Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia các văn bản thuộc thể kí

Kí cũng đa dạng về kiểu loại và kết cấu. Theo đó, người ta chia kí thành hai nhóm lớn. Nhóm thứ nhất thiên về tự sự gồm các thể chính như: kí sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí. Nhóm thứ hai nghiêng về trữ tình với các thể chính như: tùy bút, bút kí, tản văn…
Kí sự: Là một thể của kí thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Kí sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại kí này không nhiều. Tác phẩm kí sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Kí sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét.
Phóng sự: Là một thể kí nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi, không chỉ đưa tin mà còn dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, đánh giá, do đó nó nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật. Nội dung chủ yếu của phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết. Do đó phóng sự, mặc dù có chất liệu chủ yếu là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận.
Nhật kí: Là một thể loại kí mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất. Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác, thì nhật kí lại chỉ để giao lưu với chính mình. Là ghi chép của cá nhân về sự kiện có thật đã, đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian, nhật kí thường bao gồm cả những đoạn trữ tình ngoại đề và những suy nghĩ có tính chất chủ quan về sự kiện. Một nhật kí có phẩm chất văn học khi nó thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá nhân tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN THI THPT QUỐC GIA CÁC VĂN BẢN THUỘC THỂ KÍ Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Minh Phượng Tổ : Ngữ văn - Ngoại ngữ Email : phuongvanngt1@gmail.com Số điện thoại : 0967039333 Mã sáng kiến : 12.51.0 Vĩnh Phúc, 2020 MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu .........................................................................................................1 2. Tên sáng kiến.........................................................................................................2 3. Tác giả sáng kiến...................................................................................................2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ...................................................................................2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến...................................................................................2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu ..................................................................3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến ................................................................................3 Phần 1: Nội dung của sáng kiến ................................................................3 1.1. Những vấn đề cơ bản về kí..........................................................3 1.1.1 Khái quát về thể kí.....................................................................3 1.1.2. Một số phương pháp về việc giảng dạy kí hiện đại .................5 1.1.3. Một số nhận định hay về tác giả, tác phẩm kí .........................8 1.2. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập về hai văn bản kí................................................................................................11 1.3. Hướng dẫn học sinh làm câu 5 điểm về văn bản kí trong đề thi THPT Quốc gia (các dạng bài tập)..........................................................................12 1.3.1. Cách làm dạng bài cảm nhận, phân tích nhân vật, giá trị của tác phẩm/ đoạn trích......................................................................................................14 1.3.2. Cách làm dạng đề phân tích, cảm nhận các chi tiết, đoạn văn, hình ảnh, nhân vật trong một tác phẩm, từ đó nhận xét về một vấn đề nào đó. ......23 1.3.3. Cách làm bài văn dạng đề liên hệ...........................................43 1.3.4. Cách làm dạng đề nghị luận ý kiến bàn về văn học ...............50 1.3.5. Cách làm bài dạng đề so sánh văn học...................................62 1.4. Giới thiệu những đề nâng cao tự giải.....................................65 Phần 2: Khả năng áp dụng của sáng kiến ..............................................66 Phần 3: Kết luận .......................................................................................67 8. Những thông tin cần được bảo mật .....................................................................68 9. Các điều kiện cần thiết để áp dung sáng kiến......................................................68 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: ..........................68 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu......72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................72 quả hơn, đáp ứng yêu cầu giáo dục chất lượng cao, hàng năm Sở giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc thường xuyên chỉ đạo các cụm trường trong tỉnh tổ chức hội thảo chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia. Trong những hội thảo đó, đã xây dựng được hệ thống các chuyên đề bồi dưỡng học sinh ôn thi THPT quốc gia phong phú làm tài liệu dùng chung cho người dạy. Có nhiều giáo viên đã đề xuất những phương pháp hiệu quả, tích cực hướng dẫn học sinh giải quyết đề nghị luận văn học trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia. Song chưa có chuyên đề nào đi sâu vào hướng dẫn học sinh tiếp cận các văn bản này theo đặc trưng của thể kí. Trong khi đó chỉ còn vài tháng nữa là các em sẽ bước vào kì thi THPT Quốc gia - kì thi quan trọng có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời của các em. Chính vì vậy, việc giúp học sinh nắm bắt được cách thức tiếp cận một tác phẩm/ đoạn trích kí là vô cùng cần thiết. Nhận thức rõ điều đó, là một giáo viên môn Ngữ văn, người viết luôn trăn trở làm sao để giúp chính bản thân mình cùng đồng nghiệp và học sinh có thêm những hiểu biết cơ bản về thể kí; biết cảm thụ được cái hay, cái đẹp, giá trị của mỗi tác phẩm văn học từ đó chủ động trong quá trình học, ôn thi và có kết quả tốt nhất cho kì thi THPT Quốc Gia năm học 2019 - 2020 và những năm tiếp theo. Xuất phát từ mong muốn đó, chúng tôi đã chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia các văn bản thuộc thể kí. Với hi vọng góp một vài kinh nghiệm nhỏ có tính ứng dụng cụ thể đối với giáo viên và học sinh trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia. Trong chuyên đề này, chúng tôi xin được trình bày Một số phương pháp về việc giảng dạy kí hiện đại. Củng cố kiến thức cơ bản. Đặc biệt, hướng dẫn một số đề văn thuộc câu 5 điểm trong đề thi THPT Quốc gia thường gặp liên quan đến hai đoạn trích kí trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 theo đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố ngày 24/01/2018. Ngoài ra, đề xuất một số đề tự giải cho học sinh 2. TÊN SÁNG KIẾN Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia các văn bản thuộc thể kí. 