Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác, sử dụng kênh hình sách giáo khoa và đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh Lớp 5
Cơ sở lý luận của vấn đề
Việt Nam đang trong thời kì hội nhập quốc tế nên tiếng Anh có vai trò cực kì quan trọng ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong giao tiếp. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình tiếng Anh vào giảng dạy ngay từ các lớp 3, 4, 5 cấp Tiểu học, thậm chí ở những trường có điều kiện, môn tiếng Anh được thực hiện từ lớp 1, 2 . Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 1400/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân (Đề án 2020) với mục tiêu: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Vì thế vai trò của giáo viên tiếng Anh thực sự rất quan trọng, vừa giúp các em nắm vững vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, những dạng bài, kiểu bài, đặc biệt giúp các em hướng tới mục tiêu giao tiếp; vừa phải tìm tòi những phương pháp hay, phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học để giúp các em tiếp thu bài học một cách có hiệu quả.
Phương pháp giảng dạy mới ngày nay, người thầy không phải là người truyền thụ, nhồi nhét kiến thức, mà là người tổ chức, điều khiển và hướng dẫn học sinh tự khám phá ra kiến thức. Không khí thoải mái và thư giãn sẽ được tạo ra bằng cách cho học sinh vừa học vừa chơi, cho các em tự đoán nghĩa của từ của bài học qua tranh ảnh, các mẩu chuyện mà không ép buộc các em học theo một khuôn mẫu cụ thể nào. Khai thác và sử dụng hiệu quả tranh ảnh minh họa sách giáo khoa kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học sẽ giúp giáo viên và học sinh tốn ít thời gian, công sức mà chất lượng dạy học trong từng bài đạt hiệu quả cao, học sinh dễ hiểu dễ nắm bắt cũng như dễ học. Chính vì thế, việc nghiên cứu và áp dụng đề tài vào việc giảng dạy là một việc làm rất cần thiết và đúng đắn.
MỤC LỤC Tên nội dung Trang PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 2 I. Đặt vấn đề 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 PHẦN THỨ II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cơ sở lí luận của vấn đề 3 II. Thực trạng vấn đề 4 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 5 IV. Tính mới của giải pháp 18 V. Hiệu quả SKKN 19 PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20 I. Kết luận 20 II. Kiến nghị 21 Tài liệu tham khảo 23 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ giao tiếp chung của nhiều nước trên toàn thế giới. Ngày nay nó là ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đang trong thời kì hội nhập, đổi mới đất nước, Nhà nước đã có những chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và sử dụng nhiều trong các ngành du lịch, dịch vụ, kinh doanh, liên doanhĐiều đó làm cho tiếng Anh càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong giao tiếp. Hiểu được tầm quan trọng đó, nhà nước ta đã đưa tiếng Anh vào giảng dạy như môn học chính thức ở các cấp học, ngành học trong đó có cấp Tiểu học nhằm giúp các em được học Tiếng anh ngay từ những bậc học đầu tiên nhằm tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc, lĩnh hội và phát triển một số kĩ năng cơ bản, tạo tiền đề tốt cho tương lai. Để giảng dạy tốt bộ môn tiếng Anh, trước hết người giáo viên cần có kiến thức và các kĩ năng sư phạm tốt. Và để có một tiết dạy thành công thì giáo viên phải biết tìm ra nhiều phương pháp dạy học mới, biết kết hợp nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về sách giáo khoa, đồ dùng dạy học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã thay đổi chương trình, sách giáo khoa cho