SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh khối 5

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh khối 5

 Môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động ,tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe ,nói,đọc, viết. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ ,là quá trìng chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó ( ứng với hình thức đọc thành tiếng ) là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh ( ứng với đọc thầm ).

 Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn học, khoa học,tư tưởng ,tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường ,có hạnh phúc trong xã hội hiện đại .Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần từ đây con người đã biết tìm hiểu đánh giá cuộc sống ,nhận thức các mối quan hệ tự nhiên xã hội, tư duy. Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự mỗi phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp với thế giới bên trong của người khác ,thông hiểu tư tưởng tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương ,con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm nảy nở với những ước mơ tốt đẹp được khơi dậy năng lực hành động sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn.

 

doc 21 trang thuychi01 6491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
“RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5"
Người thực hiện: Trần Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đồng Lợi
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
2
I.1 Lý do chọn đề tài
2
I.2.Mục đích nghiên cứu 
3
I.3.Đối tượng nghiên cứu 
3
I.4.Phương pháp nghiên cứu 
3
II.PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
3
 II.1 Cơ sở lý luận
3
II.2 Thực trạng
5
II.3 Giải pháp
6
II.4 Hiệu quả của sáng kiến
13
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
III.1 Kết luận
14
III.2 Kiến nghị
15
MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.1 Lý do chọn đề tài
2
1.2.Mục đích nghiên cứu 
3
1.3.Đối tượng nghiên cứu 
3
1.4.Phương pháp nghiên cứu 
3
2.PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
3
 2.1 Cơ sở lý luận
4
2.2 Thực trạng
5
2.3 Giải pháp
6
2.4 Hiệu quả của sáng kiến
16
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
3.1 Kết luận
17
3.2 Kiến nghị
18
1.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
 Môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động ,tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe ,nói,đọc, viết. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ ,là quá trìng chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó ( ứng với hình thức đọc thành tiếng ) là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh ( ứng với đọc thầm ).
 Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn học, khoa học,tư tưởng ,tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường ,có hạnh phúc trong xã hội hiện đại .Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần từ đây con người đã biết tìm hiểu đánh giá cuộc sống ,nhận thức các mối quan hệ tự nhiên xã hội, tư duy. Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự mỗi phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp với thế giới bên trong của người khác ,thông hiểu tư tưởng tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương ,con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm nảy nở với những ước mơ tốt đẹp được khơi dậy năng lực hành động sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn.
 Không biết đọc, con người sẽ không có điêù kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ , không thể hình thành được một nhân cách toàn diện . Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là học, học mãi, học mãi , đọc để tự học, học cả đời .
Vì những lẽ trên, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác, nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.
 Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của con người đọc. Việc dạy học sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, và cái đẹp , dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
 Tậy đọc là một phân môn thực hành . Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực học cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “ đọc “ :Đọc đúng, đọc nhanh ( lưu lóat, trôi chảy ), đọc có ý thức (không hiểu nội dung nhữnh điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc : Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau . Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có các động tích cực đến những kĩ năng khác. Ví dụ đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nếu không hiểu mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm. Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cánh chính xác, không có lỗi . Đọc đúng không đọc thừa không sót từng âm, từng tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Đọc đ.úng bao gồm đọc đúng các âm, thanh (đúng các âm vị ), ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu )
 Đọc diễn cảm là đọc đúng ngữ điệu, : Lên giọng, xuống giọng , chuyển giọng , ngắt, nghỉ ngơi , cường độ trường độ. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng đọc vui , buồn , giận giữ, trang nghiêm  phù hợp từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp kiểu câu thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả.
 Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ thơ đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”.
 Do đó với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh lớp 5 ngày càng nâng cao, tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp "Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5".
1.2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra phương pháp dạy đọc tốt nhất để giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc. 
 1.3.  Đối tượng nghiên cứu
-Nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5.
