Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy- Học Quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy- Học Quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học

Hiện nay, trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng, môn Mĩ thuật giúp học sinh biết các sử dụng ngôn ngữ tạo hình(đường nét, hình mảng, hình khối, màu sắc, bố cục,…) thông qua hoạt động trải nghiệm để biểu đạt thái độ, cảm xúc, sự tưởng tượng và kiến thức của bản thân về thế giới xung quanh.

Quy trình Vẽ theo âm nhạc (hay Trang trí và vẽ tranh qua Âm nhạc) là một trong bảy quy trình của Chương trình dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học, theo Dự án, phương pháp mới của Vương quốc Đan Mạch hiện nay, 

Trong quá trình giảng dạy Quy trình Vẽ theo âm nhạc cho học sinh lớp 4, 5 ở trường Tiểu học, tôi thấy đây là quy trình có tính mới, lạ được kết hợp giữa Âm nhạc và Mĩ thuật để tạo nên những tác phẩm mới- bức tranh biểu cảm mới, có tính ứng dụng trong cuộc sống, phát triển được trí tưởng tượng, sáng tạo có mục đích của học sinh, các em sáng tạo và trang trí thành những đồ vật có ứng dụng đẹp trong cuộc sống. Tuy nhiên việc quản lí lớp học của giáo viên có nhiều khó khăn: lớp học thì ồn ào, nhốn nháo khi vẽ theo nhạc, hiệu quả giờ dạy chưa cao, cũng như sản phẩm tạo thành của học sinh không được đồng đều theo mong đợi của giáo viên. 

doc 16 trang Phúc Hảo 08/03/2024 5882
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy- Học Quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
	Kính gửi: Trường Tiểu học Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
 Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp
1
Nguyễn Thị Nhã 
Trường Tiểu học
Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Giáo viên
Đại học sư phạm
50%
	Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy- học quy trình vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở tiểu học”. Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Nhã 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2022
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Tình trạng của giải pháp đã biết.
	Hiện nay, trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng, môn Mĩ thuật giúp học sinh biết các sử dụng ngôn ngữ tạo hình(đường nét, hình mảng, hình khối, màu sắc, bố cục,) thông qua hoạt động trải nghiệm để biểu đạt thái độ, cảm xúc, sự tưởng tượng và kiến thức của bản thân về thế giới xung quanh.
Quy trình Vẽ theo âm nhạc (hay Trang trí và vẽ tranh qua Âm nhạc) là một trong bảy quy trình của Chương trình dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học, theo Dự án, phương pháp mới của Vương quốc Đan Mạch hiện nay, 
Trong quá trình giảng dạy Quy trình Vẽ theo âm nhạc cho học sinh lớp 4, 5 ở trường Tiểu học, tôi thấy đây là quy trình có tính mới, lạ được kết hợp giữa Âm nhạc và Mĩ thuật để tạo nên những tác phẩm mới- bức tranh biểu cảm mới, có tính ứng dụng trong cuộc sống, phát triển được trí tưởng tượng, sáng tạo có mục đích của học sinh, các em sáng tạo và trang trí thành những đồ vật có ứng dụng đẹp trong cuộc sống. Tuy nhiên việc quản lí lớp học của giáo viên có nhiều khó khăn: lớp học thì ồn ào, nhốn nháo khi vẽ theo nhạc, hiệu quả giờ dạy chưa cao, cũng như sản phẩm tạo thành của học sinh không được đồng đều theo mong đợi của giáo viên. 
Vậy, làm thế nào để giờ dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc đạt hiệu quả nhất, tôi đã chọn để nghiên cứu viết Sáng kiến “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy- học Quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học. 
Quy trình Vẽ theo âm nhạc giảng dạy trong trường Tiểu học: Đối với lớp 5 trong các tuần 6, 7, 8; đối với lớp 4 trong tuần 19, 20. 
