SKKN Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh trong tiết dạy 24: Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh – GDQPAN 10 thông qua việc sử dụng số liệu và hình ảnh trực quan

SKKN Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh trong tiết dạy 24: Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh – GDQPAN 10 thông qua việc sử dụng số liệu và hình ảnh trực quan

 Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. Trong các loại thiên tai thì bão và lũ lụt là thường xuyên và nguy hiểm nhất. Theo ước tính mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão. Từ năm 1990 đến 2010 xảy ra 74 trận lũ trên các hệ thống sông của Việt Nam, hạn hán nghiêm trọng, sạt lở đất, xâm nhập mặn và nhiều thiên tai khác đã và đang gây trở ngại cho sự phát triển ở Việt Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây các thiên tai mang tính cực đoan đã xảy ra nhiều hơn gây thiệt hại lớn về người cũng như cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước.

Trong quá trình giảng dạy môn GDQP – AN khi dạy đến tiết 24: “Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh” tôi thật sự cảm thấy lo lắng về sự thiếu hiểu biết cũng như tâm lý “thờ ơ” của các em đối với vấn đề này. Hầu như các em học sinh biết một cách rất sơ sài, chỉ hiểu chung chung và không thể cụ thể được.

Tôi thật sự thấy trăn trở và băn khoăn, tại sao vấn đề về thiên tai hiện nay đang là vấn đề “nóng” của toàn cầu, nó thường xuyên xảy ra xung quanh các em, nó liên tục được các phương tiện truyền thông cảnh báo và nhắc đến vậy tại sao các em lại không biết về nó? Phải chăng vì các em ngại tìm hiểu hay có thể các em cũng đang bị bệnh “vô cảm” không quan tâm tới mọi thứ như giới trẻ ngày nay. Tôi nghĩ đây là một vấn đề nóng đáng cảnh báo và đáng để bản thân tôi cần làm gì đó, cần tuyên truyền ra sao để cho học sinh của tôi hiểu, biết về thiên tai, tác hại của chúng cũng như cách phòng tránh.

Chính vì suy nghĩ và trăn trở của mình nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh trong tiết dạy 24: Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh – GDQPAN 10 thông qua việc sử dụng số liệu và hình ảnh trực quan” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2016-2017 với mục đích vừa giảng dạy, vừa tuyên truyền tác hại của thiên tai, để các em có thể hiểu đúng về thiên tai cũng như tác hại của chúng, đồng thời muốn được trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp một phương pháp dạy học đã được tôi áp dụng bước đầu rất hiệu quả và qua đây cũng hi vọng phương pháp dạy học này sẽ được bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng trong Trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng và trong toàn ngành Giáo dục của Thanh Hóa nói chung.

 

docx 19 trang thuychi01 6391
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh trong tiết dạy 24: Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh – GDQPAN 10 thông qua việc sử dụng số liệu và hình ảnh trực quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1. MỞ ĐẦU...............................................2
1.1. Lý do chọn đề tài........................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................. 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu. ...........................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................3
2. NỘI DUNG...........................................4
2.1. Cơ sở lí luận............................................4
2.2. Thực trạng vấn đề...............................................4
2.3. Giải pháp thực hiện............................................5
2.3.1. Lên kế hoạch cho tiết dạy............................................................................5
2.3.2. Các bước sử dụng các số liệu thực tế và hình ảnh.......................................5
2.3.3. Tiến hành thực hiện.....................................................................................5
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm......................................14
2.5. Khả năng ứng dụng và triển khai sang kiến kinh nghiệm............................16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.......................................17
3.1. Kết luận........................................17
3.2. Kiến nghị..................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 	Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. Trong các loại thiên tai thì bão và lũ lụt là thường xuyên và nguy hiểm nhất. Theo ước tính mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão. Từ năm 1990 đến 2010 xảy ra 74 trận lũ trên các hệ thống sông của Việt Nam, hạn hán nghiêm trọng, sạt lở đất, xâm nhập mặn và nhiều thiên tai khác đã và đang gây trở ngại cho sự phát triển ở Việt Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây các thiên tai mang tính cực đoan đã xảy ra nhiều hơn gây thiệt hại lớn về người cũng như cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trong quá trình giảng dạy môn GDQP – AN khi dạy đến tiết 24: “Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh” tôi thật sự cảm thấy lo lắng về sự thiếu hiểu biết cũng như tâm lý “thờ ơ” của các em đối với vấn đề này. Hầu như các em học sinh biết một cách rất sơ sài, chỉ hiểu chung chung và không thể cụ thể được.
