Một số kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non thị trấn Quan Hóa

Một số kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non thị trấn Quan Hóa

Sức khoẻ vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khoẻ thì cơ thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non đang phát triển nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ phát triển tốt, sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục, đồng thời hạn chế được ốm đau, bệnh tật.

Chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên, vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của toàn trường. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết đối với bậc học mầm non.

Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường mầm non không ngừng phát triển. Để đảm bảo công tác phòng chống suy dinh dưỡng được phát huy theo theo chiều hướng tích cực, nâng cao chất lượng chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy cần phải giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất [1].

 

doc 17 trang thuychi01 6420
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non thị trấn Quan Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM 
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ 
Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN QUAN HÓA
Người thực hiện: Lê Thị Hiền
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Thị Trấn
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý 
THANH HÓA, NĂM 2017
	MỤC LỤC
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2.1. Thực trạng
3
2.2.2. Kết quả thực trạng
4
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện 
5
2.3.1. Xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng
5
2.3.2. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chăm sóc, vệ sinh dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
6
2.3.3. Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về dinh dưỡng cho trẻ
9
2.3.4. Phối hợp với trạm y tế xã và cân đo theo định kỳ kiểm tra thường xuyên vệ sinh ATTP
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
12
 3.1. Kết luận
12
 3.2. Kiến nghị
13
 PHỤ LỤC: Tài liệu tham khảo
15
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Sức khoẻ vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khoẻ thì cơ thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non đang phát triển nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ phát triển tốt, sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục, đồng thời hạn chế được ốm đau, bệnh tật.
Chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên, vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của toàn trường. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết đối với bậc học mầm non.
Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường mầm non không ngừng phát triển. Để đảm bảo công tác phòng chống suy dinh dưỡng được phát huy theo theo chiều hướng tích cực, nâng cao chất lượng chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy cần phải giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất [1].
Xuất phát từ mục tiêu Giáo dục mầm non là nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, hình thành ở trẻ em những tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng lâu dài cho việc học tiếp theo và học suốt đời của trẻ sau này. Do đó nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến sức khoẻ của trẻ. Trên địa bàn của Thị Trấn hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn, qua khảo sát tình hình thực tế đầu năn học của trường mầm non Thị Trấn chúng tôi trong năm học 2017- 2018 thì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Cụ thể:
Cân nặng bình thường: 274/297 92,2%
Thể nhẹ cân: 19/297= 6,3%
Béo phì: 4/297 = 1,5%
Chiều cao bình thường: 285/297= 96%
Thể thấp còi: 12/297= 4,0%
Đây là một con số rất đáng lo ngại đối với một trường mầm non trọng điểm của huyện, vì vậy cần phải giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất có thể.
Là một phó hiệu trưởng của trường, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất theo từng tháng, từng quý. Chính vì vậy mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Quan hóa”. Qua tìm tòi và nghiên cứu thực tế tôi đã tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng nhằm mục đích phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non đưa vào áp dụng trong năm học 2017 -2018 và các năm học tiếp theo.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra những biện pháp, kinh nghiệm giúp trẻ mầm non phòng chống suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi, trường Mầm Non Thị Trấn Quan Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê, tổng hợp
2. NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ 
2.1. Cơ sở lý luận