Sáng kiến “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy- học Quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học” của tôi, đã chỉ ra thực trạng, những thuận lợi khó khăn tôi gặp phải trong giảng dạy, cũng như nhiệm vụ của quy trình Vẽ theo âm nhạc. Sáng kiến này nhằm giúp cho giáo viên hiểu sâu sắc hơn Quy trình Vẽ theo âm nhạc ở Tiểu học, là một quy trình tạo nên ý thức nghe nhạc – cảm thụ- chuyển tải thành nét vẽ- sáng tạo thành các sản phẩm có ý nghĩa trang trí cho cuộc sống. Đó sẽ là một trong những kiến thức ban đầu quan trọng của chương trình Mĩ thuật Tiểu học, và từ đây, sẽ dần hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp học sinh hoàn thành được các bài tập theo chương trình, và vận dụng những kiến thức ấy vào học tập, sinh hoạt hàng ngày. 
 Tức là học sinh sẽ hình thành được kiến thức cơ bản của môn Mĩ thuật qua Quy trình Vẽ theo âm nhạc này. Học sinh sẽ vẽ theo một phương pháp từ trừu tượng chuyển thành cụ thể, đơn giản những sản phẩm, những bức tranh biểu cảm mới có ý nghĩa trang trí cao cho cuộc sống. 
Trong quy trình dạy - học mĩ thuật này, Âm nhạc và Mĩ thuật được kết hợp với nhau để tạo cho học sinh sự thích thú, trí tưởng tượng, sáng tạo trong việc trang trí. Hay còn có thể gọi là Quy trình dạy - học mĩ thuật: Tạo tác phẩm nghệ thuật dựa trên âm nhạc.
Thông qua quy trình dạy - học mĩ thuật Vẽ theo nhạc ở Tiểu học này học sinh sẽ học được cách: 
- Lắng nghe và vận động, di chuyển theo giai điệu của âm nhạc. 
- Chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét từ sự hứng khởi. 
- Phát triển trí tưởng tượng trong quá trình tạo ra sản phẩm. 
- Sáng tạo những sản phẩm mới từ bức tranh nhiều màu sắc được tạo ra theo giai điệu của âm nhạc. 
- Biết chọn lọc và sử dụng hình ảnh từ bức tranh lớn để trang trí, giao tiếp
Đặc biệt hơn cả là sáng kiến đã chỉ rõ ra “4 biện pháp” cụ thể để nâng cao chất lượng dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học, đó là:
+ Biện pháp thứ nhất: Để nâng cao chất lượng dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc là sự chuẩn bị đồ dùng của giáo viên, học sinh đầy đủ, phù hợp với mỗi chủ đề:
+ Biện pháp thứ hai: Giáo viên bộ môn cần nắm vững mục tiêu cần đạt và cách thức tổ chức các hoạt động dạy- học của quy trình Vẽ theo âm nhạc ở mỗi chủ đề dạy.
+ Biện pháp thứ 3: Giáo viên bộ môn Mĩ thuật cần nghiên cứu kĩ chủ đề dạy, xây dựng, thiết kế cho mình kế hoạch dạy học chi tiết, xuyên suốt chủ đề để làm căn cứ cho các tiết dạy của quy trình Vẽ theo âm nhạc, phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm địa phương.
+ Biện pháp thứ tư: Giáo viên bộ môn cần nắm chắc việc đổi mới cách đánh giá HS.
Sáng kiến đã khẳng định được kết quả của hai năm nghiên cứu và thực dạy thông qua sản phẩm của học sinh lớp 4, 5; Nêu được cách mở rộng cũng như kết luận và khuyến nghị cần thiết về “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy- học Quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học”.
4.2. Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết.
Hiện nay, trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng, môn Mĩ thuật giúp học sinh biết các sử dụng ngôn ngữ tạo hình(đường nét, hình mảng, hình khối, màu sắc, bố cục,) thông qua hoạt động trải nghiệm để biểu đạt thái độ, cảm xúc, sự tưởng tượng và kiến thức của bản thân về thế giới xung quanh.
