Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cách ra đề tự luận để nâng cao dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở ở huyện Triệu Sơn

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cách ra đề tự luận để nâng cao dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở ở huyện Triệu Sơn

Môn Văn có một vị trí đặc biệt trong nhà trường. Nó là môn học gắn bó nhiều nhất với nghệ thuật - một hoạt động kỳ diệu của con người, một lĩnh vực của tình cảm, của trực giác, của tưởng tượng và của cái đẹp Mục đích của việc dạy văn ở trường phổ thông phải được quan niệm lại cho chính xác hơn. Học văn không chỉ là học những tri thức về ngôn ngữ, về lí luận, về lịch sử văn chương mà quan trọng là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn ở mỗi con người. Năng lực văn này bao gồm năng lực tư duy và năng lực cảm xúc, năng lực thể hiện tức là năng lực nói, viết, diễn đạt cảm nghĩ của mình trong một văn bản và cuối cùng là năng lực cảm thụ, tức là khả năng tiếp nhận tác phẩm, thưởng thức cái hay, cái đẹp. Phát triển năng lực văn là phát triển năng lực sống, phát triển cá nhân và do đó là phát triển con người, năng lực làm người hiểu theo nghĩa bao quát nhất của nó. Học văn vừa là học, vừa là sống. Trong cái sống đó, tri thức, điều học là cần, nhưng chưa phải là cái bao quát nhất Ở nhà trường, môn Văn là môn hấp dẫn nhất vì ở đây không chỉ có các khái niệm, sự kiện mà còn có số phận con người, có buồn vui, có cái đẹp. Nếu khi rời ghế nhà trường, nhờ học thuộc một số kiến thức nào đó về văn chương mà có được mảnh bằng tốt nghiệp, nhưng các em vẫn không viết được một lá đơn cho đúng văn phạm, không thảo nổi một tờ báo cáo công việc và cao hơn nữa, không có khả năng nhạy cảm với cái xấu, cái đẹp, không biết tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật một cách sáng tạo, một cách có văn hóa thì đó chính là cái lỗi mà môn Văn phải gánh trách nhiệm nặng nề. Tình trạng này hiện nay có lẽ ai cũng thấy, nhưng sửa chữa thì dường như vẫn chưa được bao nhiêu.

doc 18 trang thuychi01 6891
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cách ra đề tự luận để nâng cao dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở ở huyện Triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI CÁCH RA ĐỀ TỰ LUẬN 
ĐỂ NÂNG CAO DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN TRIỆU SƠN
Người thực hiện: Nguyễn Chí Quang
Chức vụ: Viên chức
Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT Triệu Sơn
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
TRIỆU SƠN NĂM 2016
1. Mở đầu
MỤC
TRANG
1. MỞ ĐẦU....................
...3
1.1. Lý do chọn đề tài.......................
...3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
...5
1.3. Đối tượng nghiên cứu..........................
...6
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................
...6
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
...6
2.1. Cơ sở lí luận và thực trạng của việc ra đề đánh giá chất lượng học sinh trong các nhà trường hiện nay..................................
.6 
2.2. Những yêu cầu về cách ra đề theo hướng đổi mới để phát huy năng lực học Văn của học sinh. ...
 ..7 
2.3. Một số kinh nghiệm khi ra đề và một số đề bài theo tinh thần đổi mới.
.11 
2.4. Giới thiệu một số bài văn, đoạn văn làm đề theo cách đổi mới...
.....12
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân và hoạt động giáo dục...
.15
3. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ..
.16
3.1. Kết luận: ...........
16
3.2. Kiến nghị:..
.16
Tài liệu nghiên cứu...
