “phê” thuốc
 Hành vi tiêm trích ma túy
 Chất ma túy tổng hợp có khả năng gây nghiện cao đồng thời có sức tàn phá cơ thể của người dùng hơn chất tinh khiết tự nhiên.
Bước 2: Tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy
1. Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ nhiều.
2. Hay tụ tập, đi lại với những người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma túy.
3. Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để "đi".
4. Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình).
5. Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt.
6. Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.
7. Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.
8. Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ hêrôin.
9. Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khủy tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.
10. Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện: sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ma túy đá
 Bước 1: Khái quát chung về ma túy đá
Khái niệm:
 Ma túy đá (hàng đá, chấm đá) là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth) và amphethamine (amph) thậm chí là niketamid được phối trộn phức tạp từ nguyên liệu tự nhiên và hóa chất khác nhau trong đó thành phần chính, phổ biến là methamphetamine.
 Loại ma túy này được giới sử dụng gọi là "đá" vì hình dạng bên ngoài trông giống đá . Đây là một loại ma tuý mới tồn tại dưới dạng thức tinh thể.
Một số biểu hiện hưng phấn khi dùng ma túy đá
- Cảm thấy khỏe khoắn tỉnh táo hơn, lâng lâng sung sướng và tràn đầy sinh lực.
- Thông thái hơn tăng k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_ren_luyen_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_l.doc