Một số kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên thiết kế và soạn giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint tại trường mầm non Luận thành, Thường Xuân
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non được coi là bậc học đầu tiên đặt nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân và có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Để hình thành được nền móng vững chắc, một đứa trẻ phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phụ thuộc rất nhiều vào các nhà quản lý giáo dục mà đặc biệt là những giáo viên đứng lớp trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ trong suốt thời gian trẻ ở trường. Có thể nói, giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường.
Trong những năm qua ngành học mầm non nói chung và trường mầm non Luận Thành nói riêng đang thực hiện chương trình CSGD trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Đây là một trong những phương pháp giáo dục được coi là hiệu quả nhất, nó phù hợp với từng điều kiện thực tế của các địa phương, của các trường và phù hợp với đặc điểm phát triển của cá nhân đứa trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển toàn diện trẻ mầm non. Ngày nay việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của giáo viên. Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy của giáo viên có thể nói là một việc làm rất cần thiết để hỗ trợ giáo viên trong việc soạn bài cũng như xây dựng giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint làm công cụ giảng dạy.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN THIẾT KẾ VÀ SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT TẠI TRƯỜNG MẦM NON LUẬN THÀNH, THƯỜNG XUÂN Họ và tên: Lê Thị Hoan Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Luận Thành SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA, NĂM 2018 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 1. Mở đầu 1 2 Lí do chọn đề tài 1 3 Mục đích nghiên cứu 2 4 Đối tượng nghiên cứu 2 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 6 2. Nội dung 2 7 2.1. Cơ sở lý luận. 2 8 2.2. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint. 3 9 2.2.1. Thực trạng 3 10 2.2.2. Về thuận lợi 4 11 2.2.3. Về khó khăn 4 12 2.3. Biện pháp hướng dẫn giáo viên thiết kế và sử dụng giáo án điện tử: 5 13 2.4. Kết quả 13 14 3. Kết luận, kiến nghị: 14 15 3.1. Kết luận 14 16 3.2. Kiến Nghị 14 17 Tài liệu tham khảo 15 Mở đầu: 1.1. Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non được coi là bậc học đầu tiên đặt nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân và có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Để hình thành được nền móng vững chắc, một đứa trẻ phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phụ thuộc rất nhiều vào các nhà quản lý giáo dục mà đặc biệt là những giáo viên đứng lớp trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ trong suốt thời gian trẻ ở trường. Có thể nói, giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong những năm qua ngành học mầm non nói chung và trường mầm non Luận Thành nói riêng đang thực hiện chương trình CSGD trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Đây là một trong những phương pháp giáo dục được coi là hiệu quả nhất, nó phù hợp với từng điều kiện thực tế của các địa phương, của các trường và phù hợp với đặc điểm phát triển của cá nhân đứa trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển toàn diện trẻ mầm non. Ngày nay việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của giáo viên. Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy của giáo viên có thể nói là một việc làm rất cần thiết để hỗ trợ giáo viên trong việc soạn bài cũng như xây dựng giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint làm công cụ giảng dạy. Trường Mầm non Luận Thành trong những năm gần đây việc sử dụng máy vi tính đã trở nên rộng rãi hơn với mục đích là phương tiện để giáo viên soạn bài là chủ yếu. Việc áp dụng công nghệ thông tin, khai thác phần mềm giáo án điện tử đưa vào các tiết dạy của giáo viên còn rất hạn chế do giáo viên chưa được học qua các lớp bồi dưỡng mà chỉ tự học hỏi lẫn nhau và thông qua các đợt chuyên đề. Chính vì vậy mà trong nhà trường việc áp dụng giáo án điện tử vào hoạt động dạy học đã có nhưng số lượng giáo viên biết sử dụng cũng như chất lượng bài giảng chưa