Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

- Trường mới được thành lập và đi vào hoạt động, đội ngũ ban giám hiệu nhà trường còn ít ỏi kinh nghiệm quản lý. Giáo viên trong nhà trường hầu hết vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ do đó nghệ thuật lên tiết còn hạn chế.

- Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Chưa biết tạo môi trường để trẻ học tập, thăm quan, khám phá ở mọi lúc, mọi nơi. Phương pháp tổ chức các hoạt động chưa có nhiều sáng tạo, còn mày mò, cứng nhắc. Chưa thực sự nắm vững nội dung phương pháp tổ chức và mục đích giáo dục hình thành kĩ năng sống cho trẻ là gì? Cách tiến hành và áp dụng thế nào cho hiệu quả, chưa chủ động tìm tòi, nghiên cứu phương pháp tổ chức hoạt động.

 - Diện tích lớp học còn chật hẹp nên ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của trẻ.

 - Do trường mới được thành lập nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đồ dùng đồ chơi của trẻ chưa đầy đủ theo thông tư 02.

 - Kinh phí cho hoạt động thường xuyên có mặt hạn chế nên công tác tuyên truyền và tổ chức hội thi chưa được sâu rộng.

 - Học sinh đa số được nuông chiều quá mức nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

 - Nhận thức của một số phụ huynh về công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn hạn chế, cho nên nội dung và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn hạn chế. Một số ít người lớn xung quanh trẻ chưa thực sự gương mẫu cho trẻ noi theo. Một số phụ huynh qua nôn nóng về việc dạy chữ, dạy tính toán cho trẻ mà quên mất việc dạy các kĩ năng cho trẻ nên một số trẻ rất ương bướng và khó bảo.

 

