SKKN Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Thành Minh 2

SKKN Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Thành Minh 2

Sinh thời Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật và tính tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình.” [1] . Câu nói ấy đã thể hiện rõ vị trí vai trò của môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Chính tả trong nhà trường Tiểu học nói riêng. Phân môn chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng ở Tiểu học, giúp học sinh hình thành thói quen viết đúng chính tả, nắm được các quy tắc chính tả và hình thành nên kĩ năng kĩ xảo về chính tả. Đối với học sinh Tiểu học việc viết đúng chính tả giúp các em sử dụng một cách thành thạo Tiếng Việt trong các môn học khác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường hiện nay.

Tuy nhiên trong thực tế, chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt Tiểu học nói chung, phân môn Chính tả nói riêng ở những vùng khó khăn trong những năm qua vẫn còn là điều trăn trở. Hiện tượng học sinh nói, viết không thành chữ thành câu, và đặc biệt là hiện tượng học sinh viết sai lỗi chính tả còn phổ biến. Qua nhiều năm dạy học ở Trường Tiểu học Thành Minh 2 tôi thấy chất lượng chữ viết của học sinh còn rất kém. Thể hiện ở chỗ viết sai lỗi chính tả nhiều, chữ xấu. Những lỗi chính tả ấy không những không được khắc phục sửa chữa mà còn lặp đi lặp lại nhiều năm, từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng vở sạch chữ đẹp của nhà trường nói riêng. Chính vì thế qua những lần trưng bày “Vở sạch chữ đẹp” cấp huyện đều thấp hơn so với các trường bạn. Trong những năm qua thực hiện chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo Thạch Thành về phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” nhà trường đã không ngừng đổi mới công tác dạy và học gắn liền với thực tế nhà trường. Đặc biệt trong những năm học gần đây nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp đồng bộ để nhằm nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh. Chú trọng đến việc luyện viết đúng, luyện viết đẹp. Tuy chất lượng chữ viết của học sinh đã được nâng lên đáng kể, nhưng vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như chất lượng không đồng đều ở các khối lớp, nhiều bài viết của học sinh tuy văn đã hay, chữ đã đẹp nhưng vẫn còn sai nhiều lỗi chính tả mà học sinh lớp 4B là một điển hình. Sở dĩ việc dạy học phân môn Chính tả nói chung và việc sửa lỗi chính tả cho học sinh của nhà trường gặp khó khăn như vậy là do sự khác biệt trong cách phát âm của phương ngữ Mường Thành Minh so với tiếng phổ thông đã có ảnh hưởng đến khả năng định hướng viết đúng chính tả của học sinh. Hệ thống bài tập lựa chọn trong SGK dành cho các vùng phương ngữ chưa thể hiện được tính khoanh vùng. Do vậy có tình trạng cả học sinh và giáo viên phải chạy theo luyện tập những lỗi mà bản thân mình ít phạm phải (thậm chí không phạm phải) trong khi đó lỗi mình thường gặp lại không được thực hành, luyện tập thường xuyên. Chính vì thế năm học 2016 -2017 được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4B tôi không khỏi băn khoăn và dốc tâm, dốc sức vào nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh bằng cách rèn cho học sinh viết đúng chính tả rồi đến viết đẹp.

 

doc 19 trang thuychi01 11884
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Thành Minh 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH 
LỚP 4B TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH MINH 2
Người thực hiện: Đinh Xuân Trường
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Minh 2
Thạch Thành- Thanh Hoá
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
2
1.2
Mục đích nghiên cứu.