Dinh dưỡng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cho cơ thể phát triển hài hoà, cân đối, khoẻ mạnh. Nếu không có dinh dưỡng thì con người sẽ không tồn tại được. Vì vậy dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự phát triển cơ thể trẻ. Nếu ăn không đủ chất, ăn không hợp lý, ăn không ngon miệng đều gây tác hại cho sức khoẻ của trẻ. Để duy trì mọi hoạt động của cơ thể thì chúng ta luôn cần đến các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên chất dinh dưỡng không những là cần thiết mà còn đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, nhất là đối với cơ thể của trẻ em. Chất dinh dưỡng bao gồm các chất sinh năng lượng và chất không sinh năng lượng. Các chất sinh năng lượng có thể kể đến chất đạm, chất béo và chất bột đường. Các chất không sinh năng lượng bao gồm các Vitamin, các chất khoáng và nước. Ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn mà cơ thể phát triển rất nhanh, các cơ quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện. Do đó nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ mầm non là rất quan trọng tạo tiền đề phát triển toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các trường mầm non vẫn còn rất cao và nó có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ như: 
Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ: Khi bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy,... làm bé càng thêm biếng ăn, gầy guộc.
Làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất: suy dinh dưỡng làm tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể bé kém phát triển, khiến bé chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với bình thường. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến vóc dáng và thể trạng khi trẻ trưởng thành.
Suy dinh dưỡng trẻ em làm bé chậm phát triển trí não, phản xạ chậm, thiếu linh hoạt, tiếp thu kém. Bởi ngay cả những dưỡng chất thiết yếu nhất đã thiếu thì các vi chất như sắt, DHA, Taurine, Iốt, ... không thể nào đầy đủ cho sự phát triển não bộ. Không chỉ về sinh lý, suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ [2]..
Từ những điều đó chúng ta cần phải nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng cơ thể sẽ không có sức đề kháng để chống đỡ lại bệnh tật và sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, nếu chúng ta giáo dục vệ sinh cho trẻ không tốt, vệ sinh môi trường trong lớp học, môi trường xung quanh...đều gây cho trẻ ốm đau, bệnh tật dẫn đến sự phát triển thể chất của trẻ bị kìm hãm, các quá trình tâm lí trẻ đang độ tuổi hình thành cũng không thể nào phát triển một cách cân đối hài hoà trên một cơ thể gầy yếu, suy dinh dưỡng.
Công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một việc hết sức quan trọng. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực.
Vì vậy bản thân tìm mọi biện pháp để khắc phục khó khăn và không ngừng mạnh dạn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thực trạng 
* Thuận lợi
Trường mầm non Thị Trấn Quan Hóa nằm ngay trung tâm huyện, trường được thành lập vào năm 1996 với tổng số 26 CBGV,NV; trình độ chuẩn 9/26 đồng chí, trên chuẩn 17/26 đồng chí.
Giao thông đi lại khá thuận tiện cho việc cung cấp đầy đủ các loại rau, củ, quả sạch cho trẻ ăn. Có hệ thống bếp một chiều đầy đủ trang thiết bị đảm bảo theo yêu cầu của giáo dục. Giáo viên phụ trách dinh dưỡng nắm vững qui trình lựa chọn, đã qua lớp đào tạo nấu ăn chế biến thực phẩm cho trẻ.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quan Hóa cung cấp tài liệu, tổ chức mở các lớp triển khai chuyên đề hướng dẫn về việc thực hiện tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non.
Cùng với sự quản lý, tham mưu chặt chẽ của ban giám hiệu nhà trường đã vận động được sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
Bên cạnh đó nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, đội ngũ cán bộ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh thần đoàn kết, đồng lòng, đồng sức thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ của năm học.
Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, công trình vệ sinh, nguồn nước sạch đã được đảm bảo cho trẻ sử dụng, đồ dùng học tập cũng như đồ dùng phục vụ bán trú cho trẻ được trang bị đầy đủ.
Trong quá trình quản lý nuôi dưỡng đã được tập thể cán bộ giáo viên, lãnh đạo địa phương và đặc biệt là các bậc phụ huynh tin tưởng giúp đỡ, tạo điều kiện để đầu tư vào công tác nuôi dưỡng. 
Hội phụ huynh chấp hành đầy đủ các nội qui, qui định của nhà trường, hưởng ứng tích cực trong việc bán trú cho trẻ, nâng mức ăn cho trẻ theo yêu cầu, nhiệt tình tham gia các phong trào và các hoạt động của nhóm, lớp.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít những khó khăn như:
- Trường Mầm Non thị trấn được đặt ngay trung tâm Huyện, nhưng Huyện Quan hóa là một huyện miền núi cao cho nên vẫn còn một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc nuôi dưỡng như thế nào cho đúng khoa học đặc biệt là một số phụ huynh ở khu 6 đây là khu mà Huyện cho là khu đặc biệt khó khăn nhất trong 7 khu phố, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên chưa thật sự quan tâm đến con em của mình.
Mặt khác, thị trường vẫn còn nhiều biến động về giá cả, nhất là các mặt hàng thực phẩm. Do đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tại trường đạt tỷ lệ còn thấp, tỉ lệ các chất prôtít, gluxít, lipít chưa cân đối, nhất là lipít động vật và thực vật.
