Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh

Thực trạng

 2.1 Thuận lợi, khó khăn

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệu nhà trường, của các bậc phụ huynh.

Các em học sinh chăm ngoan, hiếu học, có nền tảng kiến thức môn Toán và tiếng Anh ở mức cơ bản.

Giáo viên còn trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.

Khi chưa có kinh nghiệm, giáo viên soạn thảo chương trình bồi dưỡng hết sức khó khăn, vất vả. Mới đầu số lượng học sinh đông nhưng giáo viên ôn luyện còn ít (01 giáo viên ôn luyện cho cả bốn khối 6, 7, 8, 9, gần 80 học sinh). Sang năm học 2016 – 2017 số lượng giáo viên ôn thi đã được bổ sung, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của bộ môn.

 Việc tổ chức cho học sinh thực hành trên máy còn lúng túng, mắc lỗi, sai sót. Hệ thống máy tính và mạng Internet của nhà trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu của việc ôn luyện.

 2.2 Thành công, hạn chế

 Việc ôn luyện theo tiến trình phù hợp đã mang lại những kết quả cao, nhiều học sinh đạt giải cấp tỉnh và một số em đạt giải cấp quốc gia.

 Một số nội dung ôn tập chưa thật sự sâu sắc và phù hợp với trình độ của học sinh, do vậy một số em vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

2.3 Mặt mạnh, mặt yếu

 Các kinh nghiệm ôn luyện cho học sinh khi được áp dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh.

 Vì chưa có thời gian dài áp dụng nên các kinh nghiệm mang tính cá nhân, địa phương (phạm vi bộ môn toán và ở một trường THCS), chưa có khả năng có thể áp dụng rộng rãi, đại trà hết tất cả các kinh nghiệm.

 