Tôi thật sự thấy trăn trở và băn khoăn, tại sao vấn đề về thiên tai hiện nay đang là vấn đề “nóng” của toàn cầu, nó thường xuyên xảy ra xung quanh các em, nó liên tục được các phương tiện truyền thông cảnh báo và nhắc đến vậy tại sao các em lại không biết về nó? Phải chăng vì các em ngại tìm hiểu hay có thể các em cũng đang bị bệnh “vô cảm” không quan tâm tới mọi thứ như giới trẻ ngày nay. Tôi nghĩ đây là một vấn đề nóng đáng cảnh báo và đáng để bản thân tôi cần làm gì đó, cần tuyên truyền ra sao để cho học sinh của tôi hiểu, biết về thiên tai, tác hại của chúng cũng như cách phòng tránh.
Chính vì suy nghĩ và trăn trở của mình nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh trong tiết dạy 24: Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh – GDQPAN 10 thông qua việc sử dụng số liệu và hình ảnh trực quan” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2016-2017 với mục đích vừa giảng dạy, vừa tuyên truyền tác hại của thiên tai, để các em có thể hiểu đúng về thiên tai cũng như tác hại của chúng, đồng thời muốn được trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp một phương pháp dạy học đã được tôi áp dụng bước đầu rất hiệu quả và qua đây cũng hi vọng phương pháp dạy học này sẽ được bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng trong Trường THPT Triệu Sơn 5 nói riêng và trong toàn ngành Giáo dục của Thanh Hóa nói chung.
1.2 Mục đích nghiên cứu
 	Với đề tài “Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh trong tiết dạy 24: Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh – GDQPAN 10 thông qua việc sử dụng số liệu và hình ảnh trực quan”, tôi muốn đổi mới phương pháp giảng dạy của mình để làm cho bài học sinh động, tạo sự hứng thú cho học sinh giúp cho việc nắm bài của các em được dễ dàng hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu, chỉ ra những nội dung có thể sử dụng các số liệu thực tế và hình ảnh để giảng dạy. Từ đó, chỉ ra việc vận dụng như thế nào sẽ mang lại hiệu quả trong giáo dục, giúp học sinh hiểu bài và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Đối tượng thực hiện là học sinh khối 10 trường THPT Triệu Sơn 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 	Phương pháp khảo sát thực tế và thu thập thông tin.
 	Phương pháp thuyết trình.
 	Phương pháp trực quan : Hình ảnh minh họa.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
 Theo từ điển Tiếng Việt : Thiên tai là tai họa lớn do thiên nhiên gây ra như: hạn hán, lũ lụt, sóng thần, động đất[1]
 Theo Luật phòng chống thiên tai năm 2013 thì “thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương mù, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác”.[2]
 	Cũng theo Luật phòng chống thiên tai 2013 thì phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai và phòng chống giảm nhẹ thiên tai là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong đó đề cao tính chủ động của cá nhân, cộng đồng trong phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
 	 Việt Nam là quốc gia hằng năm phải chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Vì vậy việc lồng ghép các kiến thức về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai vào chương trình học ở các cấp học là vô vùng cần thiết đặc biệt trong những năm gần đây tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và thiên tai cực đoan đang diễn biến hết sức phức tạp và gây ra hâu quả ngày càng nặng nề hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 	Thiên tai là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề về người cũng như về kinh tế của đất nước. Ở Việt Nam thiên tai mỗi năm cướp đi mạng sống của gần 500 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD tương đương khoảng 1,5% GDP . Tuy nhiên học sinh lại chưa thực sự hiểu về chúng cũng như tác hại của chúng đối với con người. Điều này đã được tôi kiểm tra thông qua một bài kiểm tra trắc nghiệm học sinh đối với tác hại của thiên tai cụ thể như sau:
 	Câu hỏi: Theo em thiên tai có tác hại như thế nào đối với con người ?
