Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 6: oxi – lưu huỳnh (hóa học 10) nhằm nấng cao hứng thú học tập của học sinh

Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 6: oxi – lưu huỳnh (hóa học 10) nhằm nấng cao hứng thú học tập của học sinh

Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp là một trong những nội dung trọng tâm Bộ GD- ĐT yêu cầu trong hướng đẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục , dạy học hiện nay.Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học.Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.[3]

 Do môn hóa học là một môn khoa học vừa mang tính lí thuyết vừa gắn với thực nghiệm ,nó liên quan rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội , sản xuất và môi trường sống.Cho nên muốn dạy môn hóa học có hiệu quả thì ngoài việc nắm vững kiến thức , ta cần có một phương pháp dạy phù hợp.Ngoài áp dụng các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên theo hướng đổi mới như :dạy học nêu vấn đề, Học sinh thảo luận nhóm theo hướng nghiên cứu bài học Nhằm nâng cao khả năng tiếp thu , tính chủ động sáng tạo của học sinh với mục đích tăng hứng thú học tập môn hóa học , biết vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn , giáo dục ý thức , trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh , tôi đã áp dụng dạy học tích hợp , liên hệ thực tế vào các tiết dạy của mình.

 Trong chương trình hóa học phổ thông hầu như các bài học đều có nội dung tích hợp và liên hệ thực tế phong phú .Tùy vào đối tượng học sinh, thực trạng của từng địa phương và các vấn đề cụ thể giáo viên phải biết lựa chọn nội dung tích hợp và liên hệ phù hợp .Với các bài dạy về oxi,lưu huỳnh và các hợp chất của chúng thuộc chương 6: oxi – hóa học 10 thì các vấn đề liên quan đến đời sống thực tế và môi trường càng đa dạng .Đó là lí do tôi chọn đề tài : “ Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 6: oxi –lưu huỳnh ( hóa học 10 ) nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh.”

 

doc 22 trang thuychi01 10865
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 6: oxi – lưu huỳnh (hóa học 10) nhằm nấng cao hứng thú học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI KINH NGHIỆM ÁP DỤNG TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀO CÁC BÀI DẠY CHƯƠNG 6 : OXI – LƯU HUỲNH (HÓA HỌC 10 ) NHẰM NẤNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH .
I.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp là một trong những nội dung trọng tâm Bộ GD- ĐT yêu cầu trong hướng đẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục , dạy học hiện nay.Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học.Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.[3]
 Do môn hóa học là một môn khoa học vừa mang tính lí thuyết vừa gắn với thực nghiệm ,nó liên quan rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội , sản xuất và môi trường sống.Cho nên muốn dạy môn hóa học có hiệu quả thì ngoài việc nắm vững kiến thức , ta cần có một phương pháp dạy phù hợp.Ngoài áp dụng các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên theo hướng đổi mới như :dạy học nêu vấn đề, Học sinh thảo luận nhóm theo hướng nghiên cứu bài họcNhằm nâng cao khả năng tiếp thu , tính chủ động sáng tạo của học sinh với mục đích tăng hứng thú học tập môn hóa học , biết vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn , giáo dục ý thức , trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh , tôi đã áp dụng dạy học tích hợp , liên hệ thực tế vào các tiết dạy của mình.
 Trong chương trình hóa học phổ thông hầu như các bài học đều có nội dung tích hợp và liên hệ thực tế phong phú .Tùy vào đối tượng học sinh, thực trạng của từng địa phương và các vấn đề cụ thể giáo viên phải biết lựa chọn nội dung tích hợp và liên hệ phù hợp .Với các bài dạy về oxi,lưu huỳnh và các hợp chất của chúng thuộc chương 6: oxi – hóa học 10 thì các vấn đề liên quan đến đời sống thực tế và môi trường càng đa dạng .Đó là lí do tôi chọn đề tài : “ Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 6: oxi –lưu huỳnh ( hóa học 10 ) nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh.”
Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía cạnh Áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế với mục đích góp phần sao cho học hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học 
 Do chưa có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn và kinh nghiệm dạy học tích hợp còn ít , trong khi tích hợp trong dạy học hóa học rất đa dạng và phong phú nên đề tài còn nhiều hạn chế .Kính mong các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý thêm cho đề tài , để thời gian tiếp theo đề tài được hoàn thiện hơn và áp dụng rộng rãi trong dạy học hóa học các bài thuộc chương 6 : oxi –lưu huỳnh – hóa học 10.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này đi vào việc đưa ra một số cách thức mà bản thân đã áp dụng tích hợp môi trường , liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 6 : Oxi – lưu huỳnh ( hóa học 10 ) sao cho có hiệu quả tốt nhất , nhằm tăng hứng thú học tập môn hóa nói chung và các bài dạy chương 6 : oxi –lưu huỳnh nói riêng .Từ đó giáo dục cho học sinh ý thức về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và có ý thức để bảo vệ hạn chế điều đó.Ngoài ra giúp cho học sinh hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức Hóa học với thực tiễn đời sống giúp các em hứng thú hơn trong học tập hóa học và biết sử dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Lớp 10C3 và các lớp 10 của Trường THPT Thạch Thành 3
Phạm vi kiến thức : Các bài dạy về oxi –lưu huỳnh và các hợp chất của chúng trong chương 6 : Oxi –lưu huỳnh (hóa học 10).
1.4.Phương pháp nghiên cứu 
-Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình , phương pháp dạy học 
-Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học , phương pháp dạy học tích cực bộ môn hóa.
-Nghiên cứu module 14 : dạy học theo hướng tích hợp của Bộ GDĐT tập huấn bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
-Dự giờ đồng nghiệp để học hỏi chia xẻ , rút kinh nghiêm cho các bài học thuộc chương 6, đồng thời khảo sát được mức độ hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh trong việc áp dụng dạy học tích hợp và liên hệ thực tế trong dạy học.
-Sưu tầm liệt kê các nội dung cần tích hợp môi trường , liên hệ thực tế vào các bài dạy cụ thể thuộc chương 6 :Oxi – lưu huỳnh( sách giáo khoa hóa học 10)
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm này được trình bày tương tự sáng kiến kinh nghiệm năm 2017 của bản thân đã được áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy với chủ đề : “Một vài kinh nghiệm áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 2 : nito –photpho (hóa học 11) nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh” nhưng đã được thay đổi đối tượng nghiên cứu (học sinh khối 10), phạm vi nội dung nghiên cứu (chương 6 : oxi- lưu huỳnh –hóa học 10 ) sao cho phù hợp hơn với từng bài dạy cụ thể để sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng rộng rãi trong thực tế giảng dạy.
-Bố cục đầy đủ , chặt chẽ hơn . 
-Đi vào cách thức thực hiện chi tiết rõ ràng và cụ thể hơn . Chỉ rõ các địa chỉ cụ thể để áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy .
- Đưa thêm các dẫn chứng cụ thể , thiết thực phù hợp với nội dung để minh họa cách áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế trực tiếp vào quá trình giảng dạy các bài học (như các phiếu học tập ,hình ảnh minh họa , giáo án minh họa )
II.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
II.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 *Tích hợp là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức giáo dục môi trường , làm cho chúng nhào quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất .
 Áp dụng dạy học tích hợp và liên hệ thực tế vào dạy học hóa học nhằm :
-Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày , trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này , hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống .
-Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết , cơ bản về nội dung cần tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cứ chỉ , việc làm và hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống .
- Phát triển các kĩ năng thực hành , kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống .
-Giúp học sinh hứng thú học tập ,từ đó khắc sâu kiến thức đã học
-Xác lập được các mối quan hệ giữa các khái niệm đã học [3]
 Thực tiễn đã chứng tỏ rằng việc thực hiện quan điểm tích hợp và liên hệ thực tế trong dạy học và giáo dục sẽ phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập sẽ trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với các môn học được thực hiện riêng lẻ.Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học , giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. 
