SKKN Hình thành động cơ, ý thức học tập cho học sinh thông qua giáo dục truyền thống, lịch sử nhà trường

SKKN Hình thành động cơ, ý thức học tập cho học sinh thông qua giáo dục truyền thống, lịch sử nhà trường

Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đào tạo, trong đó động cơ, ý thức học tập là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập của người học. Khi người học xây dựng được cho mình động cơ học tập đúng đắn sẽ học tập một cách tích cực, hứng thú, say mê. Ngược lại, việc học tập mang tính chất đối phó, miễn cưỡng thường xuất phát từ không có động cơ học tập hoặc động cơ học tập không phù hợp. Do vậy, nghiên cứu để xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh là rất cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo xác định mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả ”

Thực tại mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của Việt Nam. Ngành giáo dục không thể đứng ngoài cuộc. Có rất nhiều ý kiến lo lắng, trăn trở về những thách thức mà ngành giáo dục đang phải đối mặt: Vẫn còn tình trạng học sinh vi phạm nội quy, thiếu lễ độ với người lớn, thầy cô giáo, ham chơi, thờ ơ vô cảm hoặc phai nhạt lý tưởng, đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường gây nên sự bức xúc lớn trong dư luận xã hội. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục truyền thống cùng những đạo lý về đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn là vô cùng quan trọng trong nội dung giáo dục của các nhà trường để hình thành nên phẩm chất cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm sao để sau khi ra trường mỗi học sinh đều phải có lý tưởng đẹp, có tình yêu Tổ quốc và lòng tự hào tự tôn dân tộc, tự hào về truyền thống, lịch sử nhà trường. Phát triển về trí tuệ và thể chất, kỹ năng sống tốt, năng động, sáng tạo, là nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của quê hương, đất nước, hướng tới công dân toàn cầu.

 

doc 19 trang thuychi01 8711
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hình thành động cơ, ý thức học tập cho học sinh thông qua giáo dục truyền thống, lịch sử nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài 
          Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đào tạo, trong đó động cơ, ý thức học tập là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập của người học. Khi người học xây dựng được cho mình động cơ học tập đúng đắn sẽ học tập một cách tích cực, hứng thú, say mê. Ngược lại, việc học tập mang tính chất đối phó, miễn cưỡng thường xuất phát từ không có động cơ học tập hoặc động cơ học tập không phù hợp. Do vậy, nghiên cứu để xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh là rất cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo xác định mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”
Thực tại mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của Việt Nam. Ngành giáo dục không thể đứng ngoài cuộc. Có rất nhiều ý kiến lo lắng, trăn trở về những thách thức mà ngành giáo dục đang phải đối mặt: Vẫn còn tình trạng học sinh vi phạm nội quy, thiếu lễ độ với người lớn, thầy cô giáo, ham chơi, thờ ơ vô cảm hoặc phai nhạt lý tưởng, đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường gây nên sự bức xúc lớn trong dư luận xã hội. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục truyền thống cùng những đạo lý về đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn là vô cùng quan trọng trong nội dung giáo dục của các nhà trường để hình thành nên phẩm chất cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm sao để sau khi ra trường mỗi học sinh đều phải có lý tưởng đẹp, có tình yêu Tổ quốc và lòng tự hào tự tôn dân tộc, tự hào về truyền thống, lịch sử nhà trường. Phát triển về trí tuệ và thể chất, kỹ năng sống tốt, năng động, sáng tạo, là nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của quê hương, đất nước, hướng tới công dân toàn cầu.