Chương trình dạy Mĩ thuật theo Dự án, phương pháp của Đan Mạch hiện nay thực hiện theo 7 quy trình sau:
 Quy trình 1. Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện: vẽ kí họa dáng (người/ vật).
 Quy trình 2. “Vẽ biểu cảm”: Vẽ theo mẫu (chân dung/ vật thể).
 Quy trình 3. Trang trí và vẽ tranh qua Âm nhạc (hay Quy trình Vẽ theo âm nhạc): Vẽ trang trí làm bìa sách, bưu thiếp, giấy mời, tranh biểu cảm mới, 
 Quy trình 4. Xây dựng cốt truyện: Hình ảnh các nhân vật được xé, cắt dán, tạo hình 3D để tạo một chủ đề có cốt truyện.
 Quy trình 5. Tạo hình 3D – tiếp cận theo chủ đề: (Tạo hình từ vật tìm được). 
 Quy trình 6. Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian: (Nghệ thuật sắp đặt/ hoạt cảnh/ biểu diễn và sắm vai) 
 Quy trình 7. Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn: Tạo hình các con rối và tạo ra một buổi trình diễn ấn tượng.
Trong quá trình giảng dạy Quy trình Vẽ theo âm nhạc cho học sinh lớp 4, lớp 5 ở trường Tiểu học, tôi thấy đây là quy trình có tính mới, lạ được kết hợp giữa Âm nhạc và Mĩ thuật để tạo nên những tác phẩm mới- bức tranh biểu cảm mới, có tính ứng dụng trong cuộc sống, phát triển được trí tưởng tượng, sáng tạo có mục đích của học sinh.
 Quy trình “Vẽ theo âm nhạc” ở Tiểu học, các em rất có hứng thú khi kết hợp: nghe nhạc, cảm thụ lời ca, giai điệu, tiết tấu âm nhạc, truyền thành cảm hứng và từ đó thể hiện thành đường nét trên nền giấy trắng, kích thích trí tưởng tượng của các em. Các em sáng tạo và trang trí thành những đồ vật có ứng dụng đẹp trong cuộc sống hoặc những bức tranh tưởng tượng từ đường nét, màu sắc. Tuy nhiên việc quản lí lớp học của giáo viên có nhiều khó khăn: lớp học thì ồn ào, nhốn nháo khi vẽ theo nhạc, hiệu quả giờ dạy chưa cao, cũng như sản phẩm tạo thành của học sinh không được đồng đều theo mong đợi của giáo viên. 
Vậy làm thế nào để giờ dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc đạt hiệu quả nhất, tôi đã chọn để nghiên cứu viết Sáng kiến “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy- học Quy trình Vẽ theo âm nhạc lớp 4, 5 ở Tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học. 
4.3 . Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
Để nâng cao chất lượng dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc thì người giáo viên Mĩ thuật phải nghiên cứu kĩ, sâu chủ đề dạy thuộc lớp nào, mục tiêu cần đạt là gì, hình dung ra sản phẩm tạo thành của các em là gì, sau đó sẽ chuẩn bị những thứ cần thiết nhất để chủ đề dạy có chất lượng mong muốn, như:
4.1. Biện pháp thứ nhất: Để nâng cao chất lượng dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc là sự chuẩn bị đồ dùng của giáo viên, học sinh đầy đủ, phù hợp với mỗi chủ đề:
4.2. Biện pháp thứ hai: Giáo viên bộ môn cần nắm vững mục tiêu cần đạt và cách thức tổ chức các hoạt động dạy- học của quy trình Vẽ theo âm nhạc ở mỗi chủ đê dạy.