doc 27 trang hoathepmc36 01/03/2022 8482
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy và ôn thi học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang 
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................
2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài	
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
II. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................
3
1. Cơ sở lí luận
2.Thực trạng
 2.1. Thuận lợi- khó khăn
 2.2 Thành công- hạn chế
 2.3 Mặt mạnh- mặt yếu
 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
23
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...
24
1. Kết luận
2.Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở nước ta hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa. Do vậy việc sử dụng Internet là một phương thức học tập mới, một cách tiếp cận tiến bộ để giúp các em có thể tự đánh giá năng lực học tập của mình. Các cuộc thi giải toán qua mạng, trong những năm gần đây đã tạo được sức hút lớn từ phía người học, các vòng thi hấp dẫn có kiến thức chuyên sâu đồng thời các bài thi được thiết kế khoa học, đẹp mắt và lôi cuốn đã trở thành sân chơi trí tuệ, lành mạnh, lý tưởng để các em được giao lưu học tập. Qua các năm tổ chức uy tín của cuộc thi ngày càng lớn, được đông đảo học sinh trên cả nước và cả nước ngoài đón nhận.
Mặt khác công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong công tác chuyên môn của nhà trường. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi vừa nâng cao chất lượng dạy và học vừa góp phần bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Ngoài ra theo đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020", trong đó có chủ trương triển khai các chương trình dạy học bằng ngoại ngữ cho môn Toán ở các trường trung học. Và hơn nữa từ năm học 2015-2016, Bộ GD-ĐT đã khuyến khích thí điểm dạy song ngữ tiếng Anh đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên tại các trường có đủ điều kiện. Việc dạy và học song ngữ (Toán bằng tiếng Anh) không chỉ giúp học sinh phát triển tư duy về mặt Toán học mà còn là cơ hội để học sinh được nâng cao kiến thức và rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ. Chính vì vậy, cuộc thi giải toán bằng tiếng Anh trên mạng Internet do Bộ giáo dục phối hợp với tập đoàn FPT tổ chức thời gian qua đã dần được khẳng định là một cuộc thi không thể thiếu của xu thế giáo dục trong thời đại ngày nay.
Hưởng ứng phong trào giải toán qua mạng và đặc biệt là giải toán bằng tiếng Anh qua mạng của Bộ giáo dục và đào tạo, những năm gần đây, thầy và trò trường THCS Buôn Trấp đã khắc phục khó khăn, tích cực tập luyện, nhờ vậy mà đã có rất nhiều học sinh tham gia dự thi và đạt những kết quả cao. Ngoài sự quan tâm, yêu thích, ham học hỏi của học sinh, thì vai trò của người hướng dẫn, định hướng cho các em cũng quyết định đến thành quả của quá trình ôn luyện. Với một số thành tích đã đạt được trong năm học 2015-2016, năm học 2016-2017, tôi mạnh dạn viết sang kiến kinh nghiệm này, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong công tác việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh tham gia cuộc thi giải toán bằng tiếng Anh.
2. Mục đích nghiên cứu
Tổng hợp những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình bồi dưỡng học sinh tham gia cuộc thi giải toán bằng tiếng Anh. Biên soạn một số thuật ngữ môn Toán bằng tiếng Anh thường dùng trong các cuộc thi. Giới thiệu một số cấu trúc ngữ pháp và một số dạng bài tập thường gặp trong môn Toán tiếng Anh. Một vài sai lầm khi giải toán bằng tiếng Anh của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh tham gia cuộc thi giải toán bằng tiếng Anh, các thuật ngữ, cấu trúc ngữ pháp, dạng toán thường gặp và một vài sai lầm trong môn Toán bằng tiếng Anh.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh tham gia cuộc thi giải toán bằng tiếng Anh, các thuật ngữ, cấu trúc ngữ pháp và dạng toán thường gặp trong môn Toán bằng tiếng Anh, chủ yếu trong chương trình môn Toán lớp 8, 9.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện SKKN, tôi đã tiến hành nhiều phương pháp khác nhau như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình viết về dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp để ghi nhận những ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp, học sinh để đúc rút thêm kinh nghiệm.
Phương pháp thống kê số liệu qua các cuộc thi để đánh giá hiệu quả của các kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Nghị quyết Số: 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua. Trong đó coi trọng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập, đánh giá và thi cử. 
