Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn

- Xã Long An đạt xã nông thôn mới thì trường phải đạt chuẩn, trước khi trường đạt chuẩn thì thư viện phải đạt chuẩn trước. Đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có nhiều nỗ lực, cố gắng và sáng tạo trong công tác quản lý thư viện trường học. Từng bước ổn định và xây dựng theo hướng thân thiện, thiết thực phục vụ cho việc dạy và học cũng như hoàn thành các loại hồ sơ, sổ sách nghiệp vụ chuyên môn.

- Thư viện đã trở thành ngôi nhà chung thân thiết của các thầy cô giáo và các em học sinh với khung cảnh khang trang, vốn tài liệu khá phong phú, khó khăn cho việc sắp đặt và phương thức phục vụ: phải luôn luôn đổi mới, thân thiện, thu hút giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng thư viện ngày càng hiệu quả, có như thế nhu cầu đọc sách của các em mới được nâng cao.

- Với diện tích phòng đọc học sinh là 116 m2, phòng đọc giáo viên là 46 m2. Hai phòng đọc rộng lớn lại không thông nhau khó khăn trong việc quản lý bạn đọc và vệ sinh.

- Do thời gian đầu tư không nhiều, kinh nghiệm bản thân chưa cao, chưa kết hợp chặt chẽ với các chuyên môn khác nên còn nhiều hạn chế.

- Chưa nắm được hứng thú, nhu cầu đọc của học sinh.

 - Bên cạnh đó điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung vốn tài liệu hằng năm ít, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện, làm cho bạn đọc thấy nhàm chán với những quyển sách cũ.

 