học sinh cấp Tiểu học. Nếu so sánh bộ sách giáo khoa lớp 5 trước đây thì dễ dàng nhận thấy sách giáo khoa Tiếng Anh 5 mới được thiết kế với khổ sách to hơn, chất lượng giấy tốt hơn, kênh chữ rõ ràng, hình ảnh đa dạng, màu sắc đẹp, bắt mắt. Bên cạnh đó, đồ dùng và thiết bị dạy học cũng được quan tâm đầu tư hơn. Một số bộ tranh, đồ dùng và thiết bị dạy học như đài, máy chiếu, bảng tương tác... được khuyến khích sử dụng. Qua thực tế giảng dạy, bộ sách Tiếng Anh 5 mới kết hợp với sử dụng các thiết bị dạy học như sử bảng tương tác và các bộ đồ dùng dạy học, tôi thấy nó góp phần quan trọng trong việc thu hút sự chú ý cũng như việc tiếp thu bài của các em. Giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức cho học sinh, giúp các em hiểu và nắm được bài nhanh hơn. Đối với học sinh, các em tỏ ra rất hứng thú, dễ hiểu nghĩa của từ, nội dung bài cũng như hoàn thành các dạng bài tập một cách nhanh hơn, chính xác hơn. Nhưng làm thế nào để khai thác hình ảnh trong sách giáo khoa và kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả là một vấn đề mà bản thân tôi cũng như một số giáo viên khác rất quan tâm. Chính vì điều đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kênh hình sách giáo khoa và đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp 5” để nghiên cứu. II. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể khai thác kênh hình sách giáo khoa kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học một cách hiệu quả nhất. Giúp các em hứng thú, chủ động và sáng tạo trong học tập, nhớ lâu các từ mới, hiểu sâu các cấu trúc ngữ pháp, hình thành khả năng phán đoán, phản xạ trong quá trình học và đồng thời biết vận dụng chúng trong giao tiếp. Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu thực trạng học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Hà Huy Tập và chỉ ra các cách thức khai thác kênh hình sách giáo khoa kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học vào các tiết dạy bộ môn tiếng Anh lớp 5 một cách có hiệu quả; cũng như chỉ ra được vai trò và tầm quan trọng của việc khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa kết hợp đồ dùng dạy học trong giảng dạy bộ môn. PHẦN THỨ II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề Việt Nam đang trong thời kì hội nhập quốc tế nên tiếng Anh có vai trò cực kì quan trọng ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong giao tiếp. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình tiếng Anh vào giảng dạy ngay từ các lớp 3, 4, 5 cấp Tiểu học, thậm chí ở những trường có điều kiện, môn tiếng Anh được thực hiện từ lớp 1, 2 . Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 1400/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân (Đề án 2020) với mục tiêu: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Vì thế vai trò của giáo viên tiếng Anh thực sự rất quan trọng, vừa giúp các em nắm vững vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, những dạng bài, kiểu bài, đặc biệt giúp các em hướng tới mục tiêu giao tiếp; vừa phải tìm tòi những phương pháp hay, phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học để giúp các em tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. Phương pháp giảng dạy mới ngày nay, người thầy không phải là người truyền thụ, nhồi nhét kiến thức, mà là người tổ chức, điều khiển và hướng dẫn học sinh tự khám phá ra kiến thức. Không khí thoải mái và thư giãn sẽ được tạo ra bằng cách cho học sinh vừa học vừa chơi, cho các em tự đoán nghĩa của từ của bài học qua tranh ảnh, các mẩu chuyện mà không ép buộc các em học theo một khuôn mẫu cụ thể nào. Khai thác và sử dụng hiệu quả