cao, việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường vẫn chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục. Một trong những yếu tố đó là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, khai thác và truy cập Intenet của nhiều giáo viên vẫn còn hạn chế. Nói như vậy nhưng không phải giáo án điện tử là yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học của cô và trò mà nó chỉ là một công cụ hỗ trợ cho giáo viên trong hoạt động dạy học đảm bảo đạt hiệu quả cao hơn so với các tiết dạy thông thường, nhưng trong thực tế đa số giáo viên lại quá lạm dụng vào giáo án điện tử vô tình bỏ quên phương pháp dạy học truyền thống. Đây chính là vấn đề để tôi luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp hay, những cách khai thác và sử dụng giáo án điện tử có hiệu quả để hướng dẫn giáo viên thực hiện đạt kết quả tốt. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên thiết kế và soạn giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint tại Trường Mầm non Luận Thành, Thường Xuân” để nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất đồng thời khắc phục những tồn tại và hạn chế trong việc sử dụng giáo án điện tử của giáo viên tại đơn vị góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở nhà trường và hiệu quả công tác quản lý. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên sử dụng phần mềm microsoft powerpoint thiết kế và soạn giáo án điện tử phục vụ công tác giảng dạy mang lại hiệu quả cao hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là “Một số kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên thiết kế và soạn giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint tại Trường Mầm non Luận Thành, Thường Xuân” 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Những phương pháp bản thân lựa chọn để thực hiện đó là: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc và nghiên cứu các tài liệu văn bản để hiểu được cơ sở lý luận của việc sử dụng giáo án điện tử của giáo viên mầm non. Phương pháp thực tiễn: Thông qua các giờ dạy có ứng dụng giáo án điện tử của giáo viên trên lớp để đúc rút những tồn tại, hạn chế làm mục tiêu nghiên cứu Phương pháp đàm thoại: Trao đổi giữa cán bộ quản lý, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và giáo viên để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận. Trong xu thế hội nhập nền kinh tế tri thức, giáo dục giữ vai trò vô cùng to lớn và có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Khi con người bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy và học đã, đang phát triển mạnh. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cũng như trang bị các thiết bị trợ giảng bằng hệ thống đa phương tiện. Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 05 năm 2001 và số 331/Q-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo. Hưởng ứng các quyết định đó từ năm học 2009 - 2010, trường mầm non Luận Thành – huyện Thường Xuân đã triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn bài nhưng mới chỉ soạn thông thường, đến năm 2010 – 2011,cho đến nay nhà trường đã bắt đầu tuyên truyền sâu rộng đến giáo viên soạn bài giáo án điện tử bằng microsoft powerpoint nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đối tượng dạy của giáo viên mầm non là trẻ ở độ tuổi mầm non, đặc điểm tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan, khả năng tập chung chú ý của trẻ còn ngắn và chưa bền vững nhưng trẻ lại rất dễ hứng thú với các hình ảnh trực quan minh họa gây ấn tượng, tác động đến mọi giác quan như: hình ảnh, âm thanh, màu sắc sống động.... Chính vì thế mà việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế và sử dụng giáo án điện tử sẽ kích thích hứng thú và sự tập trung chú ý của trẻ. Giáo án điện tử không chỉ tác động đến trẻ mà còn tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu, hoạt động tương tác với nhau và với máy tính, trẻ được chủ động hoạt động và sáng tạo, từ đó những kiến thức tiếp cận sẽ được khắc sâu hơn trong trí nhớ của trẻ. Chính vì vậy mà để thiết kế và sử dụng được giáo án điện tử, giáo viên cần phải có hiểu biết cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin, có kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và không ngừng nghiên cứu tài liệu để có thêm những kiến thức cần thiết. Vậy giáo án điện tử là gì? Và giáo án điện tử có khác