docx 22 trang Trần Đại 28/04/2023 2952
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	PHÒNG GD&ĐT TX TÂN CHÂU 	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC B LONG AN 	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ________________ _____________________________________
 	 Long An, ngày 30 tháng 11 năm 2018
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến
Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Dương Thị Ngọc Ánh Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 28/12/1989
- Nơi thường trú: Ấp Long Hiệp - Xã Long An - Thị xã Tân Châu - Tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học B Long An.
- Chức vụ hiện nay: Cán bộ thư viện
- Trình độ chuyên môn: Đại học Khoa học thư viện.
- Lĩnh vực công tác: Thư viện 
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị
Từ Trường Tiểu học C Long An trước đây nay trở thành Trường Tiểu học B Long An từ năm 2009 khi Tân Châu trở thành thị xã. Trường tập trung tại một điểm, cơ sở vật chất, phòng học của nhà trường cũng như thư viện khi mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn. Phòng thư viện chỉ là một phòng tạm bằng gỗ, lộp tôn. Thời tiết nắng nóng, bạn đọc không thể nào ngồi trong phòng đọc sách được. Trường Tiểu học B Long An là một trường học thuộc vùng nông thôn, địa bàn xã Long An. Tuy nhiên năm 2015 xã Long An được công nhận xã nông thôn mới phải thực hiện và đạt được những tiêu chí của cấp trên. 
1. Thuận lợi 
- Xã Long An trở thành xã nông thôn mới, được cấp trên đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị đạt chuẩn cho các trường trong địa bàn xã Long An nói chung, Trường Tiểu học B Long An nói riêng. Dãy phòng chức năng của trường và phòng thư viện được xây dựng đúng chuẩn, tạo không gian thoải mái cho các em khi đến thư viện.
- Đang nằm trong quy hoạch trường đạt chuẩn quốc gia, được đầu tư về nhiều mặt nên thư viện có được sự chuyển biến tốt trong thời gian sắp tới. Cần tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất, kinh phíđể thực hiện mô hình thư viện đạt chuẩn. Ngoài ra, hiện nay chúng ta đang triển khai các đề án để thư viện phát huy tác dụng, tạo điều kiện để sách báo đến với học sinh một cách gần hơn.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu, quý thầy cô và học sinh toàn trường.
- Cán bộ thư viện được đào tạo chính quy, trình độ Đại học, có tâm quyết, trách nhiệm trong công việc được giao.
- Đội ngũ cộng tác viên thư viện hăng hái, linh hoạt.
2. Khó khăn
- Xã Long An đạt xã nông thôn mới thì trường phải đạt chuẩn, trước khi trường đạt chuẩn thì thư viện phải đạt chuẩn trước. Đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có nhiều nỗ lực, cố gắng và sáng tạo trong công tác quản lý thư viện trường học. Từng bước ổn định và xây dựng theo hướng thân thiện, thiết thực phục vụ cho việc dạy và học cũng như hoàn thành các loại hồ sơ, sổ sách nghiệp vụ chuyên môn.
- Thư viện đã trở thành ngôi nhà chung thân thiết của các thầy cô giáo và các em học sinh với khung cảnh khang trang, vốn tài liệu khá phong phú, khó khăn cho việc sắp đặt và phương thức phục vụ: phải luôn luôn đổi mới, thân thiện, thu hút giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng thư viện ngày càng hiệu quả, có như thế nhu cầu đọc sách của các em mới được nâng cao.
- Với diện tích phòng đọc học sinh là 116 m2, phòng đọc giáo viên là 46 m2. Hai phòng đọc rộng lớn lại không thông nhau khó khăn trong việc quản lý bạn đọc và vệ sinh. 
- Do thời gian đầu tư không nhiều, kinh nghiệm bản thân chưa cao, chưa kết hợp chặt chẽ với các chuyên môn khác nên còn nhiều hạn chế.
- Chưa nắm được hứng thú, nhu cầu đọc của học sinh.
	- Bên cạnh đó điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung vốn tài liệu hằng năm ít, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện, làm cho bạn đọc thấy nhàm chán với những quyển sách cũ.
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn.
- Lĩnh vực: Thư viện 	 
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
Việt Nam ta nói riêng và tất cả các nước khác trên thế giới nói chung đang bước vào thời đại mới. Đó là thời đại của công nghệ, của khoa học kỹ thuật, của trí tuệ. Thời đại đòi hỏi đất nước phải có những người lao động với trình độ học vấn cao, có tri thức, có bãn lĩnh, có năng lực thực hiện đáp ứng mọi yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tiễn nói trên đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo phải không ngừng đổi mới nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Muốn vậy phải đổi mới trong phương pháp dạy và học, đặc biệt cần coi trọng công tác thư viện trường học.
Quy chế về tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông đã chỉ rõ: Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Trong những năm học vừa qua, các văn bản chỉ đạo về kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành đều đặt vấn đề về vị trí vai trò và tác dụng của thư viện trường học.
