Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm với giáo dục học sinh cá biệt
Bác Hồ đã dạy: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, ” vì thế mà giáo dục là tạo ra những con người vừa có đức vừa có tài. Quá trình dạy học muốn đạt kết quả cao, muốn tạo ra những nhân tài cho đất nước thì trước hết phải giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong công tác giáo dục của nhà trường, công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ quan trọng góp phần to lớn trong việc hình thành và rèn luyện đạo đức, nhân cách của học sinh. trong mỗi lớp học, mỗi giờ học nếu nề nếp có tốt thì học tập mới hiệu quả, lớp có nề nếp không tốt thường bắt nguồn từ những học sinh cá biệt.
Hiện nay trong các nhà trường việc giáo dục học sinh cá biệt chưa được quan tâm đúng mức, nhiều thầy cô chủ nhiệm cũng có những cách xử lý và ứng xử với học sinh chưa thật phù hợp như chửi bới, trách phạt, cô lập và có thể đã xỉ nhục các em dẫn đến sự hiểu lầm, áp lực nặng nề đối với các em, thậm chí có thầy cô đã tạo sức ép để các em phải nghỉ học, “khi đó các em đã kém lại càng kém hơn, xa lánh mọi người, không thể hòa nhập với các bạn trong lớp trong trường, đây là vết thương không được chữa lành mà đã bị khoét sâu hơn”[6.2], các em trở nên chán nản, bất cần, lì lợm và ngày càng khó giáo dục hơn. “Đối với học sinh cấp trung học phổ thông ở độ tuổi giáp ranh giữa trẻ em và người lớn . Với những biến đổi về tâm lý, sinh lý, sức khoẻ, nhận thức, tính cá biệt của một bộ phận học sinh ở lứa tuổi này có thể gây hậu quả đáng tiếc nếu nhà trường và gia đình không có những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa và giáo dục kịp thời”[6.1] .
Vì vậy công tác chủ nhiệm không hề dễ dàng mà đòi hỏi ở người thầy phải có “Tâm”, phải có sự khéo léo, tinh tế để xử lý và ứng xử cho hợp tình, hợp lý để học sinh, nhất là những học sinh cá biệt “Tâm phục, khẩu phục”, thì từ đó mới giáo đục được học sinh cá biệt tránh được những bất ổn trong lớp học cũng như trong nhà trường và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài “ Công tác chủ nhiệm với việc giáo dục học sinh cá biệt” để tìm hiểu, đầu tư, tích lũy kinh nghiệm và để học hỏi thêm nhằm làm tốt công việc “ Trồng người”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VỚI GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Người thực hiện: Mai Thị nghĩa Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Đơn vị công tác: Trường THPT Mai Anh Tuấn SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Công tác chủ nhiệm THANH HOÁ NĂM 2017 Mục lục: 1. Mở đầu. 1.1. Lí do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. Nội dung công tác chủ nhiệm với giáo dục học sinh cá biệt. 2. 1. Cơ sở lí luận: 2. 1.1. Nội dung giáo dục học sinh cá biệt: 2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt. 2.2. Thực trạng về học sinh cá biệt : 2.3. Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt. 2.3.1. Xử lý thông tin. 2. 3.2. Lên kế hoạch giáo dục 2. 3.2.1. Bản thân mỗi thầy cô chủ nhiệm phải là tấm gương sáng về tinh thần nghiêm túc thực hiện các qui chuẩn đạo đức và pháp luật. 2. 3.2.2. Mỗi thầy cô chủ nhiệm phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. 2. 3.2.3. Cách cử xử của thầy cô chủ nhiệm phải đúng mực. 2. 