Hiện nay có nhiều trường đã lồng ghép giáo dục truyền thống vào những tiết học trải nghiệm thực tế như giáo dục lịch sử qua bảo tàng; đưa học sinh đến thăm các khu di tích lịch sử; nhiều hoạt động cụ thể hướng tới đền ơn đáp nghĩa bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng...Việc làm này cần thiết và là một hướng đi đúng, phù hợp với thực tiễn giáo dục, bởi cách giáo dục này không biến nội dung giáo dục truyền thống thành một môn học nặng về lý thuyết, giáo điều, khô cứng. Nội dung giáo dục truyền thống sẽ được thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng và vì thế sẽ hấp dẫn được học trò. Và đặc biệt sẽ phù hợp với tâm lí lứa tuổi, xua tan áp lực học tập, phát huy tiềm năng học sinh. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa giáo dục truyền thống trong học đường không tồn tại những khó khăn nhất định. Cụ thể, bên cạnh việc đảm bảo nội dung chương trình khung bắt buộc đối với các môn học chính thức thì hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông đã có nhiều nội dung cần lồng ghép, “tích hợp”. Do đó, không còn nhiều thời gian cho việc lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống, lịch sử nhà trường. Hoạt động trải nghiệm phải đến tận nơi “sờ, ngửi, nhìn, cảm nhận” không khí “nóng hổi” mang hơi thở của đời sống thực tiễn, nhưng kinh phí ngân sách hạn hẹp, khó khăn chung không thể đưa học sinh đi nhiều nơi như thế. Trong khuôn viên của trường cũng chật hẹp khó bố trí không gian cho tiết học trải nghiệm.Từ những khó khăn này đòi hỏi nhà quản lý, nhà giáo phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, dành nhiều tâm huyết tạo cơ hội cho học sinh được giáo dục truyền thống, lịch sử một cách tự nhiên, thấm thía.
Băn khoăn trăn trở về chất lượng giáo dục và mong muốn phát huy các giá trị truyền thống, lịch sử của nhà trường tôi đã lựa chọn đề tài “Hình thành động cơ, ý thức học tập cho học sinh thông qua giáo dục truyền thống, lịch sử nhà trường” để nghiên cứu.
 2. Mục đích nghiên cứu
Qua quá trình phân tích, nghiên cứu, thu thập thông tin về động cơ, ý thức học tập của học sinh, rút ra một số kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục học sinh để phát huy những mặt mạnh, khắc phục hạn chế trong quá trình dạy và học, giữ vững và phát huy các giá trị về truyền thống, lịch sử nhà trường.
3.Đối tượng nghiên cứu
- Những yếu tố tác động tới việc hình thành động cơ ý thức học tập của học sinh
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường
- Chất lượng giáo dục nhà trường
- Các tư liệu về truyền thống, lịch sử nhà trường 
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc hình thành động cơ ý thức học tập của học sinh
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Khảo sát tình hình dạy học, khảo sát chất lượng giáo viên và học sinh. 
- Phương pháp thu tập thông tin: Thu thập các thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp thống kế, xử lý số liệu: Thống kê số liệu về cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường.
Phần II: NỘI DUNG
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Tìm hiểu về động cơ
Động cơ trong tiếng Latin là Motif, có nghĩa là nguyên nhân thúc đẩy con người hành động. Nguyên nhân này nằm bên trong chủ thể có thể xuất phát từ nhu cầu sinh lý hay tâm lý (vì đói khát mà con người đi tìm thức ăn, nước uống; vì yêu quý thầy cô mà trẻ học hành)
          Theo từ điển Tiếng Việt: “Động cơ là những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn liền với những nhu cầu”.
          Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và quy định xu hướng của hướng tích cực đó. Động cơ là động lực kích thích trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành vi”.
                  Như vậy, động cơ học tập là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người học.
2. Sự hình thành động cơ học tập
          Theo Nguyễn Thạc: Tất cả sự kiện, vật chất hay hành động đều trở thành động cơ nếu chúng liên quan đến nguồn gốc tích cực (các nhu cầu) của con người. Theo Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó. Động cơ tồn tại ở hai dạng: động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong của mỗi người được hình thành từ sự thích thú đối với hoạt động học tập nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết. Động cơ bên ngoài được hình thành không phải do sự hứng thú của bản thân trong việc học mà là sự hứng thú từ kết quả của việc học tập mang lại (được điểm cao, được khen thưởng, tránh bị phạt, để làm vui lòng ai đó,). Willis J. Edmondson cho rằng: Động cơ học tập bên trong do xuất phát từ đam mê, yêu thích, niềm vui và có nhu cầu thực sự, động cơ học tập bên ngoài do chịu tác động của ngoại cảnh như khen ngợi của thầy cô và cha mẹ, môi trường giảng dạy, tài liệu học tập.