 “Thư viện là trái tim của nhà trường” là bộ phận không thể thiếu trong trường học, với vai trò lưu giữ và luân chuyển sách, phục vụ đắc lực cho việc dạy học trong nhà trường. Để nâng cao nhu cầu đọc sách trong thư viện cho học sinh tiểu học, người cán bộ thư viện cần có những biện pháp tổ chức sắp xếp bảo quản giữ gìn, cung cấp và luân chuyển sách một cách hiệu quả cao nhất. Sách trong thư viện nhà trường cần phải giáo dục được đạo đức cho thiếu niên nhi đồng, phải giúp được các em mở mang kiến thức, hiểu biết thế giới về tự nhiên và xã hội, bồi dưỡng về tư tưởng tiến bộ, nâng cao về hành động cao đẹp. Những sách được đọc trong thời niên thiếu không những lưu lại trong ký ức của các em suốt đời mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai của các em, sách còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời sách thư viện phải cung cấp nhiều tư liệu quý báu, nhiều kiến thức uyên bác từ các bậc tiền nhân cho cán bộ giáo viên nhằm giúp họ nâng cao chất lượng giảng dạy, thêm nhiều phương pháp truyền đạt hiệu quả cao. Thư viện phải thực sự là nơi lưu trữ và cung cấp hiệu quả nhất, nhiều phương tiện cần thiết để phục vụ hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập trong nhà trường. Vì vậy, công tác thư viện trường học ngoài việc bổ sung, đăng ký, phân loại sách thì có mục đích cuối cùng là để phục vụ bạn đọc nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc của học sinh, giáo viên tăng thêm kho tàng của sự hiểu biết về kiến thức, nhằm giúp cho các em có nhu cầu đến thư viện ngày càng đông hơn. Có như thế thư viện mới hướng đến danh hiệu thư viện đạt chuẩn.
Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt hơn thì thư viện trường học phải hoạt động thường xuyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều. Để có được sự thành công đó là nhờ vào sự nổ lực hết mình của cán bộ thư viện, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, Chi bộ đảng nhà trường, các ban ngành đoàn thể và sự hỗ trợ tích cực của toàn thể cán bộ công chức trong nhà trường. Thư viện với chức năng thông tin, văn hóa, giáo dục, giải trí nên việc đáp ứng nhu cầu đọc, nhu cầu của sự hiểu biết là vô cùng to lớn. Đòi hỏi người cán bộ thư viện phải thường xuyên định hướng, tổ chức các phong trào đọc sách trong nhà trường.
Nhận thức được vai trò, vị trí của thư viện là giúp giáo viên, học sinh xây dựng được phương pháp học tập và cách đọc sách, làm việc khoa học, biết sử dụng sách báo, tạp chí có trong thư viện một cách có hiệu quả, có hệ thống phục vụ đắc lực cho việc học tập và giảng dạy trong nhà trường. Từ những vấn đề vừa nêu, bản thân tôi nghĩ mình cần phải có những biện pháp, nội dung cụ thể để giải quyết chúng một cách hợp lí nhằm giúp các em có hứng thú hơn khi đọc sách trong thư viện ở trường tiểu học một cách thân thiện.
Hàng năm, thư viện được bổ sung tài liệu bằng nhiều nguồn quỹ khác nhau nên ngày càng phát triển phong phú về chủng loại và chất lượng. Nguồn sách của Trường Tiểu học có những loại theo qui định của ngành: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, sách thiếu nhi nhưng thư viện chưa phát huy được tối đa hiệu quả của nguồn tài sản vô giá đó. Số lượt học sinh đến đọc sách chưa cao, hầu như các em chưa thích đọc sách cho lắm. Như chúng ta đã thấy trước sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, không cần phải cực khổ vào tìm trong thư viện để đọc sách báo chỉ cần chúng ta bấm nút trên mạng Internet là có tất cả những gì muốn xem. Thực tế hiện nay, hằng ngày đã thấy đầy đường những thanh niên vừa đi bộ vừa lắc lư tai nghe, tay cầm điện thoại, vai đeo laptop lăm lăm “săn” wifi rồi vừa nghe nhạc vừa lướt web. Thỉnh thoảng mới thấy có một vài cuốn sách khiêm tốn nằm trên tay họ ở những chỗ công cộng. Hiếm lắm mới bắt gặp một đôi mắt đang chăm chú đọc sách. Thực chất, việc so sánh đó là không hợp lí, bởi mỗi thứ đều có chỗ đứng riêng của mình, và điều quan trọng là ta biết cách phát triển nó đúng với tầm vóc mà nó đáng được hưởng. Theo tôi, việc đọc sách có phần phải nhường bước cho những phương tiện thông tin khác chỉ là nhất thời, vì bản thân sách có giá trị riêng của nó mà không gì thay thế được. Vì nhu cầu thông tin và cách tiếp cận thông tin của người đọc có những xu hướng khác nhau. Bên cạnh đó, việc đọc sách báo hiện nay có một bộ phận không nhỏ các em học sinh bị sao nhãng cộng với việc đọc sách không đúng mục đích, không phù hợp với lứa tuổi như: các em chỉ thích xem tranh xem hình chứ không đọc, không hiểu nội dung sách nói gì. Tất cả những yếu tố trên không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm hồn của các em học sinh. 
Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn, thực trạng công tác phục vụ bạn đọc ở trường. Tôi cảm thấy băn khoăn một điều là làm thế nào để thư viện Trường Tiểu học B Long An không những đạt chuẩn mà còn đáp ứng thỏa mãn nhu cầu về văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh trong trường và từ đó tôi đã quyết định chọn đề tài "Một số biện pháp để xây dựng thư viện đạt chuẩn” để giải quyết các vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
	- “Không có gì có thể thay thế văn hóa đọc”. (Gunte Grass) 
