SKKN Xây dựng bài tập thể dục Sport Aerobic nhằm giảng dạy cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Ngọc Lặc – Tỉnh Thanh Hóa

SKKN Xây dựng bài tập thể dục Sport Aerobic nhằm giảng dạy cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Ngọc Lặc – Tỉnh Thanh Hóa

 Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để giáo dục toàn diện cho học sinh. GDTC là môn học đã góp phần nâng cao sức khỏe cho các em bằng những nội dung được Bộ Giáo Dục& Đào tạo quy định trong chương trình giảng dạy chính khóa song do nhu cầu hoạt động ngày càng cao(cả về hình thức, nội dung cũng như chất lượng cần phải đa dạng và phong phú, cập nhật với sự phát triển của thể thao hiện đại ) của các em đặc biệt là các em học sinh THPT thì việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa là một đáp án thay cho câu hỏi lớn đang đặt ra đó. Hiện nay bài tập Thể dục Sport Aerobic được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nói chung và trung học phổ thông nói riêng tuy là môn học tự chọn nhưng do sự phù hợp với nhu cầu, sở thích của tuổi trẻ nên nó không chỉ được đón nhận như một môn học mà nó còn tạo nên một phong trào được đa số học sinh nhiệt tình tham gia và trở thành một mảng hoạt động hết sức quan trọng trong quá trình dạy và học. Thông qua các bài tập học sinh được củng cố bổ sung và hoàn thiện những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp, mở rộng và nâng cao sự hiểu biết đặc biệt là thể lực cho bản thân. Từ đó các em sẽ được trưởng thành hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn.

 

doc 19 trang thuychi01 5610
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng bài tập thể dục Sport Aerobic nhằm giảng dạy cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Ngọc Lặc – Tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỤC LỤC
TT
Đề mục
Nội dung tiêu đề
Trang
1
I.
- PHẦN MỞ ĐẦU
2-3
2
I.1
- Lý do chọn đề tài
3
3
I.2
- Mục đích nghiên cứu
3
4
I.3
- Đối tượng nghiên cứu
3
5
I.4
- Phương pháp nghiên cứu
3-4
6
II.
- NỘI DUNG
4 - 17
7
II.1
- Cơ sở lý luận của vấn đề
4
8
1.1
- Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
4
9
1.2
- Khái niệm về cấu trúc chuyển động Thể dục Sport Aerobic
4
10
1.3
 - Phát triển các tố chất thể lực trong Thể dục Sport Aerobic
4-5
11
1.4
- Lượng vận động
5
12
1.5
- Những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến nâng cao thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể thông qua các bài tập.
5-6
13
1.6
- Cấu trúc và phương pháp biên soạn bài tập Thể dục Sport Aerobic:
6-8
14
1.7
- Phương pháp giảng dạy Thể dục Sport Aerobic
8
15
1.8
- Các bài tập Sport Aerobic đã được các chuyên gia, đồng nghiệp nghiên cứu thành công và sử dụng thực nghiệm
8
16
1.9
- Các bài tập Sport Aerobic đã được các chuyên gia nghiên cứu thành công và sử dụng thực nghiệm tại các đối tượng khác với các thời lượng và nhịp độ khác nhau
8-9
17
II.2
- Cơ sở thực tiễn
9-10
18
2.1
- Cơ sở thực tiễn để lựa chọn một số bài tập
9
19
2.2
- Thực trạng trình độ thể lực của học sinh nữ khối 10 Trường THPT Ngọc Lặc
9-10
20
II.3
- Giải pháp và tổ chức thực hiện
10-17
21
3.1
- Tổ chức giảng dạy và huấn luyện
10-11
22
3.2
- Bài tập Thể dục Sport Aerobic được lựa chọn
11-16
23
3.3
- Ứng dụng và đánh giá kết quả bài tập Thể dục Sport Aerobic
16-17
24
III
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17-18
25
1
- Kết luận
17-18
26
2
- Kiến nghị
18
