SKKN Một số giải pháp nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 10A1 năm học 2018 - 2019

SKKN Một số giải pháp nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 10A1 năm học 2018 - 2019

Có thể nói giáo viên chủ nhiệm(GVCN) là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh. Không những thế, GVCN nói riêng và đội ngũ GVCN nói chung còn là một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hiệu trưởng, sẽ “nối thêm đầu, gắn thêm mắt, nối dài tay và mở rộng vòng tay” bao quát mọi hoạt động của nhà trường.

Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định của hiệu trưởng đối với cả lớp và các thành viên trong lớp, là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch đồng thời theo dõi, đánh giá việc thực hiện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong giáo dục ý thức học tập và rèn luyện của các em học sinh. Để làm tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt động; biết tổ chức các phong trào thi đua học tập, rèn luyện cho học sinh lớp mình, phải biết phát huy năng lực tự quản của học sinh; phải biết tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích để nắm được đặc điểm, hoàn cảnh, tâm sinh lý, trình độ, năng lực của từng học sinh trong lớp từ đó khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động thi đua học tập và rèn luyện.

Trường THPT Lê Lai đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, nề nếp kỉ cương của nhà trường luôn được giữ vững. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò quan trọng. Do đầu vào của học sinh phần lớn là yếu và trung bình(không liệt là đậu) học sinh khá, giỏi rất ít, vì vậy, phong trào học tập ở học sinh không cao, nhiều học sinh không có động lực, mục đích học tập. Đó là một trong những trở ngại lớn đối với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Vì thế giáo viên chủ nhiệm ở các lớp đều phải nỗ lực trong việc nâng cao ý thức học tập và rèn luyện ở học sinh và chủ yếu tập trung rèn luyện nề nếp, nâng cao phong trào học tập cho lớp chủ nhiệm. Khi nhận chủ nhiệm lớp 10A1, tôi nhận thấy các em còn bỡ ngỡ bước lên từ các trường THCS, chưa quen trường lớp, chưa có nề nếp học tâp, hầu hết học sinh nhút nhát, kĩ năng sống yếu. Đặc biệt, hầu hết học sinh của lớp chưa có mục đích học tập, các em thiếu động cơ, động lực học tập. Đó là lí do tôi trăn trở và tìm tòi “Một số giải pháp nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 10A1 năm học 2018-2019” . Bởi vì, chỉ có nâng cao ý thức học tập, học sinh mới cố gắng, phấn đấu, có kế hoạch học tập cho tương lai của mình. Và khi đã có ý thức thi đua học tập các em mới có mục tiêu phấn đấu. Đó cũng là cơ sở để hình thành ý thức tự giác học tập và rèn luyện. Đó cũng là cơ sở rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh.

 

doc 20 trang thuychi01 27405
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 10A1 năm học 2018 - 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Có thể nói giáo viên chủ nhiệm(GVCN) là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh. Không những thế, GVCN nói riêng và đội ngũ GVCN nói chung còn là một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hiệu trưởng, sẽ “nối thêm đầu, gắn thêm mắt, nối dài tay và mở rộng vòng tay” bao quát mọi hoạt động của nhà trường. 
Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định của hiệu trưởng đối với cả lớp và các thành viên trong lớp, là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch đồng thời theo dõi, đánh giá việc thực hiện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong giáo dục ý thức học tập và rèn luyện của các em học sinh. Để làm tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt động; biết tổ chức các phong trào thi đua học tập, rèn luyện cho học sinh lớp mình, phải biết phát huy năng lực tự quản của học sinh; phải biết tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích để nắm được đặc điểm, hoàn cảnh, tâm sinh lý, trình độ, năng lực của từng học sinh trong lớp từ đó khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động thi đua học tập và rèn luyện.