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
3
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
3
2.1
 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.1.2
Đặc điểm của chính tả tiếng Việt
3
2.1.3
Đặc điểm về ngôn ngữ Việt – Mường
3
2.1.4
Đặc điểm cấu trúc nội dung phân môn Chính tả lớp 4
3
2.2
Thực trạng của vấn đề
4
2.2.1
 Điều kiện về nhà trường
4
2.2.2
 Về tình hình lớp 4B
4
2.2.3
 Thực trạng sai lỗi chính tả của học sinh lớp 4B trường Tiểu học Thành Minh 2 
4-5
2.3
Biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B trường Tiểu học Thành Minh 2 
6
2.3.1
 Điều tra, khảo sát nắm bắt và phân loại nhóm đối tượng học sinh thường mắc lỗi.
6
2.3.2
 Dạy phát âm đúng tiếng Việt thông qua các môn học lấy phân môn Tập đọc làm nòng cốt.
7
2.3.3
Sửa lỗi chính tả thông qua hệ thống bài tập chính tả.
8-13
2.3.4
Củng cố và bổ sung một số mẹo chính tả.
13-14
2.3.5
Mở rộng phạm vi đối tượng giao tiếp rèn phát âm chuẩn tiếng Việt cho học sinh. 
15
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
17
3.1
 Kết luận.
17
3.2
Kiến nghị
17-18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Sinh thời Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật và tính tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình.” [1] . Câu nói ấy đã thể hiện rõ vị trí vai trò của môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Chính tả trong nhà trường Tiểu học nói riêng. Phân môn chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng ở Tiểu học, giúp học sinh hình thành thói quen viết đúng chính tả, nắm được các quy tắc chính tả và hình thành nên kĩ năng kĩ xảo về chính tả. Đối với học sinh Tiểu học việc viết đúng chính tả giúp các em sử dụng một cách thành thạo Tiếng Việt trong các môn học khác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường hiện nay.
Tuy nhiên trong thực tế, chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt Tiểu học nói chung, phân môn Chính tả nói riêng ở những vùng khó khăn trong những năm qua vẫn còn là điều trăn trở. Hiện tượng học sinh nói, viết không thành chữ thành câu, và đặc biệt là hiện tượng học sinh viết sai lỗi chính tả còn phổ biến. Qua nhiều năm dạy học ở Trường Tiểu học Thành Minh 2 tôi thấy chất lượng chữ viết của học sinh còn rất kém. Thể hiện ở chỗ viết sai lỗi chính tả nhiều, chữ xấu. Những lỗi chính tả ấy không những không được khắc phục sửa chữa mà còn lặp đi lặp lại nhiều năm, từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng vở sạch chữ đẹp của nhà trường nói riêng. Chính vì thế qua những lần trưng bày “Vở sạch chữ đẹp” cấp huyện đều thấp hơn so với các trường bạn. Trong những năm qua thực hiện chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo Thạch Thành về phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” nhà trường đã không ngừng đổi mới công tác dạy và học gắn liền với thực tế nhà trường. Đặc biệt trong những năm học gần đây nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp đồng bộ để nhằm nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh. Chú trọng đến việc luyện viết đúng, luyện viết đẹp. Tuy chất lượng chữ viết của học sinh đã được nâng lên đáng kể, nhưng vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như chất lượng không đồng đều ở các khối lớp, nhiều bài viết của học sinh tuy văn đã hay, chữ đã đẹp nhưng vẫn còn sai nhiều lỗi chính tả mà học sinh lớp 4B là một điển hình. Sở dĩ việc dạy học phân môn Chính tả nói chung và việc sửa lỗi chính tả cho học sinh của nhà trường gặp khó khăn như vậy là do sự khác biệt trong cách phát âm của phương ngữ Mường Thành Minh so với tiếng phổ thông đã có ảnh hưởng đến khả năng định hướng viết đúng chính tả của học sinh. Hệ thống bài tập lựa chọn trong SGK dành cho các vùng phương ngữ chưa thể hiện được tính khoanh vùng. Do vậy có tình trạng cả học sinh và giáo viên phải chạy theo luyện tập những lỗi mà bản thân mình ít phạm phải (thậm chí không phạm phải) trong khi đó lỗi mình thường gặp lại không được thực hành, luyện tập thường xuyên. Chính vì thế năm học 2016 -2017 được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4B tôi không khỏi băn khoăn và dốc tâm, dốc sức vào nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh bằng cách rèn cho học sinh viết đúng chính tả rồi đến viết đẹp. 