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để giáo dục toàn diện cho học sinh. GDTC là môn học đã góp phần nâng cao sức khỏe cho các em bằng những nội dung được Bộ Giáo Dục& Đào tạo quy định trong chương trình giảng dạy chính khóa song do nhu cầu hoạt động ngày càng cao(cả về hình thức, nội dung cũng như chất lượng cần phải đa dạng và phong phú, cập nhật với sự phát triển của thể thao hiện đại) của các em đặc biệt là các em học sinh THPT thì việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa là một đáp án thay cho câu hỏi lớn đang đặt ra đó. Hiện nay bài tập Thể dục Sport Aerobic được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nói chung và trung học phổ thông nói riêng tuy là môn học tự chọn nhưng do sự phù hợp với nhu cầu, sở thích của tuổi trẻ nên nó không chỉ được đón nhận như một môn học mà nó còn tạo nên một phong trào được đa số học sinh nhiệt tình tham gia và trở thành một mảng hoạt động hết sức quan trọng trong quá trình dạy và học. Thông qua các bài tập học sinh được củng cố bổ sung và hoàn thiện những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp, mở rộng và nâng cao sự hiểu biết đặc biệt là thể lực cho bản thân. Từ đó các em sẽ được trưởng thành hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn.
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, con người cần phát triển hài hoà năm phẩm chất: “ Trí dục- Đức dục - Thể dục - Mỹ dục và Lao động”. Do đó giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là nhiệm vụ quan trọng vì giáo dục thể chất tác động biện chứng với các mặt giáo dục khác. Trong những năm qua Sở GD & ĐT Thanh hóa rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất cho học sinh các cấp ở tất cả các môn thể thao trong đó có môn Thể dục Sport Aerobic, phong trào đã từng bước lớn mạnh ở các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh, HKPĐ các cấp, nhưng trên thực tế phong trào cũng mới mang tính đột phá của một số địa phương, đơn vị có nền tảng truyền thống từ ngày Tỉnh đưa vào chương trình thi đấu các cấp, tập huấn cho giáo viên như TP Thanh hóa, TX Bỉm Sơn, TX Sầm Sơn, Cẩm Thủy bước đầu đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ, nhưng cần được nhân rộng trong chương trình Thể thao tự chọn ở cấp THPT nói riêng, tạo nên sân chơi rộng rãi, chương trình thi đấu, biểu diễn không chỉ là 10 đến 15 đơn vị như hằng năm mà có thể nhiều hơn.
Bài tập thể dục Sport Aerobic là một loại hình bài tập thực hiện một cách liên tục, các cấu trúc chuyển động mềm dẻo, sức mạnh và cường độ cao. Tổ hợp các bước nhảy Aerobic cơ bản cùng với các cấu trúc chuyển động cánh tay được thực hiện phù hợp với âm nhạc để tạo ra sự chuyển động, nhịp điệu và trình tự liên tục của các chuyển động có động tác thấp và cao.
	Sport Aerobic có ưu thế hơn hẳn so với bài tập phát triển chung không sử dụng âm nhạc, việc gắn liền nó với nghệ thuật và kết hợp bài tập âm nhạc đòi hỏi phối hợp toàn thân ở các tư thế khác nhau, tồn tại và di chuyển để làm cho tính vũ đạo của bài tập tăng lên, độ tự do của bài tập tương đối lớn nên có thể điều chỉnh các yếu tố thuộc lượng vận động phù hợp với sức khỏe và trình độ tập luyện của các em học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng.
 	Với ý nghĩa và tác dụng của Thể dục Aerobic có thể góp phần nâng cao thể lực, gây dựng phong trào, sự hứng thú cho học sinh THPT, tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng bài tập thể dục Sport Aerobic nhằm giảng dạy cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Ngọc Lặc – Tỉnh Thanh Hóa ”. 
