Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4

 - Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt nên nhiều em còn ngại đọc bài và chưa có ý thức tự rèn đọc diễn cảm mà chỉ mới mang tính chất chiếu lệ, đối phó.

- Do vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài, các em ngắt nghỉ không đúng chỗ, chưa chú ý đến các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật như làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường điệu giọng để biểu đạt ý nghĩa tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài đọc, nên nhiều lúc gây hiểu sai ý nghĩa của câu văn hay bài thơ.

- Giọng đọc của học sinh còn nhỏ, nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè.

- Do ảnh hưởng của tiếng địa phương và cách phát âm của mỗi em khác nhau nên một số học sinh thường phát âm sai lỗi (Đặc biệt, khi đọc, các em sai ở âm đầu s/x, ch/tr).

- Học sinh chưa chăm học, chưa có ý thức học bài.

- Nhiều phụ huynh chưa biết quan tâm đúng đến việc học tập của con em mình, bản thân họ sử dụng tiếng Việt còn chưa chính xác, phát âm sai lỗi.

 Nắm rõ được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả đọc diễn cảm chưa cao, tôi đã nghiên cứu và đề ra các biện pháp khắc phục giúp nâng cao kĩ năng đọc tiến tới đọc diễn cảm cho học sinh.

 

doc 13 trang Trần Đại 28/04/2023 5745
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TX TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TH B LONG AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Long An, ngày 10 tháng 01 năm 2018
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến
một số biện pháp kèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4
_____________________
 I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Huỳnh Thanh Chớn. Nam
- Ngày tháng năm sinh: 27/09/1966.
- Nơi thường trú: Ấp Tân Hậu B2, xã Long An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học B Long An.
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp.
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Giáo dục tiểu học.
- Lĩnh vực công tác: Giáo dục Tiểu học
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
1.Thuận lợi:
 - Trường chỉ có một điểm tập trung, sân trường bằng phẳng, rộng rãi thoáng mát cả mặt tiền và hậu, có đầy đủ sân chơi và bãi tập cho học sinh, có đủ các phòng chức năng để phục vụ dạy học. Mỗi phòng là một lớp độc lập và được được dạy 2 buổi /ngày (đối với học sinh lớp 1, 4, 5). 
 - Đối với học sinh chưa hoàn thành các kĩ năng như: đọc, viết, tínhđược giáo viên lên kế hoạch phụ đạo kịp thời ở từng thời điểm và có đăng kí với Ban giam hiệu nhà trường.
- Bản thân giáo viên chúng tôi đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo ngành, chuyên môn Phòng Giáo dục đến ban Giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn các khối lớp 4. 
- Chúng tôi được học tập và tiếp thu kĩ nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới. Đội ngũ giáo viên trong trường yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, thường xuyên thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm, nhằm cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học. 
- Chương trình sách giáo khoa gồm các bài tập đọc đa dạng về thể loại (văn, thơ, kịch ), phong phú về nội dung, được bố trí phù hợp theo chủ điểm. Phương pháp dạy học mới, chú trọng về rèn đọc hơn ở phương pháp dạy học cũ, có yêu cầu đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài học rõ ràng giúp giáo viên tiến hành các tiết dạy một cách lôgic, nhẹ nhàng và hiệu quả.
 - Thư viện trường khang trang thoáng mát có đầy đủ sách, báo cho học sinh đọc. Ngoài ra, trong lớp học còn có góc thư viện. Tạo cơ hội cho các em được tăng thời lượng và thể hiện kĩ năng đọc của mình trước lớp.
2. Khó khăn:
Phương tiện dạy học và đồ dùng chưa phong phú, đa dạng nên chưa hấp dẫn học sinh một cách tuyệt đối trong việc tập trung vào luyện đọc.
 Một số giáo viên còn coi nhẹ việc rèn các kĩ năng đọc cho các em, chỉ dừng lại ở yêu cầu học sinh đọc thành tiếng to là được.
 - Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt nên nhiều em còn ngại đọc bài và chưa có ý thức tự rèn đọc diễn cảm mà chỉ mới mang tính chất chiếu lệ, đối phó.