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN - Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Phượng - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch -Vĩnh Phúc. - Email: phuongvanngt1@gmail.com. 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN - Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Phượng - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc. - Email: phuongvanngt1@gmail.com. - Số điện thoại: 0967039333 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 2 trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm. c) Phân loại kí Kí cũng đa dạng về kiểu loại và kết cấu. Theo đó, người ta chia kí thành hai nhóm lớn. Nhóm thứ nhất thiên về tự sự gồm các thể chính như: kí sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí. Nhóm thứ hai nghiêng về trữ tình với các thể chính như: tùy bút, bút kí, tản văn Kí sự: Là một thể của kí thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Kí sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại kí này không nhiều. Tác phẩm kí sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Kí sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét. Phóng sự: Là một thể kí nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi, không chỉ đưa tin mà còn dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, đánh giá, do đó nó nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật. Nội dung chủ yếu của phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết. Do đó phóng sự, mặc dù có chất liệu chủ yếu là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận. Nhật kí: Là một thể loại kí mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất. Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác, thì nhật kí lại chỉ để giao lưu với chính mình. Là ghi chép của cá nhân về sự kiện có thật đã, đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian, nhật kí thường bao gồm cả những đoạn trữ tình ngoại đề và những suy nghĩ có tính chất chủ quan về sự kiện. Một nhật kí có phẩm chất văn học khi nó thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá nhân tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại. Hồi kí: Những ghi chép có tính chất suy tưởng của cá nhân về quá khứ, một dạng gần như tự truyện của tác giả. Hồi kí cung cấp những tư liệu của quá khứ mà đương thời tác giả chưa có điều kiện nói được. Khác với nhật kí, do đặc thù thời gian đã lùi xa, sự kiện trong hồi kí có thể bị nhớ nhầm hoặc tưởng tượng thêm mà người viết không tự biết. Bút kí: Là một thể của kí, bút kí thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút kí tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp 4 * Học sinh phát hiện và đánh giá óc quan sát, trí liên tưởng, tưởng tượng năng lực sử dụng ngôn ngữ của 2 nhà văn. Sức hấp dẫn của kí chính là ở khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động của tác giả. Nếu chỉ đơn thuần là ghi chép thì tác phẩm kí hết sức khô khan không gây được ấn tượng với người đọc. Ví dụ: + Người lái đò Sông Đà: Khi khám phá vẻ đẹp hung bạo của con sông, Nguyễn Tuân đã vận dụng tri thức của nhiều ngành để miêu tả tính cách của con sông mà ông gọi là “loài thủy quái khổng lồ” là “kẻ thù số một” của con người. Nhà văn đã huy động vốn kiến thức của điện ảnh, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, thậm chí cả lĩnh vực quân sự, võ thuật, thể thao để miêu tả Khi khám phá vẻ thơ mộng, trữ tình của con sông, lại cần phát hiện ra sự thay đổi, di chuyển điểm nhìn và cách miêu tả. Dòng sông ấy được chiêm ngưỡng từ trên cao nhìn xuống. Hình dáng con sông Đà được ví như một “sợi dây thừng ngoằn ngoèo” và dễ thương, đáng yêu biết bao, qua phép so sánh liên tưởng độc đáo “Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình”.. Với hình tượng ông lái đò: Nhân vật này không được khắc họa thành số phận như trong tác phẩm tự sự. Thực ra đó chỉ là một khoảnh khắc trên sông nước để qua đó Nguyễn Tuân tôn vinh con người lao động trong thời kỳ mới - thời kỳ miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. + Ai đã đặt tên cho dòng sông? Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương là kết quả của nguồn tri thức phong phú thuộc các lĩnh vực địa lí, lịch sử, văn hóa và khả năng quan sát sắc sảo của Hoàng Phủ Ngọc Tường Ở đây Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đều rất “tài hoa”, luôn nhìn cuộc sống, sự vật, con người ở phương diện, góc độ văn hóa thẩm mỹ, nên phát hiện ra nhiều vẻ đẹp của hiện thực cuộc sống. Đồng thời cả 2 nhà văn cũng rất “uyên bác”: hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và có thể cung cấp, đóng góp, lí giải những kiến thức đó cho người khác * Học sinh phát hiện được đặc điểm của “cái tôi” tác giả trong mỗi bài kí. Nổi bật lên trong tác phẩm kí chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của cái tôi tác giả. Cho nên sức hấp dẫn của kí còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của cái tôi ấy. Ví dụ: + “Cái tôi” của Nguyễn Tuân trong Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân: Đó là một cái tôi tài hoa, một cái tôi “uyên bác”. + “Cái tôi” trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Cái tôi” say mê kiếm tìm cái đẹp, dạt dào cảm xúc và luôn gắn bó với 6
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_on_thi_thpt_quoc_gi.doc