4.3. Biện pháp thứ 3: Giáo viên bộ môn Mĩ thuật cần nghiên cứu kĩ chủ đề dạy, xây dựng, thiết kế cho mình kế hoạch dạy học chi tiết, xuyên suốt chủ đề để làm căn cứ cho các tiết dạy của quy trình Vẽ theo âm nhạc, phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm địa phương.
	LH:0985598499
Để nhận bản hoàn chỉnh
Ví dụ: Thiết kế kế hoạch dạy học:
Mĩ thuật – Lớp 5
Chủ đề 3: ÂM NHẠC VÀ MÀU SẮC
Thời gian: 3 tiết
Nội dung: Sử dụng sách Dạy Mĩ thuật lớp 5
I. Mục tiêu:
- Nghe và vận động được theo giai điệu của âm nhạc; chuyển được âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy.
- Biết, hiểu về đường nét và màu sắc trong bước tranh vẽ theo nhạc. Từ các đường nét, màu sắc có thể cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh.
- Phát triển trí tưởng tượng về hình ảnh và kết hơp với chữ viết để tạo thành sản phẩm mĩ thuật mới.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình/ của nhóm mình.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ theo Âm nhạc.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
III. Đồ dùng và phương tiện:
GV:
Sách Học Mĩ thuật lớp 5.
Âm nhạc: bản nhạc có tiết tấu nhanh, tiết tấu chậm,...
Sản phẩm của học sinh: hình ảnh bìa sách, bưu thiếp, bìa lịch,... đã được sáng tạo từ bài vẽ theo nhạc.
HS: 
Sách Học Mĩ thuật lớp 5.
Giấy vẽ, màu vẽ, thước kẻ, kéo, keo,...
IV. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Tiết 1: (Trang 41- 46)
HĐ 1. Hướng dẫn tìm hiểu (13’)
1.1.Vẽ theo nhạc:
- Chia nhóm HS: từ 6- 8 em.
- Hướng dẫn HS trải nghiệm Vẽ theo nhạc trên khổ giấy A0, ghim giấy trên bàn.
- Lựa chọn màu sắc để vẽ theo thứ tự từ nhạt đến đậm.
- Cảm thụ âm nhạc, vận động theo nhạc và vẽ.
1.2. Thường thức, cảm nhận và tưởng tượng các hình ảnh trên bức tranh vẽ theo nhạc:
- Treo các bức tranh vẽ theo nhạc của nhóm lên bảng lớp.
- Sử dụng khung giấy hình chữ nhật để lựa chọn phần màu sắc mình thích trên bức tranh Vẽ theo nhạc và tưởng tưởng ra những hình ảnh có ý nghĩa.
* Tìm ra các phần màu có hòa sắc :
- Mảng màu nào có hòa sắc nóng- lạnh? Sáng- tối? Tương phản?
* Nêu các hình ảnh:
- Em liên tưởng tới những hình ảnh gì từ những đường nét và màu sắc trong bức tranh? 
- Từ những hình ảnh đó, em liên tưởng tới câu chuyện , đề tài gì?
1.3. Tìm hiểu các sản phẩm trang trí từ bức tranh vẽ theo nhạc:
- Quan sát hình 3.3 Sách Học mĩ thuật 5 hoặc hình minh họa do GV chuẩn bị, thảo luận nhóm để tìm hiểu cách trang trí: bìa sách, bìa lịch, bưu thiếp,...
- Từ những bức tranh vẽ theo nhạc có thể tạo ra những sản phẩm gì?
- Có những hình ảnh gì trên những sản phẩm đó?
- Trên bìa sách, bưu thiếp, bìa lịch, phần hình ảnh và chữ được sắp xếp như thế nào?
- Em nhận thấy nội dung chữ và hình ảnh trên các sản phẩm có liên quan với nhau không?
- Em sẽ sử dụng bức tranh vẽ theo nhạc của mình để trang trí cho bìa sách, bưu thiếp hay bìa lịch?