          Nguồn gốc bên trong của động cơ như: hứng thú, chú ý, ý chí, nhu cầu trong đó quan trọng nhất là nhu cầu của con người. Nhu cầu gặp được đối tượng có điều kiện thực hiện sẽ trở thành động cơ. Đối tượng của hoạt động học là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Đối tượng này tồn tại bên ngoài chủ thể, có ý nghĩa đối với chủ thể, làm nảy sinh chủ thể nhu cầu chiếm lĩnh nó. Khi nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng được chủ thể ý thức sẽ trở thành động cơ thúc đẩy, định hướng, duy trì hoạt động học tập. Như vậy động cơ gắn liền với nhu cầu, mong muốn của cá nhân. Nói cách khác nhu cầu, mong muốn chính là yếu tố bên trong quan trọng hình thành nên động cơ của chủ thể.
 Động cơ học tập hình thành từ những xúc cảm, nhu cầu, và hoài bão làm cho học sinh suy nghĩ và hành động học tập, là yếu tố kích thích, nung nấu thúc đẩy tính tích cực trong học sinh nhằm tiếp thu kiến thức và phát triển nhân cách, nó không có sẵn hay tự phát mà hình thành dần trong quá trình học tập của học sinh dưới hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô; vì vậy cha mẹ, thầy cô và nhà trường thông qua chương trình, kế hoạch hoạt động đã được chuẩn bị trước mà tác động một cách tích cực, có tập trung lên con em, học sinh của mình nhằm tạo nên hưng phấn, hứng thú, lòng ưa khen ngợi, quý mến,  thương mến. Học sinh có động cơ học tập tốt có những phẩm chất như tính tích cực, tự giác, chăm chỉ, siêng năng học tập; học sinh không có động cơ học tập thì chán nản, bỏ học, lưu ban. Một học sinh chán học do một trong nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh, những yếu tố như nội dung môn học nặng, bài vở dồn nén không đủ thời gian học bài- làm bài, sức khỏe yếu, do bị bệnh hoặc hoàn cảnh gia đình có khó khăn kinh tế, thiếu hụt tình cảm cha mẹ, gia đình do đó không thể tiếp thu kiến thức dẫn đến ức chế, tụt hậu. Ngoài động cơ học tập, mỗi người còn có ý chí (will) mới thành công; Ý chí tạo nên từ động cơ học tập có định hướng tương lai và mục đích cuộc sống. Ông bà ta có câu “Có chí thì nên”, ông Nguyễn Bá Ngọc có nói “Người không chí như ngựa không cương, trôi dạt bông lông, không ra gì cả”; 
3. Ý thức học tập.
Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống. Ý thức học tập tích cực chính là động lực đưa con người đến thành công.
THỰC TRẠNG VỀ ĐỘNG CƠ, Ý THỨC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS.
1. Thực trạng
Nhìn chung ở các trường THCS hiện nay đa số các em học sinh đều ngoan ngoãn, có ý thức học tập và rèn luyện. Tuy nhiên bên cạnh những em chăm chỉ học hành, có động cơ ý thức tốt thì vẫn còn nhiều em ý thức chưa cao, còn lười biếng học bài, làm bài , bỏ học, trốn học . Nhiều học sinh không còn hứng thú với việc học. Các em thấy việc học rất nhàm chán. Đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui. Học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện kĩ năng. Nhiều học sinh lại không biết học để làm gì. Nhiều học sinh không tìm thấy động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập. Nhiều học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp. Học để lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức. Vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học. Các trường hợp mất trật tự gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy. Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao. Không những thế, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ GD&ĐT, trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường. Tương đương khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày. Trong đó, hơn 5.000 học sinh xảy ra một vụ đánh nhau. Nguyên nhân của việc học sinh đánh nhau hay nạn bạo lực học đường có thể xuất phát từ nhiều lí do. Có thể do mâu thuẫn, hiềm khích hay những lí do nhỏ nhặt khác. Song điều đó phản ánh sự xuống cấp của nền tảng đạo đức, thái độ, lối sống và ý thức học tập yếu kém của một bộ phận học sinh.