Nhận thức của một số phụ huynh về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em còn nhiều hạn chế, kĩ năng chăm sóc con cái của đa số các bà mẹ còn chưa phù hợp. Chính vì thế mà ngay từ đầu năm học tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn cao.
2.2.2 Kết quả thực trạng: 
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, qua khảo sát cũng như đánh giá tình hình thực tế của trường năm học 2017-2018 thì số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng đang còn ở mức cao. Kết quả đánh giá như sau:
Năm học
Tổng số trẻ đi học
Tổng số trẻ được cân đo
Cân nặng bình thường
Chiều cao bình thường
Thể nhẹ cân
Thể thấp còi
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
2017-2018
297
297
274
92,2
285
96
19
6,3
12
4
(Có 4 trẻ béo phì chiếm 1,5%)
Qua kết quả chăm sóc năm học 2017-2018 thì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non Thị Trấn có giảm so với mặt bằng chung của huyện là 5,0%. Do đó cần phải có biện pháp thiết thực tác động đến các bậc phụ huynh, để các bậc phụ huynh hiểu được dinh dưỡng sức khoẻ là rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ đó mà tôi đã áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và nhất là phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Xin trao đổi cùng đồng nghiệp và các bạn qua sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Thị Trấn Quan Hóa”.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
 * Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng
Xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể đó là:
- Giảm tỷ lệ trẻ thấp còi xuống dưới 3,0% vào tháng 05 năm 2018.
- Giảm tỷ lệ trẻ nhẹ cân xuống dưới 4,% vào tháng 05 năm 2018.
- Phòng chống một số loại bệnh như: Bệnh giun, bệnh đau mắt, bệnh sâu răng...
- Có chế độ ăn hợp lý cho trẻ bị suy dinh dưỡng. 
Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức cân đo, khám sức khoẻ cho trẻ ở từng nhóm, lớp: Nhà trẻ, lớp 3-4 tuổi, lớp 4-5 tuổi, lớp 5-6 tuổi, sau đó giáo viên đứng lớp lập danh sách những trẻ suy dinh dưỡng để có chế độ chăm sóc phù hợp cụ thể như sau:
+ Nhà trẻ có 62/62 trẻ được cân đo, khám sức khoẻ thì có 6 trẻ bị suy dinh dưỡng. Chiếm 9,6%.
+ Khối 3 tuổi có 67/67 trẻ trẻ được cân đo, khám sức khoẻ thì có 2 trẻ bị suy dinh dưỡng. Chiếm 3,0%.
+ Khối 4 tuổi có 76/76 trẻ trẻ được cân đo, khám sức khoẻ thì có 4 trẻ bị suy dinh dưỡng. Chiếm 5,2%.
+ Khối 5 tuổi có 92/92 trẻ trẻ được cân đo, khám sức khoẻ thì có 7 trẻ bị suy dinh dưỡng. Chiếm 7,6 %
Từ kết quả khảo sát đầu năm học, nhà trường có 19/297 trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 6,3%. Có 12/297 trẻ bị thấp còi về chiều cao chiếm 4,0%. Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng nhà trường đã thông báo ngay cho phụ huynh để phụ huynh biết được tình hình sức khoẻ của con em mình, trẻ bị suy dinh dưỡng là do mắc bệnh, hay do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Từ đó gia đình và nhà trường phối hợp để có chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lí giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
- Hàng tháng nhà trường tổ chức theo dõi cân đo cho những trẻ bị suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ sao cho phù hợp. Cụ thể ở trường chúng tôi những trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ uống thêm 250ml sữa bột vào buổi chiều sau giờ ăn phụ. (Sữa này của phụ Huynh mang đến )
- Nhà trường xây dựng chế độ ăn đảm bảo theo quy định, các món ăn thường xuyên được thay đổi để trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hoá, hấp thu, giúp trẻ phát triển tốt góp phần giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng.
- Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần ăn cho phù hợp. Khẩu phần ăn hàng ngày phải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng, cân đối giữa các chất sinh ra năng lượng (chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và muối khoáng) cân đối giữa thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Cụ thể là:
+ Trường chúng tôi đã xây dựng thực đơn cho trẻ ăn hai bữa trên ngày.
+ Đối với trẻ nhà trẻ năng lượng mỗi ngày là 600 Kcal/trẻ. Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng là:
Chất đạm cung cấp khoảng 13%
Chất béo cung cấp khoảng 30%
Chất bột đường cung cấp khoảng 50%
+ Đối với trẻ mẫu giáo năng lượng mỗi ngày là 620kcal/trẻ. Tỷ lệ các chất cung cấp là:
Chất đạm cung cấp khoảng 13%
Chất béo cung cấp khoảng 27%
Chất bột đường cung cấp khoảng 55%
Chỉ đạo giáo viên ở các nhóm lớp tổ chức bữa ăn và động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình, trẻ ăn ngon miệng hơn. 
- Luôn chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm, khâu sơ chế, chế biến thức ăn, khâu bảo quản và chia thức ăn một cách khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng chăm sóc giáo dục trẻ cho đội ngũ cán bộ giáo viên:
* Về kiến thức: Giúp cho giáo viên trong nhà trường hiểu được.
- Nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ được quy định theo từng độ tuổi.
- Chế độ ăn phải phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Cách xây dựng thực đơn và lựa chọn thực phẩm.
- Cách chế biến các món ăn cho trẻ. 
- Cách tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ.
Cách chế biến các món ăn
Muốn nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thì cần phải làm cho cán bộ, giáo viên trong trường nhận rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của việc trẻ ăn bán trú tại trường. Xây dựng niềm tin và lòng quyết tâm phối hợp thực hiện kế hoạch của trường đề ra.
Hàng tuần vào sáng thứ bảy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn rút kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ đối với các đồng chí giáo viên tổ nuôi, tổ trưởng các nhóm lớp.
* Về kỹ năng: 
- Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên theo chuyên đề, theo từng khối lớp với những nội dung như giúp cho giáo viên hiểu được cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như Mua rau, quả tươi không bị dập nát, thịt cá phải qua kiểm dịch động vật, thực phẩm khô còn thời hạn sử dụng.
- Cách chế biến món ăn phù hợp theo từng độ tuổi, chế biến đúng kỹ thuật, biết bảo tồn chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Cụ thể:
+ Thức ăn của trẻ cần chế biến nhỏ, nhừ, thơm ngon, đẹp mắt.
+ Kết hợp nhiều loại thực phẩm để nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, tạo món ăn đa dạng về màu sắc, mùi vị để kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết định lượng, tạo điều kiện cho sự tiêu hoá thức ăn tốt. 
* Cách bảo quản thực phẩm và lưu mẫu thức ăn:
+ Thức ăn phải được nấu chín kĩ, đảm bảo nhiệt độ cao, chín đều. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín. Thức ăn chưa ăn phải được bảo quản che đậy kĩ và phải giữ trong tủ lạnh.
+ Thức ăn trong ngày phải được lưu mẫu trong suốt 24h trong tủ lạnh với nhiệt độ là 50C, nếu không có ngộ độc thực phẩm xảy ra mới được huỷ.
+ Có sổ lưu mẫu thực phẩm và sổ kiểm định 3 bước.
+ Bước 1: Kiểm tra trước khi chế biến thức ăn.
+ Bước 2: Kiểm tra khi chế biến thức ăn.
+ Bước 3: Kiểm trước khi ăn. [3].
* Cách tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ làm sao cho trẻ được ăn ngon miệng, ngủ đủ giấc để trẻ được phát triển khoẻ mạnh.
Cách tổ chức bữa ăn cho trẻ
Cách tổ giấc ngủ cho trẻ
Biện pháp 3: Làm tốt công tác tuyên truyền về dinh dưỡng cho trẻ
Để chế biến được những món ăn  phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi đ/c Phó Hiệu trưởng phụ trách mảng nuôi dưỡng cùng cô nấu ăn phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon mới lạ, hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Nhà trường phối kết hợp chặt chẽ với trạm y tế Thị trấn, trưởng khu phố, để thường xuyên tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
Đây là việc nhà trường xác định có tầm quan trọng lớn để đem đến hiệu 
quả trong việc chăm sóc và phòng ngừa suy dinh dưỡng. Công tác tuyên truyền là chủ yếu với nhiều hình thức khác nhau như: Tuyên truyền qua loa đài của nhà trường vào các buổi đón và trả trẻ, góc trao đổi với phụ huynh ở các nhóm lớp, gặp gỡ, trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh thông qua đón trả trẻ. Phát tờ tranh có các nội dung về nuôi dạy trẻ, cách chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ. Cụ thể là:
- Thông báo cho phụ huynh biết tình hình sức khoẻ của con em mình thông qua biểu đồ tăng trưởng của các lớp và kết quả cân đo theo định kỳ.
- Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường bên ngoài để phụ huynh có thể biết được và biết cách phòng chống bệnh tật cho trẻ.
- Các thông tin cần thiết về cách chăm sóc con về bữa ăn hợp lí cho trẻ, khi cho trẻ ăn cần phải cho trẻ ăn đầy đủ bốn nhóm thực phẩm, tỉ lệ các chất phải cân đối, đủ lượng, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi, tuyên truyền cho phụ huynh biết tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ và tiết kiệm được tiền bạc cho gia đình.
- Quan tâm đầu tư cho các góc tuyên truyền của trường và lớp, thông báo cho phụ huynh các nội dung giáo dục dinh dưỡng, các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, kết hợp với các bản tin và hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng để thu hút đươc sự quan tâm chú ý của phụ huynh.
- Thông báo cho phụ huynh biết tình hình sức khoẻ của trẻ qua các cuộc họp, qua các buổi đưa đón trẻ, giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh, từ đó giúp cho giáo viên và phụ huynh nắm được đặc điểm, cá tính của từng trẻ để có biện pháp uốn nắn kịp thời và ủng hộ nhà trường trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
- Phối hợp với các chi hội phụ nữ ở các khu trong Thị trấn đưa ra các nội dung có liên quan đến vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thông qua các ngày lễ như ngày 08/03, ngày 20/10.... để chị em tìm hiểu, học hỏi, rút kinh nghiệm.
* Biện pháp 4: 
Phối hợp với trạm y tế T

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_phong_chong_suy_dinh_duong_cho_tre_o_truo.doc