Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng vườn rau sạch, cung cấp cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non Xuân Bình

Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng vườn rau sạch, cung cấp cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non Xuân Bình

Nhiệm vụ của trường mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở độ tuổi từ: 06 -72 tháng tuổi. Trẻ ở độ tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên của sự phát triển trí tuệ. Nếu không tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt ở giai đoạn này là đã bỏ lỡ cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ, là thiệt thòi lớn đối với trẻ, bởi ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi hình thành nhân cách và những hiểu biết sơ đẳng đầu tiên của con người, cũng là lứa tuổi cơ thể non nớt, đang hoàn thiện các cơ quan bên trong cơ thể, dễ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ từ môi trường sống, từ thức ăn, nước uống. Nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Nuôi dưỡng đảm bảo chất lượng có tác dụng tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt, tạo điều kiện thực hiện nội dung giáo dục toàn diện.

Vì vậy, xây dựng bếp ăn an toàn ngay từ nguồn cung cấp thực phẩm, nhất là nguồn rau sạch cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non, là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức bếp ăn tập thể hiện nay. Rau, quả tươi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ, giúp hạn chế sự mất cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trường mầm non, nơi tập trung đông trẻ bán trú, lượng rau củ đưa vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ tương đối lớn. Việc đảm bảo luôn có rau sạch cho bữa ăn của trẻ luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng cần được quan tâm nhằm phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ, đồng thời là một giải pháp quan trọng, toàn diện để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ, đặt nền móng cho việc đào tạo nguồn nhân lực có sức khỏe tốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