.18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn Văn có một vị trí đặc biệt trong nhà trường. Nó là môn học gắn bó nhiều nhất với nghệ thuật - một hoạt động kỳ diệu của con người, một lĩnh vực của tình cảm, của trực giác, của tưởng tượng và của cái đẹpMục đích của việc dạy văn ở trường phổ thông phải được quan niệm lại cho chính xác hơn. Học văn không chỉ là học những tri thức về ngôn ngữ, về lí luận, về lịch sử văn chương mà quan trọng là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn ở mỗi con người. Năng lực văn này bao gồm năng lực tư duy và năng lực cảm xúc, năng lực thể hiện tức là năng lực nói, viết, diễn đạt cảm nghĩ của mình trong một văn bảnvà cuối cùng là năng lực cảm thụ, tức là khả năng tiếp nhận tác phẩm, thưởng thức cái hay, cái đẹp. Phát triển năng lực văn là phát triển năng lực sống, phát triển cá nhân và do đó là phát triển con người, năng lực làm người hiểu theo nghĩa bao quát nhất của nó. Học văn vừa là học, vừa là sống. Trong cái sống đó, tri thức, điều học là cần, nhưng chưa phải là cái bao quát nhất Ở nhà trường, môn Văn là môn hấp dẫn nhất vì ở đây không chỉ có các khái niệm, sự kiện mà còn có số phận con người, có buồn vui, có cái đẹp. Nếu khi rời ghế nhà trường, nhờ học thuộc một số kiến thức nào đó về văn chương mà có được mảnh bằng tốt nghiệp, nhưng các em vẫn không viết được một lá đơn cho đúng văn phạm, không thảo nổi một tờ báo cáo công việc và cao hơn nữa, không có khả năng nhạy cảm với cái xấu, cái đẹp, không biết tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật một cách sáng tạo, một cách có văn hóa thì đó chính là cái lỗi mà môn Văn phải gánh trách nhiệm nặng nề. Tình trạng này hiện nay có lẽ ai cũng thấy, nhưng sửa chữa thì dường như vẫn chưa được bao nhiêu.
Để nâng cao chất lượng môn Văn ở trường phổ thông cần phải giải quyết cả một hệ thống những vấn đề từ lí luận cơ bản, phương pháp, đến tổ chức, cơ sở vật chất, chính sách chế độtrong tiến hành triển khai cải cách giáo dục. Ở đây tôi chỉ đề cập đến việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Văn, mà cụ thể hơn là đổi mới cách ra đề tự luận để nâng cao chất lượng môn Văn trong nhà trường. 
Trong quá trình đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới THPT, THCS nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế xã hội đang phát triển. Việc đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng và xem như một khâu đột phá quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục. Đổi mới dạy học cần hình thức kiểm tra tương xứng với nó để tạo ra động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Để đáp ứng những mục tiêu mới của giáo dục, việc kiểm tra đánh giá cũng phải đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống phức tạp hiện nay. Kiểm tra đánh giá có vai trò, ý nghĩa đối với cả học sinh và giáo viên vì qua kiểm tra đánh giá sẽ giúp cho giáo viên bộ môn, các nhà quản lý giáo dục và bản thân học sinh có những thông tin xác thực để có tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung phương pháp trong quá trình dạy và học. Không đổi mới kiểm tra đánh giá thì tất cả trở nên vô nghĩa.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một mắt xích quan trọng trong quá trình đào tạo. Kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học, giúp giáo viên có thông tin phản hồi để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy để từ đó nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường phổ thông.