tranh ảnh minh họa sách giáo khoa kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học sẽ giúp giáo viên và học sinh tốn ít thời gian, công sức mà chất lượng dạy học trong từng bài đạt hiệu quả cao, học sinh dễ hiểu dễ nắm bắt cũng như dễ học. Chính vì thế, việc nghiên cứu và áp dụng đề tài vào việc giảng dạy là một việc làm rất cần thiết và đúng đắn. II. Thực trạng vấn đề Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc dạy học ngoại ngữ và đã đưa môn tiếng Anh trở thành môn học chính thức từ cấp Tiểu học. Bên cạnh đó, các cấp và các ngành rất quan tâm đến việc dạy và học môn tiếng Anh tại các nhà trường, vì thế đã có nhiều chương trình bồi dưỡng cũng như tổ chức các buổi tập huấn phương pháp giảng dạy cho giáo viên và tổ chức nhiều sân chơi trí tuệ để các em giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Lãnh đạo nhà trường quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho cả giáo viên và học sinh trong việc dạy học môn tiếng Anh. Trang thiết bị được đầu tư tương đối đầy đủ như phòng học chuyên biệt, laptop kết nối Internet, máy chiếu, bảng tương tác Bản thân đã trải qua nhiều năm công tác, tâm huyết với nghề và luôn có ý thức cao trong việc tự học, tự rèn và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 100% học sinh khối 3, 4, 5 được học môn Tiếng Anh 4 tiết/tuần. Học sinh khối 1, 2 được học Tiếng Anh làm quen 2 tiết/tuần. Đa số cha mẹ học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn tiếng Anh nên đã phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn nhằm quan tâm, hỗ trợ các em kịp thời trong quá trình học tập, rèn luyện và đánh giá. Bên cạnh những thuận lợi thì việc dạy học môn tiếng Anh gặp không ít những khó khăn phải đối mặt. Giáo viên chưa thật sự chú trọng đổi mới hình thức và phương pháp dạy học.Trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn quá chú trọng cho việc dạy ngữ pháp, làm bài tập trên giấy, hoặc dạy từ mới bằng cách dịch từ và cho học sinh chép và học thuộc nên đôi lúc làm cho học sinh căng thẳng và không hứng thú vào tiết học. Giáo viên chưa chủ động và tự tin trong việc khai thác kênh hình kênh chữ sách giáo khoa, sử dụng các thiết bị dạy học thành thạo. Ít ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng. Chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em chưa mạnh dạn, tự tin trong việc thảo luận và đưa ra ý kiến của mình nhằm chia sẻ với bạn bè trong tiết học. Các em khó nhớ từ mới, cấu trúc ngữ pháp và khả năng vận dụng chưa tốt. Kĩ năng phản xạ của các em còn chậm,vì thế kết quả các giờ học tiếng Anh chưa cao. Đặc biệt, các em học sinh chưa có thói quen nắm bắt nội dung qua tranh ảnh và đồ dùng học tập tốt. Nguồn đồ dùng dạy học tự làm để phục vụ dạy học còn hạn chế. Trước khi áp dụng các giải pháp và biện pháp của sáng kiến vào giảng dạy, tôi tiến hành khảo sát học sinh khối 5 và có kết quả như sau (đầu năm học 2018-2019): + Tổng số học sinh được khảo sát: 57 em. + Khảo sát 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Lớp TS HS Hiểu và vận dụng kiến thức vào thực hành các kĩ năng 27 Kĩ năng nghe Kĩ năng nói Kĩ năng đọc Kĩ năng viết 5A HTT (SL, %) HT (SL, %) CHT (SL, %) HTT (SL, %) HT (SL, %) CHT (SL, %) HTT (SL, %) HT (SL, %) CHT (SL, %) HTT (SL, %) HT (SL, %) CHT (SL, %) 7 26 15 55.5 5 18.5 5 18.5 19 70.4 3 11.1 8 29.6 15 55.5 4 14.9 5 18.5 15 55.5 7 27 5B 30 8 26.7 16 53.3 6 20 6 20 20 66.7 4 13.3 8 26.7 16 53.3 6 20 8 26.7 15 50 7 23.3 Số liệu khảo sát cho thấy, đa số học sinh hai lớp 5A và 5B mới đạt mức hoàn thành các kĩ năng. Số lượng học sinh đạt mức hoàn thành tốt thấp. Học sinh đạt mức chưa hoàn thành chiếm tỉ lệ cao. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Để khai thác, sử dụng kênh hình sách giáo khoa và đồ dùng học tập có hiệu quả trong giảng dạy bộ môn tiếng Anh lớp 5, tôi thực hiện các giải pháp và biện pháp sau: Giải pháp 1: Nắm vững vai trò và nguyên tắc khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa và đồ dùng dạy học. * Xác định vai trò của kênh hình SGK và ĐDDH. Kênh hình sách giáo khoa và đồ dùng dạy học trong chương trình dạy môn tiếng Anh 5 có nhiều vai trò, nhưng quan trọng có những vai trò sau: - Tạo hứng thú và hiệu quả cho người học: Việc học sinh chỉ lắng nghe và chép bài là một phương pháp lỗi thời, ít được áp dụng ngày nay. Ngày nay học sinh là người chủ động tiếp thu kiến thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn giúp các em khám phá kiến thức. Chính vì vậy để tạo cho các em niềm hứng thú trong các tiết học là một việc làm cần thiết và quan trọng. Đặc biệt với đặc thù bộ môn tiếng Anh mới, khá xa lạ với các em nên việc làm cho các em thích thú là điều không dễ. Thực tế, việc sử dụng các kênh hình bắt mắt kết hợp với các đồ dùng học tập trên lớp như bảng tương tác làm cho tiết dạy trở nên sống động, khích lệ sự tò mò và tạo hứng thú cho người học cũng như phát huy tư duy tính sáng tạo của các em một cách rõ rệt. Ví dụ: Khi dạy phần 3, bài: Unit 10: When will Sports Day be? - Lesson 3 – Part 1,2, 3 ( Tiếng Anh 5, tập 1), tôi khởi động bằng trò chơi có tên gọi Safe Driving (lái xe an toàn). Tôi chiếu hình ảnh, chia đội và hướng dẫn học sinh chơi: Hai đội thay phiên nhau lựa chon con số, sau đó lắng nghe một đoạn băng và chọn đúng bức tranh mà đoạn băng nói tới, trả lời đúng thì giúp xe đội mình vượt qua được một chướng ngại vật. Xe đội nào về đích đầu tiên thì sẽ chiến thắng trò chơi. Trò chơi vừa giúp các em ôn lại kiến thức đã học ở các phần trước, vừa dẫn dắt các em vào bài mới đầy hứng khởi. - Mang lại hiệu quả cho bài dạy: Giáo viên sử dụng tranh ảnh, đồ dùng học tập cho từng mục đích cụ thể, cho từng bài học cụ thể. Thông thường, trong chương trình sách Tiếng anh 5, chúng thường được sử dụng cho các mục đích sau: hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh cho hội thoại của bài mới; dạy ngữ liệu mới như dạy từ vựng, dạy các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; sử dụng để làm bài tập như dạng bài nối từ với tranh, dạng điền khuyết...; hay hỗ trợ khi tổ chức các trò chơi khởi động và kết thúc bài học. Ví dụ: Để giúp các em làm bài tập nghe tốt, khi dạy bài: Unit 13: What do you do in your free time? Lesson 1 – part 4: Listen and tick (Tiếng Anh 5, tập 2), tôi chiếu từng hình ảnh của các câu trong bài nghe và đặt câu hỏi: What does she/ he do in her/his free time? ( She surfs the Internet.)... Sau khi học sinh nhận biết hết tất cả các hoạt động của các nhân vật trong tranh, tôi cho học sinh nghe băng và tích vào bức tranh đúng. Đa số học sinh đã nghe và lựa chọn đúng đáp án. * Nắm vững nguyên tắc khai thác kênh hình và đồ dùng dạy học. Để mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng hình ảnh sách giáo khoa và đồ dùng dạy học, giáo viên cần nắm rõ nguyên tắc cũng như tiến trình khai thác và sử dụng của nó. - Xác định được mục đích sử dụng: trả lời cho các câu hỏi dùng để làm gì? dùng như thế nào?...Nếu dùng để giới thiệu ngữ liệu mới thì giáo viên khai thác các tranh ở phần đầu tiên của bài, và trong đó có sự chọn lựa để giới thiệu từ mới hay cấu trúc mới. Như chiếu tranh và đặt các câu hỏi: What is it? Who are they? What are they doing?...Dùng để dạy từ mới thì thường ở mục “point and say”, giáo viên dùng tranh ngay trong bài nếu dạy