3.2. 4. Tạo động lực thúc đẩy học tập. 2. 3.2. 5. Phối hợp chặt chẽ với gia đình 2. 3.2. 6. Phối hợp chặt chẽ với các thầy cô bộ môn. 2. 3.2. 7. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể 2.3.3. Thực hiện kế hoạch: 2.3.4. Hiệu quả của “công tác chủ nhiệm với giáo dục học sinh cá biệt” đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 3. Kết luận và kiến nghị. 3.1. Kết luận: 3. 2. Kiến nghị. 1. Mở đầu. 1.1. Lí do chọn đề tài : Bác Hồ đã dạy: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, ” vì thế mà giáo dục là tạo ra những con người vừa có đức vừa có tài. Quá trình dạy học muốn đạt kết quả cao, muốn tạo ra những nhân tài cho đất nước thì trước hết phải giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong công tác giáo dục của nhà trường, công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ quan trọng góp phần to lớn trong việc hình thành và rèn luyện đạo đức, nhân cách của học sinh. trong mỗi lớp học, mỗi giờ học nếu nề nếp có tốt thì học tập mới hiệu quả, lớp có nề nếp không tốt thường bắt nguồn từ những học sinh cá biệt. Hiện nay trong các nhà trường việc giáo dục học sinh cá biệt chưa được quan tâm đúng mức, nhiều thầy cô chủ nhiệm cũng có những cách xử lý và ứng xử với học sinh chưa thật phù hợp như chửi bới, trách phạt, cô lập và có thể đã xỉ nhục các em dẫn đến sự hiểu lầm, áp lực nặng nề đối với các em, thậm chí có thầy cô đã tạo sức ép để các em phải nghỉ học, “khi đó các em đã kém lại càng kém hơn, xa lánh mọi người, không thể hòa nhập với các bạn trong lớp trong trường, đây là vết thương không được chữa lành mà đã bị khoét sâu hơn”[6.2], các em trở nên chán nản, bất cần, lì lợm và ngày càng khó giáo dục hơn. “Đối với học sinh cấp trung học phổ thông ở độ tuổi giáp ranh giữa trẻ em và người lớn . Với những biến đổi về tâm lý, sinh lý, sức khoẻ, nhận thức, tính cá biệt của một bộ phận học sinh ở lứa tuổi này có thể gây hậu quả đáng tiếc nếu nhà trường và gia đình không có những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa và giáo dục kịp thời”[6.1] . Vì vậy công tác chủ nhiệm không hề dễ dàng mà đòi hỏi ở người thầy phải có “Tâm”, phải có sự khéo léo, tinh tế để xử lý và ứng xử cho hợp tình, hợp lý để học sinh, nhất là những học sinh cá biệt “Tâm phục, khẩu phục”, thì từ đó mới giáo đục được học sinh cá biệt tránh được những bất ổn trong lớp học cũng như trong nhà trường và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài “ Công tác chủ nhiệm với việc giáo dục học sinh cá biệt” để tìm hiểu, đầu tư, tích lũy kinh nghiệm và để học hỏi thêm nhằm làm tốt công việc “ Trồng người” 1.2. Mục đích nghiên cứu: Giáo dục học sinh cá biệt là trước hết giúp các em từ bỏ được những thói hư tật xấu, nhận thức đúng đắn được về vai trò và ý nghĩa của đạo đức, phân biệt được những đúng sai, phải trái, từng bước để các em hiểu được giá trị của đạo đức, giá trị của học tập, giá trị và ý nghĩa của cuộc sống; Giúp các em biết cách cư xử đúng mực với thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi hay những em nhỏ, có những thái độ tích cực trước những sự kiện, hiện tượng tự nhiên hay xã hội, có tình cảm chân thành với tất cả mọi người và trở thành con ngoan cho gia đình và người tốt trong xã hội. “Giáo dục học sinh cá biệt có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội nói chung và đối với nhà trường nói riêng, giáo dục được một học sinh cá biệt giúp giảm bớt sự bất ổn của lớp, sự phiền muộn, bất ổn của mỗi gia đình và giảm bớt sự bất ổn của xã hội” [5.2]. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Hiểu về học sinh cá biệt: + Từ “cá biệt” hiểu theo nghĩa thông thường có nghĩa là riêng lẻ, không phổ biến, không phải là điển hình mà có thể khác thường. + Khi ta gọi “học sinh cá biệt” thường để chỉ những học sinh có những thái độ hành vi không phù hợp với những giá trị nội qui truyền thống của tập thể, không thực hiện bổn phận và trách nhiệm của người học sinh hoặc thiếu văn hóa đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người đồng thời không có động cơ học tập nên kết quả học tập yếu, kem được lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống [1] + Tuy nhiên “cá biệt” còn bao hàm để chỉ những học sinh có thành tích xuất sắc vượt trội và thật sự nổi bật, những học sinh có sáng kiến hay trong lớp. Vì thế thống nhất cách hiểu, chúng ta tập trung nghiên cứu vào đối tượng học sinh cá biệt là những em chưa ngoan, có nhiều vi phạm và có những biểu hiện lệch lạc về đạo đức và nhân cách. [1] + Đối tượng cụ thể là Học sinh : Lê Như Vương lớp 10H, 11H, 12H (khóa học 2014- 2017) trường THPT Mai Anh Tuấn 1.4. Phương pháp nghiên cứu: + Quan sát : Ngay từ khi các em bắt đầu nhập học, giáo viên nhận lớp phải quan sát sơ bộ từng học sinh, với kinh nghiệm nghề nghiệp của mình sẽ linh cảm và phát hiện được học sinh cá biệt thông qua hành vi thái độ, cách ăn nói. + Phương pháp điều tra : Sau khi quan sát phát hiện thì phải tìm hiểu chính xác thông qua việc điều tra cơ bản: “qua học hạ của các năm trước, qua các thầy cô đã trực tiếp chủ nhiêm, bạn bè và nhân dân sống quanh trường mà học sinh đã học; Trực tiếp gặp gia đình tìm hiểu trò chuyện để nắm bắt thêm thông tin”[3]. + Trò chuyện trực tiếp với học sinh (Đàm thoại): “Thầy cô tạo ra môi trường an toàn và học sinh cá biệt tin tưởng, cảm giác thoải mái” [4]. + Nghiên cứu tiểu sử cá nhân. + Xử lí thông tin: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc về đạo đức và nhân cách. + Lên kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt gắn liền với giáo dục các học sinh trong lớp để có sự hỗ trợ của các em học sinh trong lớp. + Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các thầy cô giáo bộ môn và các tổ chức đoàn thể cũng như các tổ chức xã hội . 2. Nội dung công tác chủ nhiệm với giáo dục học sinh cá biệt. 2. 1. Cơ sở lí luận: 2. 1.1. Nội dung giáo dục học sinh cá biệt: Giáo dục học sinh cá biệt là nhiệm vụ luôn đặt ra cho giáo viên chủ nhiệm. Trước hết và quan trong nhất là làm cho các em hiểu được quan điểm của mình là “giáo dục” chứ không phải quan điểm nào khác, mà giáo dục là “Ngăn chặn” những điều xấu, định hướng và phấn đấu làm được những điều tốt đẹp. Đều quan trong nhất trong giáo dục là thuyết phục, mềm dẻo, linh hoạt và tinh tế. Giáo dục học sinh cá biệt là giáo viên phải có thái độ tình cảm đúng đắn với những học sinh cá biệt đó. Bằng lí luận và thực tiễn phân tích giúp cho học sinh cá biệt nhận thức được phương pháp, cách thức để