Trường THPT Lê Lai đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, nề nếp kỉ cương của nhà trường luôn được giữ vững. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò quan trọng. Do đầu vào của học sinh phần lớn là yếu và trung bình(không liệt là đậu) học sinh khá, giỏi rất ít, vì vậy, phong trào học tập ở học sinh không cao, nhiều học sinh không có động lực, mục đích học tập. Đó là một trong những trở ngại lớn đối với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Vì thế giáo viên chủ nhiệm ở các lớp đều phải nỗ lực trong việc nâng cao ý thức học tập và rèn luyện ở học sinh và chủ yếu tập trung rèn luyện nề nếp, nâng cao phong trào học tập cho lớp chủ nhiệm. Khi nhận chủ nhiệm lớp 10A1, tôi nhận thấy các em còn bỡ ngỡ bước lên từ các trường THCS, chưa quen trường lớp, chưa có nề nếp học tâp, hầu hết học sinh nhút nhát, kĩ năng sống yếu. Đặc biệt, hầu hết học sinh của lớp chưa có mục đích học tập, các em thiếu động cơ, động lực học tập. Đó là lí do tôi trăn trở và tìm tòi “Một số giải pháp nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 10A1 năm học 2018-2019” . Bởi vì, chỉ có nâng cao ý thức học tập, học sinh mới cố gắng, phấn đấu, có kế hoạch học tập cho tương lai của mình. Và khi đã có ý thức thi đua học tập các em mới có mục tiêu phấn đấu. Đó cũng là cơ sở để hình thành ý thức tự giác học tập và rèn luyện. Đó cũng là cơ sở rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của bản thân tôi khi tìm tòi “Một số giải pháp nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 10A1 năm học 2018-2019” là để có những giải pháp hiệu quả, thiết thực nhằm nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho học sinh lớp chủ nhiệm. Từ đó nâng cao ý thức học tập cho các em, giúp các em có mục tiêu phấn đấu, rèn luyện bản thân. Đó cũng là nên tảng hình thành ý thức tự giác, là cơ sở để rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tìm hiểu các khái niệm thi đua, phong trào thi đua học tập, vai trò của thi đua đối với việc học tập và rèn luyện của học sinh, đối với quá trình rèn luyện ý thức, thái độ, nhân cách của học sinh.
- Học sinh lớp 10A1 đang độ tuổi mới lớn có nhiêu ước mơ hoài bão và cũng có nhiều biến động tâm lí.
- Môi trường học tập tại trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa.
- Những chuyển biến của học sinh sau khi thực hiện các giải pháp nâng cao phong trào thi đua.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Một số khái niệm chung:
- Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
	- Thi đua học tập là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể lớp nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong học tập và rèn luyện.
2.1.2. Tác dụng của phong trào thi đua học tập:
Tổ chức phong trào thi đua học tập là giáo viên chủ nhiệm làm cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc nên hưởng ứng phong trào thi đua, tác dụng của phong trào thi đua. Cụ thể là:
- Học sinh phát huy được năng lực sở trường vốn có, hoàn thiện nhân cách góp phần rèn luyện về đạo đức và học tập. 
- Học sinh có cơ hội đóng góp sức lực nhỏ bé của mình cho tập thể lớp và nhà trường; có cơ hội để tự khẳng định mình.
- Lôi kéo những học sinh chậm tiến vươn lên và hòa nhập với tập thể.
- Cũng là căn cứ để từng tập thể và cá nhân có dịp tự đánh giá bản thân.
- Kích thích động viên học sinh tham gia với chiều hướng tích cực. Thi đua lành mạnh, không đồng tình với những việc sai trái, thủ đoạn trong thi đua.
- Qua mỗi đợt thi đua phải có đánh giá, nhìn nhận, rút ra những ưu điểm, những mặt còn hạn chế để học sinh rút kinh nghiệm. Biểu dương và phê bình đúng đối tượng sẽ có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua.
- Cho học sinh thấy sức mạnh của tình đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ có tác dụng lớn trong phong trào thi đua học tập và rèn luyện.
2.1.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với phong trào thi đua học tập và rèn luyện của lớp chủ nhiệm:
	GVCN quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu giáo dục. GVCN vừa đóng vai trò người thầy giáo đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. Chịu trách nhiệm về nhiệm vụ cố vấn định hướng học tập và rèn luyện cho học sinh lớp chủ nhiệm:
- Nắm bắt các tình hình học tập, về đạo đức, về tâm sinh lý lứa tuổi của các em và có thể nắm luôn hoàn cảnh gia đình của từng em mà có hướng tác động phù hợp, có giải pháp phù hợp tạo điều kiện để học sinh.
- Là cầu nối thực hiện triển khai công việc, chỉnh đốn kỷ cương học đường. 
- Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục. 
- Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh, bởi vì: 
+ Học sinh trung học phổ thông là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên và đầu thanh niên. Lứa tuổi đang khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu có kinh nghiệm sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể Tuy nhiên, vẫn là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng định nhưng chưa đủ về mọi mặt kinh nghiệm, tri thức. Khi có thành công thì dễ tự tin quá mức, ngược lại gặp những thất bại đầu tiên dễ dao động, lòng tự tin bị giảm sút Xuất phát từ những đặc điểm đó về tâm lý lứa tuổi, việc định hướng giáo dục đối với học sinh trung học là rất cần thiết.
    	+ Chức năng cố vấn thể hiện trước hết ở chỗ giáo viên chủ nhiệm bằng nghệ thuật sư phạm kích thích tư duy sáng tạo ở học sinh, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có của từng em trong học tập, đề xuất các nội dung, các giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
    	+ Cố vấn là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy thái độ, tình cảm, hành vi, hoạt động của học sinh.
    	+ Vai trò cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn diện nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việc học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động chính trị xã hội, quan hệ giao tiếpdiễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội. Giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng đồng và trong tình bạn, tình yêu, định hướng nghề nghiệp, việc làm của học sinh, đặc biệt đối với các lớp cuối cấp.
	Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng với lớp. Là thuyền trưởng dẫn dắt các hoạt động của lớp. Trong phong trào thi đua, giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức, định hướng, khích lệ, cổ vũ các em tích cực tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện để hoạt động của lớp được liên tục, đều đặn. Từ đó, hình thành ở các em những thói quen tốt, những ý thức tốt, những kĩ năng tốt, phát huy ở các em tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm, phát huy các năng lực sở trưởng ở mỗi học sinh...
	2.2. Thực trạng của phong trào thi đua học tập và rèn luyện tại lớp 10A1 đầu năm học 2018-2019:
      	2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay:
 	* Thuận lợi:
    	- Ban Giám Hiệu nhà trường đã kịp thời động viên, quan tâm, khích lệ cũng như rất ghi nhận công sức của giáo viên chủ nhiệm.
    	- Công nghệ thông tin phát triển, hầu hết phụ huynh học sinh đều có điện thoại riêng, sự liên lạc giữa gia đình nhà trường và giáo viên chủ nhiệm dễ dàng hơn. Sự phối kết hợp trong quản lý, giáo dục học sinh cũng dễ dàng hơn.
 	* Khó khăn:      
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ hội nhập của đất nước, vì gánh nặng về kinh tế gia đình phụ huynh thiếu quan tâm đến con em và trông chờ chủ yếu vào giáo viên chủ nhiệm trong việc nuôi dạy con. Những câu nói quen thuộc của phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm là “trông cậy hết cả vào thầy cô, nhà trường”, “ nhờ cô và các thầy cô giáo trong nhà trường dạy dỗ cháu với chứ tôi cũng hết cách rồi”...
    	- Sự du nhập nền văn hoá thời mở cửa, ảnh hưởng không ít đến tâm sinh lí học sinh. Một bộ phận học sinh đua đòi chạy theo mốt sống hiện đại.
    	- Sự rỗng ruột về kiến thức của học sinh trong những năm học cấp dưới 
- Sự bùng nổ công nghệ thông tin làm cho một bộ phận học sinh sử dụng Internet sai mục đích giáo dục.
- Ý thức tự giác học tập, rèn luyện của HS chưa tốt, còn ỷ lại.
	2.2.2. Thực trạng của phong trào thi đua học tập và rèn luyện tại lớp 10A1 đầu năm học 2018-2019
Trên thực tế, Đoàn trường THPT Lê Lai có tiêu chí đánh giá, xếp loại lớp học theo từng tuần. Mỗi tuần đều có xếp loại, đánh giá ở cả hai mặt nề nếp và học tập. Căn cứ vào hai mặt hoạt động đó, Đoàn trường xếp thứ cho các lớp. Nhưng phong trào thi đua chỉ được Đoàn trường phát động thành hai đợt trong năm học: 
- Đợt 1, thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. 
- Đợt 2, thi đua lập thành tích chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và ngày thành lập đoàn 26/3. 