Từ những lý do đó thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B. Sau đây tôi xin được chia sẻ “ Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Thành Minh 2” .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về lỗi chính tả của học sinh lớp 4B Trường Tiểu học 
Thành Minh 2 thường mắc phải từ đó đề ra biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp mình chủ nhiệm và học sinh nhà trường nhằm nâng cao chất lượng và phân môn Chính tả nói riêng dạy và học môn Tiếng Việt nói chung tạo chuyển biến về phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.”
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Tôi tập trung nghiên cứu về các vấn đề sau: 
- Mục tiêu, nội dung chương trình phân môn Chính tả lớp 4
- Hệ thống bài tập âm vần trong phân môn Chính tả lớp 4
- Lỗi chính tả đặc trưng của học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Thành Minh 2
- Biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học 
Thành Minh 2
1.4. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thông kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp .
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Đặc điểm chính tả Tiếng Việt
Về cơ bản chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết chính tả Tiếng Việt là thống nhất với nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Bởi theo nghĩa gốc thì “chính tả” tức là “ phép viết đúng” hay “ lối viết hợp với chuẩn”. [2]
2.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ Tiếng Mường:
Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường trong ngữ chi Việt của ngữ hệ Nam Á. Tiếng Mường rất gần với tiếng Việt có thể nói một cách khái quát (nhưng không tuyệt đối, khoảng 75%). [3] Do vậy khi phát âm tiếng Mường cơ bản giống tiếng Việt song chỉ mất dấu thanh hoặc chuyển hình thức dấu thành từ sắc => nặng; huyền => ngang VD: lá cờ => lạ cơ; chú => chụ; trường => trương... [4]
2.1.3.Đặc điểm cấu trúc nội dung chình trình phân môn chính tả lớp 4
 Nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn chính tả lớp 4 gồm 2 phần: 
- Chính tả đoạn bài: Nhớ – viết, nghe – viết một đoạn trích từ bài tập đọc hoặc từ các văn bản khác có nội dung phù hợp với chủ điểm học tập của mỗi tuần, có độ dài khoảng 80-90 chữ (tiếng)
- Chính tả âm, vần: Nội dung các bài tập chính tả âm vần là luyện viết đúng các từ có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 
- Các cặp âm, vần, thanh dễ lẫn được luyện viết gồm:
 + Âm đầu: l/n; tr/ch; s/x; r/d/gi. (dành cho học sinh phương ngữ Bắc Bộ). 
 + Vần: an/ang; , ăn/ăng, ân/âng, en/eng, uôn/uông, iên/iêng, ăt/ăc, uôt/uôc, ut/uc, ưt/ưc, ươt/ươc, iêt/iêc, ... (dành cho học sinh phương ngữ Nam Bộ)
 + Thanh: thanh hỏi/thanh ngã (dành cho học sinh các phương ngữ Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ).
+ Về hình thức, các âm, vần, thanh dễ lẫn được luyện viết thông qua những nhiều kiểu bài tập như: điền âm, vần, điền tiếng vào chỗ trống, chọn tiếng thích hợp để điền vào chỗ trống v.v.. [5]
 	Từ những nghiên cứu trên cho thấy nội dung chương trình phân môn Chính tả trong sách giáo khoa Tiếng việt 4 hiện hành về cơ bản đã thể hiện được các vùng phương ngữ, song cũng chưa bao quát hết được tất cả các vùng miền.