Do yêu cầu đặc trưng bộ môn nên kiểm tra, đánh giá trong môn ngữ văn nhằm mục đích đánh giá học sinh một cách toàn diện về hai năng lực đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và cảm xúc thẩm mỹ. Những năng lực này đã được cụ thể hóa trong chuẩn chương trình môn học với những yêu cầu cần đạt trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Như chúng ta đã biết, làm văn là một môn học quan trọng ở trường phổ thông, có nhiệm vụ đào tạo năng lực tổng hợp cho học sinh, bao gồm năng lực tư duy, năng lực viết, biểu đạt tình cảm, giao tiếp có hiệu quả trong đời sống. Mọi học sinh đều có tư tưởng, tình cảm và nhu cầu biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình trong giao tiếp. Môn làm văn dạy kĩ năng giúp học sinh biểu đạt, giao tiếp có hiệu quả. Vì vậy, đề làm văn rất quan trọng giúp học sinh thể hiện được điều đó. Song từ khi thay sách, cũng như cải cách chương trình sách giáo khoa, mặc dù đã có nhiều thay đổi về kiến thức cũng như phương pháp nhưng hầu như trong các nhà trường, việc đổi mới cách ra đề thi, kiểm tra của giáo viên trong quá trình dạy học cũng đang là một vấn đề nan giải. Họ coi đó là “chuyện bình thường”, thậm chí xem thường việc đánh giá năng lực học tập của học sinh. Cho nên dẫn đến hiện tượng, đề có khi rất khó, có khi lại rất dễ nhưng điều quan trọng là các đề thi chưa phát huy tính sáng tạo ở học sinh, chưa giúp cho các em có hứng thú với môn học, chưa đáp ứng yêu cầu của thời đại và mục tiêu môn học. Trong khi đó, một trong những yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa đã và đang thực hiện là cần tiến hành đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá. Nếu không đổi mới kiểm tra, đánh giá thì tất cả đều trở nên vô nghĩa, mọi sự phấn đấu cũng trở thành con số không. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh cần dựa trên nhiều phương diện như bài kiểm tra thường kì, bài kiểm tra cuối năm, cuối khóa, chuyển cấp,....Chính vì vậy, bài kiểm tra đánh giá lại càng đóng vai trò quan trọng, nó đánh giá cả quá trình học tập, giảng dạy, không những thế bài kiểm tra còn khẳng định năng lực của học sinh. Hiện nay, trên thị truờng sách có bán rất nhiều sách kiểm tra đánh giá, hay trên mạng vô số ngân hàng đề thi học sinh giỏi, đề kiểm tra thường xuyênnhiều giáo viên coi đó là “cẩm nang” cho cuộc đời đi dạy của mình, không chịu đầu tư, không cần nắm thực tế của học sinh trong lớp, nhiều giáo viên chỉ biết cốp nhặt các đề thi trên mạng tải về rồi cắt dán, “xào xáo” tùy tiện, lộn xôn... đến giờ kiểm tra cứ sẵn đề thi cho học sinh ghi, rồi làm bài, không nghĩ đến chất lượng đề đó như thế nào, có khi không biết đến sai, đúng, biểu điểm thì thừa, thiếuĐứng trước thực tại đó, là một chuyên viên của phòng Giáo dục và Đào tạo Triệu Sơn, trực tiếp phụ trách bộ môn ngữ văn trung học cơ sở, trong đó có việc chịu trách nhiệm trong việc tuyển chọn, ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn ngữ văn cho huyện tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Hơn nữa, bản thân tôi đã từng có nhiều năm đứng lớp dạy bộ môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở và cũng nhiều năm liên tục đứng đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp ở các trường trung học cơ sở nên tôi hiểu rất rõ về chất lượng thực sự trong việc làm bài văn tự luận của học sinh hiện nay. Trước bao nổi băn khoăn, trăn trở làm thế nào để nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh giỏi môn ngữ văn cho huyện nhà, mà quan trọng hơn là làm sao để nâng cao chất lượng dạy và học môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông, nâng cao khả năng làm bài văn tự luận cho học sinh trung học cơ sở. Với tất cả mục đích và ý nghĩa đó tôi quyết định viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên cơ sở là kinh nghiệm được đúc rút từ những năm tháng giảng dạy môn ngữ văn ở hai ngôi trường hàng đầu của huyện ( Trường THCS Triệu Thị Trinh và trường THCS Dân Lực) cũng như nhiều năm liên tục ra đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn trong các kỳ thi học sinh giỏi của huyện. Với đề tài Đổi mới cách ra đề tự luận để nâng cao dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở ở huyện Triệu Sơn, tôi mong muốn đưa ra kinh nghiệm về cách ra đề thi, đề kiểm tra đối với dạng đề tự luận để nâng cao chất lượng dạy và học môn ngữ văn trong nhà trường trung học cơ sở hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Với đề tài này, mục đích của tôi là góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn thông qua việc ra đề thi, kiểm tra ở dạng câu tự luận. Vì vậy, tôi sẽ nghiên cứu sâu vào các thể loại văn như : Nghị luận, biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh...trong chương trình THCS. ở từng thể lọai, tôi đưa ra cách thức ra đề thi với các hình thức khác nhau để học sinh có nhiều điều kiện mà phát huy tinh thần học tập, sáng tạo trong quá trình tiếp cận môn Ngữ văn theo tinh thần đổi mới .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài tôi chọn mang phạm vị hẹp ( cách ra đề thi, kiểm tra ) để đánh giá việc rèn luyện môn Tập làm văn. Do vậy, khách thể của đề tài chính là học sinh cấp trung học cơ sở. Đây là đối tượng mà khả năng sáng tạo rất tốt song cần phải có người định hướng, hướng dẫn. Nếu không làm được điều này thì sẽ thiêu chột dần tinh thần sáng tạo trong học môn Ngữ văn, mất đi khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc đời, các em sẽ rất ngại đến với môn Văn.