Quyết định số 1400/QĐ-TTg, của Thủ tướng chính phủ, về việc Phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020", trong đó có nhắc đến chương trình dạy học môn Toán bằng ngoại ngữ ở các trường trung học. 
Quyết định số 3486/QĐ-BGDĐT ngày 14/9/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành thể lệ cuộc thi giải Toán, Vật lí qua Internet dành cho học sinh phổ thông. 
	2. Thực trạng	
	2.1 Thuận lợi, khó khăn	 
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệu nhà trường, của các bậc phụ huynh.
Các em học sinh chăm ngoan, hiếu học, có nền tảng kiến thức môn Toán và tiếng Anh ở mức cơ bản.
Giáo viên còn trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.
Khi chưa có kinh nghiệm, giáo viên soạn thảo chương trình bồi dưỡng hết sức khó khăn, vất vả. Mới đầu số lượng học sinh đông nhưng giáo viên ôn luyện còn ít (01 giáo viên ôn luyện cho cả bốn khối 6, 7, 8, 9, gần 80 học sinh). Sang năm học 2016 – 2017 số lượng giáo viên ôn thi đã được bổ sung, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của bộ môn.
	 Việc tổ chức cho học sinh thực hành trên máy còn lúng túng, mắc lỗi, sai sót. Hệ thống máy tính và mạng Internet của nhà trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu của việc ôn luyện.
	2.2 Thành công, hạn chế	
	Việc ôn luyện theo tiến trình phù hợp đã mang lại những kết quả cao, nhiều học sinh đạt giải cấp tỉnh và một số em đạt giải cấp quốc gia. 
	Một số nội dung ôn tập chưa thật sự sâu sắc và phù hợp với trình độ của học sinh, do vậy một số em vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu	
	Các kinh nghiệm ôn luyện cho học sinh khi được áp dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh.
	Vì chưa có thời gian dài áp dụng nên các kinh nghiệm mang tính cá nhân, địa phương (phạm vi bộ môn toán và ở một trường THCS), chưa có khả năng có thể áp dụng rộng rãi, đại trà hết tất cả các kinh nghiệm.
	2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
	Năm học 2015-2016 là năm học đầu tiên trường THCS Buôn Trấp có học sinh tham gia cuộc thi violympic giải Toán bằng tiếng Anh. Vì vậy kinh nghiệm về tổ chức ôn luyện, biên soạn tài liệu, hướng dẫn học sinh là chưa có. 
	Trên địa bàn huyện, trước năm học 2015-2016 cũng chưa có trường nào triển khai thi giải toán bằng tiếng Anh, các trường khác trong tỉnh cũng có một số trường tham gia nhưng chưa nhiều. Chính vì vậy học sinh và giáo viên chưa có cơ hội đi tham quan, giao lưu học tập kinh nghiệm từ các trường khác.
	Năm học 2016-2017, phong trào dạy học Toán tiếng Anh ở huyện Krông Ana đã phát triển hơn nhiều so với năm học 2015-2016 (chủ yếu học sinh trường THCS Buôn Trấp và 5 học sinh THCS Nguyễn Trãi thi cấp Huyện), nhiều trường trên địa bàn đã thành lập đội tuyển thi Toán tiếng Anh, phân công giáo viên bồi dưỡng, tham gia thi các cấp và đạt nhiều thành tích cao. 
	Năm học 2017-2018, Bộ giáo dục ra công văn Số:5814/BGDĐT-GDTrH, V/v tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018. Theo đó, năm học 2017-2018 Bộ giáo dục không phải là đơn vị phối hợp tổ chức các cuộc thi trên mạng, trong đó có cuộc thi giải toán bằng tiếng Anh. Do vậy phong trào dạy học toán bằng tiếng Anh có phần đi xuống, nhiều trường không tổ chức thi toán tiếng Anh, thậm chí không tổ chức các cuộc thi trên mạng. Tuy nhiên, theo định hướng lâu dài của Bộ giáo dục về việc đổi mới căn bản và toàn diện chương trình giáo dục , sách giáo khoa thì việc dạy, học Toán bằng tiếng Anh vẫn là một xu hướng diễn ra trong dài hạn. Vì vậy việc dạy và học toán tiếng Anh ở hiện tại đóng vai trò định hướng, tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình phát triển sau này.
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Thực trạng phong trào dạy học Toán bằng tiếng Anh chưa thật sự mạnh mẽ trong địa bàn huyện nhà, thậm chí trong tỉnh nhà. Các cuộc thi giải toán bằng tiếng anh chưa nhiều, chưa đa dạng và phong phú, mới chỉ thu hút được một phần ít học sinh tham gia. Tuy nhiên, xét về xu hướng, việc học Toán bằng tiếng Anh và đặc biệt là thi học sinh giỏi Toán bằng tiếng Anh là tất yếu sẽ phổ biến trong bối cảnh nền giáo dục nước ta đang đổi mới và hòa nhập với quốc tế. 
Trong năm học 2015-2016 vừa qua, việc tổ chức ôn tập cho học sinh dự thi học sinh giỏi Toán tiếng Anh trên mạng đã mang lại hiệu quả tương đối cao. Chính vì vậy đề tài đặt ra vấn đề tích lũy, phổ biến những kinh nghiệm hay và có ý nghĩa thực tiễn đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán bằng tiếng Anh.
Năm học 2016 – 2017, phong trào học Toán tiếng Anh đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều trường đã đầu tư vào việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh có sự yêu thích môn Toán tiếng Anh. Thâm chí, ở cấp cụm chuyên môn cũng tổ chức các chuyên đề về dạy học Toán tiếng Anh, tiêu biểu là cụm chuyên môn số: 