- GV tóm tắt: Bức tranh Vẽ theo nhạc là sản phẩm được kết hợp giữa Âm nhạc và Hội họa. Màu sắc trong bức tranh là các hòa sắc nóng hoặc lạnh, đậm- nhạt, sáng- tối và tương phản.
 Từ những bức tranh đầy màu sắc có thể tưởng tượng ra những hình ảnh phong phú và đa dạng, mang nhiều ý nghĩa.
 Từ bức tranh Vẽ theo nhạc, có thể sáng tạo ra các sản phẩm Mĩ thuật như: bìa sách, truyện, thơ, bưu thiếp, bìa lịch,...
HĐ 2. Hướng dẫn thực hiện (7’)
- Yêu cầu HS quan sát hình 3.4 sách Học Mĩ thuật lớp 5, thảo luận nhóm để tìm hiểu cách trang trí sản phẩm từ bức tranh Vẽ theo nhạc.
- Hình ảnh được đặt ở vị trí nào trong sản phẩm của bạn?
- Nội dung nào của phần chữ được viết to, nội dung nào được viết nhỏ? Các nội dung đó được sắp xếp ở vị trí nào trên bìa sách/ bưu thiếp?
- Có những kiểu chữ nào được sử dụng trong sản phẩm?
- Cho HS quan sát bài do GV chuẩn bị.
- GV tóm tắt: Nội dung phần chữ phải phù hợp với hình ảnh mà em tưởng tượng được từ bức tranh Vẽ theo nhạc. Có thể vẽ thêm các đường nét và màu sắc để làm rõ ý tưởng.
 Trên bìa sách, bưu thiếp thường có hình ảnh; chữ và các con số. Có thể đặt hình ảnh, chữ, con số theo chiều dọc/ ngang/ trên /dưới/ trái / phải hay ở giữa bìa sách, bưu thiếp,...Tên sách cỡ chữ lớn nhất, rồi tên tác giả, tên nhà xuất bản và các nội dung khác.; màu sắc của chữ phải nổi bật.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3.5.sách Học MT hoặc sản phẩm vẽ của học sinh năm trước. 
HĐ 3. Thực hành (15’)
1. Hoạt động nhóm:
- Vẽ bức tranh theo Âm nhạc bằng đường nét, trên giấy A0.
- Trưng bày bức Vẽ theo Âm nhạc của các nhóm, để lớp nhận xét.
*** Giải lao: Mở nhạc hoặc lớp hát 1 bài.
Tiết 2: (Trang 46)
HĐ 3. Thực hành (25’)
2. Hoạt cá nhân:
- Lựa chọn phần hình tưởng tượng mà mình thích, từ bức tranh vẽ theo âm nhạc bằng đường nét, trên giấy A0. 
- Thêm đường nét, màu sắc để trang trí thành bìa sách/ bưu thiếp/ bìa lịch, theo ý thích.
*** Yêu cầu: giữ gìn sản phẩm cá nhân, để giờ sau tiếp tục hoàn thành ở tiết 3.
Tiết 3: (Trang 46- 47)
HĐ 3. Thực hành (20’)
 - Hoàn thành trang trí thành bìa sách/ bưu thiếp/ bìa lịch, theo ý thích.
HĐ 4.Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm (15’)
*** Xem trước Chủ đề 4: “Sáng tạo với những chiếc lá”
- HS nhận nhóm.
- Nhận giấy ghim, lựa chọn màu để vẽ theo nhạc.
- Treo tranh
- Tìm các mảng màu có hòa sắc đẹp.
- Hoa, lá, cỏ cây, mặt trời,...
- Phong cảnh, tĩnh vật, hoạt động của con người,...
- quan sát, thảo luận nhóm
- bìa sách, bìa lịch, bưu thiếp,...
- tranh, chữ.
- HS trả lời.
- Đường nét, hình ảnh gợi được nội dung của chữ.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS quan sát, thảo luận nhóm.
- Bên trên/ dưới/giữa/ trái/ phải.
- HS trả lời.