 Về đối tượng nghiên cứu: Để làm được đề tài này, tôi nghiên cứu cách ra đề thi cho 5 thể loại học ở chương trình THCS, đó là:
 -Văn tự sự.
 -Văn miêu tả.
 -Văn nghị luận.
 -Văn biểu cảm.
 -Văn thuyết minh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Đây là kinh nghiệm của bản thân khi tiến hành ra đề để đánh giá chất lượng của học sinh trong quá trình học. Cho nên, tôi làm bằng cách.
 - Dùng sách giáo khoa, tìm hiểu chuẩn kiến thức kỹ năng, đọc kĩ các thể loại văn, đặc biệt một số đề trong các giờ kiểm tra để khám phá mà có cách ra đề thi một cách thích hợp.
 - Tham khảo một số cách ra đề của các nhà viết sách, đặc biêt trong sách thiết kế, các loại sách bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng kiếu văn để có một cách đánh giá hợp lí nhất phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy được tính tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận và thực trạng của việc ra đề đánh giá chất lượng học sinh trong các nhà trường hiện nay.
 Trong quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. Đây là một yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi phải chỉ đạo chặt chẽ, liên tục và phải động viên mọi sự kiên trì nỗ lực sáng tạo của đội ngũ giáo viên, lôi cuốn sự hưởng ứng của đông đảo học sinh. Để tạo điều kiện thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, phải từng bước nâng cao trình độ đổi ngũ giáo viên, mà đầu tiên là phải đổi mới cách ra đề theo hướng phát triển năng lực học sinh. Trong những năm gần đây, do sự đổi mới của chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn cũng đã được thay đổi theo tinh thần chung, xu thế chung của xã hội. Cách đổi mới nhằm mục đích để học sinh có điều kiện học tập tốt hơn, yêu môn học hơn nhưng cao hơn nữa là thế hệ trẻ có điều kiện tiếp cận nhanh chóng với thời đại. Đã đổi mới nội dung, phương pháp học môn Ngữ văn thì việc đổi mới ra đề để đánh giá là một việc làm tất yếu - đó là sự đổi mới đồng bộ. Song thực chất của việc này lại không như vậy, giáo viên ở các nhà trường hầu như vẫn “bình thản” với việc ra đề như cũ, coi việc ra đề thi là chuyện bình thường, miễn làm sao các em học có điểm là được còn không quan trọng xem đề đó có đổi mới hay không, học sinh đã tiếp thu và sáng tạo theo tinh thần đổi mới hay chưa? Gần như đa số giáo viên lấy đề gợi ý có sẵn trong sách hoặc ở một số sách hướng dẫn sẵn hay đề trên mạng, họ chưa mạnh dạn đưa ra các kiểu đề mới, đặc biệt với đề hướng “ mở” để phát huy năng lực sáng tạo, để học sinh tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng của các em. Có lẽ một mặt do đề này ra khó, giáo viên khó ra, hướng làm cũng khó. Mặt khác, giáo viên tâm lí ngại, sợ học sinh không làm được thì mất công ra đề khác rồi phải chấm lại...Do vậy mà học sinh chưa được thử sức với những dạng đề “lạ”, chưa phát huy tiềm năng tư duy ở học sinh, chưa phát huy tối đa cách học văn ở học sinh, làm giảm ưu thế của môn học trong giới trẻ. Các em hầu như có tâm lí ngại học văn, sợ làm văn. Làm bài phải theo ý thầy, cô dạy nếu không sẽ bị điểm kém, hoặc nếu sáng tạo không theo ý thì cũng như vậy... Mặt khác, khi ra đề văn tự luận, người ra đề thường tuân thủ một vài “mẫu” rất quen thuộc, với tâm lí “ chắc ăn”, miễn là yên ổn, êm thấm, không gây ra những phiền toái, tránh được dư luận khen, chê ồn ào...Kết quả là kì thi nào, hoặc các giờ kiểm tra nào..., quanh đi quẩn lại chỉ một số tác phẩm quen thuộc, một vài kiểu đề na ná như nhau, năm sau chỉ thay đổi vài chữ so với năm ngoái...Nói tóm lại việc đổi mới cách ra đề để đánh giá học sinh trong các nhà trường hầu như chưa được cải tiến, còn mang tính hình thức. Hay nói cách khác, môn Ngữ văn cũng chưa được “ cải thiện” bao nhiêu.