- Các tài liệu: SGK, SGV, sách tham khảo.
 - Qua kiểm tra khảo sát HS. Qua dự giờ và trao đổi ý kiến với đồng nghiệp. 
 -Học sinh lớp 5B trường tiểu học Đồng Lợi – Triệu Sơn Thanh Hóa. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phướng pháp điều tra 
 - Phương pháp nhóm.
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp kiểm tra đánh giá.
-Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
-Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
-Phương pháp quan sát, trả lời câu hỏi.
-Phương pháp trực quan.
-Phương pháp thực hành.
2. Nội dung
 2.1. Cơ sở lí luận
 a. Cơ sở tâm sinh lí, đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học
	Học sinh Tiểu học - con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của một cơ thể đang phát triển. Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, phù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới, theo chức năng của chúng. Chức năng phát âm - Tập đọc.
	Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được trưởng thành, tiềm tàng khả năng phát triển và đang phát triển.
Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, cũng nhiều hạn chế. Học sinh đọc cũng ngọng rất nhiều, chưa biết cách đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các giờ Tập đọc thỡ hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, đọc to, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt cũng rất ớt. Một số giỏo viên chưa thực sự quan tâm đến rèn đọc diễn cảm cho học sinh, phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được quan tâm.
	Học sinh Tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tỉ mỉ, thích hoạt động, khám phá thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thú của mình
	Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ đều nhất nhất nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường Tiểu học.
	Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học bước đầu đem đến sự vận động khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ, đem đến những tinh hoa văn hoá, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ, rèn kĩ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, phát triển khả năng học tập các môn khác, là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu học.
	Nhân cách học sinh Tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó mà phương tiện là nghe, nói, đọc, viết có được nhờ học Tập đọc. Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, phù hợp với sự phát triển tiến bộ của khoa học xã hội đáp ứng như cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ.
 b. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọc
	Ngôn ngữ học đó chỉ trừ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn ngữ chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu ,đoạn, văn bản, ngữ điệu, nhịp điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó là những vấn đề gắn bó với việc dạy và học Tập đọc của thầy và trò bậc tiểu học.
	Văn học nghệ thuật, là tinh hoa của ngôn ngữ, là tình cảm đạo đức lý tưởng tình yêu, nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con người thêm phong phú và sâu sắc.
	Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học là dạy cho học sinh biết đọc đúng tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp, nghĩa là học sinh biết chuẩn ngôn ngữ và hiểu biết cảm thụ văn học. Đây là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của người thầy Tiểu học. Dạy Tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo, càng hiệu quả khi ta nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ văn học.
 c. Cơ sở giáo dục và phát triển 
	Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đó thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau.
	Đầu tiên là giải mã chữ - âm một cách sơ bộ, tiếp theo đọc là phải hiểu được nghĩa của từ, tìm được các từ, câu “chìa khóa” (chốt, trọng yếu) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn. Với những bài văn biết phát hiện ra yếu tố “văn” và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, biết đọc đồng nghĩa với kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản ở các tầng bậc khác nhau.
2.2. Thực trạng của việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.
 a. Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập đọc nói chung.
	Phân môn Tập đọc có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Do đó, vấn đề dạy học phân môn Tập đọc hiện nay rất được chú trọng. Có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc của các em nâng lên. Nhưng nhìn chung chủ yếu chỉ tập trung đến các lớp đầu cấp để làm sao các em đọc đúng, đọc trôi chảy là được. Còn ở các lớp cuối cấp, giáo viên chỉ tập trung nhận xét cách đọc đúng, đọc trơn chứ chưa có biện pháp cụ thể để dành cho việc luyện đọc diễn cảm.
 b. Thực trạng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 ở trường Tiểu học Đồng Lợi	
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc của học sinh lớp 5, bản thân tôi nhận thấy: một số học sinh mới chỉ ở mức độ đọc đúng, đọc trơn. Có em chẳng cần quan tâm mình có đọc diễn cảm bài thơ, bài văn đó không mà chỉ đọc to, đọc nhanh là được.