- Do vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài, các em ngắt nghỉ không đúng chỗ, chưa chú ý đến các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật như làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường điệu giọng để biểu đạt ý nghĩa tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài đọc, nên nhiều lúc gây hiểu sai ý nghĩa của câu văn hay bài thơ.
- Giọng đọc của học sinh còn nhỏ, nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè.
- Do ảnh hưởng của tiếng địa phương và cách phát âm của mỗi em khác nhau nên một số học sinh thường phát âm sai lỗi (Đặc biệt, khi đọc, các em sai ở âm đầu s/x, ch/tr).
- Học sinh chưa chăm học, chưa có ý thức học bài.
- Nhiều phụ huynh chưa biết quan tâm đúng đến việc học tập của con em mình, bản thân họ sử dụng tiếng Việt còn chưa chính xác, phát âm sai lỗi. 
 Nắm rõ được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả đọc diễn cảm chưa cao, tôi đã nghiên cứu và đề ra các biện pháp khắc phục giúp nâng cao kĩ năng đọc tiến tới đọc diễn cảm cho học sinh.
 - Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Những biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 
 - Lĩnh vực: Chuyên môn
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
Hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Làm cho học sinh thêm yêu cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt.
Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc, góp phần nâng cao chất lượng đọc tốt các văn bản như: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Những biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 4. Củng cố các cách đọc cho học sinh, từ đó hình thành cho học sinh lòng ham đọc sách, thói quen làm việc với các văn bản và thường xuyên đọc nhiều văn bản để có ích cho cuộc sống.
 * Nhiệm vụ
 Tìm ra các phương pháp giúp học sinh đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm nhằm giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc và từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thông qua việc hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập đọc nhằm thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh yêu quý tiếng Việt, hứng thú tham gia vào các hoạt động của phân môn Tập đọc trong môn Tiếng Việt, đồng thời giúp học sinh sử dụng Tiếng Việt thành thạo ở bậc tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng, phân môn tập đọc có 2 yêu cầu chính là:
- Rèn luyện kỹ năng đọc.
- Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn.
So với lớp học dưới, học sinh lớp 4 có điều kiện và kỹ năng đọc diễn cảm tốt hơn nhưng chỉ ở mức độ ban đầu (đọc diễn cảm một Đoạn văn, khổ thơ). Học sinh được thực hành luyện tập từng bước để có thể đáp ứng nhu cầu cao hơn ở lớp 4 và các lớp trên mới có khả năng đem lại một hiệu quả thiết thực theo mong muốn của mình cũng như của người làm công tác giáo dục.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
a)Thực trạng: Đầu năm học 2016-2017 tôi tiến hành thống kê chất lượng học môn Tập đọc học sinh với kết quả như sau:
Tổng số học sinh
HTT
HT
CHT
29
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10
34,48%
15
51,72%
4
13,29%
Qua thực tế giảng dạy ở khối 4, tôi nhận thấy việc dạy tập đọc còn một số hạn chế. Qua khảo sát chất lượng đầu năm học, tôi nhận thấy chất lượng đọc một số em như: Hậu, Hiếu, Trí. Cà Bo, của học sinh lớp tôi còn gặp hạn chế ở những điểm sau:
- Phát âm sai âm đầu: tr hay v ; dấu thanh: thanh ngã.
- Các em chưa biết ngắt nghỉ ở các câu thơ, câu văn dài, giọng đọc còn kéo dài hoặc ngắt ngứ.
- Học sinh chưa biết cách đọc hiểu nội dung bài đọc.
- Học sinh chưa biết đọc diễn cảm nội dung đoạn, bài tập đọc. Chưa biết đọc đúng các câu đối thoại, lời nói của các nhân vật. 
- Chưa biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm của bài đọc. 
b. Nguyên nhân của thực trạng:
* Về giáo viên:
- Do hạn chế khả năng tiếp thu vận dụng phương pháp dạy học mới, nên một số giáo viên còn dạy học phương pháp cũ, trong tiết dạy học sinh đọc ít, nhưng phần tìm hiểu nội dung bài chiếm thời gian nhiều hơn, còn xem nhẹ phần luyện đọc nên đã biến giờ tập đọc thành giờ giảng bài.