học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt. Ngăn chặn những ảnh hưởng và tách khỏi những bạn xấu hư hỏng ngoài xã hội, phát huy lối sống lành mạnh tích cực, kết hợp giữa giáo dục và dạy học. 2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt. - Từ phía gia đình: “Một số gia đình chiều mọi ý thích của con như mua điện thoại di động, máy tính, cho con tiền tiêu xài. Học sinh nam mê trò chơi điện tử . Học sinh nữ ăn diện, chạy theo mốt đầu tóc, quần áo”. Một số gia đình khác có sự trục trặc như cha mẹ ly hôn, ly thân, bất đồng quan điểm giáo dục, gây xung đột trong gia đình làm tổn thương đến con cái, hoặc con không có bố Ngoài ra , còn một số gia đình do điều kiện làm việc bận rộn của cha mẹ như đi làm ăn xa nhà, bận việc kinh doanh, ít có điều kiện chăm sóc, quản lý con cái nên con cái được tự do sống theo ý thích; Cũng có một số gia đình thường dạy con bằng bạo lực như chửi bới, đánh đập gây cho trẻ em tính ương bướng , nói dối để đối phó [5.1] . - Từ phía xã hội : Sự bùng nổ của các dịch vụ giải trí qua mạng hoặc phim ảnh văn hoá phẩm thiếu lành mạnh đã ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh. Một số địa bàn phức tạp có nhiều tệ nạn xã hội khác như ma tuý, cờ bạc, cá độ, rượu chè, đánh nhau sẵn sàng len lỏi vào mọi chỗ, mọi nơi nhất là đối với độ tuổi thanh, thiếu niên [5.1]. - Từ phía nhà trường : Có thể chưa có sự quan tâm đúng mức tới đối tượng cá biệt. Giáo viên đôi khi còn ngại khó, ngại mất thời gian, ngại va chạm, ngại bị xúc phạm từ phía gia đình học sinh cá biệt (do bênh con, che dấu khuyết điểm cho con ). Trong xã hội, đời sống của giáo viên nếu chỉ sống với đồng lương thì có thể nói là rất khó khăn nên họ còn phải làm thêm. Do đó, việc đầu tư cho giáo dục học sinh cá biệt còn hạn chế.[5.1] - Từ phía học sinh : - Chưa có mục đích học tập rõ ràng , chưa nhận thức được trách nhiệm , bổn phận của bản thân: Chưa nhận thức được học để làm gì? Vì cái gì mà học,thiếu tự giác chấp nhận những bổn phận trách nhiệm của mình bên cạnh việc hưởng thụ các quyền lợi trong gia đình, nhà trường và xã hội; không nhận thức được đi học là cơ hội để thành công và hạnh phúc sau này. Kết quả là các em thiếu tự giác, thiếu trách nhiệm với việc học tập và tu dưỡng [2] - Niềm tin và quan niệm về giá trị trong cuộc sống sai lệch, ở độ tuổi đang chuyển tiếp từ thiếu niên sang thanh niên với nhiều sự biến đổi về sinh lý, tâm lý – Do sự hiểu biết chưa hoàn thiện nhưng lại muốn khẳng định mình - Nhiều lúc không phân biệt đúng, sai, nảy sinh sự ngang bướng, nói liều, làm liều, đua đòi, bị bạn xấu lôi kéo [2] - Một số em do yêu đương sớm, bị bố mẹ ngăn cấm thô bạo hoặc do sự khủng hoảng về tâm lý nên có tư tưởng bất cần hay định hướng lệch lạc. Thậm chí có em còn bỏ nhà đi[5.1] 2.2. Thực trạng về học sinh cá biệt : - Học sinh Lê Như Vương : - Quê quán : Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa. Nhà ở Nga Liên (vùng công giáo toàn tòng) , ngay đầu cầu Cống Mộng giường, là nơi tiếp giáp giữa 2 xã Nga Liên và Nga Tân, vừa có chợ, có bến đậu của các thuyền bè, có các nhà hàng đặc sản là một trung tâm buôn bán của xã. - Vương là một học sinh sinh ra trong một gia đình chỉ có mẹ, chị gái và không có bố. Mẹ Vương là một người nóng tính, khi ở nhà thấy con làm gì không