 	Trả lời thông qua đánh dấu x vào bảng: 
Không gây hại
Gây hại ít
Gây hại rất lớn
Theo thống kê kết quả trả lời của học sinh thu được kết quả như sau: 
Bảng 1: Nhận thức của học sinh về tác hại của thiên tai 
Năm học
 Nội dung
Lớp/sĩ số
Không gây hại
Gây hại ít
Gây hại rất lớn
2015 - 2016
10C4/44
6
26
12
10C6/45
8
24
13
 	Như vậy thông qua bảng trên ta có thể thấy số lượng học sinh hiểu đúng về tác hại của thiên tai đang còn hạn chế mới chỉ 25/89 học sinh và có tới 64/89 học sinh không hiểu hoặc chưa hiểu đúng tác hại của thiên tai, chiếm tỉ lệ tới 71,9% đây là thực trạng đáng lo ngại vì vậy đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài này.
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Lên kế hoạch cho tiết dạy
	Để lên được kế hoạch cho tiết dạy, trước tiên tôi phải chuẩn bị các thông tin, hình ảnh cần thiết thông qua các phương tiện truyền thông như : Tivi, sách, báo, mạng internet..., sau đó tôi căn cứ vào chuẩn kĩ năng, kiến thức nội dung chính của tiết học để lựa chon các số liệu thực tế và hình ảnh phù hợp nhằm tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc về tiết học, giúp tạo nên hứng thú trong học tập cho các em.
2.3.2. Các bước sử dụng các số liệu thực tế và hình ảnh
	Để tạo được hứng thú, kết quả học tập tốt cho học sinh, ngoài việc tìm tòi các số liệu, hình ảnh, lên kế hoạch bài dạythì tôi cần phải sử dụng số liệu và hình ảnh hợp lí để có hiệu quả tối ưu nhất, và tôi đã thực hiện như sau: 
	- Các số liệu, hình ảnh phải đa dạng có cả trong nước và ngoài nước.
	Ví dụ: Tìm những số liệu và hình ảnh trong và ngoài nước liên quan đến thiên tai cho học sinh xem, suy ngẫm
	- Hình ảnh phải sống động, thực tế và đáp ứng yêu cầu nội dung chính của bài học.
	- Áp dụng các phương pháp dạy học đặc trưng để khai thác các số liệu thực tế và hình ảnh.
	Ví dụ: Cho học sinh quan sát, kết hợp với khả năng thuyết trình của giáo viên, khả năng thảo luân nhóm đưa ra nội dung chính của bài học,
2.3.3. Tiến hành thực hiện
Căn cứ vào những giải pháp trên và muốn giải quyết nội dung bài học, với mục đích dạy học, tuyên truyền cho học sinh biết, hiểu tác hại của thiên tai và có các biện pháp phòng tránh, tôi sẽ thực hiện như sau:
Giới thiệu bài: Biến đổi khí hậu là một vấn đề đang được các nước trên thế giới vô cùng quan tâm và đã trở thành vấn đề nóng được thảo luận trên tất cả các diễn đàn cũng như trong các cuộc họp cấp cao giữa các quốc gia. Bởi lẽ biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa tới sự tồn tại của con người trên trái đất, nó là vấn đề không phải của riêng một quốc gia nào, muốn hạn chế được nó đòi hỏi tất cả các nước trên thế giới phải đoàn kết, chung tay và nỗ lực hết mình. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và các trạng thái cực đoan của thiên nhiên cụ thể là thiên tai. Vậy thiên tai là gì? Nó tác động như thế nào tới con người?, chúng ta sẽ làm gì để phòng tránh chúng ? Những câu hỏi này chúng ta sẽ giải quyết trong tiết học: “Thiên tai tác hại của chúng và cách phòng tránh”
Dạy bài mới:
Sau khi dẫn dắt vào bài học giáo viên nêu khái niệm về thiên tai cho học sinh nghe và hỏi học sinh theo các em ở Việt Nam thường xảy ra các loại hình thiên tai nào? 