- Thực tế giáo viên hay gọi những học sinh hoàn thành tốt đọc nhiều, còn những em học chưa hoàn thành, rụt rè không được đọc nhiều.
* Về phía học sinh:
- Học sinh đọc chưa đúng (cách ngắt, nhấn giọng) do các em chưa mạnh dạn, chưa tự tin, còn e ngại sợ các bạn cho rằng mình đọc khó nghe.
- Một số em hiểu nội dung bài đọc, biết chỗ nhấn, ngắt giọng nhưng khi đọc chưa thể hiện được điều đó, mà đọc theo cảm tính của mình.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Việc hình thành kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh phải dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá một văn bản tốt: tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mỹ; dựa trên những đặc điểm và các kiểu ngôn ngữ, các phong cách chức năng, các thể lọai văn bản, các đặc điểm về thể lọai của tác phẩm văn chương dùng làm ngữ liệu đọc ở tiểu học.
Môn Tập đọc trang bị cho học sinh một số kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc tiếp tục học tập hoặc đi vào thực tế cuộc sống lao động. Từng bước hoàn thiện, rèn luyện phương pháp và tác phong làm việc khoa học, phát triển hợp lí phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bước đầu hình thành cho học sinh cách đọc đúng và phát triển cho các em cách đọc hay, đọc diễn cảm, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú cho các em học tập môn Tập đọc.
Muốn đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, tích cực quan tâm đến từng học sinh, thường xuyên kiểm tra – đánh giá, khen thưởng kịp thời – đúng lúc đối với những học sinh chưa hoàn thành. Từ đó các em sẽ học tập tốt hơn, có một số kiến thức vững vàng hơn để giúp các em có đủ năng lực và trình độ học tiếp các lớp lớn hơn và cao hơn. Có như vậy thì mới có khả năng đem lại một hiệu quả thiết thực theo mong muốn của mình cũng như của người làm công tác giáo dục.
 3. Nội dung sáng kiến:
 Trong quá trình giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy rằng để hình thành năng lực đọc tốt, đọc hiểu văn bản cho học sinh, tiến tới giúp học sinh đọc diễn cảm chính là cái đích của dạy Tập đọc mà giáo viên mong muốn, cần phải có những biện pháp để rèn đọc đúng cho học sinh, cách ngắt nghỉ hơi, luyện đọc hiểu, đọc diễn cảm đúng.
3.1. Tiến trình thực hiện:
Những biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 được thực hiện từ năm học 2015 – 2016 thấy sự tiến bộ từ học sinh rất nhiều, hiệu quả cuối năm đạt chất lượng cao. Vậy nên tôi tiếp tục áp dụng vào lớp 4A, khối 4 trường tiểu học B Long An, năm học 2016-2017.
Nếu áp dụng đề tài trên tốt sẽ xây dựng được lớp học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học với hành, rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập.
3.2. Thời gian thực hiện:
Bản thân nghiên cứu sáng kiến này từ lâu và được xây dựng nên đề tài sáng kiến "Những biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4" áp dụng vào năm học 2016-2017. Qua kiểm tra định kì năm học này, học sinh thực hiện hiệu quả cao hơn so với năm học trước. 
3.3. Biện pháp tổ chức:
- Các biện pháp được lần lượt thể hiện như sau:
a) Rèn luyện đọc đúng cho học sinh:
Trong quá trình rèn luyện đọc, tôi giúp học sinh hiểu rằng: Các em không chỉ đọc cho thầy (cô) giáo nghe mà phải đọc cho cả lớp cùng nghe nên cần đọc to, rõ ràng để các bạn ngồi sau có thể nghe rõ.
Khi gọi học sinh đọc, tôi thường yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét bạn đọc, để từ đó sửa và khắc phục cho học sinh một số lỗi như sau:
- Phát âm sai tiếng có phụ âm đầu “tr” hay “v”:
Ví dụ: khi dạy bài: “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” – Tiếng Việt 4 – tập 1.