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
 Nghiên cứu xây dựng bài tập Thể dục Sport Aerobic nhằm nâng cao thể lực, gây dựng phong trào, sự hứng thú cho nữ học sinh khối 10 trường THPT Ngọc Lặc.
* Mục tiêu của đề tài: 
- Để giải quyết được mục đích của đề tài tôi xác định 2 mục tiêu của đề tài gồm:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu xây dựng bài tập Thể dục Sport Aerobic nhằm nâng cao thể lực, gây dựng phong trào, sự hứng thú cho nữ học sinh khối 10 trường THPT Ngọc Lặc 
Mục tiêu 2: Ứng dụng và đánh giá kết quả bài tập Thể dục Sport Aerobic nhằm nâng cao thể lực cho nữ học sinh khối 10 trường THPT Ngọc Lặc.
Mục tiêu 3: Tuyển chọn và thành lập đội dự tuyển Thể dục Sport Aerobic tham dự các kỳ thi cấp tỉnh bậc THPT do Sở GD&ĐT tổ chức ở các nội dung
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Quá trình giảng dạy môn học Thể dục
+ Thực trạng tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động học sinh lớp 10 Trường THPT Ngọc Lặc trong năm học 2016 - 2017.
- Chủ thể: Giáo viên GDTC và học sinh lớp 10 Trường THPT Ngọc Lặc.
I. 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thực hành.
+ Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu
+ Tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Quan sát sư phạm
+ Kiểm chứng bằng thực nghiệm ( giờ dạy chính khóa và ngoại khóa )
- Phương pháp toán học xắc suất thống kê .
+ Đưa ra số liệu
+ Phân tích và tổng hợp số liệu.
II. PHẦN NỘI DUNG
II. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Có nhiều cách để khái niệm về Thể dục Sport Aerobic như chúng ta đã biết ở những nước khác nhau có tên gọi khác nhau và khái niệm cũng không hoàn toàn giống nhau. Ta có thể khái niệm về Thể dục Sport Aerobic theo hai cách như sau:
- Thể dục Sport Aerobic là một hệ thống các bài tập thể dục được chọn lọc, sáng tạo và phân định mức độ tập và thực hiện trong một chế độ nhất định, nhằm phát triển sức chịu đựng của người tập.
Hay ta có thể khái niệm theo cách khác như:
- Thể dục Sport Aerobic là khả năng thực hiện một cách liên tục các cấu trúc chuyển động phức tạp và cường độ cao, phù hợp với âm nhạc, bắt nguồn từ điệu nhảy Aerobic truyền thống.
- Bài biểu diễn phải thể hiện những chuyển động liên tục, sự mềm dẻo, sức mạnh và sử dụng 7 bước cơ bản với sự thực hiện hoàn hảo ở mức độ cao những động tác khó.
1.2. Khái niệm về cấu trúc chuyển động Thể dục Sport Aerobic.
Là tổ hợp các bước nhảy chuyển động Aerobic cơ bản cùng với các cấu trúc chuyển động cánh tay, được thực hiện với âm nhạc để tạo ra sự năng động, nhịp điệu và trình tự liên tục của động tác thấp cao.
1.3. Phát triển các tố chất thể lực trong Thể dục Sport Aerobic: 
 	* Sức mạnh: Để bài tập phát triển sức mạnh được thực hiện hiệu quả cần chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc sau:
- Tư thế ban đầu thực hiện các động tác phải đúng
- Thực hiện các bài tập chính xác về biên độ hướng cử động
- Tập luyện các bài tập có tác dụng cân đối với cơ thể
- Tác dụng của bài tập sẽ khác nếu như chúng ta thay đổi hình thức, nếu muốn phát triển sức mạnh mà cơ thể không bị thay đổi về độ lớn thì nên tập các bài tập có nhịp độ vận động nhanh.