Học sinh sẽ thảo luận sau đó trả lời câu hỏi của giáo viên,
 Giáo viên sẽ lắng nghe và kết luận những loại hình thiên tai chủ yếu ở việt nam đó là : Bão, lũ lụt, lũ quét,lũ bùn đá, ngập úng và sa mạc hóa sau đó đi vào giải quyết từng vấn đề bài học:
A. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam
A.1. Bão: 
Để tạo hứng thú cho học sinh trước tiên tôi cho học sinh xem một số hình ảnh về bão :
Một số hình ảnh về bão
 	Sau khi xem hình ảnh tôi hỏi học sinh ở địa phương em sinh sống có hay xảy ra bão không? Khi có bão sẽ có những hiện tượng gì đi cùng?
 	Học sinh thảo luân và đưa ra ý kiến sau đó giáo viên kết luận: Bão là loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở việt nam. Khi có bão thường kèm theo gió lớn, mưa lớn, tố lốc, nước biển dâng và gây lũ.
 	Để học sinh có thể hình dung được sức tàn phá của bão tôi đưa ra dẫn chứng về một số cơn bão đã từng có trong và ngoài nước cùng với những số liệu thống kê thực tế về hậu quả mà chúng gây ra:
 	Ví dụ: Cơn bão conson xảy ra vào năm 2010 với cấp 11,12 đã gây thiệt hại nặng nề đối với nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippin, đối với Việt Nam bão conson đã làm cho 13 người chết, 303 ngôi nhà bị hư hỏng và tốc mái, 34 tàu thuyền bị trôi 13 chiếc lồng bè hải sản cũng bị cuốn trôi theo bão.[3]
Bão Haiyan tàn phá một thành phố ở Philippin
 	Ví dụ 2 : Bão Haiyan vào năm 2013 được đánh giá là siêu bão đổ bộ mạnh nhất trong lịch sử nó ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam. Tốc độ gió tối đa lên tới 315km/h, độ rộng phạm vi ảnh hưởng của bão khi quét qua lên tới 378km/h, cột sóng nó tạo ra cao tới 7m, nó có thể tàn phá từ 80 - 90% các thành phố mà nó đi qua. Philippin là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất với : 8000 người chết và mất tích, thiệt hại khoảng 14 tỷ USD và làm cho khoảng 4 triệu người mất nhà cửa.[4]
A.2. Lũ lụt	
Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về lũ lụt :
 Lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng
Giáo viên hỏi học sinh khi nào suất hiện lũ lụt? và những vùng nào hay gặp lũ lụt?
Học sinh bằng sự quan sát thực tế của bản thân kết hợp nghiên cứu SGK sau đó trả lời câu hỏi, giáo viên lắng nghe và kết luận: Khi có bão làm nước biển dâng cao tiến sâu vào đất liền hoặc đê đập, hồ chứa nước, kè bị vỡ, cũng có thể do mưa lớn kéo dài đều là những nguyên nhân gây lũ lụt. Ở nước ta do điều kiện khí hậu và điều kiện tự nhiên với nhiều sông ngòi nên các khu vực trên cả nước đều xuất hiện lũ tuy nhiên cường độ, thời gian xuất hiện và số lượng không giống nhau như :
Khu vực Bắc Bộ xảy ra sớm nhất và mỗi năm có khoảng 3 – 5 trận lũ.
Ở Miền Trung lũ xảy ra nhiều hơn và xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 12.
Lũ ở Tây Nguyên thường là lũ núi,lũ quét
Lũ ở Đông Nam Bộ thường không lớn nhưng ngập úng kéo dài
Lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long thường không lớn nhưng thời gian ngập úng kéo dài liên tục từ 4 đến 5 tháng.
 	Sau đó để làm sống động hơn cho bài dạy giáo viên kể cho học sinh nghe về trận lũ lụt lịch sử ở Việt Nam đó là : Trận lũ lụt kinh hoàng xảy ra vào tháng 8/1971 đã làm vỡ đê sông Hồng làm 100.000 người thiệt mạng, ngập úng 250.000 ha đất và 2,7 triệu người bị thiệt hai về kinh tế. Nó được liệt kê trong danh sách các trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 của cơ quan quản trị hải dương và khí tượng Hoa Kỳ chỉ sau trận lụt năm 1931 ở Trung Quốc làm 700.000 người chết.[5] 
A.3. Lũ quét, lũ bùn đá:
Đầu tiên tôi nêu đặc điểm về lũ quét và lũ bùn đá đó là loại lũ thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi. cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy.