Những đợt thi đua này diễn ra khá sôi nổi, học sinh các lớp khá tích cực. Tuy nhiên, phong trào thi đua chỉ hữu ích đối với những lớp khá, những lớp ngoan, lớp chọn. Vì vậy mỗi đợt thi đua chỉ là cuộc chạy đua giữa các lớp chọn nhất là về học tập. Mặt khác, việc thi đua ở mặt học tập chỉ đơn thuần là việc thống kê các giờ dạy: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, Kém, lớp nào có nhiều giờ học tốt thì được khen thưởng. Phong trào học tập của lớp thành ra chỉ mang tính hình thức, chung chung, không tác động trực tiếp vào từng đối tượng học sinh, các em sẽ không hiểu thấu đáo ý nghĩa của việc thi đua, vì thế không phấn đấu, không thi đua thực sự. Nhiều học sinh sẽ xem việc thi đua học tập là của ai đó chứ không phải của bản thân mình. Vì vậy, các em sẽ không nỗ lực, cố gắng để học tập, không vươn lên để thi đua cùng bạn bè, không đóng góp công sức cho phong trào của lớp. Nếu chỉ tham gia hai đợt thi đua do nhà trường tổ chức, thì việc thi đua sẽ không thường xuyên, liên tục. Như vậy, các em chỉ tập trung trong đợt nhà trường tổ chức thi đua, sau đó lại có tâm lí xả hơi. Phong trào học tập của lớp vì thế sẽ đi xuống, học sinh xao nhãng việc học. Phong trào học tập của lớp sẽ như quả bóng căng lên rồi lại xẹp xuống. Đó là điều không giáo viên chủ nhiệm nào mong muốn, và cũng là điều không thích hợp trong học tập. Bởi chỉ có “Học, học nữa, học mãi”(Lê nin).
Trong tình trạng chung ấy, tại lớp 10A1, đầu năm học, tình hình học tập và rèn luyện của học sinh không khả quan do các em chưa quen trường lớp, phong trào học tập rời rạc, thiếu sinh khí. Hầu hết các em không có mục tiêu học tập rõ ràng. Vì thế, học sinh không có động lực, động cơ học tập, giờ học buồn tẻ, đơn điệu. Dường như các em chỉ đến lớp để ngồi, nghe, ghi chép rồi về. Khi phát phiếu điều tra về mục tiêu học tập và nguyện vọng của các em sau khi học xong THPT, kết quả là: 73% không rõ mục tiêu; 17% vào các trường ĐH- CĐ- THCN, 10% không có mục tiêu. Trong khi đó, học sinh của lớp khá ngoan, 1/2 số học sinh của lớp học tốt, có thể tiến xa hơn trên con đường học tập, số còn lại có thể đạt mức trung bình, trung bình khá, khá trong học tập. 
Trước tình hình đó, là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi trăn trở, tìm tòi một số giải pháp để có thể nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện của học sinh lớp chủ nhiệm với mong muốn thổi cho các em ngọn lửa của lòng đam mê học tập, hăng say thi đua. Mục đích cuối cùng của tôi không chỉ là giúp các em nắm được kiến thức mà là giúp các em thấy được lợi ích của việc học tập, giúp các em có ý thức rèn luyện bản thân để trau dồi những phẩm chất tốt, sống có trách nhiệm và luôn nỗ lực trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đó là một trong những con đường đến với tương lai tươi sáng của các em.
2.3. Một số giải pháp nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 10A1
	Học tập và rèn luyện để nâng cao trí tuệ, trau dồi đạo đức và hoàn thiện kĩ năng sống là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường. Vì thế một trong những công việc chính của công tác chủ nhiệm là quản lí, tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện của lớp chủ nhiệm, đây là công việc rất quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy tốt môn học của mình mà còn có nhiệm vụ nhắc nhở các em học sinh phải học tốt tất cả các môn. Đặc biệt phải có ý thức, đạo đức phẩm chất và các kĩ năng. Để các em đạt được điều đó, giáo viên chủ nhiệm phải có các giải pháp để nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho học sinh lớp mình chủ nhiệm, giúp các em hăng say học tập, thi đua học tập, thi đua rèn luyện.