vừa ý mình thì thường xuyên dạy con bằng la hét, chửi mắng, đánh đập . Đối với bên ngoài bà luôn che giấu khuyết điểm của con, bà không biết sợ ai, khi có ai động đến con mình thì sẵn sàng chống lại bằng nhiều cách kể cả thuê đầu gấu, hay bọn côn đồ.Vì không có Bố, Vương thấy mình không có người bảo vệ nên luôn sợ bạn bè và tất cả mọi người, khi đó em suy nghĩ là “để bạn sợ thì phải đánh được bạn”, năm học lớp 3 tiểu học Vương đánh thắng được bạn lớp lớn và được bạn sợ từ đó Vương hay đi gây gổ đánh nhau và từ năm học lớp 4 Vương bắt đầu trở nên hư hỏng và cũng từ đó Vương trở thành học sinh cá biệt. Trong suốt những năm học cấp 2 Nga Liên, các thầy cô, bạn bè cũng như nhân dân trong làng ngoài xã đều đánh giá Vương là một học sinh khó giáo dục, vì: Lúc học lớp 5, 6,7 luôn luôn nghịch ngợm trong lớp không chú ý học, gây gổ đánh nhau với bàn bè, với thầy cô, không nghe lời thầy cô khuyên bảo, luôn đổ lỗi cho thầy cô là không quan tâm và hiềm khích với mình, làm bản kiểm điểm nhiều lần vẫn không tiến bộ, nhà trường mời gặp phụ huynh thì mẹ Vương luôn bênh con trước mặt thầy cô còn về nhà thì chửi mắng la hét và đánh đập tàn nhẫn với con vì thế Vương không hề tiến bộ. Không những không tiến bộ mà Vương còn tụ tập lôi kéo thêm bạn trong lớp, trong trường bỏ học, bỏ tiết đi chơi, có hôm rủ bạn ngang nhiên ra khỏi lớp mà không cần xin phép, tụ tập thành nhóm đánh nhau ngay trong trường, bên ngoài thì chơi bời, ăn nhậu theo kiểu đàn anh đàn chị. Đến những năm lớp 8, 9 thì tệ hại hơn: Tụ tập tham gia chơi bời theo kiểu đàn anh đàn chị, bắt các bạn cùng lứa thậm chí bạn lớp trên làm đàn em, nếu các bạn không phục tùng thì tổ chức đánh đập đòi nộp phạt lấy tiền ăn chơi. Không những thế còn xem phim ảnh đồi trụy, trêu chọc bạn gái, có những hành vi côn đồ, khi bị các bạn và cô giáo chủ nhiệm kiểm điểm thì cãi lại và trả thù. Còn mẹ Vương thì khi được nhà trường thông báo và phối hợp giáo dục thì bà không những không phối hợp mà còn làm đơn kiện Cô giáo Chủ nhiệm lớp 9, rồi xin chuyển trường cho con Thầy Hiệu trưởng mời phụ huynh đến thì cũng bị chửi mắng, thách thức nếu không cho con tốt nghiệp. Rồi cuối cùng em cũng được xét tốt nghiệp lớp 9 và thi đạu vào học trường THPT Mai Anh Tuấn. 2.3. Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt. 2.3.1. Xử lý thông tin. Bằng những phương pháp trên tôi nhận thấy nguyên nhân làm cho Lê Như Vương trở thành học sinh cá biệt là do : - Sống trong gia đình không có bố nên luôn nghĩ không có ai bảo vệ nâng đỡ và có niềm tin sai lệch về cuộc sông là “để được người khác tôn trọng thì phải đánh được họ” vì thế trở nên hay đánh nhau, khi đánh thắng thì trở nên huênh hoang và thấy mình anh hùng hơn. - Mẹ Vương luôn che dấu lỗi của con mình trước Thầy Cô giáo, không phối hợp với thầy cô mà đổ lỗi cho Thầy cô, bên cạnh đó sự nóng tính, không sợ ai, dạy con bằng chửi bới, la hét, đánh đập, còn thuê cả đầu gấu đóng giả công an đến bắt con đi cho đánh đập để đe dọa con, khi biết cách làm của mẹ, Vương khinh ghét mẹ và vì thế làm cho Vương trở nên lì lợm hơn và càng ngày càng sa vào con đường tội lỗi hơn. - Sống trong môi trường có nhiều bạn xấu (cả những thợ xây không học hành gì), bên cạnh bị mẹ cư xử không đúng mực, Vương bị bạn xấu (nhất là những thanh niên lớn tuổi) lôi kéo vào các cuộc chơi bời ăn nhậu, chơi điện tử, bỏ nhà đi qua đêm sang cả Ninh Bình. - Ở nhà trường thì cô giáo chủ nhiệm, ban đầu nhắc nhở sau đó chửi mắng, mỉa mai , cô lập và xử phạt nặng nề. Thầy hiệu trưởng (lúc đó là thầy Mai Văn Hòe – đã nghỉ hưu) lí lẽ không chặt chẽ, kỷ luật không nghiêm để cho những em học sinh như Vương cãi lại và ngày càng làm hơn. 2. 