- Sau bài tập sức nhanh cần sắp xếp các bài tập thả lỏng.
* Độ dẻo: Có độ dẻo tốt sẽ giúp các em phần nào tránh được chấn thương trong cuộc sống và tập luyện Sport Aerobic. Bởi vì nếu cơ không đủ mạnh, khớp không đủ dẻo rất rễ dẫn đến những hoạt động sai lệch, có độ dẻo tốt khiến cho các cử động của cơ thể trở nên uyển chuyển đẹp đẽ, để tăng chỉ số của độ dẻo cần phải thực hiện trong từng giờ học và cũng cố ít nhất 2 -3 lần tập trong một tuần. biên độ thực hiện động tác phải được tăng từ từ để tránh gây chấn thương ở các khớp.
* Khéo léo: Độ khéo léo cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, vì độ khéo léo là thói quen hoạt động sinh hoạt, hầu hết các bài tập Thể dục Sport Aerobic đều nhằm phát triển khả năng phối hợp động tác. Tuy nhiên có thể chia các nhóm động tác nhằm phát triển độ khéo léo tốt hơn.
	Các bài tập thả lỏng, các động tác liên kết, các điệu nhảy đòi hỏi người tập phải làm chủ được kỹ thuật.
	Các bài tập được mô phỏng động tác được thực hiện trong một thời gian tối thiểu nhằm đưa người tập làm chủ động tác mới.
1.4. Lượng vận động:
Bài tập Thể dục Sport Aerobic cũng như các loại bài tập thể lực khác tác động khác nhau đem đến cho người tập đều thông qua nhân tố lượng vận động.
- Trong thao tác lượng vận động đòi hỏi sự tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất để cung ứng năng lượng.
- Yêu cầu tăng cường cao hay thấp phụ thuộc vào cấu trúc vận động và trình độ của người tập.
- Cùng một bài tập nhưng thực hiện ở những đối tượng có trình độ khác nhau sẽ tạo nên lượng vận động khác nhau.
1. 5. Những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến nâng cao thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể thông qua các bài tập.
* Mục đích tập luyện Thể dục Sport Aerobic.
- Phát triển thể chất toàn diện
- Tạo dáng hình thể ngay ngắn
- Giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.
* Những đặc điểm và nguyên tắc biên soạn Thể dục Sport Aerobic
 	a. Đặc điểm:
- Kết hợp với âm nhạc
	- Kết hợp với vũ đạo múa và hiện đại hóa trong việc thực hiện bài tập 
	- Thực hiện bài tập bằng phương pháp nước chảy có nghĩa là khi thực hiện bài tập giữa các động tác không có sự gián đoạn.
	- Đặc điểm biên soạn bài tập cho học sinh THPT.
+ Bài tập vừa đủ độ khó trong phối hợp vận động
+ Chủ yếu là các bài tập mang tính nhịp điệu 
+ Chú trọng vào các bài tập phát triển tố chất thể lực
b. Nguyên tắc biên soạn:
- Bài tập có nhạc chọn lọc cho phù hợp
	- Bài tập phải phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông trung học
	- Bài tập biên soạn có tác dụng tốt đối với từng nhóm cơ, đặc biệt là những nhóm cơ nhỏ
	- Thời gian phải phù hợp với bài tập
c. Yêu cầu đối với người tham gia tập luyện: 
- Kiểm tra sức khỏe ban đầu và phải được sự đồng ý của bác sĩ
	- Thời gian tập luyện một tuần 3 - 5 buổi
	- Phải thực hiện động tác với tư thế đúng để có tác dụng tốt với các nhóm cơ nói chung và cơ thể nói riêng
	- Phương pháp tập phải tập cho tới thuộc mới chuyển sang động tác khác.