Học sinh phát âm sai những từ như “ năm trước”, “vật chân”, “vật cánh”, . Thành “năm chước”, “quật chân”, “quật cánh”,.Đây là lỗi phát âm sai âm đầu “tr/v” do cách phát âm tiếng địa phương mà nhiều em mắc phải. Tôi gọi 1 học sinh đọc chuẩn hoặc giáo viên đọc lại các từ đó rồi yêu cầu học sinh đọc sai phát âm theo. Có những em sửa 2 – 3 lần vẫn không đọc được đúng âm “tr” hoặc “v”, tôi dùng trực quan mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang đọc âm nào. Từ đó cho các em tập phát âm lại nhiều lần và thường xuyên kiểm tra ở những tiết học sau. Có như vậy thì chúng ta mới khắc phục được tình trạng phát âm sai của học sinh lớp mình.
- Phát âm sai các âm chính:
Ví dụ: Bài: “Tre Việt Nam” (Tiếng Việt 4 – tập 1).
Từ “bạc màu” mà học sinh đọc là “bạc mầu”, đọc như vậy là sai. Khi đó, giáo viên cần sửa ngay cho học, để các em kịp thời sửa sai và đọc bài cho đúng. Từ đó các em tự tin hơn trong giờ học tập đọc.
- Phát âm sai thanh ngã:
Học sinh đọc sai các từ có dấu ngã như “đỗ mưa” , “y sĩ ”,  thành “đổ mưa”, “y sỉ”. Đọc như vậy là sai, giáo viên cần sửa sai ngay cho học sinh và nhắc các em: đối với những tiếng có thanh ngã các em cần đọc kéo dài hơn một chút so với tiếng có thanh hỏi. Và cần nhắc các em thường xuyên, để từ đó các em đọc bài đúng và hay.
Với các bài tập đọc có nhiều từ phiên âm tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc như: An – đrây – ca, Đi – ô – ni – dốt, Lê – ô – nac – đô, Vê – rô - ki – ô, Xi – ôn – cốp – xki, trước khi luyện đọc, tôi hướng dẫn các em đọc các từ đó bằng cách ghi lên bảng các từ đó, giáo viên đọc mẫu, cho các em luyện đọc theo để khi đọc vào văn bản các em đọc đúng, chính xác.
Cách sử dụng trên đã được tôi áp dụng từ đầu năm học và thường xuyên trong các giờ học tập đọc. Chính vì vậy học sinh lớp tôi phần lớn đã đọc phát âm đúng ngay trong những tháng đầu năm của học kì I.
b) Luyện cách ngắt, nghỉ hơi:
Bên cạnh việc hướng dẫn cho học sinh đọc đúng các tiếng - từ khó, tôi hướng dẫn các em đọc đúng cách ngắt hơi, nghỉ hơi và ngữ điệu câu. Để học sinh ngắt giọng logic – đúng, tôi đã hướng dẫn các đọc như sau:
- Ngắt sau dấu phẩy: là dấu được đặt vào khi câu văn chưa hoàn chỉnh sẽ còn ý tiếp nối. Sau dấu phẩy nghỉ hơi ngắn và lên giọng một chút.
- Ngắt sau dấu chấm: là dấu báo hiệu ý trọn vẹn. Vì vậy, nghỉ hơi dài hơn so với dấu phẩy và bằng một nửa thời gian dấu chấm xuống dòng và hạ thấp giọng.
- Ngắt hơi sau dấu hai chấm: là dấu báo hiệu điều sẽ được trình bày, giải thích, thuyết minh vấn đề vừa nêu. Khi đọc ngừng lại một chút và hơi hạ giọng.
- Đặc biệt với những câu có dấu chấm lửng, khi đọc học sinh còn lúng túng không biết đọc như thế nào, tôi hướng dẫn học sinh đọc kéo dài chỗ có dấu chấm lửng.
Hoặc với câu chỉ nói ngập ngừng, chưa nói hết thì khi đọc cần nghỉ hơi một quãng bằng thời gian phát âm một tiếng và đọc với ngữ điệu yếu.
Ví dụ: “Chuyện ngày... xưa đã có bờ tre xanh.” (Bài: “Tre Việt Nam”, Tiếng Việt 4 – tập 1).