doc 35 trang thanh tú 22 08/10/2022 6171
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên mẫu giáo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 ---------***--------
Mã SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN MẪU GIÁO
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ MẦM NON
Lĩnh vực: Quản lý
Cấp học: Mầm non	
Tài liệu kèm theo: Không
Năm học: 2015 – 2016
MỤC LỤC 
TT
NỘI DUNG
TRANG
 A/
ĐẶT VẤN ĐỀ
2-3
 B/ 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4-29
 I/
NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN
4
II/
THỰC TRẠNG
1/ Đặc điểm tình hình chung của trường.
2/ Những thuận lợi và khó khăn.
3/ Khảo sát thực tế.
5-7
5
5-6
6-7
III/
 CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG
1/ Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên.
2/ Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống vào các chủ đề. 
3/ Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng sống qua các hoạt động.
4/ Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tổ chức cho trẻ ăn ngủ.
5/ Biện pháp 5: Giáo dục kĩ năng sống thông qua trò chơi.
6/ Biện pháp 6: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động lao động.
7/ Biện pháp 7: Hướng dẫn giáo viên dạy trẻ xử lý một số tình huống bất trắc.
8/ Biện pháp 8: Xây dựng môi trường học tập rèn kĩ năng sống cho trẻ.
9/ Biện pháp 9: Tuyên truyền tới phụ huynh cách dạy trẻ kĩ năng sống. 
7-33
7-10
9-12
12-18
18-19
19-20
20-21
21-24
24-27
27-29
IV/ 
HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
29
C/
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
31-33
I/ 
KẾT LUẬN
31-32
II/
KIẾN NGHỊ
33
D/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
34
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành học mầm non giữ vai trò quan trọng , bởi nó là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho các bậc học sau. Vì vậy các em phải được chăm sóc, phải được giáo dục khi trẻ còn ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Ngay từ lứa tuổi này, các em phải được giáo dục tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, được trang bị đầy đủ những tri thức của chủ nhân tương lai đất nước.
Trong thời gian gần đây vấn đề dạy kĩ năng sống cho trẻ được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Nhằm đáp ứng về kĩ năng sống cho trẻ, nhiều trung tâm dạy kĩ năng sống cho trẻ cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy kĩ năng sống cho trẻ như thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Có thể từ “ dạy trẻ kĩ năng sống” nghe có vẻ rất khó mà không để ý rằng ở nhà, ở trường lớp trẻ vẫn được rèn luyện “ kĩ năng sống” cơ bản. Những kĩ năng sống rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. 
Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống con người, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi con người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó việc hình thành kĩ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kĩ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kĩ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa 
	Đối với trẻ mầm non, chúng ta muốn các con lớn lên trở thành những con người tốt, sống có sức khỏe, bản lĩnh, có đủ phẩm chất và năng lực làm việc, trước hết chúng ta phải nhìn nhận lại bản thân mình trước khi dạy trẻ: bản thân chúng ta cần gì? thiếu gì? dựa vào cái gì để thành công?....thì hãy dựa vào đó mà dạy cho những đứa trẻ của chúng ta những điều y như thế.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ rèn luyện những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, giúp trẻ có khả năng bảo vệ phòng ngừa và giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Kĩ năng sống còn giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với các tình huống
Ngoài ra việc xây dựng kĩ năng sống không gì hơn là tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ tự thể hiện mình. Có như thế thì chúng ta mới có thể có những người lao động chủ động, tích cực, hòa đồng như chúng ta hằng mong đợi. 
Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non không có những hoạt động giáo dục kĩ năng sống riêng biệt, chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày ở mức đơn giản, giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày, chưa biết chọn nội dung phù hợp với trẻ để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nên hiệu quả đạt chưa cao. “ Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kĩ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu” ( Maria Montessori). 
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên bản thân tôi là cán bộ quản lý, tôi suy nghĩ rằng việc dạy kĩ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng nên tôi lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non” 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN
Chúng ta đã biết, bốn trụ cột giáo dục của UNESCO thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chung sống. Theo UNESCO, kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột giáo dục đó là:. Học để biết, gồm các kĩ năng tư duy như là phê phán, sáng tạo, quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả. Học để làm, gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đạt mục tiêu. Học để cùng chung sống, gồm kĩ năng giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm. Học để làm người , gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, kiên định.
Trong hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.
Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt nhất.
Giáo dục “ kĩ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại . Giáo dục cho trẻ những kĩ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kĩ năng trong cuộc sống ( Bao gồm rất nhiều kĩ năng) và biết sử dụng linh hoạt kĩ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kĩ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu c ầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. 
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng tự kiểm soát , thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép kĩ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2015-2016.
Kĩ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng vệ sinh, kĩ năng thích nghi với môi trường sống, kĩ năng hợp tác chia sẻ..
Dạy kĩ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kĩ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp.
II/ THỰC TRẠNG:
1/ Đặc điểm tình hình chung.
 Trường mầm non của tôi đang công tác nằm ở ngoại thành Hà Nội, trường trực thuộc phòng giáo dục huyện Gia Lâm quản lý. Trường nằm trên trục đường chính vào xã, hai bên đường có nhiều cửa hàng buôn bán, nhiều phương tiện giao thông qua lại. Trường có 2 dãy lớp học, 1 dãy là khu nhà gác 2 tầng gồm 8 phòng học, 1 dãy là 4 phòng học nhà 1 tầng và 1 phòng học năng khiếu. Trường có nhiều cây xanh, cây cảnh có khu vui chơi rộng rãi, thoáng mát, có vườn rau sạch do cô và trẻ chăm sóc hàng ngày. Trường có tổng số 40 cán bộ giáo viên nhân viên. Trong đó: 
+ Ban giám hiệu : 03 người.
+ GV trực tiếp giảng dạy 25 người.
+ Kế toán 01 người.
+ Y tế 01 người.
+ Cô nuôi. 07 người.
+ Bảo vệ 02 người.
+ Văn phòng 01 người.
+ 100% CBGVNV đều đạt có trình độ chuẩn. Giáo viên có trình độ trên chuẩn là 24%.
Tổng số lớp trong nhà trường hiện có là 11 lớp, với 390 trẻ trong đó:
+ 03 lớp nhà trẻ 24-36 tháng = 59 trẻ 
+ 03 lớp mẫu giáo bé: = 119 trẻ.
+ 03 lớp mẫu giáo nhỡ = 106 trẻ 
+ 03 lớp mẫu giáo lớn = 106 trẻ	
 Cũng như các trường mầm non khác trong huyện, trường mầm non Bình Minh cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng của mình.
2/.Thuận lợi và khó khăn.
2.1/ Thuận lợi.
	Trường tôi được thành lập từ tháng 1 năm 2014. Tuy mới được thành lập nhưng nhà trường đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ nhiệt tình của Ngành- địa phương và các bậc phụ huynh. Trong thời gian đầu mới được thành lập, nhà trường gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất, về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên nhất là nghiệp vụ mầm non còn bị hạn chế nhiều. Xong với sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ giáo viên, năm 2015-2016 nhà trường đã phát triển hơn và đạt kết quả tốt, đã có giáo viên khối MGB đạt giải nhất hội thi giáo viên giỏi cấp huyện.
 CSVC: Các lớp học khang trang, sạch sẽ, có khu vui chơi, khu vườn rau cho trẻ.
	Tỷ lệ tuyển sinh trẻ từ 2- 5 tuổi theo đúng tuyến ra lớp đạt 70%- 75 %. Riêng trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.
	100% học sinh ăn ngủ tại trường.
 	Trong các lớp học có tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc và giảng dạy.
 Trường tập trung một điểm, các nhóm lớp được phân theo độ tuổi. Đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến trẻ. Tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên nghiệp vụ. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên. Đoàn kết nội bộ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
2.2/ Khó khăn.
	- Trường mới được thành lập và đi vào hoạt động, đội ngũ ban giám hiệu nhà trường còn ít ỏi kinh nghiệm quản lý. Giáo viên trong nhà trường hầu hết vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ do đó nghệ thuật lên tiết còn hạn chế. 
- Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Chưa biết tạo môi trường để trẻ học tập, thăm quan, khám phá ở mọi lúc, mọi nơi. Phương pháp tổ chức các hoạt động chưa có nhiều sáng tạo, còn mày mò, cứng nhắc. Chưa thực sự nắm vững nội dung phương pháp tổ chức và mục đích giáo dục hình thành kĩ năng sống cho trẻ là gì? Cách tiến hành và áp dụng thế nào cho hiệu quả, chưa chủ động tìm tòi, nghiên cứu phương pháp tổ chức hoạt động.
 - Diện tích lớp học còn chật hẹp nên ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của trẻ.
 - Do trường mới được thành lập nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đồ dùng đồ chơi của trẻ chưa đầy đủ theo thông tư 02.
 - Kinh phí cho hoạt động thường xuyên có mặt hạn chế nên công tác tuyên truyền và tổ chức hội thi chưa được sâu rộng. 
 - Học sinh đa số được nuông chiều quá mức nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
 - Nhận thức của một số phụ huynh về công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn hạn chế, cho nên nội dung và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn hạn chế. Một số ít người lớn xung quanh trẻ chưa thực sự gương mẫu cho trẻ noi theo. Một số phụ huynh qua nôn nóng về việc dạy chữ, dạy tính toán cho trẻ mà quên mất việc dạy các kĩ năng cho trẻ nên một số trẻ rất ương bướng và khó bảo. 
3/ Khảo sát thực tế.
 Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát nhằm đánh giá vốn kĩ năng sống hiện tại của trẻ trước khi thực hiện đề tài và mức độ kiến thức dạy kĩ năng sống cho trẻ của giáo viên.
Bảng 1: Kết quả khảo sát học sinh về vốn kĩ năng sống. 
 Đầu năm tôi đã phát phiếu khảo sát học sinh về kĩ năng sống tới từng giáo viên chủ nhiệm và đã có kết quả như sau. 
 Nội dung
Số trẻ
 Đạt
 Chưa đạt.
Số trẻ 
Tỉ lệ %
Số trẻ 
Tỉ lệ
Trẻ mạnh dạn tự tin.
 331
 158
48%
 173
52%
Kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
 331
 125
38%
 206
62%
Kĩ năng giao tiếp với người lớn.
 331
 130
39%
 201
61%
Kĩ năng lao động tự phục vụ bản thân.
 331
 180
54%
 151
46%
Kĩ năng hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ.
 331
 145
44%
 186
56%
Bảng 2: Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên về kiến thức dạy kĩ năng sống cho trẻ . 
Nội dung khảo sát
Tổng số
giáo viên
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ
Nắm vững các kĩ năng sống cơ bản đối với trẻ mầm non
 25
 13/ 25
52%
Biết cách tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục kĩ năng sống
 25
 12/ 25
48%
Biết cách tuyên truyền tới 100 % phụ huynh cách dạy kĩ năng sống cho trẻ.
 25
 16/25
64%
Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy trẻ ở trường tôi chưa mạnh dạn tự tin, hay nói trống không, chưa thật sự lễ phép với mọi người, còn nhút nhát chưa biết cách hợp tác chia sẻ, giúp đỡ mọi người, kĩ năng tự lập còn rất hiều hạn chế.