2. Nguyên nhân của hiện trạng học sinh có ý thức học tập lơ là hiện nay
 Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Các giá trị mới phù hợp với thời đại chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng. Họ lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nghĩa. Sự phát triển của nền công nghệ truyền thông và phương tiện giải trí làm bùng phát nhu cầu hưởng thụ, giải trí tầm thường khiến học sinh chán ghét việc học tập căng thẳng, không còn hứng thú với việc học nữa. Sự xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai, sự lan truyền của các lối sống tôn sùng vật chất, trào lưu nổi loạn gây ảnh hương đến văn hóa và tinh thần học tập của đông đảo học sinh. Sự suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường học, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh. Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường. Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động. Học sinh thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động. Sự khủng hoảng tâm lí lứa tuổi khiến các em bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa. Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh. Sự lơ là này khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niểm tin, không có động lực để học tập tốt. Học sinh xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích.
3. Hậu quả của việc học sinh thiếu động cơ, ý thức học tập.
 Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém. Chất lượng giáo dục cũng ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mất ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp. Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao trong trường học. Bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội. Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó ngày càng phổ biến. Tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Ý thức học tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng. Xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH ĐỘNG CƠ, Ý THỨC HỌC TẬP CHO HỌC SINH
Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền về lịch sử nhà trường tại phòng truyền thống
Công tác giáo dục truyền thống là một phần không thể thiếu để phát triển đạo đức, nhân cách học sinh. Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với thế giới trên mọi lĩnh vực, việc giáo dục truyền thống cho học sinh càng có vai trò quan trọng. Đây là một hoạt động thể hiện sự quan tâm của nhà trường đối với công tác giáo dục truyền thống cho học sinh và thiết thực hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bên cạnh đó giúp học sinh trong toàn trường nắm được lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường qua đó xác định trách nhiệm của mình phải gìn giữ và đóng góp  thành tích để trang truyền thống của nhà trường ngày một vẻ vang góp phần khẳng định vị thế của nhà trường.
Tuyên truyền về lịch sử truyền thống nhà trường
Các em được nghe về Lịch sử truyền thống nhà trường. Các em biết được những gian khổ, khó khăn khi trường mới thành lập (1965), biết được những lần trường di dời địa điểm và ý nghĩa lớn lao sau mỗi thay đổi có tính lịch sử đó. Đặc biệt hơn, trong chặng đường hơn 50 năm đi trọn, trường đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận và cấp bằng công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia, gặt hái được rất nhiều thành tích, đã đào tạo được nhiều người tài giỏi cho quê hương đất nước. Sau khi nghe về truyền thống của nhà trường,  các em được tham quan phòng truyền thống. Ở đó, lưu giữ phần lớn những chặng đường mà trường đã đi qua. Trên bảng vàng danh dự, có tên nhiều người các em chưa biếtvà có cả những dòng chữ thân quen. Những bức ảnh quý giá, những tấm bằng khen, giấy khen, những trang thơ, những dòng lưu bút, những bài báo, tập san, video về nhà trườngđể lại trong các em nhiều cảm xúc. Tất cả đều có tính chất giáo dục hết sức to lớn, mang đến cho các em học sinh một niềm tin, lòng tự hào và thôi thúc các em cố gắng để xứng đáng với truyền thống hơn 50 năm của ngôi trường mà mình theo học.
Biện pháp 2: Nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt.