 * Hóa học với thực tiễn cuộc sống :
 - Tác động của hóa học đến đời sống con người : Không có môn khoa học nào lại có nhiều ứng dụng như môn Hóa học : 
 Trong tự nhiên, nhờ có hóa học mà chúng ta có thể khám phá thiên nhiên, nắm được tính chất, quy luật của thiên nhiên và con người ngày càng thành công trong ngành khoa học khám phá vũ trụ, trái đất, 
 Trong đời sống, sản xuất : Hóa học được ứng dụng trong việc nghiên cứu thành phần, tác dụng, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, các quy trình sản xuất (sản xuất, chế biến các nguồn nguyên liệu thô thành các nguyên liệu có thể sử dụng trong đời sống sản xuất, chế biến các loại nông sản, chế tạo ra các đồ dùng, vật dụng hằng ngày). 
- Tác dụng của các kiến thức thực tế về hóa học : 
 Giúp học sinh nắm được cơ sở hóa học, nắm vững và củng cố kiến thức cơ bản về hóa học. - Nắm nhanh và kĩ các kiến thức đã học trong bài. Hóa học là ngành hóa học thực nghiệm, học lý thuyết và kiểm tra lại bằng các thí nghiệm. Chính việc tiến hành các thí nghiệm sẽ phát sinh các vấn đề để các em có thể hiểu sâu và kĩ các kiến thức đã học, qua đó các em hiểu bài hơn. Các kiến thức hóa học thực tế làm cho học sinh hiểu được vai trò to lớn của hóa học trong đời sống : kinh tế, quốc phòng, sinh hoạt, thúc đẩy sự ham hỏi của học sinh.
 Giúp học sinh hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng trong đời sống hằng ngày một cách đúng đắn. Các em sẽ nhận thức được những gì có ích, những gì có hại để điều chỉnh hành vi của mình.
 * Tác dụng của việc liên hệ thực tế trong giảng dạy : 
a) Với người thầy :
 - Phát huy khả năng truyền thụ kiến thức của người thầy. Khi mở rộng kiến thức hóa học thực tế trong bài giảng sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy.
 - Mở rộng kiến thức hóa học thực tế rèn luyện một số kỹ năng dạy học :
 + Kỹ năng diễn đạt. 
+ Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học. 
+ Kỹ năng tiến hành thí nghiệm. 
+ Kỹ năng phân bố thời gian. 
+ Kỹ năng giao tiếp 
- Kích thích lòng ham thích học tập của học sinh
 - Tạo ra giờ học lý thú bổ ích. Khi mở rộng kiến thức hóa học thực tế sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra kích thích học sinh tư duy trả lời, bầu không khí của lớp sẽ trở nên sôi động, tạo điều kiện cho các học sinh còn nhút nhát tham gia vào bài giảng. 
- Gần gũi với học sinh. Khi giáo viên thực hành các kỹ năng nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp với học sinh. Nhờ đó mà sẽ tạo được ấn tượng tốt với học sinh
 b) Với học sinh : 
- Các em trở nên yêu thích môn hóa. Khi học sinh được hiểu thấu đáo các vấn đề hóa học, được tham gia vào các hoạt động thực tế Các em sẽ có hứng thú với môn học vì các em đã nắm được tầm quan trọng của môn học, từ đó nâng cao thành tích học tập.
 - Nắm được các kiến thức cơ bản của hóa học. Các kiến thức hóa học thực tế lấy nền tảng là các kiến thức hóa học mà học sinh đã học ở nhà trường, tác dụng của các kiến thức này là giải thích các bản chất của sự vật, hiện tượng do đó các em sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc các kiến thức hóa học, các em sẽ nắm rõ các kiến thức hơn. 