2.2. Thực trạng vấn đề:
2.2.1. Điều kiện nhà trường: 
Trường tiểu học Thành Minh 2 đóng trên địa bàn 8 thôn đặc biệt khó khăn của xã Thành Minh với gần 100% là con em dân tộc Mường. Điều kiện kinh tế- Văn hóa xã hội còn rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nghèo nàn. Năm học 2016-2017, nhà trường có 12 lớp 11 phòng học không đủ 1 lớp/1 phòng, phòng học chật hẹp, xuống cấp tường lở, mái dột. Thiếu tất cả các phòng chức năng, văn phòng. Đồ dùng trang thiết bị thiếu, không đủ phục vụ dạy và học. Với điều kiện cơ sở vật chất như vậy ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
2.2.2. Về tình hình lớp 4B
Tổng số học sinh: 30 em
Nam: 14 em
Nữ: 16 em, 
Dõn tộc Mường: 30 em = 100%
Con hộ nghèo: 14 em = 46, 7%.
	Phần lớn gia đình các em làm nghề nông, một số bố mẹ đi làm thuê, làm công nhân ở xa con cái phải gửi ông bà, anh em họ hàng như gia đình em Hiện, em Viên, em Dương, em Huân ... Bởi vậy việc học tập ít được quan tâm chủ yếu trông chờ vào dạy dỗ của nhà trường, thầy cô.
2.2.3. Thực trạng sai lỗi chính tả của học sinh lớp 4B trường Tiểu học Thành Minh 2 hiện nay:
Sau 4 tuần trực tiếp giảng dạy trên lớp, qua chấm chữa các bài viết chính tả như: Nghe – viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tuần 1); Nghe – viết: Mười năm cõng bạn đi học (tuần 2); Nghe – viết: Cháu nghe câu chuyện của bà (tuần 3); Nhớ – viết: Truyện cổ nước mình (tuần 4) bài Tập làm văn: Viết thư (tuần 4) của học sinh tôi nhận thấy học sinh viết sai chính tả khá nhiều, cá biệt có những em còn viết không thành chữ, thành câu như em Dương; em Đình, em Tuấn...v.v. 
Bên cạnh đó thông qua dự giờ các lớp 1B; 2B; 3A và trao đổi với giáo viên 
giảng dạy ở lớp 4A cho thấy các em đều có thực trạng như vậy.
Sau đây là kết quả thống kê lỗi số lỗi chính tả trong 30 bài viết Chính tả Tập làm văn của học sinh đầu năm học 2016-2017.
Môn
Tổng số HS
Số bài mắc lỗi
Lỗi chính tả
Thanh điệu
Âm đầu
Vần
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Chính tả
30
20 = 67%
2
10 %
7
35 %
11
55 %
Tập làm văn
30
25 = 83.3%
3
12 %
9
36 %
13
52 %
Những lỗi chính tả trong bài viết của các em thể hiện ở các dạng cơ bản sau:
- Về thanh điệu; Các em thường nhầm lẫn hỏi/ngã, huyền/ngang, sắc/nặng, đây cũng là lỗi đặc trưng của học sinh vùng Thanh Hóa nói chung song lại chiếm tỉ lại chiếm tỉ lệ rất ít trong lớp (2-3em) và tần suất xuất hiện trong bài không nhiều. Có thể nhận thấy đây là do các em sơ suất trong việc điền dấu thanh khi viết bài. VD: những -> nhửng, mãi -> mải, cõng->cỏng, chỗ ->chổ, trường ->trương .v.v... 
- Về phụ âm đầu: Bên cạnh lỗi về thanh điệu, hiện tượng viết sai các âm (phụ âm đầu ), cũng rất đa dạng. Các em mắc các lỗi như không phân biệt được: tr/ch; s/x; r/d/gi; ng/ngh giống học sinh các vùng miền khác thường hay vấp phải. Tuy vậy trong bài viết của các em còn xuất hiện lỗi nhầm lẫn giữa v với ph với số lượng nhiều và lặp lại ở tất các bài viết trên. VD; hộp phấn -> hộp vấn, phật tiên-> vật tiên, lẽ phải->lẽ vải, phép lạ -> vép lạ v.v...