Lịch sử truyền thống nhà trường mặc dù trải qua những thăm trầm của lịch sử và những biến cố của thời gian, những vất vả gian lao nhưng luôn có rất nhiều gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt về mọi mặt. Việc nêu gương tốt giúp các em tự hào về truyền thống – tiếp bước cha anh, vun đắp động cơ ý thức học tập và rèn luyện
	Những tấm gương về các thế hệ học sinh đã và đang học tập và rèn luyện dưới mái trường, nhất là những tấm gương về học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, tấm gương về các thế hệ thầy cô âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, tấm gương về học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách hồ Chí Minh, tấm gương về công dân gương mẫu tiêu biểu, thi đua yêu nước là những minh chứng tiếp thêm ngọn lửa say mê học tập và rèn luyện cho các thế hệ học sinh hôm nay và mai sau .
	Tiêu biểu nhất cho các thế hệ cán bộ giáo viên nhà trường là tấm gương cô giáo Bùi Thị Nam – Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường. Với niềm say mê nghề nghiệp hết lòng vì học sinh thân yêu, trách nhiệm cao với nhà trường, địa phương và ngành giáo dục Cô đã vượt qua mọi khó khăn dẫn dắt nhà trường ngày càng đi lên vững bước trên tầm cao mới. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại. Nhà trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia, nhiều năm liên tục được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, Giám đốc Sở GD-ĐT, Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen. Cá nhân Cô nhiều năm liền được các cấp khen thưởng biểu dương: Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen tiêu biểu về phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2014, Giám đốc Sở GD-ĐT, Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen, được Huyện ủy – UBND huyện biểu dương khen thưởng về học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tấm gương về công dân gương mẫu tiêu biểu
Cô Bùi Thị Nam – Hiệu trưởng nhà trường (thứ tư từ bên phải sang)
Tấm gương về các cựu học sinh của trường đã nuôi dưỡng ước mơ và trưởng thành, bay tới mọi miền Tổ quốc, công tác, làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hàng trăm học sinh của trường đã trưởng thành, người là sĩ quan cao cấp trong quân đội, người trở thành kĩ sư, bác sĩ, người trở thành các giảng viên đại học, giáo viên các trường phổ thông, người thì trở thành nhà lãnh đạo trong bộ máy của Đảng, nhà nước từ cấp xã đến cấp tỉnh, cấp trung ương luôn hướng về quê hương và mong muốn góp sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Bên cạnh đó còn có những tấm gương vô cùng dũng cảm được ví là những “anh hùng nhí” xả thân cứu bạn trong lúc hiểm nguy như tấm gương dũng cảm cứu người 
của em Trần Thị Thu Hà, sinh năm 2001- học sinh lớp 9B trường THCS Xuân Châu cùng các bạn đi chăn trâu ngoài đồng. Trong lúc chăn trâu, hai người bạn của em không may bị trượt chân rơi xuống hố nước sâu, thấy các bạn chới với dưới hố nước, không ngần ngại, Hà lao xuống cứu. Sau khi dùng hết sức đẩy được cả 2 bạn lên bờ, Hà kiệt sức và chìm dần. Em đã mãi mãi ra đi để 2 bạn của mình được sống.
Hà sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, không có cha bên cạnh. Nhà chỉ có 2 mẹ con, mẹ Hà ngoài làm ruộng thì quanh năm tần tảo đi chợ bán rau nuôi em ăn học. Ở nhà, Hà là một người con ngoan ngoãn, tự lập và chăm chỉ học tập, giúp đỡ mẹ nhiều việc trong cuộc sống trong gia đình. Ở trường, Hà là một học sinh nghị lực, không ngại khó, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Các hoạt động đoàn, đội Hà đều nhiệt tình tham gia. Hà là học sinh vượt khó, học giỏi nhiều năm liền, năm học lớp 8 Hà đã đoạt giải 3 môn thi học sinh giỏi môn Văn cấp huyện .
Hành động của em

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hinh_thanh_dong_co_y_thuc_hoc_tap_cho_hoc_sinh_thong_qu.doc