- Hình thành kỹ năng tư duy, sử dụng sách Các kiến thức mới luôn thúc đẩy học sinh tìm tòi phát hiện kiến thức trong sách báo. - Phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập 
 * Liên hệ thực tế là một biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh : 
Cái mới luôn là cái kích thích chúng ta tìm hiểu nhất. Việc liên hệ thực tế sẽ thúc đẩy học sinh tìm tòi khám phá trong học tập. Hiểu và giải thích được các hiện tượng tự nhiên là một động cơ thúc đẩy học sinh học tập. Các kiến thức hóa học sẽ thu hút sự chú ý lắng nghe trong giờ học và ham thích học hỏi, tìm kiếm sách vở, rèn luyện khả năng sử dụng sách Qua đó, các em sẽ thấy được những lý thú của các kiến thức đã học, tăng thêm lòng yêu thích môn học. Hứng thú học tập là một trong những yếu tố quyết định kết quả học tập của học sinh. Học sinh có khả năng mà không có hứng thú thì cũng không đạt kết quả, giáo viên giỏi chuyên môn mà không có kỹ năng tạo hứng thú học tập cho học sinh thì chưa thành công. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải hội tụ kiến thức và tất cả các yếu tố phục vụ cho công việc dạy học. Kỹ năng tạo hứng thú là kỹ năng quan trọng nhất, mà để có được kỹ năng này thì đầu tiên người giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng, phải luôn cung cấp cho học sinh lượng kiến thức : ĐỦ, ĐÚNG, MỚI, THIẾT THỰC. Với giáo viên bộ môn Hóa học, kiến thức hóa học thực tế sẽ đáp ứng mặt thiết thực của kiến thức. [6]
II.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Hóa học là môn khoa học nghiên cứu thành phần , tính chất , ứng dụng , sự biến đổi giữa các chất . Do đó hóa học có vai trò rất lớn trong chương trình giáo dục bảo vệ môi trường .
Thông qua nội dung về cấu taọ chất , tính chất vạt lí và tính chất hóa học , ứng dụng và điều chế các chất môn hóa học có thể giúp học sinh hiểu được một cách sâu sắc , bản chất về :
-Thành phần cấu tạo của môi trường : đất , nước , không khí và thế giới sinh quyển .
-Sự biến đổi các chất trong môi trường .
-Ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần của môi trường .
-Nguồn gây ô nhiễm môi trường : các chất hóa học và tác hại sinh lí của chúng với động vật và con người.
-Tiêu chuẩn môi trường và mức độ ô nhiễm môi trường
-Biện pháp hóa học , vật lí , sinh hóa để bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm : xử lí nước thải sinh hoạt , nước thải công nghiệp , chất thải rắn 
-Biện pháp bảo vệ môi trường trong học tập hóa học . [5]
 Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy tôi thấy hầu hết các em học sinh vẫn cảm thấy mơ màng và lúng túng giữa kiến thức lí thuyết hóa học và thực tiễn : không hình dung được mối liên hệ mật thiết giữa các chất hóa học , các hiện tượng hóa học với thực tế và môi trường ,dẫn đến không biết vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng tự nhiên xung quanh cuộc sống , cũng như không có biện pháp và hành vi đúng đắn để bảo vệ môi trường.
Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên do tính cách thụ động , tâm lí ngại tìm tòi, hoặc không có sẵn tài liệu chi tiết phong phú nên chỉ đi lướt qua hoặc hình thức đưa giáo dục môi trường vào còn mang nặng tính lí thuyết , không đưa được những vấn đề thực tiễn , những hình ảnh trực quan , những thông tin ngoài sách giáo khoa nhưng thiết thực đến học sinh .Vì vậy làm cho học sinh cảm thấy giờ học môn hóa rất nặng nề , mệt mỏi , không tạo được hứng thú , niềm say mê học tập cho học sinh .
 Từ thực trạng trên tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào các bài dạy chương 6 : Oxi – lưu huỳnh (hóa học 10 ) nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
2.3.Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1.Giải pháp :
 Để tích hợp môi trường và liên hệ thực tế có hiệu quả trước hết giáo viên phải xác định rõ những nội dung trong bài cần triển khai để tránh đi xa vấn đề trọng tâm của bài học , không biến bài học trở thành bài dạy về môi trường .Sau đó giáo viên sưu tầm , biên soạn các nội dung cần tích hợp và liên hệ sao cho logic với nội dung bài học .Tiếp đến giáo viên phải tìm các hình thức hoạt động sao cho học sinh cảm thấy hứng thú và chủ động nhất để lĩnh hội kiến thức một cách có hiệu quả. 