2.2. Những yêu cầu đối với câu hỏi tự luận theo hướng đổi mới để phát huy năng lực học Văn của học sinh. 
 Trong cuốn “ tài liệu bồi dưỡng” dùng cho cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng câu hỏi và bài tập môn ngữ văn thuộc chương trình phát triển giáo dục trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra 10 yêu cầu đối với câu hỏi tự luận:
1. Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2. Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3. Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4. Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5. Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
6. Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
7. Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn và ghi nhớ những khái niệm thông tin;
8. Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
9. Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian đề viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt;
10. Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: Bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Trong đề tài của mình tôi mạnh dạn đưa ra các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận theo tinh thần đổi mới, cụ thể như sau:
1. Đổi mới hình thức và nội dung câu hỏi: 
- Đổi mới về hình thức: Có nghĩa cấu trúc đề phải ngắn, phải thoáng chứ không nhất thiết là phải đầy đủ câu cú, dài dòng. 
- Đổi mới nội dung: Khi ra một đề tự luận, giáo viên phải tính đến độ vừa sức, bám sát vào chương trình, nhưng quan trọng là phải tạo điều kiện đề học sinh được nói những lời chân thật, tự đáy lòng. Đề làm văn phải gợi những điều muốn nói chứ không phải những điều thầy cô muốn nghe, muốn đọc, hoặc phải đi theo “đường mòn” mà thầy cô cung cấp. Đề ra phải tạo cho học sinh thói quen tự nghĩ ra ý và viết bài văn thể hiện ý kiến của mình. Làm văn đích thực là không phải làm theo ý người khác. Có ra đề theo hướng này thì mới chấm dứt tình trạng học sinh làm văn đua nhau giở tài liệu, sách hướng dẫn hoặc các bài văn mẫu...bán trên thị trường. Kiểu ra đề cũ sẽ tạo cho các em thói quen ỷ lại, không chịu tìm tòi, không có tính độc lập, sáng tạo mà chỉ sao chép. Do đó mà kiến thức về môn học trống rỗng, khi thi cử “ sợ thi”. 
 Khi ra đề tự luận, giáo viên cần nắm một số dạng đề như:
 + Đề có mệnh lệnh.
 + Đề mở ( chỉ nêu đề tài, chủ đề mà không ra mệnh lệnh ).
 + Đề có kèm theo tư liệu ( như 1 thông tin, 1 câu chuyện, một đoạn văn...)