Với những câu dài, không có dấu phẩy ta cần dựa vào nghĩa của từ để ngắt câu. Nhờ hiểu nghĩa và các mối quan hệ ngữ pháp mà học sinh đọc đúng chỗ ngắt giọng và ngược lại, chỗ ngắt giọng cũng là một căn cứ để người nghe xác định được ý nghĩa, nội dung bài đọc. Muốn hướng dẫn học sinh đọc những câu này tôi đã tìm hiểu, soạn trước những câu văn dài, xác lập chỗ cần ngắt giọng hoặc những câu văn không dài nhưng học sinh khó xác lập được đúng cách ngắt, nghỉ. Với loại câu này tôi gọi học sinh nêu cách ngắt, nghỉ hơi, gạch dưới những từ cần nhấn giọng để học sinh tìm ra cách đọc, giáo viên là người nhận xét – bổ sung. Sau đó có thể cho học sinh luyện đọc theo cách đọc các em vừa tìm hiểu.
Ví dụ: Bài (“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi) – Tiếng Việt 4 - tập 1.
 “Trên một chiếc tàu,/ông dán dòng chữ/ “Người ta thì đi tàu ta”/ và treo một cái ống/ để khách nào đồng tình với ông/ thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu.//”
Ngoài ra, để đọc đúng, tôi còn yêu cầu học sinh khi đọc: không được đọc tách một từ ra làm hai (mềm/mại ).
Ví dụ: không đọc: “Cánh diều mềm/ mại như cánh bướm.” mà đọc là “Cánh diều mềm mại như cánh bướm.” (Bài: “Cánh diều tuổi thơ” – Tiếng việt 4-tập 1)
- Không tách từ chỉ lọai với danh từ mà nó đi kèm. (rặng/ dừa)
Ví dụ: không đọc: “Con sông chảy có rặng/ dừa nghiêng soi.” mà đọc là “Con sông chảy/ có rặng dừa nghiêng soi.” (Bài: “Truyện cổ nước mình” – Tiếng Việt 4 – tập 1)
- Không tách quan hệ từ “là” với danh từ đi sau nó.
Ví dụ: không đọc: “Măng non là/ búp măng non.” mà đọc là “Măng non là búp măng non.” (Bài: “Tre Viêt Nam” – Tiếng việt 4 – tập 1)
c) Rèn luyện đọc hiểu cho học sinh:
Trước khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, tôi hướng dẫn các em đọc hiểu nội dung và phát triển tính nghệ thuật của bài Tập đọc. Tôi thường sử dụng phương pháp đàm thọai, hỏi – đáp kết hợp nêu vấn đề, dẫn dắt, gợi mở, sử dụng đồ dùng trực quan giúp học sinh hiểu nghĩa của từ và nội dung của đoạn, bài. Tôi hướng dẫn các em đọc thầm kết hợp với đọc thành tiếng một đoạn hoặc cả bài và trả lời câu hỏi. Để giúp các em hiểu được nội dung bài, tôi thường xem xét hệ thống câu hỏi, nếu cần có thể bổ sung hoặc xây dựng lại sao cho phù hợp với nhận thức của học sinh. Phát hiện tính hiệu nghệ thuật là việc làm hết sức cần thiết, nó giúp các em cảm thụ sâu sắc hơn nội dung bài từ đó giúp học sinh đọc tốt hơn.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh hiểu bài Tập đọc, tôi cũng thường chú ý sửa cho học sinh đọc đúng tiếng, từ; ngắt - nghỉ hơi đúng chỗ, để cho các em chuyển sang phần đọc diễn cảm tốt hơn.
d) Rèn đọc diễn cảm cho học sinh:
Một học sinh được coi là biết đọc diễn cảm không thể là học sinh chỉ đọc to, rõ ràng mà còn phải có ngữ điệu, thể hiện tình cảm của mình vào bài đọc đó. Tôi hướng dẫn học sinh khi đọc cần: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ nội dung cầu khiến. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu 
Để làm được điều đó, tôi yêu cầu học sinh luyện đọc nhóm đôi trong khoảng thời gian quy định (tùy thuộc vào mỗi bài). Vấn đề đặt ra ở đây là tốc độ đọc thành tiếng phải trùng với lời nói chứ không phải là đọc liến thoắng.