 -Về phần vần: Ngoài các lỗi chung, lỗi phổ biến là các vần khó, học sinh Tiểu học ở các vùng phương ngữ khác thường hay nhầm lẫn khi nói cũng như khi viết các tiếng có vần “ưu”, “ươu”, chẳng hạn như: cấp cứu -> cấp kíu; âm mưu -> âm miu; về hưu -> về hiu; hoa lựu -> hoa lịu; con hươu -> con hiêu... thì trong số bài viết của học sinh còn gặp một số lỗi như nhầm lẫn giữa ang/ăng; ong/ông; au/âu; ai/ay...
VD: cõng->cỗng, ngày->ngài, yêu nhau-> yêu nhâu, mang (theo)-> măng (theo), cháu->chấu, mong->mông, cây bàng ->cây bằng; chong chóng ->chông chống ; máy bay ->mái bai. cây cau -> cây câu; v.v..Đây là những sai lỗi mà chỉ có ở học sinh Thành Minh mới có.
Ngoài những lỗi kể trên, học sinh còn mắc phải một số lỗi do nhầm lẫn hoặc quên không ghi dấu phụ như ư -> u; ă -> a hoặc lỗi viết hoa một cách tùy tiện... và đó cũng là những sai sót thông thường của học sinh Tiểu học.
Qua bảng thống kê cho thấy tỷ lệ học sinh viết sai lỗi chính tả khá cao ở cả hai phân môn Chính tả và Tập làm văn. Đáng chú ý là số lỗi trong bài Tập làm văn nhiều hơn số lỗi trong bài viết chính tả. Sở dĩ là do hoàn cảnh viết khác nhau. Hoàn cảnh thứ nhất, lỗi xuất hiện trong giờ viết chính tả - các em được người đọc (GV), để viết lại những điều mình tiếp thu được nên viết đúng hơn. Hoàn cảnh thứ hai là lỗi xuất hiện trong giờ viết tập làm văn-hoạt động của học sinh viết chính tả trong hoàn cảnh này là quá trình vừa nghĩ vừa viết, tức là người viết sử dụng tiếng nói bên trong để tư duy và thể hiện những điều được tư duy ra ngôn ngữ viết.
 	Từ thực trạng trên cho thấy học sinh lớp 4B hay nhầm lẫn dẫn đến viết sai các tiếng, từ có âm đầu v/ph, các tiếng, từ có vần ang/ăng; ong/ông; au/âu; ai/ay... Đây là những sai lỗi chính tả mà số lượng học sinh mắc nhiều và thường lặp lại ở các bài viết sau. Hiện tượng phạm lỗi chính tả đã nêu trên chủ yếu do các nguyên nhân sau:
	- Vốn sống, vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn. Bên cạnh đó môi trường giao tiếp còn hạn hẹp mới chỉ dừng lại ở chòm xóm, bản làng nên chịu ảnh hưởng của cách phát âm tiếng mẹ đẻ (tiếng Mường) cho nên học sinh thường phát âm không chính xác, không chuẩn, (các em thường đọc sai dẫn đến viết sai).
 - Do các em chưa thực sự có kiến thức vững chắc về ngữ âm (Chính âm – chính tả) chỉ đơn thuần dựa vào cách phát âm của thầy cô, chưa biết dựa vào yếu tố ngữ nghĩa để viết nên dễ viết sai.
	- Học sinh ít được thực hành đọc và viết Tiếng Việt nên không thể quen tay, quen mắt. (Mỗi tuần chỉ có 1 tiết chính tả trong đó chính tả âm vần chiếm rất ít thời gian)
	- Do nội dung chính tả trong SGK Tiếng Việt lớp 4 chưa có các bài tập rèn lỗi chính tả mà các em thường mắc.
	- Về phía giáo viên: Nhiều thầy cô còn quá lệ thuộc, câu nệ trung thành với bài tập ở SGK, chưa nhận ra hết phần nào là trọng tâm của từng loại chính tả, chưa quan tâm đến lỗi đặc trưng của học sinh mình mắc phải.