Năm học 2017 – 2018, khi Bộ giáo dục ra công văn số 5814/BGDĐT-GDTrH, V/v tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018, vì nhiều lí do không khí của các cuộc thi trên mạng có phần thiếu sôi động trong đó phong trào dạy và học Toán tiếng Anh cũng có phần giảm sút theo. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, về mặt lâu dài, việc dạy và học Toán tiếng Anh chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích và sẽ được quan tâm đầu tư hơn nữa của các nhà trường, học sinh và của xã hội. 
3. Giải pháp, biện pháp	
3.1 Mục tiêu
Nhằm nâng cao chất lượng ôn luyện cho học sinh tham gia cuộc thi giải Toán bằng tiếng Anh trên mạng Internet.
Tổng hợp và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong việc ôn luyện cho học sinh tham gia cuộc thi giải Toán bằng tiếng Anh trên mạng Internet.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh.	
	3.2 Nội dung và cách thực hiện các giải pháp, biện pháp 
	3.2.1 Giải pháp 1: Biên soạn tài liệu, xây dựng mục tiêu và kế hoạch ôn tập cho học sinh.
Mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần xác định rõ ràng, cụ thể có tính vừa sức, có thời hạn. Nếu mục tiêu lớn có thể chia thành nhiều mục tiêu nhỏ hơn. Giáo viên bồi dưỡng cần căn cứ thành tích của các năm trước, thảo luận với học sinh và căn cứ tình hình năm học hiện tại để đưa ra được mục tiêu hợp lí. Đối với bản thân khi bắt đầu qua trình ôn luyện cho học sinh, tôi tổ chức phân loại học sinh theo từng khối lớp, ở mỗi khối lớp, căn cứ vào năng lực và nhu cầu của mỗi học sinh tôi đề nghị các em tự đặt ra cho mình mục tiêu cụ thể: ví dụ em A đạt giải nhì cấp Huyện, đạt công nhận cấp tỉnh, Sau đó tôi hướng dẫn các em chia mục tiêu lớn đó ra thành từng mục tiêu nhỏ hơn: ví dụ vòng cấp trường phải đạt bao nhiêu điểm, thời gian bao nhiêu, ... Cứ như vậy sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ thứ mình cần đạt được trong cả quá trình cũng như trong từng giai đoạn ôn tập.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần có sự phối hợp giữa Nhà trường, giáo viên bồi dưỡng, phải căn cứ vào mục tiêu để xây dựng kế hoạch. Kế hoạch phải cụ thể, có thang thời gian để theo dõi, kiểm tra và đánh giá. Trong quá trình thực hiện có thể phải thay đổi kế hoạch để phù hợp với tình hình hiện tại. Khi tiến hành ôn tập cho học sinh, tôi xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng vòng thi. Đối với mỗi khối lớp, mỗi nhóm ôn tập thì có một lộ trình khác nhau, cốt yếu sao cho có thể hoàn thành được từng mục tiêu đã đề ra ở phần trước.
Kế tiếp tôi tiến hành biên soạn tài liệu ôn tập cho học sinh. Khi xây dựng tài liệu ôn tập cần phải có chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần. Cần xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp. Tôi sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và các tỉnh khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em  tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay để hướng cho học sinh. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh tìm các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.
3.2.2 Giải pháp 2: Lựa chọn học sinh và lưu ý khi tổ chức ôn tập
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi Toán bằng tiếng Anh nói riêng, khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh. Chúng ta nên lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp. Đặc biệt nên chú trọng những em đã có nền tảng về môn Toán hoặc môn tiếng Anh.
Bước tiếp theo, sau khi lựa chọn được học sinh, chúng ta đề ra mục tiêu và lập kế hoạch cho mình một cách cụ thể, như trên đã nói. Khi tổ chức ôn tập cần nắm vững phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao; thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy; dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau. Bởi lẽ để giải được các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt. Dạy chắc cơ bản trước rồi mới nâng cao vì: các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng loại trước đã. Sau đó mới nâng cao dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được. Đối với học sinh giỏi bước này có thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra biết chắc chắn là chắc cơ bản rồi mới nâng cao, nếu bỏ qua bước này trình độ của học sinh sẽ không ổn định và không vững chắc. Mỗi loại cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng là phải rút ra phương pháp rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh đã nắm chắc chắn chưa, nếu chưa chắc chắn cần phải củng cố đến khi được mới thôi. Hầu hết các bài đều có thể quy về một loại nào đó cùng nhiều bài khác có quy tắc giải chung, mỗi loại bài toán có một loại nguyên tắc, cứ xác định đúng loại bài, sử dụng đúng nguyên tắc là giải quyết được. Nhưng cá biệt có một ít bài không theo những nguyên tắc chung, thuộc những tình huống cá biệt, có thể sử dụng những cách riêng, thường không rõ quy luật, nhưng giải quyết nhanh. Cần phải coi trọng loại bài có nguyên tắc là chính. Loại sau chỉ nên giới thiệu sau khi đã học kỹ loại trên, vì loại đó học bài nào chỉ biết bài đó mà không áp dụng cho nhiều bài khác được.