2.3.2.Tổ chức thực hiện :
 Tùy vào điều kiện và cách thức dạy học cụ thể , giáo viên có thể tích hợp giáo dục môi trường và liên hệ thực tế vào nội dung bài học như phần vào bài ;tích hợp bộ phận các phản ứng , các nội dung thực tế có liên quan ; tổng kết bài , chương hoặc có thể dùng hình thức ngoại khóa để lồng ghép các kiến thức đó (báo bảng , sinh hoạt dưới cờ )
Giáo viên có thể sử dụng các hình thức tổ chức dạy học sau :
-Đưa câu hỏi dưới dạng phiếu học tập để học sinh chuẩn bị ở nhà các kiến thức tích hợp và liên hệ thực tiễn sau đó học sinh lên lớp truy bài , thảo luận nhóm để hoàn thiện kiến thức của mình.Như thế học sinh sẽ hứng thú tìm tòi thu thập kiến thức và chủ động hơn trong việc thể hiện năng lực cũng như tiếp thu kiến thức mới .
-Học sinh chuẩn bị các nội dung hình ảnh liên quan đến các nội dung bài học để cho các nhóm học sinh thảo luận ngay trên lớp.
-Giáo viên cũng có thể soạn thành các bài tập trắc nghiệm tích hợp về bảo vệ môi trường trong chương nhóm oxi để ôn tập cuối bài , cuối chương .
-Giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi ô chữ hoặc trả lời nhanh câu trắc nghiệm giữa các nhóm .
- Mở cuộc thi báo ảnh về đề tài oxi – lưu huỳnh và hợp chất với ô nhiễm môi trường và thực tế cuộc sống. 
 Các nội dung tích hợp môi trường và liên hệ thực tế thuộc các bài dạy trong chương 6:Oxi – lưu huỳnh rất đa dạng và phong phú . Trong bài viết này tôi chỉ xin liệt kê các nội dung kiến thức và một vài ví dụ về cách thức áp dụng tích hợp môi trường và liên hệ thực tế vào một số đơn vị kiến thức ở các bài trong chương 6 thường gặp 
Sau đây là một số dẫn chứng cụ thể :
a.Hệ thống các nội dung tích hợp về môi trường trong các bài thuộc chương 6: nhóm oxi – sách giáo khoa hóa học 10
Các nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua các bài trong chương 6: nhóm oxi – sách giáo khoa hóa học 10đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đặt thành mục tiêu trong các bài dạy là :
Tên bài
 Nội dung giáo dục môi trường 
Kiến thức
Thái độ - tình cảm
Kĩ năng – hành vi
Chương 6
Bài: Oxi – ozon.
Hiểu được:
- Vai trò của oxi, ozon với môi trường sống.
- Vai trò của tầng ozon là ngăn khống cho tia cực tím chiếu xuống Trái đất gây hại cho người, động và thực vật.
- Sự phá vỡ tầng ozon và hậu quả đối với môi trường
Giữ gìn môi trường trong sạch
- Xác định tác nhân phá hủy tầng ozon.
- Xác định giải pháp giữ gìn tầng ozon
Chương 6
Bài: Hidro sunfua H2S, Lưu huỳnh dioxit SO2. Lưu huỳnh trioxit SO3.
Biết được
- H2S, SO2, SO3 có gây độc hại cho con người. là một trong những nguyên nhân gây mưa axit.
- Cách xử lí chất thải là H2S, SO2, SO3 bằng nước vôi.
Có ý thức khử chất độc hại sau thí nghiệm để chống ô nhiễm môi trường
- Xác định tác nhân độc hại, gây ô nhiễm.
- Khử chất thải, độc hại sau thí nghiệm.
Chương 6
Bài: axit sunfuric và muối sunfat.
Hiểu được:
- H2SO4 nhất axit đặc gây bỏng nặng, làm hỏng các giác quan nếu tiếp xúc với nó.
- Chất thải gây ô nhiễm môi trường do sản xuất H2SO4 và phân superphotphat.
- Nhận biết axit H2SO4 và ion sunfat trong dung dịch hoặc trong chất thải
Có ý thức giữ gìn an toàn khi làm việc với H2SO4 đặc
- Xác định được nguồn gây ô nhiểm và chất thải gây ô nhiễm.
- Biết giải pháp chống ô nhiễm ở phòng thí nghiệm, nơi sản xuất.