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy sở dĩ các em chưa thể đọc lưu loát văn bản là do các nguyên nhân sau:
1. Do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên chưa hiểu hết nghĩa của từ trong văn bản dẫn đến ngắt, nghỉ không đúng và đọc lặp từ hoặc vấp nhiều.
2. Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng môn học chưa đúng nên chưa có ý thức tự rèn luyện.
Đối với các em đã đọc tương đối lưu loát các văn bản nhưng chưa biết đọc diễn cảm, tôi nhận thấy nguyên nhân là do:
1. Các em chưa cảm nhận được ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của bài đọc.
2. Điều kiện để bộc lộ năng lực của học sinh còn ít nên chưa phát huy hết khả năng của mình. 
Do cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết, cụ thể các em thường mắc lỗi sau:
	 + Các lỗi phụ âm đầu: r/d. Ví dụ: rổ rá/dổ dá, rau má/ dau má, chú rể/ chú dể, rách rưới/ dách dưới
	 + Các lỗi về thanh: Các em đọc còn nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi .Ví dụ: suy nghĩ/ suy nghỉ, ý nghĩa / ý nghĩa
	 + Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng những từ cần thiết.
	 + Do các em lười đọc sách không chịu khó rèn đọc.
	Nên ngay từ đầu năm học, trong phạm vi nghiên cứu, tôi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh lớp 5 như sau:
Bảng 1: Chất lượng khảo sát phân môn Tập đọc lớp 5 đầu năm như sau:
Lớp
Tổng số HS
Số em đọc chưa đạt yêu cầu
Số em đọc đúng, rõ ràng
Số em đọc diễn cảm tốt
 SL
 %
 SL
 %
 SL
 %
 5B
 28
 14
 50
 13
 46,4
 1
3,6
 Qua việc điều tra trên cho thấy tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm còn thấp. Từ lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”.
 Đây là một việc làm thiết thực mà trong mỗi giáo viên đứng lớp như chúng ta băn khoăn, suy nghĩ nên dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả các giờ dạy trên lớp nói chung và dạy đọc diễn cảm cho học sinh cuối bậc Tiểu học nói riêng. 
	Để đưa chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm có sự thay đổi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.
Giải pháp 1:. Luyện đọc đúng.
Vấn đề đọc đúng đối với học sinh là đặc biệt quan trọng và muốn đọc được diễn cảm các bài văn, bài thơ trước hết học sinh phải đọc lưu loát bài văn, bài thơ đó. 
Vì vậy, trong thời gian của một tiết Tập đọc để học sinh đọc diễn cảm tốt cần phải phân chia thời gian dành cho luyện đọc và tìm hiểu bài một cách hợp lý để tránh sa vào giảng văn mà cùng tránh tình trạng chỉ luyện đọc mà không tìm hiểu được nội dung, nghệ thuật của bài dẫn tới không diễn tả hết được cảm xúc của tác phẩm đó. Vì vậy, tôi luôn dành thời gian hợp lý cho học sinh luyện đọc đúng.
Thông thường học sinh hay đọc sai những từ hoặc cụm từ mà các em chưa hiểu đúng nghĩa của nó trong bài văn. Tuy nhiên, cũng có nhiều từ, cụm từ do được đặt trong một câu dài, hoặc do sự thay đổi của phụ âm đầu, của vần mà nếu phát âm nhanh hoặc chuẩn bị tâm thế không kỹ sẽ dễ đọc sai, đọc thầm.