Sau đó Tôi hỏi học sinh theo các em với những đặc điểm trên thì lũ quét và lũ bùn đá phạm vi tác động có lớn không?và thiệt hại của nó sẽ như thế nào?
Để giúp học sinh dễ dàng hình dung về lũ quét, lũ bùn đá và có câu trả lời đúng nhất giáo viên cho hoc sinh xem một số hình ảnh : 
 Lũ quét, lũ bùn đá thường xảy ra bất ngờ gây hậu quả lớn
 	Sau đó giáo viên cho học sinh biết về một số thông tin: Từ năm 2000 đến năm 2015, đã xảy ra 250 đợt lũ quét, sạt lở ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 646 người, bị thương gần 351 người, hơn 9700 căn nhà đổ trôi, hơn 100.000 căn nhà bị ngập, hư hại nặng. hơn 75000 ha lúa và hoa màu bị ngập; hàng trăm ha đất canh tác bị vùi lấp; nhiều công trình giao thông, thủy lợi, dân sinh, kinh tế bị hư hỏng nặng nề, tổng thiệt hại ước tính 3.300 tỷ đồng.lũ quét , sạt lở đất thường xảy ra ở các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Thuận.[6]
 	Sau khi xem hình ảnh và nghe giáo viên nói một số thông tin học sinh sẽ đưa ra kết luận : Lũ quét, lũ bùn đá thường tác động trong thời gian ngắn tuy nhiên thiệt hai do chúng gay ra lai rất nghiêm trọng vì nó thường diễn ra bất ngờ và chưa thể dự báo trước.
A.4. Ngập úng
 	Tôi cho học sinh xem một số hình ảnh về ngập úng:
 Nông dân mắt trắng sau ngập úng kéo dài ở Bạc Liêu	
	Sau đó tôi giới thiệu: hình ảnh trên nói về một đợt ngập úng rất nặng nề ở Bạc Liêu vào tháng 7 năm 2016, sau nhiều ngày mưa lớn kéo dài đã làm ngập úng hàng nghìn hec ta lúa và hoa màu của người dân, làm thiệt hại nặng nề về kinh tế. Đây chỉ là ví dụ về một đợt ngập úng ở một địa phương, trên thực tế hiện tượng này xảy ra rất phổ biến trên cả nước và tổn thất mà nó đưa lại vô cùng lớn. Nó rất ít gây tổn thất về người nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và hủy hoại đến môi trường sinh thái.
	Giáo viên hỏi: Ở địa phương em có xảy ra hiện tượng này không?
	Học sinh trả lời theo sự quan sát thực tế của bản thân.
A.5. Hạn hán và sa mạc hóa
 Giáo viên đặt câu hỏi: Khi nào thì xuất hiên hạn hán và sa mạc hóa?
 Học sinh thảo luận và trả lời : khi nắng nóng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng hạn hán, hạn hán lâu sẽ dẫn đến tình trạng sa mạc hóa
 Giáo viên cho học sinh biết về khái niệm sa mạc hóa theo tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới của liên hợp quốc (gọi tắt là FAO) đó là: “Sa mạc hóa là quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt quá trình này diễn ra liên tục dẫn đến giảm suốt hoặc hủy hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của đất trồng trọt, giảm thiểu các điều kiện sinh sống và làm gia tăng cảnh hoang tàn”.
 Sau đó giáo viên cho học sinh xem hình ảnh về hạn hán và sa mạc hóa :
Hạn hán, sa mạc hóa là loại hình thiên tai đứng thứ 3 về mức độ thiệt hại
 Tiếp đến giáo viên giảng giải: Hạn hán và sa mạc hóa là loại hình thiên tai đứng thư 3 về mức độ thiệt hại sau bão, lũ. Hạn hán kéo dài sẽ có nguy cơ bị sa mạc hóa. Loại hình thiên tai này tác động trưc tiếp đến nền sản xuất nông nghiệp và người nông dân vì nó sẽ thu hẹp phạm vi đất canh tác. Theo báo cáo của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì đợt nắng nóng kéo dài từ năm 2014 đến 2016 đã khiến hơn 45000 ha diện tích lúa và hoa màu bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại khoảng 8.114 tỷ, hậu quả của hạn hán và xâm nhập mặn đã khiến 2 triệu người thiếu nước sinh hoạt, 1,75 triệu người mất sinh kế, hàng trăm nghìn người có nguy cơ mắc dịch bệnh.[7]
 Sau đó giáo viên hỏi học sinh từ những hình ảnh và số liệu trên các em thấy hậu quả của hạn hán và sa mạc hóa như thế nào ? Ai là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ loại hình thiên tai này?