	Đội ngũ giáo viên trẻ, còn thiếu kinh nghiệm, chưa mạnh dạn, chưa dám đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ về kĩ năng sống. khả năng tuyên truyền về cách giáo dục trẻ về kĩ năng sống tới phụ huynh còn hạn chế. 
	Đứng trước tình hình thực trạng của trường tôi, làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ vì vậy tôi đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp sau.
III/ NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1/ Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên.
 Người giáo viên trước hết là phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến trẻ thông qua bản thân nhân cách của mình. Bản thân nhân cách của người giáo viên có vai trò như một năng lực tổng hợp. Bên cạnh đó người giáo viên cần có năng lực nghề nghiệp mới.
	Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập được thường xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả.
	Bản thân tôi đã rất trăn trở, tìm tòi, sưu tầm các loại tài liệu hướng dẫn dạy kĩ năng sống cho trẻ mầm non để nghiên cứu. Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là việc làm thường xuyên liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần của ban giám hiệu nhà trường.
	Xác định được việc muốn nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thì trước hết giáo viên phải có nhận thức hơn ai hết về những nội dung dạy trẻ, để giúp giáo viên có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kĩ năng sống cho trẻ thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là một việc làm không thể thiếu.
 Vào đầu năm tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ trong năm học và kế hoạch của từng tháng. Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt theo định kì đều đặn, hàng tháng có kế hoạch nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, được ban giám hiệu nhà trường duyệt trước khi triển khai sinh hoạt, qua đó giúp giáo viên hiểu được rằng trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kĩ năng nhận thức, cảm xúc xã hội. Vì thế khi trẻ tiếp thu được những kĩ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học tập một cách tốt nhất.
 Xây dựng các tiết học mẫu, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên dự và rút kinh nghiệm.
 Xây dựng giáo viên điểm và lớp điểm cho toàn trường học tập. 
 Bồi dưỡng giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên qua các lớp tập huấn chuyên đề, các đợt hội giảng và hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
	Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy kĩ năng sống cho trẻ. Đầu năm học, tôi tổ chức triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục – Đào tạo phát động, qua đó giúp giáo viên hiểu được rằng mục đích của phong trào đó là như thế nào, từ đó có các biện pháp để thực hiện tốt chương trình đã đề ra, biết cách phát triển các kĩ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội cho trẻ. Giúp giáo viên xác định những kĩ năng sống cơ bản, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau để giúp trẻ phát triển những kĩ năng sống phù hợp như: Sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ.
	Triển khai tới 100% giáo viên những kĩ năng cơ bản mà giáo viên cần phải dạy trẻ.
	+ Kĩ năng sống tự tin: Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kĩ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi lúc mọi nơi.
	+ Kĩ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát. Giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ ở lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
	+ Kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu. Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này, là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ.
	+ Kĩ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kĩ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở lên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sang học mọi thứ.
	+ Kĩ năng giữ an toàn cá nhân: Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, biết tránh xa những đồ vật và những nơi gây nguy hiểm.
	+ Ngoài ra ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kĩ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi., nhai nhỏ nhẹ, không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cất bát, thìa đúng nơi quy địnhhoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, không làm ảnh hưởng đến nguời xung quanh. 
	Tập huấn cho giáo viên về các kĩ năng làm việc với cha mẹ, tạo cơ hội tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp cho giáo viên tăng cường phối hợp nhất quán với gia đình để dạy trẻ kĩ năng sống đạt hiệu quả.
	 Thông qua các hình thức bồi dưỡng này để giúp cho giáo viên nhận thức đúng đắn về yêu cầu, nội dung, hình thức cũng như phương pháp giáo dục trẻ kĩ năng sống để áp dụng vào dạy trẻ kĩ năng sống hàng ngày đạt hiệu quả cao.
 2/ Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống vào các chủ đề.
Trước khi hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống vào các chủ đề tôi đã lập kế hoạch rèn kĩ năng sống cho từng tháng.
THỜI
GIAN
NỘI DUNG 
PHÂN CÔNG
Tháng 9
- Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tới giáo viên.
- Hướng dẫn giáo viên cho trẻ làm quen với một số kĩ năng sống đơn giản hàng ngày.
- Hướng dẫn giáo viên lồng ghép nội dung tuyên truyền qua các bảng tuyên truyền tại lớp theo từng chủ đề sao cho phù hợp.
- Giúp trẻ nhận thức bản thân. Dạy trẻ chào hỏi người lớn, cách xưng hô.
BGH- TTCM
Tháng 10
- Hướng dẫn giáo viên tập cho trẻ một số thói quen tốt và các kĩ năng sống trong sinh hoạt hàng ngày.
- Chú ý lồng ghép kĩ năng sống vào giờ hoạt động có chủ đích, mọi lúc, mọi nơi và các hoạt động khác.
- Dạy trẻ lễ giáo. 	
BGH- TTCM
Tháng 11
- Triển khai các tiết kiến tập có lồng ghép giáo dục k

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_mau.doc