	Vì vậy, công việc đầu tiên của việc luyện đọc đúng là tìm ra những từ ngữ mà các em dễ sai nhất để luyện đọc. Việc làm này, nhìn qua chỉ chẳng có gì đặc biệt thậm chí có giáo viên còn có thể bỏ qua vì cho rằng nó chỉ quan trọng với học sinh lớp dưới, còn ở lớp 5 học sinh đã thành kỹ năng rồi. Thực ra, việc luyện đọc đúng lại có một ý nghĩa quan trọng. Thông qua luyện đọc từ tôi có thể giúp học sinh củng cố về nghĩa, về cách đọc từ đúng, từ đó tìm ra được cách ngắt, nghỉ hơi đúng trong mỗi câu, cũng có thể giúp học sinh quen với việc sử dụng bộ máy phát âm một cách điêu luyện, dẫn tới đọc lưu loát.
	Để làm tốt bước này tôi ghi những từ dễ đọc sai nhất qua lần đọc nối tiếp của học sinh rồi luyện đọc cho các em đọc còn hay vấp, hay sai.
Ví dụ: Khi dạy bài: Kì diệu rừng xanh)[ 1]
Học sinh cần được luyện đọc các từ sau:
 - Lúp xúp( luyện đọc đúng vần)
- Lúp xúp, giang sơn vàng rợi, màu sặc sỡ rực lên, nấm dại, chồn sóc, rừng rào rào chuyển động,...( luyện âm dầu và cụm từ)
* Bài: Tiếng đàn Ba- la- lai – ca trên sông Đà)[ 1] , học sinh luyện đọc các từ ngữ:
- Chơi vơi, lấp loáng, ba- la- lai- ca( luyện âm đầu)
- Say ngủ cạnh dòng sông, nối liền hai khối núi( luyện đọc cụm từ)
* Bài: Mùa thảo quả)[ 1]
 Học sinh luyện đọc các từ ngữ: 
- Lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, chín nục, lặng lẽ, rực lên,...( luyện đọc âm đầu)
- Sự sinh sôi, nơi tầng rừng thấp...( luyện đọc cụm từ) )[ 3]
* Bài: Bầm ơi)[ 2]
Học sinh cần được luyện đọc các từ:
- Lâm thâm, mạ non, mấy lần( luyện đọc âm đầu) )[4]
- Muôn nỗi tái tê lòng bầm( luyện đọc cụm từ) )[ 4]
Có thể thấy, luyện đọc đúng từ ngữ cho học sinh cũng là giúp cho học sinh quen với các từ, các cụm từ tránh ngắt nhịp sai và cũng là để đọc đúng âm dầu đồng thời để thay đổi nhanh, uyển chuyển tư thế của lưỡi khiến học sinh có thể đọc lưu loát bài văn, bài thơ.
Đối với những câu dài trong bài văn hoặc một số câu thơ, học sinh rất hay bị lúng túng do thiếu chủ động trong lấy hơi dẫn đến ngắt nhịp sai, có khi không đủ hơi để đọc hát câu theo ý định của mình. Vì vậy, tôi thường cho các em luyện đọc những câu như thế để các em tự phát hiện chỗ cần ngắt hơi, ngắt nhịp trong câu. Từ đó, các em sẽ chủ động trong việc lấy hơi, thả hơi khi đọc.
Ví dụ: Học sinh cần luyện đọc và phát hện cách ngắt câu sau đây:
* Bài: Kì diệu rừng xanh)[ 1]
- Những chiếc chân vàng đãm lên thảm lá vàng/ và sắc nắng/ cúng rực vàng trên lưng nó.
* Bài: Phong cảnh đền Hùng)[ 2]
Học sinh cần ngắt hơi ở câu: Dãy Tam Đảo như bức tường xanh/ sững sững chắn ngang bên phải/ đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.
Và câu: Trước mặt/ là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn/ tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
* Bài: Đất nước)[ 2]
Học sinh cần ngắt nhịp thơ như sâu:
Mùa thu nay/ khác rồi
Gió thổi rừng tre/ phấp phới
Trời thu/ thay áo mới
Trong biếc / nói cười thiết tha.