3.2. Lên kế hoạch giáo dục 2. 3.2.1. Bản thân mỗi thầy cô chủ nhiệm phải là tấm gương sáng về tinh thần nghiêm túc thực hiện các qui chuẩn đạo đức và pháp luật. Điều này khi nói nghe rất dễ dàng tưởng chừng như ai cũng làm được, nhưng thực tế không dễ một chút nào, giống như dạy con nhỏ trong gia đình, chỉ một lời nói dối tưởng như vô hại của cha mẹ cũng hình thành nên bản tính nói dối cho con. Đối với học sinh cũng vậy, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì lời nói của thầy cô phải đi đôi với việc làm và phải chuẩn mực, đặc biệt trong việc thực hiện nội qui của nhà trường và của ngành và pháp luật nhà nước. 2. 3.2.2. Mỗi thầy cô chủ nhiệm phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. + Về năng lực chuyên môn phải vững, nhiệt tình trong giảng dạy, có trách nhiệm cao trong từng bài học để học sinh tin cậy và tôn trọng. + Về năng lực sư phạm phải nắm bắt và hiểu rõ tâm lí học sinh, khéo léo động viên để các em cởi mở, tâm sự, sãn sàng là chỗ dựa để các em có thể tâm sự chia sẻ những vướng mắc trong cuộc sống. Giúp đỡ các em giải quyết các vấn đề mà các em gặp khó khăn. 2. 3.2.3. Cách cử xử của thầy cô chủ nhiệm phải đúng mực. - Đối xử công bằng với tất cả học sinh, nếu có ngoại lệ phải có lí do rõ ràng, cụ thể và thật sự chính đáng được sự đồng tình ủng hộ của tất cả học sinh trong lớp. - Luôn có thái độ tôn trọng học sinh trong mọi trường hợp, luôn tạo cơ hội cho các em được thể hiện chính kiến của mình, được trình bày lý do, được bàn bạc và cùng giải quyết vấn đề nảy sinh trong lớp. ‘Thể hiện cho học sinh thấy rằng mình muốn lắng nghe từ cách nhìn cũng như cử chỉ thể hiện sự quan tâm muốn lắng nghe hơn là để đáp lại, đồng cảm với học sinh’[4]. - Không áp đặt, không gây sức ép, không chửi bới, không xỉ nhục, không định kiến và không dùng phụ huynh làm vũ khí (Nhiều thầy cô chủ nhiệm hễ thấy học sinh vi phạm dù lớn hay nhỏ là gọi điện báo với phụ huynh vì lý do phối hợp và khi đó đã biến phụ huynh thành vũ khí của mình). - Xử lý công việc rõ ràng rành mạch, không lẫn lộn việc nọ việc kia, không xử lý những việc không quan trọng và không liên quan đến tập thể lớp nhưng phải phân tích rõ lý do vì sao không xử lý. Nếu là việc cá nhân học sinh thì giải quyết riêng với từng cá nhân và được giữ bí mật (Được giữ bí mật thì học sinh sẽ tin cậy và tôn trọng thầy cô). - Phải kiên trì, bao dung và tạo cơ hội để học sinh có điều kiện sửa chữa sai lầm, tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh[2]. - Tạo ra sự đồng thuận của tập thể lớp để giúp đỡ bạn chậm tiến: Trong lớp khi thấy bạn mắc sai lầm hay vi phạm thì những học sinh ngoan thường phản ứng và báo cáo với thầy cô thậm chí đòi hỏi thầy cô xử lý, lúc này đặt thầy cô vào tình huống khó xử: + Nếu xử lý theo yêu cầu của số đông học sinh ngoan thì học sinh cá biệt sẽ thấy bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bị cô lập, không được tôn trọng thì giáo dục không hiệu quả với những em cá biệt. + Nếu không xử lý theo yêu cầu của số đông học sinh ngoan thì sẽ bị các em trong lớp hiểu lầm thầy cô, cho rằng thầy cô không công bằng, không nghiêm thì sẽ không tôn trọng thầy cô, ngầm phản đối khi đó công tác chủ nhiệm không thành công. Như vậy đòi hỏi thầy cô Chủ nhiệm phải khéo léo tế nhị để số đông học sinh ngoan hiểu được cách xử lý của thầy cô chứ không phải không công bằng hay không nghiêm, còn học sinh cá biệt hiểu được thầy cô không bỏ qua sự vi phạm hay sai lầm mà thầy cô đang tôn trọng và muốn biết sự vi phạm là cố tình hay vô tình, nguyên nhân của sự vi phạm, khi đó nếu là vô tình hay có lí do khách quan thì thầy cô thông cảm và giúp đỡ, còn nếu cố tình thì không thể bỏ qua nhưng sẽ tạo cơ hội để sửa chữa. 2. 3.2. 4. Tạo động lực thúc đẩy học tập. - Thầy cô chủ nhiệm phân tích cho cac em hiểu rõ “học để là gì, vì cái gì mà học, hiểu được sự hài hòa giữa quyền và bổn phận”, mỗi người đều phải có định hướng cho tương lai, học tập là con đường đi tới tương lai tươi sáng và ngắn nhất [2]. - So sánh những người có học vấn, có trình độ, có việc làm ổn định, có thu nhập cao , có đóng góp nhiều cho xã hội, làm được nhiều việc thiện ... với những người không học, không có trình độ , không có việc làm .... - Thông qua dịp 20 – 11 có nhiều tấm gương học sinh cũ thành đạt trở về thăm trường, thăm thầy cô để kể chuyện và giới thiệu cho các em noi theo. 2. 3.2. 5. Phối hợp chặt chẽ với gia đình - Thường xuyên thăm hỏi, động viên gia đình để phụ huynh biết thầy cô đang rất quan tâm đến con em họ và học sinh cũng nhận thấy thầy cô đang rất quan tâm đến mình. - Phối hợp chặt chẽ và thống nhất trong cách hành động khi biết lỗi của học sinh để tránh hiện tượng không thống nhất (trống đánh xuôi, kèn thổi ngược). 2. 3.2. 6. Phối hợp chặt chẽ với các thầy cô bộ môn. Nêu rõ tính cách của từng học sinh nhất là học sinh cá biệt và cũng thống nhất cách xử lí nếu học sinh có vi phạm hay biểu hiện lệch lạc về đạo đức. 2. 3.2. 7. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể Qua ban nề nếp, đoàn thanh niên thu thập thêm thông tin hàng ngày và cũng để có bằng chứng xác thực về những vi phạm của học sinh , thực hiện nghiêm túc nội qui của nhà trường và của ngành. 2.3.3. Thực hiện kế hoạch: Trên thực tiễn dạy học, mỗi học sinh là một tính cách, mỗi học sinh cá biệt lại có hoàn cảnh sống riêng, mỗi hoàn cảnh gia đình riêng nên nguyên nhân dẫn đến cá biệt cũng rất đa dạng và phong phú vì thế mà phương pháp điều tra, xử lí thông tin và phương pháp giáo dục cũng rất linh hoạt và phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Khi được phân công chủ nhiệm lớp 10H, đọc danh sách học sinh thấy tên Lê Như Vương tôi đã thấy e ngại (vì trường Mai Anh Tuấn nằm ở địa phận xã Nga Thành nhưng lại ở giáp ranh với xã Nga Liên nên tôi cũng đã từng được nghe về em Vương). Khi đó tôi bắt đầu lên kế hoạch tìm hiểu về gia đình, nguyên nhân và những biểu hiện cụ thể trước đây, sau đó nghĩ xem nên dùng phương pháp gì với đối tượng này? Trong một tháng đầu nhận lớp tôi vừa làm chủ nhiệm vừa làm lớp trư
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_voi_giao_duc_hoc_si.doc