1.6. Cấu trúc và phương pháp biên soạn bài tập Thể dục Sport Aerobic:
* Phải tuân theo các cấu trúc chung của bài tập gồm 3 phần:
a. Phần chuẩn bị (khởi động) chiếm 5 -10 % thời gian
- Nhiệm vụ của phần khởi động
+ Tập chung lớp theo đội hình để tiến hành tập luyện
+ Chuyển chức năng vận động của cơ thể tích cực hơn
+ Tăng khả năng cảm thụ âm nhạc
- Nội dung chính của phần chuẩn bị bao gồm các nhóm sau:
+ Các động tác kiểng chân + chuyển động của tay
+ Các động tác trùng gối kết hợp với tay 
+ Các động đi di chuyển và chạy tại chổ
+ Những động tác bật, nhảy đơn giản hay những nhóm ĐT bật nhảy ngắn.
+ Các động tác gập người (trước, sau, phải, trái) 
Sự liên tục của nhóm bài tập không có tính nguyên tắc, mục đích của bài tập này là sự liên kết các hoạt động cụ thể, sự tác động của các bài tập phải đạt được tính cách đặc trưng. Vì vậy chúng sẽ được thực hiện sau lần khởi động, các động tác chạy và bật nhảy có thể thực hiện trong phần chuẩn bị.
Như vậy trong khi tiến hành một phần của giờ học cần phải giữ một nguyên tắc, từ hoạt động cục bộ đến hoạt động toàn bộ đối với cơ quan vận động.
 b. Phần cơ bản. chiếm 80 – 85% tổng thời gian giờ học
 	- Nhiệm vụ chính của phần cơ bản là phát triển các tố chất thể lực.
+ Bài tập thực hiện ở phần cơ bản bao gồm các động tác khác nhau của các bộ phận cơ thể và được phối hợp với nhau.
+ Các nhóm cơ lớn tham gia vận động đòi hỏi hình thức phải luôn thay đổi lực co kéo và thả lỏng nhanh các chu kỳ vận động.
+ Cần phải luân phiên các nhóm cơ lớn, thời gian tác động sẽ đảm bảo những chu kỳ lặp lại có hiệu quả phát triển sức mạnh và duy trì khả năng phát triển sức bền.
c. Phần kết thúc: chiếm 5 -15% thời gian giờ học, đây là phần sau của bài tập với nội dung các động tác mang tính hồi tĩnh, bao gồm các cử động tương đối nhẹ nhàng, vận động đặc trưng duy trì những tư thế có lợi cho sự tăng cường hô hấp và thả lỏng đến mức tối đa và thường được bao gồm một số tổ hợp sau: 
- Tổ hợp 1: gồm nhóm các bài tập thở và động tác thả lỏng.
- Tổ hợp 2: Gồm các bài tập điều hòa tâm lý.
- Tổ hợp 3: Gồm các liên kết nhảy đơn giản nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động.
* Phương pháp biên soạn: 
Các động tác lựa chọn đưa vào bài tập Thể dục Sport Aerobic cần phong phú và đa dạng. Do vậy khi soạn giáo án phải xác định mục đích cần phát triển của đối tượng tập luyện. Như phát triển các tố chất thể lực, tăng cường sức khỏe hoàn thiện kỹ năng phối hợp vận động, sửa chữa tư thế cơ bản để hình thành các tổ hợp, cần hướng vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. Quá trình hình thành các tổ hợp bao gồm 6 bước:
	Bước 1: Xác định số lượng tổ hợp 
- Tính cân đối các tổ hợp trong buổi tập
- Nội dung chính (sử dụng dụng cụ nào, ở vị trí nào ?)
- Sắp xếp lịch và sơ đồ tổng hợp
Bước 2: Xác định nhóm động tác trong từng tổ hợp sự chỉ dẫn và hướng giải quyết.
Bước 3: Lựa chọn động tác trong mỗi nhóm bài tập liên kết giữa các động tác với nhau, từ dễ đến khó.