	- “Không đọc sách thì cuộc sống thực là nặng nề”. (V.I.Lênin)
	- “Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người” 
 (G.V.Leibniz).
	- “Cần phải yêu mến và tin vào sách. Cần rèn luyện cho mình thói quen thực hành và kỹ năng dùng sách để làm việc” (N. Rubakin)
	- “ Đọc sách là cách học tốt nhất ” (APUSKIN)
	Từ những ý trên cho ta thấy việc đọc sách luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Đọc sách góp phần nâng cao nhận thức, phát triển trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn cho bạn đọc. Trong đó, tổ chức các hoạt động thư viện phục vụ bạn đọc là khâu trọng tâm trong toàn bộ công tác tổ chức của thư viện, quyết định kết quả và chất lượng phục vụ của thư viện. Mặc dù còn có khó khăn nhiều mặt, đòi hỏi người làm cán bộ thư viện cần suy nghĩ, tìm nhiều biện pháp thích hợp để phục vụ bạn đọc, để thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu đọc sách báo, nhằm góp phần không nhỏ vào nâng cao chất lượng giáo dục chung trong nhà trường. Vì vậy trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng cho chương trình đổi mới dạy - học và chủ trương không để cho học sinh thiếu sách giáo khoa khi đến lớp thì lượng sách ngày một tăng lên không chỉ số lượng mà chất lượng cũng được tăng lên đáng kể.
 Để có hiệu quả tốt trong công tác hoạt động thư viện thì bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng một cách hiệu quả. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một thư viện nào. Mọi khâu công tác của thư viện từ việc tổ chức các hoạt động nghiệp vụ cũng như các công tác quản lý thư viện, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện, tăng cường đầu tư cơ sở vật chấtcũng đều nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho bạn đọc. Hoạt động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền, giới thiệu và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp bạn đọc tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình có liên quan chặt chẽ với nhau để phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu. Phát huy tối đa nguồn tài sản vốn có của thư viện, số lượng sách trong thư viện được luân chuyển thường xuyên, liên tục. Từ đó giáo dục cho các em ý thức bảo quản, có nhu cầu khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, bài báo hoặc rèn luyện cho mình phương pháp tự học chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo. Thư viện trường học là linh hồn của một trường học, nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người, giúp cho thầy trò trong nhà trường không chỉ dạy tốt - học tốt mà còn mở mang trí tuệ, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng và phong cách văn hóa cá nhân.
 	Từ Trường Tiểu học C Long An trước đây nay trở thành Trường Tiểu học B Long An từ năm 2009 khi Tân Châu trở thành thị xã. Cơ sở vật chất, phòng học của nhà trường cũng như thư viện khi mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn: vốn tài liệu nghèo nàn; nội dung sách đơn điệu, chưa phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường. Đến nay phòng thư viện mọi thứ đều được bố trí ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng. Tổng số sách trong thư viện là: 3.189 bản với hơn 750 tên sách, cùng các loại báo, tạp chí, Hàng năm, vốn tài liệu được bổ sung bằng nhiều nguồn quỹ khác nhau nên ngày càng phát triển phong phú về chủng loại và chất lượng. Nhằm khai thác triệt để giá trị kho sách, phục vụ tốt cho bạn đọc, thư viện đã tiến hành nhiều biện pháp để công tác quản lý thư viện ngày càng thân thiện, gần gũi hơn đáp ứng thỏa mãn nhu cầu bạn đọc trong nhà trường đưa thư viện đạt mức độ chuẩn.
	Trong nhiều năm qua, thư viện Trường Tiểu học B Long An đã luôn đổi mới công tác quản lý thư viện nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông hơn, song nhu cầu đọc sách của bạn đọc vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đứng trước những khó khăn, thách thức trên, đòi hỏi những người làm công tác thư viện phải nỗ lực, sáng tạo và đi đầu trong việc tổ chức các hoạt động thư viện ngày càng đổi mới hơn về phương thức phục vụ sách.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Trường Tiểu học B Long An là một trường học thuộc vùng nông thôn, địa bàn xã Long An. Tuy nhiên năm 2015 xã Long An được công nhận xã nông thôn mới phải thực hiện và đạt được những tiêu chí của cấp trên. Do vậy, các công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác trong năm học luôn được PGD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà trường hoàn thành các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia mà trước khi trường đạt chuẩn thì thư viện phải đạt chuẩn trước. Từ trước tới nay, trong nhiều biện pháp góp phần nâng cao dân trí ở nông thôn thì việc xây dựng, củng cố các thư viện trường học là việc làm tiết kiệm, thiết thực đem lại lợi ích to lớn...Thư viện đạt chuẩn thì bên cạnh nguồn cơ sở vật chất được cấp trên đầu tư thì đòi hỏi người cán bộ thư viện phải thực hiện hiệu quả công tác quản lý của mình đặc biệt là khâu tổ chức các hoạt động phải thực sự gần gũi đưa bạn đọc với sách đến gần nhau hơn nhằm nâng cao trình độ cũng như sự hiểu biết của bạn đọc, để một ngày nào đó các em học sinh của trường có được một kho tàng tri thức phục vụ cho nước nhà ngày càng lớn mạnh.