 Học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến của mình.
 Giáo viên tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận: Hạn hán và sa mạc hóa gây hậu quả vô cùng lớn. Nền sản suất nông nghiệp cụ thể là người nông dân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ loại hình thiên tai này.
 Giáo viên dẫn dắt vào phần 2 của bài: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu một số loại hình thiên tai thường gặp ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn sự tác động của chúng với con người như thế nào? Chúng ta sang phần tác hại của thiên tai:
 B.Tác hại của thiên tai
 Giáo viên hỏi học sinh : bằng sự quan sát ở thực tế xung quanh và những gì chúng ta vừa học các em hãy cho thầy biết thiên tai có những tác hại nào?
 Học sinh thảo luận sau đó đưa ra câu trả lời, giáo viên lắng nghe và kết luận: Thiên tai sẽ có tác động lớn tới những mặt sau:
 Thứ nhất: Cản trở sự phát triển của kinh tế - xã hội
 Tôi cho học sinh nghe số liệu mà Tổng Cục Thủy Lợi – Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn đưa ra để các em thấy thiệt hại mà thiên tai gây ra cho nền kinh tế, cụ thể : Hiện nay nước ta có khoảng 80% dân số chịu ảnh hưởng của thiên tai, chỉ tính trong 5 năm từ 2002 đến 2006 thiên tai đã làm khoảng 1.700 người thiệt mạng, thiệt hại tài sản nhà nước ứơc tính 75.000 tỷ đồng. Năm 2016 thiên tai đã làm chết và mất tich 264 người, 5.431 căn nhà bị đổ sập và cuốn trôi, 364.997 căn nhà bị ngập nước, hư hại, 882.661 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, hàng triêu mét khối đất đá giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp 115 km đê kè, 938km kênh mương, 122 km bờ sông, bờ biển bị sạt lởtổng thiệt hại kinh tế lên đến 39.726 tỷ đồng [8]
 Kết luận: Thiên tai gây hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp cản trở sự phát triển kinh tế xã hội.
 Thứ hai: Hủy hoại môi trường
 Giáo viên dẫn dắt: Ngoài những tác động về kinh tế-xã hội, thiệt hại về sinh mạng con người do thiên tai, bệnh tật gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và môi trường sau thiên tai là vấn đề rất lớn mà Việt Nam thường xuyên phải đối mặt. Các bệnh truyền nhiễm qua vật trung gian như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não và các bệnh khác đều gia tăng trong mùa mưa bão hàng năm, do môi trường bị ô nhiễm, thiếu điều kiện sinh hoạt đảm bảo vệ sinh.
 Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh để các em có thể hình dung cụ thể hơn về tác hại của thiên tai đối với môi trường sống:
Thiên tai ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường
 Gv đặt câu hỏi cho học sinh : qua những hình ảnh trên em thấy thiên tai tác động như thế nào đến môi trường ? 
 Học sinh xem và thảo luận đi đến kết luận: thiên tai tàn phá môi trường, gây phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến đời sống nhân dân
 Thứ 3: Gây hậu quả lớn đến nền quốc phòng an ninh 
Giáo viên giảng giải vấn đề này cho học sinh biết: Thiên tai phá hủy cơ sở vật chất, các công trình quốc phòng, an ninh làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, là nguyên nhân gây ra sự mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội.
Giáo viên tiếp tục dẫn dắt: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong phần tác hại của thiên tai, qua phần này chúng ta có thể thấy được hậu quả của chúng gây ra

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hung_thu_va_hieu_qua_hoc_tap_cua_hoc_sinh_tron.docx