	2.3. Biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học thành Minh 2.
	Từ thực trạng và đánh giá nêu trên tôi nhận thấy để nâng cao năng lực viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4B nói riêng học sinh Trường tiểu học Thành Minh 2 nói chung thì một trong những vấn đề cơ bản cần giải quyết là khắc phục những lỗi do phương ngữ tạo ra. Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề sai lỗi chính tả của học sinh. Tức là phải biết học sinh mình yếu, thiếu và thường sai lỗi những gì để đề ra biện pháp sửa lỗi phù hợp. Người giáo viên phải như bác sĩ giỏi biết bắt đúng bệnh của bệnh nhân thì chữa bệnh mới khỏi được. Sau đây là những biện pháp tôi đã vận dụng và thấy hiệu quả:
2.3.1. Điều tra khảo sát nắm bắt và phân loại nhóm đối tượng học sinh thường mắc lỗi.
Thực tế cho thấy nếu nắm vững đối tượng học sinh, phân loại từng đối tượng là chìa khóa của thành công trong công tác dạy học và giáo dục học sinh. Việc sửa lỗi chính tả cho học sinh cũng vậy. Ngay từ đầu năm học, từ những buổi học đầu tiên qua quan sát, tiếp xúc, chấm chữa bài cho các em hay trao đổi với các giáo viên bộ môn tôi đã tiến hành phân loại đối tượng học sinh của mình thành từng nhóm theo lỗi chính tả các em thường mắc phải và có biện pháp sửa lỗi phù hợp cho từng nhóm đối tượng đó.
Nhóm 1: Những học sinh khi viết thường nhầm lẫn về thanh điệu như nhầm lẫn giữa các thanh Ngã/ hỏi; Huyền/ngang ; sắc/ngang/nặng. Nhóm này chiếm rất ít trong lớp tôi (2-3 em đó là em Dương, em Bùi Phúc, em Xuân) và các em không thường xuyên mắc phải nên khi chấm chữa bài tôi hướng dẫn các em cách phân biệt và sửa lỗi luôn trong từng bài. 
Nhóm 2: Những học sinh khi viết thường nhầm lẫn về âm đầu như s/x; ch/tr; r/d/gi;. Đây là lỗi chính tả khá phổ biến đối với học sinh vùng Thanh Hóa song với học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Thành Minh 2 thì chiếm rất ít. (gồm các học sinh: Đình Phúc, Hiện, Quách Huân, Đình, Dương, Tuyết, Tuấn ). Ngoài việc khai thác triệt để nguồn bài tập rèn luyện trong sách giáo khoa tôi đã củng cố lại cho các em về một số mẹo chính tả mà các em đã được học ở lớp dưới để các em ghi nhớ.
Nhóm 3: Những học sinh khi viết thường nhầm lẫn về âm đầu v/ph hay các vần: ang/ăng; ong/ông; au/âu; ai/ay.(gồm các học sinh: Đình Phúc, Lịch, Trung, Dương, Đình, Tuyết, Tuấn, Huệ, Tâm, Xuân).
 Xác định đây là lỗi chính tả mà học sinh của mình thường mắc phải nên tôi coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc sửa lỗi chính tả cho học sinh. 
2.3.2. Dạy phát âm đúng tiếng Việt thông qua các môn học lấy phân môn Tập đọc làm nòng cốt: 
Dù là một cộng đồng người Việt Nam nhưng mỗi người một cách phát âm theo phương ngữ khác nhau. Chữ viết Tiếng Việt lại là chữ viết ghi âm tương đối hợp lý. Ở cấp độ âm tiết, nói chung có sự đối ứng một đối một giữa âm và chữ “phát âm thế nào thì viết thế ấy”. Do vậy trong giờ tập đọc tôi luôn chú trọng đến việc luyện đọc đúng cho học sinh của mình. Việc đọc đúng không những giúp các em hiểu được nội dung bài đọc, cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà còn giúp các em định hướng để viết đúng. Đọc đúng các âm dễ lẫn: đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm (Không đọc theo cách phát âm của địa phương mà cách phát âm có sự sai lệch so với âm chuẩn). Phát âm đúng tiếng Việt là yêu cầu cần thiết, đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng trong quá trình giảng dạy tôi đã cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt, để từ đó các em phát âm đúng hay đọc đúng các tiếng, từ chứa âm đầu, vần dễ lẫn trong các bài tập đọc và trong giao tiếp. 