2.3.1. Lập “Phiếu thông tin cá nhân”:
	Ngay từ đầu năm, khi lớp chủ nhiệm đã ổn định về sĩ số, tôi đã yêu cầu các em khai thông tin vào“ Phiếu thông tin cá nhân” để nắm bắt thông tin về các em, Những thông tin về giới tính, tên bố, mẹ, anh/ chị/ em, thông tin về môn học, khố học, về ước mơ, mong muốn của mỗi học sinh đều rất quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm. Trên thực tế, rất ít giáo viên chủ nhiệm lập phiếu thăm dò thông tin học sinh. Vì thế, giáo viên chủ nhiệm nhiều khi không nắm được khả năng, nguyện vọng, ước mơ của các em và không khuyến khích được các em trong quá trình học tập. 
“Phiếu thông tin cá nhân” đã giúp tôi nắm được tình hình học tập, nguyện vọng, sở thích của từng học sinh. Đây là cơ sở để tôi tổ chức, sắp xếp học sinh trong lớp, có những điều chỉnh kịp thời cho các em, đồng thời đây cũng là cơ sở để tôi có thể trao đổi với giáo viên bộ môn để các thầy cô giúp đỡ các em trong quá trình học tập, là cơ sở để tôi có thể trao đổi với phụ huynh về định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai...Chẳng hạn: qua “Phiếu thông tin cá nhân”, tôi được biết em Lê Thị Linh có mong muốn được làm bác sĩ/ dược sĩ. Tuy nhiên môn Toán của em chưa thực sự tốt, tôi đã động viên em, trao đổi với giáo viên bộ môn và gặp gỡ phụ huynh để trao đổi và tìm giải pháp tốt nhất cho em nâng cao môn học. Hoặc em Trần Đức Thắng học chưa tốt môn Vật Lý, tôi đã trực tiếp trao đổi với giáo viên bộ môn, gửi gắm giáo viên theo dõi, dìu dắt em trong quá trình học tập. “Phiếu thông tin cá nhân” còn giúp tôi điều chỉnh phương pháp chủ nhiệm tốt hơn, hiệu quả hơn, gần gũi và hiểu học sinh hơn.
Ảnh chụp từ “ Phiếu thông tin cá nhân của bạn Lê Linh và Việt Anh
2.3.2. Xây dựng nội quy thi đua và lập bảng biểu theo dõi thi đua:
Để phong trào học tập của lớp được thường xuyên, liên tục, tôi đã tổ chức phong trào thi đua giữa các tổ trong các tuần, các tháng, học kì và cả năm học, bằng việc lượng thành điểm, đồng thời lập bảng biểu để dễ dàng theo dõi đối chiếu, so sánh giữa các tổ với nhau. Nhờ vậy, việc thi đua sẽ rõ ràng, công bằng, minh bạch. 
Bước 1: Xây dựng quy chế thi đua làm cơ sở theo dõi, trừ điểm các thành viên trong lớp và các tổ, trong đó có quy định điểm trừ cho các cá nhân khi mắc lỗi hoặc điểm cộng khi lập thành tích. Đồng thời giáo viên lập bảng biểu và hướng dẫn tổ trưởng, tổ phó cách theo dõi, cách tính điểm cộng, điểm trừ của các thành viên trong tổ.
Bước 2: Tổ trưởng, tổ phó ghi lại những lỗi cũng như những thành tích thành viên trong tổ đạt được. Chẳng hạn: những học sinh có điểm tốt (điểm 8, 9 , 10 ), những học sinh có tinh thần xây dựng bài, ...những học sinh bị điểm yếu kém... để trừ điểm hoặc cộng điểm theo quy chế. Sau đó xếp loại theo từng tuần. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần phải giao cho lớp phó học tập trong lớp có nhiệm vụ nhắc nhở , giúp các bạn học sinh yếu kém hiểu thêm bài khi cần thiết và cần báo cáo tình hình học tập chung của lớp cho giáo viên chủ nhiệm khi cần thiết.
Bước 3: Trong buổi sinh hoạt cuối tuần, lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng nhận xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại thành viên trong tổ thông qua điểm cộng. Từ đó thông báo điểm cộng, điểm trừ của tổ trong tuần. So sánh điểm cộng và trừ của các tổ để xác định tổ có thành tích tốt nhất trong tuần. Các cá nhân và tổ tiếp tục đăng kí thi đua cho tuần tiếp theo.