Cần chú ý: Giáo án phải được biên soạn đầy đủ trong thực tế, soạn thảo nhóm bài tập cần phải hiểu biết và thông thạo các động tác. Có sự hiểu biết chính xác ý nghĩa của từng động tác, các bài tập soạn thảo ra phải có tính liên tục và lôgíc với nhau.
Bước 4: Soạn thảo âm nhạc.
Ghi lại số lượng thực hiện động tác trong một phút (số lần đá chân, gập người, nhảytrong 1 phút) và xác định nhịp điệu âm nhạc đi kèm theo.
	Vì vậy ta có thể lập biểu đồ ghi lại bằng cách sắp xếp thời gian theo trục hoành và nhịp điệu âm nhạc theo trục tung.
Bước 5: Xét nghiệm và hiệu chỉnh.
Để tiến hành một buổi tập theo chương trình mới ta biên soạn từng chi tiết tạo nên sự chuyển động có độ cảm xúc cao với nhịp điệu và đặc tính xúc cảm của âm nhạc để cuối cùng có thể đạt được tính hợp nhất của âm nhạc với các động tác đó là những nguyên tắc của Thể dục Aerobic.
	 Đối với Thể dục Aerobic mang tính biểu diễn cần biên soạn động tác trên nền nhạc đã có sẵn.
 Bước 6: Ghi nhớ tổ hợp bài tập
	Đây là công việc hết sức tỉ mỉ, đòi hỏi giáo viên ngoài sự ghi nhớ tốt các động tác còn cần phải chuẩn bị thể lực tốt.
Nhưng khi giảng dạy không loại bỏ sự ngẫu hứng của động tác. Sự ngẫu hứng ở đây phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chuyên môn của giáo viên, mức độ chuẩn bị càng cao thì khả năng ngẫu hứng động tác càng rộng rãi. 
* Nguyên tắc sắp xếp các bài tập trong nhóm:
 Bắt đầu bằng nhóm động tác đơn giản về cấu trúc chuyển động, không đòi hỏi sự căng thẳng và chú ý quá cao với mục đích để nâng dần thể lực, tiếp thu được các động tác khó hơn và cuối cùng là sắp xếp các bài tập phối hợp vận động phức tạp yêu cầu khả năng phối hợp cao.
	Không nên sắp xếp các động tác khó liền nhau. Trong nhóm các chuỗi động tác được sắp xếp theo mức độ khó và phức tạp tăng dần và phải xem xét đến lứa tuổi và trình độ tập luyện của người tập. khi sắp xếp các động tác liền nhau cần chú ý sao cho tư thế kết thức của động tác này là tư thế chuẩn bị ban đầu của động tác ngay sau đó.
1.7. Phương pháp giảng dạy Thể dục Sport Aerobic:
Trong quá trình giảng dạy phải luôn kiểm tra các hoạt động của học
 sinh. Khi chỉ dẩn bài tập cho học sinh cần phải chỉ dẫn trực tiếp và phải chỉ dẫn cùng chiều với học sinh. Cách tốt nhất là lưng hướng với học sinh, mặt đối diện với gương sẽ tạo điệu kiện cho học sinh tăng khả năng nhìn nhận tự kiểm tra các động tác mình đã được học.
	Khi dạy Thể dục Sport Aerobic phải đảm bảo các nguyên tắc sư phạm là dễ hiểu, dễ nhìn chắc chắn, cẩn thận và có hệ thống, độ khó của bài tập phải phù hợp với lứa tuổi và trình độ của học sinh. Cường độ bài tập và độ khó, sự đa dạng của bài tập phải được nâng cao dần.
	Trong quá trình tập luyện cần phải tăng hiệu suất tập luyện, tăng dần cường độ, độ dài thời gian thực hiện bài tập và nâng dần độ khó bài tập.
1.8. Các bài tập Sport Aerobic đã được các chuyên gia nghiên cứu thành công và sử dụng thực nghiệm tại các đối tượng khác:
Động tác 1:	Động tác 21. 