Ngắt nhịp, nghỉ hơi không đúng chỉ có ý nghĩa trong việc giúp học sinh đọc lưu loát không vấp hoặc thiếu hơi; nó còn có ý nghĩa làm tăng hiệu quả trong diễn tả nội dung, tình cảm của bài đọc. Vì vậy, tôi không chỉ giúp các em ngắt nghỉ đúng ở các câu dài mà còn quan tâm đến các câu ngắn nhằm mục giúp các em cảm nhận thêm ý nghĩa nội dung và cảm xúc khi đọc bài.
VD: * Bài: Lập làng giữ biển)[ 2]
Học sinh cần ngăt nhịp đúng câu: Nhụ đi/ và sau đó/ cả nhà sẽ đi. )[ 4]
* Bài: Tiếng rao đêm)[ 2]
Câu: Mặt mày đen nhẻm/ thất thần/ khóc không thành tiếng.
Khi đọc đúng các từ khó, biết ngăt câu hợp lý thì học sinh dễ dàng đọc lưu loát được toàn bài )[ 4]. Lúc này, các em không còn lo lắng đến những lỗi về âm hay ngắt hơi, ngăt nhịp mà sẽ tự tin để thể hiện toàn bộ cảm xúc theo những điều các em đã cảm nhận được về tác phẩm trong bài đọc của mình. Đó cũng là bước khởi đàu quan trọng cho việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
Giải pháp 2- Ngữ điệu, cường độ và cao độ của giọng đọc.
Muốn thể hiện đúng cảm xúc của tác phẩm thì chỉ đọc đúng thôi chưa đủ mà người đọc còn phải biết kết hợp ngữ điệu, cường độ và cao độ của giọng đọc. Bởi vậy, mỗi bài học, bài đọc tôi đều khuyến khích học sinh tự tìm ra những cách thể hiện hay nhất bài đọc thông qua ngữ điệu, độ to nhỏ, trầm bổng và nhanh chậm của âm thanh câu từ.
Tôi chia các bài tập đọc thành hai dạng bài để luyện đọc.
Dạng 1: bài đơn thuần chỉ là tả cảnh hoặc thông qua tả cảnh để tả tình.
Dạng 2: bài mang tính chất kẻ chuyện, có dẫn lời đối thoại hay lời nói của nhân vật.
a- Với dạng bài thứ nhất, để làm nối bật cảnh định tả, người đọc cần nhấn mạnh ở các từ gợi tả và gợi cảm. Khi vào phần luyện đọc, tôi thường cho học sinh tự phát hiện các từ cần nhấn mạnh. Muốn làm tốt việc này cần tạo cho các em thói quen phát hiện, nhận biết các từ này ngay từ khi nghe bạn đọc, nghe giáo viên đọc mẫu và trong quá trình khai thác tìm hiểu nội dung nghệ thuật của bài. Bài: Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà)[ 1]
Học sinh cần biết nhấn giọng ở những từ: nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia muôn ngả, lớn, đầu tiên,
Bài: Cao Bằng[ 2]
Học sinh cần nhấn giọng: Qua, lại vượt, rõ thật cao, bằng bằng xuống, mận ngọt, đón môi, rất thương, rất thảo, như hạt gạo, như suối trong
Từ đó, khi đọc học sinh cần nhấn giọng vào những từ ngữ này, tạo nên hiệu quả nhất định làm nối rõ cảnh định tả thông qua đó bật lên cảm xúc của tác phẩm, tăng sức hấp dẫn của cảnh vật.
Nhịp độ nhanh chậm khi đọc cũng góp phần tạo cảm xúc cho bài đọc.
Ví dụ: Bài: Kì diệu rừng xanh [ 1].
Toàn bài đọc với giọng thong thả vừa phải, nhẹ nhàng. Song ở đoạn 1 để thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp kì diệu của cảnh rừng đọc với giọng khoan thai: “ Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi lạc vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích” Nhưng ở đoạn 2 lại đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh.doc