- Nhận biết chất thải trong thực tiển.
Chương 6
Bài thực hành:
Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh.
Cúng cố những hiểu biết về tính chất của H2S, SO2, H2SO4 là những chất thải gây ô nhiễm.
Khử chất thải H2S, SO2, H2SO4 độc hại sau thí nghiệm bằng nước vôi hoặc dung dịch xút.
[5]
b.Một số ví dụ áp dụng tích hợp môi trường , liên hệ thực tế sử dụng trong các bài dạy thuộc chương 6: nhóm oxi – sách giáo khoa hóa học 10
- Tùy thuộc vào nội dung từng bài , từng phần , từng điều kiện cụ thể giáo viên có
thể biên soạn câu hỏi dưới dạng sử dụng các phiếu học tập ,hoặc các trò chơi đố vui hoặc ngoại khóa ,sinh hoạt dưới cờ  để tích hợp môi trường , liên hệ thực tế vào bài dạy : (các câu hỏi phần này giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu trước ở nhà để mang lên lớp thảo luận)
Phiếu học tập số 1 : Bài Oxi – ozon
1.Tại sao khi bán cá người ta thường sục khí oxi vào nước hoặc thường xuyên khoát nước trên bề mặt các thùng đựng cá ?
2.Tại sao nói rừng là lá phổi của sự sống?chúng ta phải làm gì để bảo vệ lá phổi đó?
3.Tại sao sau cơn mưa không khí thường trong lành hơn?
4. Vai trò của ozon trong đời sống và công nghiệp như thế nào ?
Tại sao nói ozôn là mái nhà của trái đất?
5.Suy giảm tầng ôzôn là gì (lỗ thủng tần ozon)? Nguyên nhân gây ra sự suy giảm tầng ôzôn ?
Thông tin phản hồi :
1.Tại sao khi bán cá người ta thường sục khí oxi vào nước hoặc thường xuyên khoát nước trên bề mặt các thùng đựng cá ?
 Trả lời : do khí oxi ít tan trong nước(100ml nước ở 200C , 1atm hòa tan được 3,1 ml khí oxi ) ,nên khi bán cá người ta thường sục khí oxi vào nước hoặc thường xuyên khoát nước trên bề mặt các thùng đựng cá để cung cấp thêm oxi cho cá hô hấp .
Áp dụng : hỏi khi học sinh tìm hiểu về tích chất vật lí của oxi.
2.Tại sao nói rừng là lá phổi của sự sống?chúng ta phải làm gì để bảo vệ lá phổi đó?
Oxi trong tự nhiên : Là sản phẩm của quá trình quang hợp:
6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2­ 
Rừng xanh là vệ sĩ của thiên nhiên, là trụ cột cân bằng sinh thái. Rừng có thể duy trì sự cân bằng giữa khí cacbonic và oxi trong không khí, còn có thể thanh lọc những khí độc và khí có hại. Vì vậy rừng được mọi người gọi là “lá phổi của Trái Đất”. Oxi trong không khí có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh vật.
3.Tại sao sau cơn mưa không khí thường trong lành hơn?
Trả lời : Sau cơn mưa, không khí trong lành hơn do sấm sét giúp phản ứng từ oxy tạo ra ozon; hơn nữa nước từ trên cao cuốn theo bụi không khí làm sạch môi trường.
Áp dụng :Khi học bài OZON (ở lớp 10), giáo viên có thể mở bài như sau : - GV : Sau mỗi trận mưa, các em cảm thấy bầu trời, khí hậu như thế nào ? - HS : Bầu trời quang đãng hơn, khí hậu mát mẻ hơn. - GV : Thật vậy, sau cơn mưa to sấm nổ đùng đùng, khi mưa tạnh, nắng lên, mọi người thường cảm thấy như căn phòng, đường xá, khu phố thậm chí cả bầu trời xanh kia mát mẻ trong lành hẳn lên. Hít thở cũng thật dễ chịu. Đó là nguyên nhân gì nhỉ ? Để hiểu được điều này, hôm na

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_vai_kinh_nghiem_ap_dung_tich_hop_moi_truong_va_lien_he_t.doc