- Chữ in hoa, chữ in thường, chữ trang trí,...
- HS nghẹ giảng.
 -Quan sát.
- Nhóm vẽ theo nhạc.
- Các nhóm treo, nhận xét nhóm mình, nhóm bạn.
- Lớp hát giải lao.
- HS lựa chọn và làm thực hành cá nhân.
- Bảo quản sản phẩm của cá nhân.
- HS hoàn thành thực hành cá nhân.
- Trưng bày và giới thiệu và nhận xét sản phẩm của bạn, của mình.
4.4. Biện pháp thứ tư: Giáo viên bộ môn cần nắm chắc việc đổi mới cách đánh giá HS:
* Nguyên tắc, nội dung đánh giá HS trongHĐGD Mĩ thuật:
Dựa vào thông tư số 30/ 2014/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2014 và thông tư số 22/ 2016/ TT- BGDĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 
* Đánh giá thường xuyên hoạt động giáo dục MT: 
 Các hình thức và tiêu chí đánh giá:
Học sinh tự đánh giá (Đánh giá lẫn nhau giữa các cặp, nhóm, cá nhân) dựa trên:
- Sự tham gia vào hoạt động học tập.
- Thời gian hoàn thành, thứ tự hoàn thành.
- Kết quả học tập, sự tiến bộ về kiến thức, kĩ năng.
- Khă năng tự học, khả năng giao tiếp, hợp tác, độc lập, sáng tạo,
2. Giáo viên đánh giá học sinh: (Đánh giá thường xuyên, toàn diện, cụ thể dựa trên các tiêu chí đã xây dựng:
 - Sự tích cực chuẩn bị bài, sẵn sàng học tập, sự hợp tác.
 - Kế hoạch học tập, khả năng phát triển. Kế hoạch tiếp theo là gì?
 - Năng lực học tập: nhận thức, kĩ năng, sự linh hoat, độc lập, sáng tạo.
 - Năng lực sở thích của học sinh về ngôn ngữ tạo hình (bố cục, đường nét, hình khối, màu sắc, đậm nhạt,)
 - Năng lực xã hội: Giao tiếp, hợp tác, thích ứng.
 - Đánh giá thông qua kiểm tra vấn đáp, viết hoặc thực hành, hoạt động thực tiễn, câu lạc bộ, chuyên đề,
 3. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá: 
	 - Sự chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập ở nhà của HS.
	 - Đánh giá thông qua các sản phẩm Mĩ thuật của con em ở lớp mang về.
* Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh qua các biểu hiện hoặc hành vi: 
+ Khả năng thực hiện các công việc phục vụ cho học tập 
+ Khả năng giao tiếp, hợp tác 
+ Khả năng tự học và giải quyết vấn đề
* Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh qua các biểu hiện hoặc hành vi: 
+ Chăm học, thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn, thầy giáo, cô giáo, tích cực tham gia các hoạt động nghệ thuật, tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng; 
+ Tự tin, tự trọng, mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân. 
+ Thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.
4.4. Tính mới của sáng kiến: 
Sáng kiến đã đưa ra một số biện pháp thiết thực, áp dụng trên thực tế dạy học ở lớp 4C. Tôi nhận thấy việc áp dụng một số biện pháp ở trên vào việc hướng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ để viết câu văn biểu cảm, chân thật thực sự đạt hiệu quả, các em linh hoạt hơn trong viết văn cũng như trong giao tiếp. Bài văn của mỗi em đều có sắc thái riêng, mang tính sáng tạo và thực tiễn cao.
4.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Sáng kiến đã được áp dụng ở Trường Tiểu học Tiến Thành với sự tham gia của học sinh lớp 4.1. Giải pháp này có thể áp dụng đại trà cho tất cả học sinh khối 4 Trường Tiểu học Tiến Thành và có thể áp dụng cho học sinh các trường trên địa bàn thành phố và tỉnh Bình Phước. 