Giáo viên nên tránh nôn nóng, bỏ qua bước làm chắc cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, không nhận ra và ghi nhớ đợc từng đơn vị kiến thức kỹ năng, kết quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang. Giáo viên không nên coi những bài đơn lẻ không có quy luật chung là quan trọng, cho học sinh làm nhiều hơn và trước những bài có nguyên tắc chung (coi những bài đó mới là “thông minh”), kết quả là học sinh bị rối loạn, không học được phương pháp tư duy theo kiểu đúng đắn khoa học và thông thường là : mỗi loại sự việc có một nguyên tắc giải quyết, chỉ cần nắm vững một số nguyên tắc là giải quyết được hầu hết các sự việc.
 	3.2.3 Giải pháp 3: Thông tin thường xuyên với BGH, tổ bộ môn, phụ huynh và học sinh để có phương án ôn tập phù hợp.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài. Trong qua trình bồi dưỡng không tránh khỏi gặp những khó khăn cần giải quyết. Những lúc như vậy giáo viên cần linh hoạt tham mưu với BGH, lãnh đạo nhà trường để có phương án xử lí. 
Bên cạnh đó cần phải bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh. Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm. Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành rất vững chắc và đạt thành tích cao. 
Đối với phụ huynh, giáo viên bồi dưỡng chủ động thông báo về kế hoạch, lịch ôn tập và tình hình học tập của học sinh với phụ huynh để phụ huynh có thể theo dõi và giúp đỡ học sinh thực hiện đúng theo kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu ban đầu. Giáo viên chủ động đề nghị phụ huynh quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn, trang bị đầy đủ dụng cụ học tập, thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình học tập của con mình.
	3.2.4 Giải pháp 4: Một số thuật ngữ tiếng Anh thường dùng trong chương trình môn Toán THCS.
	Phần này trình bày một số thuật ngữ (khoảng 300 thuật ngữ) thường dùng trong chương trình môn Toán THCS ở nước ta. Tác giả chú trọng vào việc trình bày cách dịch nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ chứ không chú trọng vào ngữ pháp và cách phát âm các từ đó. Hơn nữa, trong Tiếng Anh có hiện tượng từ đồng âm, có nghĩa là cùng một từ đó nhưng nghĩa và cách hiểu khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học, có nhiều từ khi dịch theo nghĩa thông thường thì không thể hiểu được ý nghĩa của bài toán, nên bảng dưới đây cung cấp phần dịch nghĩa sát theo cách hiểu của môn toán nhất. Cùng một từ, nhưng trong Toán học lại có ý nghĩa khác.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ TOÁN HỌC THÔNG DỤNG
STT
Thuật ngữ
Nghĩa Toán học
STT
Thuật ngữ
Nghĩa Toán học
1
Alternate angles
Các góc sole
154
Median
 trung tuyến
2
 Angles in the same segment
Góc cùng chắn 1 cung
155
Meet
 đồng quy
3
Acute angle
Góc nhọn
156
Midline
 đường trung bình
4
Acute triangle
Tam giác nhọn
157
Midperpendicular
 đường trung trực
5
Addition [ə'di∫n]
Phép cộng
158
Midpoint
Trung điểm
6
Adjacent angles
Góc kề bù
159
Midpoint 
 trung điểm
7
Algebra ['ældʒibrə] 
Đại số 
160
Minimum
Giá trị cực tiểu
8
Algebraic expression
Biểu thức đại số
161
Minor arc
Cung nhỏ
9
Alt.s
Góc so le
162
Minus
Trừ
10
Alternate exterior angles
Các góc sole ngoài
163
Minus ['mainəs]
Âm
11
Alternate interior angles
Các góc sole trong
164
Mixed numbers
Hỗn số
12
Angle 
Góc
165
Multiplication [,mʌltipli'kei∫n]
Phép nhân
13
Angle ['æηgl]
Góc
166
Negative
Âm
14
Angle in a semi circle
Góc chắn nửa cung tròn
167
Note
 lưu ý
15
Angles in opposite segment
Cặp góc đối diện trong 1 tứ giác nội tiếp
168
Number pattern
Sơ đồ số
16
Anticlockwise rotation
Sự quay ngược chiều kim đồng hồ
169
Numberator
Tử số
17
Arc
Cung
170
Numerator
Tử số
18
Area
Diện tích
171
Object
Vật thể
19
Area ['eəriə]
Diện tích
172
Obtuse angle
Góc tù
20
Arithmetic [ə'riθmətik]
Số học 
173
Obtuse triangle
Tam giác tù
21
Arithmetic sequence
 Cấp số cộng
174
Odd number
Số lẻ
22
Ascending order
Thứ tự tăng
175
Old 
Lẻ
23
Asymptote 
Đườ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giang_day_va_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon.doc