Bước 4: Cuối tháng, giáo viên yêu cầu các tổ thống kê kết quả đạt được của các thành viên trong tổ và kết quả đạt được của tổ. Sau đó, cả lớp sẽ khen thưởng. Thi đua cuối kì là sự tổng kết kết quả của hàng tháng. Thi đua cuối năm là sự tổng kết của hai kì.
NỘI QUY THI ĐUA
LỚP 10A1 NĂM HỌC 2018- 2019
* Quy định về trừ và cộng điểm:
STT
Hình thức vi phạm
Điểm trừ
1
Nghỉ học, nghỉ lao động không có lý do chính đáng 
-30
2
Nghỉ học có lý do ( có ý kiến của phụ huynh )
-10
3
Mở cửa lớp muộn
-20
4
Đi học muộn trong 15phút
- 20
5
Đi học muộn > 15 phút
-35
6
Không đeo thẻ
-20
8
Không đồng phục (trong những buổi yêu cầu đồng phục)
-20
9
Không sơ vin hoặc tháo sơ vin giữa giờ
-20
10
Không có ghế trong giờ chào cờ
-20
11
Nói chuyện riêng trong lớp bị GVBM nhắc nhở
-30
12
Nói chuyện riêng trong lớp để cán bộ lớp nhắc nhở
-15
13
Những cá nhân trực tiếp làm cho lớp bị hạ bậc xếp loại
-50
14
Đổi chỗ tự do (kể cả buổi sáng và chiều)
-20
15
Trực nhật không hoàn thành nhiệm vụ ( bẩn, chậm, không trực nhật, không tắt điện, khóa cửa...)
-20
16
Trống vào lớp vẫn chưa vào(vẫn đứng ngoài hành lang hoặc đang ở ngoài lớp học)
-5
17
Ngủ gật trong giờ học, ngồi không ngay ngắn, nằm dài lên bàn
-15
18
Đánh nhau trong trường lớp bị hội đồng nhà trường kỉ luật.
-100
19
Hút thuốc lá trong trường
-50
20
Mang vũ khí dao, côn, súng, thuốc nổ, pháo đến trường 
-60
21
Bỏ tiết
-50
22
Sử dụng điện thoại trong giờ hoặc đem theo điện thoại đến lớp
-50
23
Viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế, cửa sổ lớp học
-20
24
Làm hỏng hệ thống bàn ghế, quạt, cửa, hệ thống điện
-50
25
Gây khó khăn cho cán bộ lớp
-20
26
Không mời phụ huynh đến họp khi GVCN yêu cầu
-20
27
Đầu tóc không gọn gàng, nhuộm tóc, sơn móng tay, đánh son môi, trang phục không phù hợp
-40
28
Đạt điểm kiểm tra miệng tốt( 8 -10 điểm)
+5
29
Bị điểm miệng dưới trung bình 0-4;
-20
30
Không ghi bài
-15
31
Không mang đầy đủ sách vở, không làm bài tập trước khi đến lớp theo yêu cầu của GVBM
-20
32
Không hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài <= 2 lần /tuần
-5
33
Quay cóp bài trong giờ kiểm tra
-15
34
Hăng hái xây dựng bài ( 5lần/ tuần- / 10 lần trở lên/tuần)
+5/+8
35
Vô lễ với giáo viên, nói tục
-50
36
Được tuyên dương trước toàn trường (nhà trường tuyên dương)
+10
37
Quay cóp, trao đổi bài trong các kì thi bị giáo viên giám sát nhắc nhở.
- 30
Cán bộ lớp nếu vi phạm các lỗi trên hoặc không trừ điểm tổ viên theo nội quy trên sẽ bị trừ gấp đôi. 
Lưu ý: Nội quy có thể được điều chỉnh, thêm hoặc bớt khi trong quá trình thực hiện có những điều chưa hợp lí.
* Cách xếp loại hàng tuần:
- Nếu học sinh có số điểm trừ < 10 thì xếp loại A. 
- Nếu học sinh bị trừ từ 11-20 điểm thì xếp loại B và dọn nhà vệ sinh 1 tuần báo về cho phụ huynh.
- Nếu học sinh bị t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_phong_trao_thi_dua_hoc_tap_va.doc
  • docBìa, mục lục, danh mục SKKN.doc