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên giảng dạy chuyên Mĩ thuật được cập nhật kiến thức thường xuyên qua các buổi tập huấn, chuyên đề dự giờ thăm lớp giữa các trường, cấp cụm trường, cấp huyện.
Giáo viên đi dự giờ thăm lớp nhiều mới tìm ra cái hay, cái cần và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình cũng như cho đồng nghiệp để có phương pháp chuyên sâu hơn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Mĩ thuật nói chung và dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc nói riêng.
- Về trang thiết bị, đồ dùng dạy học:
Người giáo viên dạy Mĩ thuật phải biết tranh thủ, phối hợp chặt chẽ với sự đồng thuận và ủng hộ cao từ Ban giám hiệu nhà trường, từ giáo viên chủ nhiệm lớp và đặc biệt là với Cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội khác để có nguồn kinh phí dồi dào thường xuyên tu bổ trang thiết bị giảng dạy của giáo viên cũng như đồ dùng học tập của học sinh, để các em được thể hiện năng lực của mình trên mọi chất liệu hay sản phẩm sẵn có ở địa phương... 
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau khi nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào giảng dạy quy trình Vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5 của trường tôi, kết quả đạt như sau:
Năm học
Lớp
Số
học sinh
Kết quả chất lượng giáo dục môn Mĩ thuật: 
Quy trình Vẽ theo nhạc
Ghi chú
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
2016- 2017
4
104
63
61
41
39
0
5
68
46
68
22
32
0
2017- 2018
4
77
58
75
19
25
0
5
104
82
79
22
21
0
MỘT SỐ SẢN PHẨM, BÀI VẼ THEO ÂM NHẠC
CỦA HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5
- LỚP 5: (Chủ đề 3: Âm nhạc và sắc màu)
Bìa sách: Toán tuổi thơ
HS: Nguyễn Thị Ánh Dương
Lớp 5B, 
Năm học 2016- 2017
Thiêp chúc mừng
HS: Trần Ngọc Mai
Lớp 5A
Năm học 2016- 2017
Thiêp Chúc mừng năm mới
HS: Nguyễn Văn Hoàng
Lớp 5A
Năm học 2016- 2017
Bìa lịch 2015
HS: Nguyễn Tiến Hùng
Lớp 5B
Năm học 2016- 2017
Thiêp: Tuổi học trò
HS: Phạm Thị Trà My
Lớp 5A
Năm học 2016- 2017
Bìa sách:Chăm học chăm làm
HS: Nguyễn Thị Nhung 
Lớp 5A
Năm học 2016- 2017
Thiệp Chúc sinh nhật
HS: Nguyễn Thùy Dương
Lớp 5A
Năm học 2017- 2018
Thiêp Chúc sinh nhật
HS: Đinh Trọng Hiếu 
Lớp 5B
Năm học 2017- 2018
Bìa Lịch
HS: Nguyễn Lan Anh
Lớp 5B
Năm học 2017- 2018
SP: Thiệp mừng 8/3
HS: Nguyễn Thị Nhung
Lớp 5C
Năm học 2017- 2018
SP: Chiếc khăn tay
HS: Nguyễn Hiền Thảo
Lớp 5B
Năm học 2017- 2018
Thiêp Chúc mừng sinh nhật
HS: Nguyễn Nguyệt Hà
Lớp 5A
Năm học 2017- 2018
- LỚP 4: (Chủ đề 7: Vũ điệu của sắc màu)
Tác phẩm: Cá trong hồ
HS: Nguyễn Quý Hiệp
Lớp 4A
Năm học 2016 – 2017
Tác phẩm: Phong cảnh Núi rừng
HS: Nguyễn Thị Kim Oanh
Lớp 4C
Năm học 2016 - 2017
Tác phẩm: Bình minh muộn
HS: Nguyễn Quý Hiệp
Lớp 4A, Năm học 2016 – 2017

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.doc