bằng máy chiếu hoặc bảng tương tác, nếu dạy thường thì giáo viên chuẩn bị tranh ảnh trước và chiếu cho học sinh khi dạy. Làm tương tự khi dạy các kĩ năng, làm bài tập hoặc trò chơi. - Đồ dùng trực quan phải mang tính khoa học, sư phạm và có thẩm mĩ, tránh làm một cách hình thức. Phải cẩn thận, chu đáo có sự đầu tư kỹ cả về hình thức và nội dung. Cách bố trí, tạo hình dáng của đồ dùng trực quan phải đẹp, rõ ràng và nêu được vấn đề cụ thể. Không dùng nhiều màu sắc lòe loẹt, khó nhìn và mất mĩ quan. - Sử dụng đúng mục đích, đúng thời điểm và đúng vị trí. Sử dụng vào thời điểm cần thiết nhất để cung cấp kiến thức và khai thác thông tin. Sự xuất hiện đúng lúc làm tăng thêm thế mạnh của kênh hình, nhất là trong sự háo hức chờ đợi của học sinh. Tìm vị trí để giới thiệu các kênh hình một cách hợp lý nhất. Đặt nơi vị trí học sinh dễ quan sát, có đủ ánh sáng và không bị khuất tầm nhìn. Khi thấy không cần thiết thì cất ngay để không bị nhiễu, làm học sinh mất tập trung. - Sử dụng đồ dùng dạy học dễ làm, phổ biến và phù hợp với trình độ, lứa tuổi và môi trường học tập của các em học sinh. Đồ dùng dễ làm, giáo viên sẽ thuận lợi để sử dụng thường xuyên hơn, học sinh cũng dễ dàng hiểu được vấn đề giáo viên đưa ra. Không nên sử dụng hình ảnh, đồ dùng xa rời thực tế, không gần gũi với môi trường sống của các em cũng như không đúng mục đích bài học làm cho các em không hứng thú, không hiểu bài. Giải pháp 2: Nắm vững quy trình khai thác kênh hình và sử dụng đồ dùng dạy học - Xây dựng mục tiêu bài học: Xác định mục tiêu cần đạt của bài học, xây dựng hệ thống hình ảnh, đồ dùng dạy học cần sử dụng và chú ý sắp sếp chúng theo từng hoạt động của bài dạy trong thiết kế bài dạy của mình. Ví dụ: Khi dạy bài: Unit 6: How many lessons do you have today? Lesson 1 – Part 123 (Tiếng Anh 5, tập 1), tôi xây dựng mục tiêu bài học: học sinh hỏi và trả lời được số môn học trong ngày. ĐDDH đối với giáo viên: SGK, máy tính, đĩa nghe, tranh ảnh... ĐDDH đối với học sinh: SGK,TKB (Tranh dạy phần 2: Point and say) - Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học phù hợp: Sau khi xác định được mục tiêu bài học, giáo viên cần biết được chuẩn bị đồ dùng gì và để dạy cái gì. Sử dụng tốt đồ dùng và phương tiện dạy học sẽ giúp cho giáo viên có thể thu hút sự chú ý, say mê và phát huy tối đa tính tích cực, năng động, sáng tạo hơn của học sinh trong học tập. Đối với môn tiếng Anh lớp 5, thông thường giáo viên cần chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện dạy học như: Phương tiện nhìn: gồm tranh ảnh, các vật thật, con rối Phương tiện nghe: đài, đĩa, băng ghi âm, file nghe Phương tiện nghe - nhìn: máy chiếu, bảng tương tác, máy tính... - Đưa ra hệ thống câu hỏi để khai thác hết các khía cạnh tích cực của hình ảnh: Hệ thống câu hỏi và cách thức khai thác của giáo viên có tác dụng định hướng để học sinh tư duy, làm việc tích cực với các hình ảnh, chủ động nắm bắt và ghi nhớ kiến thức theo đúng mục đích cần đạt của bài học. Đặc biệt phải luôn có phương án điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp. Các câu hỏi thường được sử dụng như: What is it? Who is/ are he/she/they? What is/are he/she/they doing?... Ví dụ: Khi dạy bài: Unit 4: Did you go to the party? – Lesson 2 – Part 1: Look, listen and repeat (Tiếng Anh 5, tập 1), tôi chuẩn bị các câu hỏi để tạo ngữ cảnh và giới thiệu từ, cấu trúc mới như sau: Hệ thống câu hỏi Gợi ý trả lời Who are they? (picture a) What did Peter do at the party? (picture b) And what did Peter do at the party? (picture c) They are Quan and Peter. Ate a lot of food. Sang and danced happily. - Dựa trên hệ thống câu hỏi, tổ chức để học sinh được trình bày ý kiến của mình với nhóm bạn hoặc với lớp. Điều này hết sức quan trọng trong việc tạo niềm tin cho học sinh, giúp học sinh mạnh dạn trong việc trình bày những kiến thức mà mình nắm được. Từ đó giúp giáo viên đạt được mục tiêu đề ra và có được những điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh. - Cuối cùng học sinh tiến hành vận dụng, thực hành và lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Sau khi giáo viên thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình khai thác kênh hình SGK và ĐDDH, học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh, hiệu quả và không căng thẳng mệt mỏi. Giải pháp 3: Cách thức khai thác, sử dụng kênh hình và đồ dùng dạy học vào các hoạt động dạy học. * Tạo ngữ cảnh, giới thiệu ngữ liệu mới: Kênh hình SGK và đồ dùng dạy học hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh cho hội thoại của bài mới giúp học sinh làm quen và dẫn dắt vào từ mới và cấu trúc mới của bài. Đối với những bài học mà hình ảnh rõ ràng, dễ hiểu và sát với nội dung bài học thì giáo viên nên sử dụng ngay hình ảnh từ sách giáo khoa để dạy tránh mất thời gian và lãng phí. Còn đối với những bài học mà có nội dung sát với thực tế đời sống xung quanh học sinh và có các đồ dùng dễ kiếm thì giáo viên nên chuẩn bị thêm các vật thật như các loại trái cây, củ quả...nhằm tăng tính sinh động cho tiết học. Hay cho các em xem một đoạn video liên quan đến bài học chắc chắn sẽ tạo hứng thú cho các em cũng như dẫn dắt bài thành công. Ví dụ 1: Khi dạy bài hỏi và trả lời địa chỉ nơi bạn sống, tôi sử dụng hình ảnh ở sách giáo khoa để chiếu cho các em xem và đặt câu hỏi dẫn dắt khai thác cấu trúc mới: - Where do you live? + I live in flat 18 on the second floor of Hanoi Tower. Unit 1: What’s your address? Lesson 1 – P1 Ví dụ 2: Khi dạy bài: Unit 18: What will the weather be like tomorrow? Lesson 1 – Part 1: Look, listen and repeat, tôi cho các em xem một đoạn video về dự báo thời tiết đã chuẩn bị và đặt các câu hỏi gợi mở: What’s the weather like? (It’s sunny) What will the weather be like tomorrow? (It will be rainy)... * Dạy từ mới và kiểm tra từ mới: Dạy từ mới là một trong những nội dung chính của bộ môn tiếng Anh nói chung và tiếng Anh lớp 5 nói riêng, việc dùng tranh ảnh để dạy từ mới là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Học sinh vừa dễ ghi nhớ từ, vừa tạo hứng thú khi học mà không bị nhàm chán. Thường mỗi tiết học, giáo viên dạy cho các em 4 – 5 từ mới. Giáo viên sử dụng hình ảnh được thiết kế ở trong SGK để chiếu cho các em khi dạy từ mới với điều kiện nhà trường có máy chiếu hoặc bảng tương tác...Còn đối với các trường cơ sở vật chất chưa được trang bị máy chiếu thì giáo viên làm đồ dùng dạy học bằng cách in tranh để dạy từ mới cho học sinh. Từ năm học 2016 – 2017, trường Tiểu học Hà Huy Tập đã được trang bị bảng tương tác kết hợp sách mềm để giảng dạy môn tiếng Anh, nên việc kết hợp sử dụng kênh hình SGK khi dạy từ mới rất hiệu quả và tạo nhiều hứng thú cho các em. Dưới đây là một số ví dụ minh họa sử dụng hình ảnh để dạy từ vựng: Ví dụ: Khi dạy về các hoạt động hàng ngày, ở bài: Unit 2: I always get up early. How about you? Lesson 1 – Part 2: Point and say (Tiếng anh 5 tập 1), tôi chiếu hình ảnh của từng hoạt động ở SGK và dạy các từ tương ứng: Brush my teeth do morning exercise cook dinner watch TV Dạy một số căn bệnh phổ biến, ở bài: Unit 11: What’s the matter with you? Lesson 1 – Part 2: Point and say (Tiếng anh 5, tập 2): Toothache earache sore throat stomach a
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_su_dung_kenh_hinh_sach_giao.doc