Trên cơ sở học sinh đã đọc đúng, đọc lưu loát, hiểu thấu đáo bài đọc, tôi mới tiến hành hướng dẫn các em đọc diễn cảm. Cụ thể như sau:
* Tìm đúng và đọc đúng giọng: Vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm,phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc.
- Với bài Tập đọc miêu tả: Tôi hướng dẫn các em biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, từ chỉ đặc điểm, tính chất có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa của đoạn văn.
Ví dụ: Bài “Hoa học trò” Tiếng Việt 4 tập 1.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
- Họat động 1: Phượng không phải là con bướm thắm.
Hỏi:
+ Đoạn 1 diễn tả ý gì nổi bật ?
+ Cần chú ý cách ngắt hơi và nhịp đọc hai câu dài ở Đoạn này ra sao?
+ Những từ ngữ nào cần nhấn giọng?
- Giáo viên chốt ý: Nhịp đọc hơi nhanh, có thể ngắt hơi và nhấn giọng như sau:
“Phượng không phải là một đóa,/ không phải vài cành,/ phượng đây là cả một lọat,/ cả một vùng,/ cả một góc trời đỏ rực.// Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi ;// người ta quên đóa hoa,/ chỉ nghĩ đến cây,/ đến hàng,/ đến những tán lá lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm/ đậu khít nhau.//
Học sinh trả lời:
+ Diễn tả số lượng lớn của hoa phượng.
+ Nhịp đọc hơi nhanh, ngắt hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
+ Học sinh trả lời.
Tiến hành tương tự như đoạn 1; với đoạn 2, 3 tôi để học sinh nhận ra cách đọc và đọc diễn cảm. Chẳng hạn:
- Đoạn 2: Đọc nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của lá phượng: xanh um, mát rượi, ngon lành, e, xòe ra. Cụm từ: “ Mùa hoa phượng bắt đầu” ; “Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?” đọc với giọng ngạc nhiên thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò (nhấn giọng: “ bất ngờ vậy” )
- Đoạn 3: Gợi tả vẻ đẹp của hoa phượng. Đọc nhấn giọng ở những từ ngữ: đỏ còn non, tươi dịu, đậm dần, mạnh mẽ kêu vang, rực lên. Chú ý thể hiện tình cảm yêu thích, giọng vui.
- Với bài Tập đọc là truyện kể:
Tôi hướng dẫn các em đọc đúng lời của nhân vật và chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng nhân vật để làm rõ tính cách của nhân vật đó.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Những hạt thóc giống” Tiếng Việt 4 tập 1.
- Lời người dẫn chuyện: đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Thấp hơn lời nói của Vua và Chôm.
- Lời của Chôm lúc tâu Vua: Ngây thơ, lo lắng:
 “ Tâu bệ hạ ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.”
- Lời nói của Vua lúc giải thích thóc đã luộc kỹ: ôn tồn:
 “ Trước khi phát thóc giống ta đã cho luộc kỹ. lẽ nào thóc ấy còn mọc được ? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta !”
- Lời nói của Vua lúc khen ngợi Chôm: dõng dạc:
 “ Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.”
Để rèn luyện khả năng đọc đúng các câu đối thọai, đúng giọng của các nhân vật, tôi tổ chức cho các em đọc phân vai theo nhóm, thi đua, bình chọn bạn, nhóm đọc hay nhất. Trên cơ sở đọc và sửa trong nhóm, đọc trước lớp, các em sẽ biết đọc đúng các câu đối thoại và biết thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật.
đ) Luyện đọc nhấn giọng:
* Nhấn giọng vào điệp ngữ:
Ví dụ: Bài “Tre Việt Nam” – Tiếng Việt 4 – tập 1.
Trên cơ sở học sinh đã hiểu những câu thơ ở phần kết thúc bài: Khẳng định màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam, tôi hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng vào điệp ngữ “ Mai sau”.
* Nhấn giọng vào hình ảnh so sánh:
Ví dụ: Bài: “Con chuồn chuồn nước” Tiếng Việt 4 – tập 2. 
 *Nhấn giọng những từ ngữ mà tác giả đã dùng những biện phá

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ken_ky_nang_doc_cho_h.doc