Động tác 2:	Động tác 22: Nhóm A.
Động tác 3:	Động tác 23: Nhóm A.
Động tác 4: Nhóm A. 	Động tác 24.	 
Động tác 5: Nhóm C.	Động tác 25.
Động tác 6: Nhóm 	D.	Động tác 26.	
Động tác 7: Nhóm D, thăng bằng.	Động tác 27; Nhóm B. 	
Động tác 8: Nhóm C.	Động tác 28: Nhóm A. 
Động tác 9.	Động tác 29. 
Động tác 10: Nhóm D.	Động tác 30: Nhóm C.	
Động tác 11	Động tác 31.
Động tác 12: Nhóm A.	Động tác 32: Nhóm D. 
Động tác 13. 	Động tác 33.
Động tác 14.	Động tác 34.
Động tác 15: Nhóm C.	Động tác 35: 
Động tác 16. 	Động tác 36. 
Động tác 17.	Động tác 37. 
Động tác 18: Nhóm D. 	Động tác 38: Nhóm C. 
Động tác 19. 	Động tác 39.
Động tác 20. 	Động tác 40.
1.9. Các bài tập Sport Aerobic đã được các chuyên gia nghiên cứu thành công và sử dụng thực nghiệm tại các đối tượng khác với các thời lượng và nhịp độ khác nhau:
Thời gian thực hiện bài tập: ( lựa chọn )
	- Thời gian thực hiện bài tập: 1 phút 30s.
	- Thời gian thực hiện bài tập: 1 phút 40.
	- Thời gian thực hiện bài tập: 2 phút . 
- Thời gian thực hiện bài tập: 2 phút 10s. 
	- Thời gian thực hiện bài tập: 2 phút 30s.
	- Thời gian thực hiện bài tập: 3 phút 5s
	Nhịp độ âm nhạc (Chỉ huy):
	- Nhịp độ âm nhạc: 120 nhịp trong 1 phút.
	- Nhịp độ âm nhạc: 130 nhịp trong 1 phút.
	- Nhịp độ âm nhạc: 140 nhịp trong 1 phút.
 Thời gian cho một buổi dạy và học, tuần dạy và học.
	- Thời gian một buổi dạy và học:
	* 30 phút. * 40 phút. * 45 phút. 
* 50 phút. * 60 phút. * 90 phút.
- Thời gian một tuần dạy và học:
* 1 buổi. * 2 buổi. * 3 buổi. * 4 buổi. * 5 buổi 
II.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
	2.1. Cơ sở thực tiễn để lựa chọn một số bài tập ( trước khi tiến hành ).
	- Cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn ( đời sống kinh tế, sự quan tâm của nhà trường mặc dù cũng đã tạo mọi điều kiện có thể nhưng còn hạn chế về đầu tư đệm mút, thảm, hệ thống âm thanh, ánh sáng), xã hội hóa TDTT ở địa phương chỉ mang tính bột phát, chưa đồng đều ở các nội dung.
	- Thực tế là từ năm 2007 Sở GD&ĐT Thanh Hóa đưa nội dung sport Aerobic vào chương trình thi đấu TDTT định kỳ và HKPĐ cấp tỉnh trong đó có cấp học THPT đến nay, năm nào nhà trường cũng tiến hành tuyển chọn huấn luyện tham gia thi đấu cấp tỉnh do Sở GD&ĐT tổ chức và đều đạt được thành tích đáng khích lệ từ giải khuyến khích đến giải nhì đồng đội và toàn đoàn. Nhưng thực chất là trong quá trình tuyển chọn huấn luyện chỉ chọn một số học sinh và thực hiện theo phương châm năm học sau gối năm học trước, nên quá trình đó chưa mang được tính phổ cập, rộng khắp trong nhà trường 
- Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_bai_tap_the_duc_sport_aerobic_nham_giang_day_c.doc