 Dù ở dạng đề nào thì giáo viên cũng phải biết đưa ra hướng mở để học sinh được sáng tạo trong quá trình làm văn. Chúng ta chủ trương học sinh làm văn có sáng tạo nhưng không thể yêu cầu học sinh sáng tạo như người lớn. Viết đựoc bài văn có ý tứ, phù hợp với đề là một sáng tạo. Trong bài viết, học sinh biết sử dụng các kiến thức đã học đúng lúc, đúng chỗ cũng là một sáng tạo. Bài viết nếu có những câu, những ý giống như trong sách giáo khoa hay tài liệu tham khảo cũng không sao. Học tập ban đầu là cần phải bắt chước mẫu, sau đó biết làm khác với mẫu, dần dần khi đã viết quen tay, đối mặt với các vấn đề mới trong cuộc sống yếu tố bắt chước tự nhiên sẽ rụng rơi. Vì vậy, giáo viên không nên câu nệ quá trong quá trình chấm bài, cần phải biết tôn trọng việc sáng tạo của học sinh, dù sự sáng tạo đó chỉ là rất nhỏ, phải nâng niu, trân trọng ý mà học sinh tìm ra.
 2. Chú trọng vào những đề bài bàn về vấn đề xã hội. 
Với đề này sẽ giúp học sinh có khả năng độc lập suy nghĩ trước một vấn đề của xã hội, đời sống; một hình thức giáo dục tư tưởng, tình cảm trực tiếp, hữu hiệu; một cách thức tuyệt vời để chống sao chép và chống học thuộc văn mẫu. Viết những đề này, hầu như học sinh chỉ biết dựa vào “chính mình”, huy động năng lực suy nghĩ của chính mình mà không thể trông chờ vào một loại “ phao cứu sinh” nào. Biết bao hiện tượng, con người và cuộc sống, biết bao câu danh ngôn kim cổ, đông tây đáng để cho học sinh suy nghĩ, bàn luận, trình bày cách hiểu của mình... Hơn nữa với dạng đề này còn cung cấp cho học sinh vốn kiến thức, giúp cho học sinh hoàn thiện về nhân cách, biết tìm đến chân lí, đạo lí làm người, biết hướng thiện, biết tìm về cái đẹp. Một trang văn, một câu chuyện đến với các em còn hơn vạn lời giáo huấn. Đặt các em vào trong các tình huống của đề bài sẽ là liều thuốc giúp các em hình thành tốt nhân cách, có cái nhìn sâu sắc về bản thân, về trách nhiệm với cộng đồng, biết quan tâm, chăm lo cho người khác. Nói như vậy, không có nghĩa là không cho các em làm đề nghị luận về văn chương. Loại đề này cũng cần, song vừa giúp các em có kĩ năng làm văn lại vừa giáo dục các em về đạo đức thì hãy giành nhiều cho nghị luận xã hội.
Ví dụ: Giáo viên có thể ra các đề như sau cho học sinh khối 8, 9:
 + Trái tim có những điều kì diệu.
 + Tôi muốn nắm chặt tay bạn.
 + Tôi thấy mình đã khôn lớn.
 + Có chí thì nên.
 + Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe....
 Hoặc với học sinh lớp 6. 7 có thể ra các dạng đề sau:
 + Loài cây em yêu.
 + Chuyện về những Thánh Gióng ngày nay.
 + Vai trò của yếu tố siêu nhiên trong truyện “ Cây bút thần”.
 + Truyện Tấm Cám – một minh chứng cho niềm tin bất diệt của nhân dân.
 + Cảm nghĩ về đôi bàn tay mẹ.
 Loại đề mở này là một loại đề khó vì loại đề này đòi hỏi học sinh cần sáng tạo, biết nêu những suy nghĩ cá nhân, không dựa vào tài liệu có sẵn...và làm đáp án cũng khó mà chi tiết, cụ thể được. Loại đề này đúng là phù hợp với học sinh giỏi hơn. Song không phải học sinh nào cũng giỏi văn và không phải tất cả các kì thi, các bài kiểm tra đều chỉ nhằm chọn học sinh giỏi. 
3. Kết hợp dạng đề thông thường và dạng đề “ mở”.
Trong 1 đề thi, bao giờ cũng có 2 dạng đề để học sinh lựa chọn. Với những học sinh học giỏi Văn, các em có thể được thử sức mình bằng các đề khó, còn với những em học trung bình hoặc yếu có thể làm các dạng đề thông thường. Có như vậy giáo viên mớ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_cach_ra_de_tu_luan_de_nang_cao.doc