gì với giáo án thông thường? Giáo án điện tử là giáo án được thiết kế trên máy tính chạy trên nền của một số phần mềm chuyên dụng khác và được trình chiếu nội dung cho trẻ xem qua hệ thống dạy học đa phương tiện như: Máy tính, máy chiếu, đầu chạy đĩa CD, vô tuyến. Ta có thể hiểu dưới góc độ giáo dục: Giáo án điện tử là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị kỹ trước khi lên lớp, thể hiện được mối quan hệ sư phạm tương tác giữa giáo viên với trẻ. Mặt khác, quá trình dạy học lại quá trừu tượng, các loại hình dạy học truyền thống (tranh ảnh, mô hình, sa bàn) khó thể hiện, vì vậy những những ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông sẽ dễ dàng mở ra khả năng tiếp cận kiến thức cho trẻ. 2.2. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint. 2.2.1. Thực trạng: Luận Thành là một xã miền núi của Huyện Thường Xuân, có diện tích rộng, dân số đông. Trong xã có tới 4 trường học đóng trên địa bàn. Trước đây xã Luận Thành vẫn còn là một vùng đất nghèo . Nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước giờ đây các công trình Đường, Trường, Trạm dường như đã được khắc phục hoàn thiện. Cùng với đó, trường Mầm non Luận Thành đã và đang được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp nên ngôi trường đã được xây dựng khang trang với đội giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn có năng lực, trẻ, khỏe nhiệt tình với công việc. Ngoài ra trường còn được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của phòng giáo dục, của ủy ban nhân dân xã và các ban ngành cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh đã tạo điều kiện cho nhà trường để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint của giáo viên trong trường mầm non Luận Thành đã có nhiều chuyển biến và những bước phát triển mạnh. Trong đó, việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử vào các tiết dạy, các hoạt động được nhà trường hết sức quan tâm, ủng hộ. Thực tế cho thấy, ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là việc sử dụng giáo án điện tử, gắn với việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực đã không ngừng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại trường mầm non Luận Thành trong năm vừa qua. Tuy nhiên, việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử của giáo viên trong nhà trường vẫn chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục. Trong quá trình thực hiện luôn có những thuận lợi và khó khăn như sau: 2.2.2. Về thuận lợi: Nhà trường luôn được sự quan tâm ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở địa phương, hội cha mẹ học sinh. Hàng năm được sự quan tâm chỉ đạo của phòng gíáo dục và đào tạo, của chi bộ nhà trường, công tác chuyên môn đã đi vào nề nếp, hàng năm đã xây dựng được kế hoạch hoạt động chuyên môn cụ thể để làm mục tiêu phấn đấu và xác định được việc cần làm. Đội ngũ ban giám hiệu nhiệt tình, năng động, vững vàng về chuyên môn, có năng lực trong công tác. Trong những năm gần đây phòng giáo dục và đào tạo thường mở các lớp chuyên đề hướng dẫn thiết kế và sử dụng giáo án điện tử cho cán bộ quản lý, giáo viên do công ty phát triển công nghệ cao trực tiếp hướng dẫn. Điều kiện kinh tế của giáo viên trong trường đã được nâng cao nên tỷ lệ giáo viên có máy tính, kết nối mạng intenet ngày càng cao. Được sự quan tâm của phụ huynh và sự tích cực trong công tác tham mưu của ban giám hiệu cũng như của giáo viên mà nhà trường đã mua sắm cho mỗi lớp một bộ ti vi, đầu đĩa phục vụ cho công tác giảng dạy. 2.2.3. Về khó khăn: Nhà trường có tổng số CBGV, NV là 35 đồng chí với 23 nhóm lớp nằm rải rác ở khắp thôn bản, khoảng cách giữa các lớp cách nhau tương đối, có nhiều điểm lẻ, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý của nhà trường. Đội ngũ giáo viên mặc dù đã chuẩn hóa và có tâm huyết với nghề tuy nhiên kinh nghiệm giảng dạy chưa đồng đều, một số giáo viên có tuổi cao chưa theo kịp được xu hướng phát triển hiện nay, hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và trong soạn bài bằng giáo án điện tử. Các lớp khu lẻ đa số cách xa, địa bàn rộng, đồi núi cao nên viêc lấp đặt mạng và các thiết bị hiện đại như ti vi, đầu chưa được thuận tiện nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng trong quá trình giảng dạy, giáo án điện tử của giáo viên. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nhiều, số trẻ đông .Nhà trường hiện chỉ có 3 máy tính đã được kết nối Intenet cho ban giám hiệu làm việc, chưa có máy riêng cho giáo viên học, chưa có các thiết bị hiện đại như máy chiếu. Giáo viên trong trường vẩn còn một số giáo viên chưa được học qua các lớp bồi dưỡng tin học, số lượng giáo viên có máy tính chưa đầy đủ và do địa hình đồi núi và ở sâu của một số giáo viên nên việc kết nối kết nối intenet chưa có. -Từ những khó khăn và thuận lợi nêu trên tôi đã khảo sát trên cô vào đầu năm học như sau: Tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy: 31 giáo viên Khi chưa thực hiện sáng kiến kinh nghiệm Số giáo viên biết thiết kế và sử dụng giáo án điện tử Số giáo viên sử dụng thành thạo Số giáo viên chưa sử dụng và sử dụng chưa thành thạo SL % SL % SL % 10 32,2 5 16,1 16 51,7 2.3. Biện pháp hướng dẫn giáo viên thiết kế và sử dụng giáo án điện tử: Là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, qua thời gian nghiên cứu và trải nghiệm, hướng dẫn giáo viên thiết kế và sử dụng giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint, việc áp dụng biện pháp đã nghiên cứu của mình, trong thực tiễn công tác thì việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử của giáo viên trong trường mầm non Luận Thành đã có những bước chuyển biến rõ rệt, và đây là điều kiện thuận lợi để đưa chất lượng của nhà trường đi lên, Bản thân tôi đã tự đúc rút những kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên thiết kế và sử dụng giáo án điện tử có hiệu quả thông qua việc trao đổi với giáo viên, qua thời gian trải nghiệm thực hành cùng với giáo viên và học sinh trong nhà trường, từ đó đã đưa được tỷ lệ giáo viên biết thiết kế và sử dụng giáo án điện tử ngày càng cao. Đa số giáo viên của nhà trường chưa được đào tạo bài bản mà chủ yếu là tự học hoặc học hỏi lẫn nhau, sử dụng theo thói quen không qua một quy trình hay một bài bản nào. Nhưng chúng ta cần phải hiểu giáo án điện tử không phải là yếu tố quyết định mà chỉ yếu tố hỗ trợ cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao. Nếu giáo viên không biết cách thiết kế hay chưa có kỹ năng sử dụng sẽ xa vào việc lạm dụng giáo án điện tử vô tình lại bỏ qua phương pháp dạy truyền thống. Chính vì vậy, qua thời gian nghiên cứu và áp dụng thực tiễn tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm, một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thiết kế và sử dụng giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint có hiệu quả trong trường mầm non Luận Thành hiện nay như sau: Biện pháp 1: Giúp giáo viên biết được quy trình thiết kế một giáo án điện tử một cách bài bản. Để thiết kế được một giáo án điện tử có bài bản, có hiệu quả thì giáo viên cần phải nắm rõ quy trình hay là các bước thiết kế như sau: Một là: Giáo viên phải xác định được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, đồng thời phải tuân thủ theo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm, chủ động tìm hiểu nội dung của hoạt động thuộc chủ đề nào? Đề tài gì? Và luôn gắn liền với các câu hỏi: Trẻ biết gì? Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Bằng cách nào? Hai là: Phải biết được cần phải chuẩn bị những gì? Số lượng bao nhiêu? Màu săc, chủng loại, kích thước, các phương tiện hỗ trợ như: máy tính, ti vi, đầu đĩa thế nào? và sưu tầm tư liệu, hình ảnh, video hay những phần mềm sẵn có liên quan đến nội dung bài học Ba là: Tiến hành hoạt động. Đây là phần quan trọng mà giáo viên phải trình bày hay biểu diễn cho trẻ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Biện pháp 2. Tổ chức chuyên đề để hướng dẫn giáo viên từng bước thiết kế một giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint Đa số giáo viên mầm non hiện nay sử dụng giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint vào tiết dạy chủ yếu là khai thác trên phần mềm sẵn có hoặc download trên mạng intenet, thế nhưng có những đề tài, những nội dung mà không có sẵn thì giáo viên lại chưa chủ động thiết kế hay chỉnh sửa những bài giảng sẵn có cho phù hợp với nội dung, yêu cầu và đặc điểm của trẻ lớp mình. Chính vì vậy là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cần Hướng dẫn cụ thể cho giáo viên từng bước thiết kế một giáo án điện tử Powerpoint một cách bài bản như sau: a. Khởi động Powerpoint: Cách 1: Vào Start\Program\Microsoft Office\Microsoft PowerPoint. Cách 