Hoạt động của thư viện chưa cuốn hút được giáo viên và học sinh đến đọc sách. Công tác thư viện trường học là một trong các nội dung được nhà trường đặc biệt quan tâm để hướng đến mục tiêu chuẩn Quốc gia. Đặt ra nhiệm vụ trước mắt cho nhà trường là cần phải xây dựng và tổ chức thành công các mô hình thư viện thân thiện ngay từ đầu năm học nhằm giúp thư viện hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, nhu cầu đọc sách của các em được nâng cao.
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, do nhiều nguyên nhân, phong trào xây dựng, củng cố thư viện các trường bị mai một. Không ít sách, báo, tạp chí thất lạc, hư hỏng, cơ sở vật chất như kho sách, phòng đọc, trang thiết bị thanh lý hoặc chuyển sang sử dụng vào việc khác, một số trường kinh phí hạn hẹp cũng ít quan tâm việc xây dựng, củng cố lại. Qua tìm hiểu của tôi, thì tại thư viện trường học từ trước đến nay còn giữ rất nhiều sách văn học, sách khoa học, những mẫu truyện ngắn có sức thuyết phục giáo dục cao, mà những cuốn sách ấy ít người có nhu cầu sử dụng, đóng khóa suốt ngày, chỉ lưu giữ tại thư viện. Ngày nay sự nghiệp đổi mới mang lại cho trường nhiều khởi sắc, cơ sở vật chất của thư viện được đầu tư đúng chuẩn Quốc gia, phần lớn một số học sinh nhu cầu đọc vẫn chưa cao. Trong hoàn cảnh đó thư viện sẽ là nơi các em muốn đến thường xuyên khi người cán bộ thư viện tạo điều kiện cho các em dễ dàng tiếp cận với lượng kiến thức tổng hợp. Sách, báo, tạp chísẽ được khai thác, sử dụng với công suất cao nhất, mang lại lợi ích to lớn về mọi mặt. Vì vậy trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các trường học ở xã nói chung, Trường Tiểu học B Long An nói riêng nên tính đến nâng cao hoạt động thư viện song song với việc xây dựng một mô hình thư viện thân thiện nhằm giúp các em mỗi ngày càng có nhu cầu hơn đến với những quyển sách bổ ích trên tay. Trong đó việc tạo ra mô hình thư viện trường học thân thiện là một mô hình có nội dung mới với Trường Tiểu học B Long An cũng như các trường bạn trong địa bàn thị xã cần được tổ chức xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả. Qua đó có thể nhân rộng đối với tất cả các đơn vị nhà trường trên địa bàn Tỉnh An Giang, nhằm tạo hứng thú cho các em khi đến thư viện đọc sách.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tiến trình thực hiện:
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích hướng dẫn học sinh đọc sách đạt hiệu quả cao đồng thời hưởng ứng phong trào thi đua "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", việc xây dựng thư viện thân thiện là một trong các nội dung luôn được nhà trường chú trọng. Song từ khi thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng thư viện theo tiêu chuẩn thư viện đạt chuẩn Quốc gia của quyết định số 01/2003/QĐ BGD&ĐT ngày 02/01/2003 do Bộ GD&ĐT ban hành về “ Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”. Trường Tiểu học B Long An đã quyết tâm xây dựng bằng được thư viện nhà trường theo các tiêu chuẩn quy định và luôn đặt mục tiêu ưu tiên số 1 cho việc xây dựng thư viện nhà trường sao cho đây phải là “trung tâm văn hoá” của trường, là nơi lưu trữ nguồn tri thức vô biên của nhân loại, thu hút được đông đảo số lượt bạn đọc đến với thư viện. Như các bạn đã biết: đọc sách, báo để có tri thức, đọc sách để học làm người.  Đến với thư viện bạn đọc có thể học hỏi kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau: từ kinh nghiệm của chính mình, từ cuộc sống, từ người khác và từ sách báo. Đặc biệt ngày nay, kiến thức thay đổi với tốc độ chóng mặt, sách, báo chính là người thầy tuyệt vời mà bạn đọc có thể cận kề mọi lúc mọi nơi, giúp bạn cập nhật kiến thức một cách nhanh chóng và toàn diện nhất. Sách, báo chính là người thầy cần mẫn và không lạc hậu giúp bạn học hỏi về cuộc sống và bản thân, qua đó bạn sẽ phát triển tiềm năng vô biên của mình.
“ Đọc sách là cách học tốt nhất”
Đó chính là một trong những khẩu hiệu của thư viện Trường Tiểu học B Long An mà mỗi học sinh nhà trường rất yêu thích. Trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường chúng tôi mặc dù không được dự án nào hỗ trợ, xong tôi đã tự học tập trường bạn như đến thăm thư viện của Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, thăm thư viện Trường THCS Nguyễn Trãi Thành phố Châu Đốc, tham khảo thêm các thông tin trên mạng, trong tài liệu tôi đã tự mày mò xây dựng mô hình, cách bài trí sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường. Không ngờ ngay từ khi bắt tay vào công việc tôi đã được sự ủng hộ rất nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo cũng như các đồng nghiệp đặc biệt là đội cộng tác viên thư viện. Thư viện Trường được xây dựng với không gian thư viện mở, trang trí thân thiện gần gũi với học si

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_xay_dung_thu_vien.docx