VD1: Để luyện đọc đúng và phân biệt v/ph trong bài:
 “ Nếu chúng mình có phép lạ.” (Tiếng Việt 4 tập 1 trang 76) 
- Trong quá trình luyện đọc nối tiếp từng đoạn tôi phát hiện thấy các em đọc sai tiếng phép->vép trong phép lạ. Như vậy học sinh đã phát âm sai âm đầu ph thành v nên tôi đã sửa phát âm cho các em bằng cách hướng dẫn các em đánh vần lại tròn vành rõ tiếng: phờ- ép - phép. Song đối với những em đọc chậm như em Đình, em Dương tôi đọc mẫu, kết hợp miêu tả về cách phát âm và yêu cầu các em quan sát miệng vị trí môi khi đọc. Bởi lẽ giọng phát âm của giáo viên chính là trực quan sinh động nhất đễ hiểu nhất đối với học sinh. Chẳng hạn khi đọc âm “v” thì đặt hàm răng trước ra phía trước môi dưới (giống như làm răng thỏ), còn khi đọc âm “ph” để hàm răng trước lên môi dưới và đẩy hơi ra (giống như thỏ thổi bóng).
	Trong luyện đọc với phương châm là sai đến đâu sửa ngay đến đó, vừa không tốn thời gian vừa sát với đối tượng học sinh. Ngoài việc hướng dẫn cách phát âm chuẩn tôi còn đặc biệt chú ý đến hình thức tổ chức rèn luyện để tránh nhàm chán đơn điệu cho học sinh. Có thể dưới hình thức luyện đọc theo nhóm, thông thường tôi sắp xếp những em đọc tốt kèm cặp những em đọc chậm. Hay tổ chức thi giữa các cá nhân, nhóm các em tự phát hiện ra sai lỗi của bạn và nêu cách sửa. Tôi rèn cho các em kĩ năng nghe- nhận xét sửa sai giúp bạn và tự sự sai cho mình, các em sử dung các kĩ năng ấy thường xuyên trong các tiết học trở thành thói quen, tạo nề nếp học tập tốt hơn. 
Cách “tập phát âm” cho đúng này đòi hỏi nhiều thời gian, kiên trì bởi tiếng địa phương là thói quen trong giao tiếp của các em,. Để nâng cao năng lực phát âm chuẩn tiếng Việt tôi còn tích cực rèn luyện cho các em trong các môn học khác, mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi ra chơi hoặc các hoạt động tập thể. VD: Trong môn toán khi đọc các nội dung bài toán tôi thường ưu tiên những em học sinh đọc còn chậm được đọc nhiều hơn và lưu ý sửa những lỗi phát âm sai cho các em. Nếu cả thầy và trò có thành công trong việc giúp nhau đọc đúng chuẩn thì sẽ giúp các em viết đúng chính tả được.
	Như vậy việc dạy học tốt phân môn tập đọc nói chung và việc luyện đọc đúng chính âm Tiếng Việt là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc viết đúng chính tả của các em. Ngoài việc luyện tập trên lớp tôi còn định hướng cho phụ huynh các em về việc tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt ở gia đình. 
2.3.3. Sửa lỗi chính tả thông qua hệ thống bài tập chính tả:

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_sua_loi_chinh_ta_cho_hoc_sinh_lop_4b_t.doc