2: Nhấp chuột phải vào màn hình\New\Microsolf PowerPoint presentation b. Tạo các Slide: Sau khi thực hiện song các bước thì mở Microsolf PowerPoint có dạng: Trang đầu tiên ta có thể đánh tiêu đề của bài giảng, tên đề tài, chủ đề, giáo viên thực hiện bằng cách kích chuột vào ô và đánh bình thường, vị trí đặt chữ tùy giáo viên chỉnh có thể kéo lên hoặc kéo xuống. Khi cần tạo thêm Slide mới thì vào New slide trên thanh công cụ hoặc nhấn Ctrl + M c. Tạo nền và màu nền các Slide: Để lấy nền cho Slide ta có thể dùng ảnh có sẵn bằng cách: Vào Format chọn SlidesignNếu chọn tất cả các Slide là một màu thì nhấn chuột trái vào màu mình chọn, nếu chọn một Slide nào đó khác màu thì nhấn chột trái vào Slide đó và chọn màu đồng thời nháy chuột phải và chọn Apply to selected slide. Ta cúng có thể dùng ảnh của mình chụp được để làm nền bằng cách: Vào Inset \ picture \ Fromfile chọn hình ảnh lưu trên máy. Ví dụ: d. Đặt hiệu ứng cho các Slide: Đây là nội dung rất quan trọng của việc thiết kế giáo án điện tử bằng phần mềm microsoft powerpoint, nó làm cho các hình ảnh xuất hiện hay biến mất, phóng to hay thu nhỏ, đổi màu chữ hay nhấn mạnh một đối tượng nào đó cần khắc sâu. Đối với trẻ mầm non những hình ảnh sống động, những âm thanh sẽ khơi dậy ở trẻ sự thích thú, tò mò. Chính vì vậy khi giáo viên xác định được những nội dung, hình ảnh cần lựa chọn để đưa vào các slide phải phù hợp với độ tuổi của trẻ, tránh cung cấp quá nhiều và cần phải bố cục hợp lý, có tính thẩm mỹ, tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng làm rối mắt. Khi đánh các câu hỏi hay hình ảnh trên Slide được cố định trên màn hình thì cô không cần cho hiệu ứng. Nếu muốn có hiệu ứng thì giáo viên chọn đối tượng cần làm hiệu ứng và vào Slide show vào Custom Animationvào hình chọn làm hiệu ứng và vào Addeffect sẽ xuất hiện bốn ngôi sao + Ngôi sao màu xanh (Entrance) là hiệu ứng đi ra. + Ngôi sao màu vàng (Emphasis) là hiệu ứng kiểu nhấn mạnh. (đổi màu, phóng lớn, nhấp nháy,) + Ngôi sao màu đỏ (Exit) là hiệu ứng biến mất, đi vào. + Ngôi sao không màu (Motion Paths) là hiệu ứng xuất hiện đi theo đường. (chuyển hình ảnh từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, xoay tròn theo đường.) Khi bốn ngôi sao xuất hiện, ta chỉ cần đưa chuột vào một trong bốn ngôi sao đó sẽ xuất hiện danh sách, lúc này chỉ cần nhấn chuột trái là đã được 1 hiệu ứng theo ý thích của mình Ví dụ 1: Cần đưa tiêu đề: Chào mừng các cô về dự tiết thao giảng học kỳ II lớp 5 tuổi A trường mầm non Luận Thành bay vào Slide đầu tiên. Ta kích chọn vào tiêu đề, chọn ngôi sao màu xanh (Entrance) sẽ xuất hiện danh sách chọn kiểu mình thích như chọn Fly In là kiểu bay từ dưới lên Một đối tượng có nhiều hiệu ứng lặp lại 2, 3, 4.lần hoặc, ta chọn đối tượng trong hộp hiệu ứng, vào mũi tên màu đen bên cạch và chọn Timing sẽ xuất hiện một bảng, tiếp tục chọn Timing, bấm chuột vào mũi tên bên cạnh ô Repeat để chọn số lần hiệu ứng. Nếu chọn Until End of Slide: đối tượng xuất hiện liên tục, chỉ dừng lại khi kích chuột. Sau khi đã chọn được hiệu ứng ta sẽ phải tạo thời gian của các hiệu ứng xuất hiện sao cho phù hợp với bài giảng của mình bằng cách Muốn hiệu ứng xuất hiện sau khi kích chuột chọn Timing bấm chuột vào mũi tên bên cạnh ô Start, chọn On click. Muốn nhiều hiệu ứng xuất hiện theo bài giảng của mình mà không cần kích chuột ta vào mũi tên bên cạnh ô Start chọn After (1 lần kích chuột các văn bản, hình ảnh sẽ lần lượt xuất hiện, biến mất theo thứ tự). Nếu ta muốn đưa 3 bức tranh xuất hiện, tranh 1 chọn On Click, tranh 2 và 3 chọn After, khi trình chiếu chỉ cần kích chuột 1 lần tranh 1 xuất hiện, biến mất, rồi lần lượt đến tranh 2, rồi đến tranh 3, Ta có thể điều chỉnh thời gian xuất hiện của 3 tranh nhanh hay chậm bằng cách: chọn Timing bấm chuột vào mũi tên bên cạnh ô Speed Chọn very slow sẽ xuất hiện rất chậm và bấm ok Chọn slow sẽ xuất hiện rất chậm và bấm ok Chọn Medium sẽ xuất hiện trung bình và bấm ok Chọn Fast sẽ xuất hiện nhanh và bấm ok Chọn very Fast sẽ xuất hiện rất nhanh và bấm ok Ví dụ 2: Cần cất tiêu đề: Chào mừng các cô về dự tiết thao giảng học kỳ II lớp 5 tuổi A trường mầm non Luận Thành. Ta kích chọn vào tiêu đề, chọn ngôi sao màu đỏ (Exit) sẽ xuất hiện danh sách chọn kiểu mình thích Ví dụ 3: Muốn nh
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_giao_vien_thiet_ke_va_soan_giao.doc