doc 19 trang thuychi01 15631
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng vườn rau sạch, cung cấp cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non Xuân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
SỐ TRANG
1
Mở đầu
1
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
2
Nội dung 
Cơ sở lý luận
Thực trạng 
4
Các giải pháp và biện pháp thực hiện
5
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
3
Kết luận – Đề xuất, kiến nghị
15
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO
 XÂY DỰNG VƯỜN RAU SẠCH, CUNG CẤP CHO TRẺ ĂN BÁN TRÚ 
TẠI TRƯỜNG MẦM NON XUÂN BÌNH
Mở đầu.
. Lí do chọn đề tài.
Nhiệm vụ của trường mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở độ tuổi từ: 06 -72 tháng tuổi. Trẻ ở độ tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên của sự phát triển trí tuệ. Nếu không tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt ở giai đoạn này là đã bỏ lỡ cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ, là thiệt thòi lớn đối với trẻ, bởi ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi hình thành nhân cách và những hiểu biết sơ đẳng đầu tiên của con người, cũng là lứa tuổi cơ thể non nớt, đang hoàn thiện các cơ quan bên trong cơ thể, dễ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ từ môi trường sống, từ thức ăn, nước uống. Nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Nuôi dưỡng đảm bảo chất lượng có tác dụng tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt, tạo điều kiện thực hiện nội dung giáo dục toàn  diện.
Vì vậy, xây dựng bếp ăn an toàn ngay từ nguồn cung cấp thực phẩm, nhất là nguồn rau sạch cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non, là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức bếp ăn tập thể hiện nay. Rau, quả tươi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ, giúp hạn chế sự mất cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Trường mầm non, nơi tập trung đông trẻ bán trú, lượng rau củ  đưa vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ tương đối lớn. Việc đảm bảo luôn có rau sạch cho bữa ăn của trẻ luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng cần được quan tâm nhằm phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ, đồng thời là một giải pháp quan trọng, toàn diện để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ, đặt nền móng cho việc đào tạo nguồn nhân lực có sức khỏe tốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
“Theo Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) nói: Chúng tôi chia sẻ những lo lắng rất chính đáng của người tiêu dùng trước các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm.Thực trạng hiện nay có đến hơn 90% không thể phân biệt được rau an toàn và rau không an toàn bằng mắt thường. Hiện nay tình trạng ô nhiễm thực phẩm rất đáng lo ngại, cùng theo đó thì việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất kích tăng trưởng, thậm chí sử dụng các hóa chất ngoài danh mục cũng không phải là hiếm. Điều này có thể do không biết hoặc cố tình, bởi thực tế có những hộ trồng riêng rau sạch cho gia đình họ ăn, còn rau phun thuốc thì họ bán ra ngoài thị trường, thời gian phân hủy hóa chất là chưa đủ theo quy định”. (1)
Vì vậy, các trường có bếp ăn tập thể cần chú ý để phòng ngừa tình trạng ngộ độc về rau. 
Vậy phải làm như thế nào để luôn có nguồn rau sạch đưa vào bữa ăn bán trú của trẻ hàng ngày tại trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ngộ độc và dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật có trong rau củ, tác hại lâu dài của nó đến cơ thể mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Đồng thời nâng cao ý thức tự giác và kiến thức của cô nuôi trong việc sơ chế thực phẩm, nhất là rau củ đảm bảo an toàn sạch, đúng cách tránh thất thoát, chất dinh dưỡng khi sơ chế và nấu nướng thực phẩm đưa vào bữa ăn hàng ngày của trẻ, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, theo mục tiêu đặt ra là xây dựng nhà trường thật sự là trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trước tuổi đến trường phổ thông một cách tốt nhất, chất lượng nhất. Đòi hỏi những người cán bộ quản lý các trường mầm non phải có những giải pháp hữu hiệu, để đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng ở trường mầm non.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng vườn rau sạch, cung cấp cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non Xuân Bình”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các biện pháp chỉ đạo để tăng cường nguồn rau sạch đưa vào bữa ăn bán trú cho trẻ tại trường mầm non, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc qua rau củ tại bếp ăn của các trường mầm non.
 Đồng thời, xây dựng vườn rau sạch trong khuôn viên trường, tạo khung cảnh xanh, sạch, đẹp, có tính giáo dục, giúp giáo viên có điều kiện cho trẻ  được trải nghiệm, được hoạt động tích cực, hòa đồng với thiên nhiên, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục trẻ giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, huy động cộng đồng cùng chung tay đóng góp, tạo mọi điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Xây dựng vườn rau sạch ở trường mầm non Xuân Bình.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
	- Phương pháp khảo sát.
	- Phương pháp thu thập thông tin
	- Phương pháp thực hành
	- Phương pháp thống kê.
	2. Nội dung:
2.1.Cơ sở lý luận:
Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza.Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là chúng có khả năng gây thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏiĂn rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Thí dụ: trong chế độ ăn có cả rau và protid thì lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ có protid. Cũng vì vậy, bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác.
Ngoài ra men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá, như các men trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin của dịch vị, các men của cải bắp và xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến tuy.
“Về thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi có khác nhau tuỳ theo từng loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5-1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau sắng (3,9%), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau giền, rau đay (1,8-2,2%). Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hoá dễ dàng. Rau tươi là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi. Hầu hết các loại rau tươi thường dùng của nhân dân ta đều giàu vitamin nhất là vitamin A và C là những vitamin hầu như không có hoặc có chỉ có rất ít trong thức ăn động vật. Các chất khoáng trong rau tươi cũng rất quan trọng. Đặc biệt là các loại rau thơm, rau giền, rau đậu có nhiều magiê.Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan tốt. Tóm lại rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng; bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm”.(2)
Tuy nhiên, giá trị kinh tế ngày càng cao của rau, quả đã và đang là nguyên nhân dẫn tới thực trạng có không ít người vì ham lợi nhuận mà trồng rau, quả không an toàn và nhiều cá nhân, cửa hàng, đại lý kinh doanh rau, quả tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc và nguy hại đối với tính mạng của người tiêu dùng. Một trong những nguyên nhân chính và phổ biến nhất của tình trạng mất vệ sinh an toàn của rau, quả là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ quá cao trong rau, quả. Đây là tác nhân thường gặp ở một số vụ ngộ độc gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm trí nhớ, nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt. Các hội chứng về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, gan, mật và hội chứng về máu cũng có thể xảy ra ở những trường hợp nặng, tỷ lệ tử vong cao. “Ngoài ra, việc sử dụng phân hóa học, phân bắc hoặc phân chuồng chưa ủ hoai mục, nguồn nước tưới ô nhiễm do chất thải từ các nhà máy hóa chất, cơ sở chế biến thực phẩm, lò giết mổ động vật, chất thải bệnh viện, rác thải sinh hoạt dẫn đến tình trạng rau bị nhiễm trứng giun và các vi khuẩn E.coli salmonella, Vibrio cholerae cũng tạo ra nguy cơ ngộ độc đối với người ăn rau, quả. Nguy hiểm hơn, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng, hóa chất bảo quản không đúng quy định làm tồn dư các chất hóa học độc hại trong rau, quả ở liều lượng tuy chưa gây ngộ độc cấp tính nhưng nếu sử dụng kéo dài cũng có thể dẫn đến nguy cơ tích lũy và gây tổn thương một số bộ phận trong cơ thể, sau một thời gian dài mới phát bệnh hoặc gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ tương lai”.(3)
 Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được nói đến như một thời sự nóng bỏng, được nhiều người quan tâm. Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng nuôi sống con người, nhưng cũng có thể là nguồn gây nhiều loại bệnh lý nguy hiểm cho con người.
          Có hai nhóm thực phẩm là thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến. Thực phẩm tươi sống là loại thực phẩm sau khi thu hoạch không qua một công đoạn chế biến nào như một số loại rau Rau xanh rất cần trong bữa ăn hàng ngày, nhưng làm thế nào để có món ăn ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
          Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đạt năng xuất cao hơn, hoặc diệt các loại sâu rầy, đặc biệt là một số loại rau củ dễ bị sâu phá hoại, một số nông dân đã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu đến sát ngày thu hoạch không tuân thủ thời gian cấm phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch theo qui định. Mặt khác, một số loại rau, quả được trồng ở đất bị ô nhiễm, tưới phân tươi hoặc nước thải đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe  của người tiêu dùng.
Vì vậy, nên thận trọng nhất là các loại rau ăn lá, hoặc rau trái không phải gọt vỏ như rau muống, cải soong, cải bẹdưa leo, mướp đắng.
          Đặc biệt là trường mầm non hàng ngày vẫn tiêu thụ một lượng tương đối lớn các loại rau, củ, quả. Vậy thế nào để có rau, quả sạch, rau quả an toàn? Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm.
Trường mầm non tổ chức trồng rau sạch và tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho các bậc phụ huynh cùng trồng rau sạch, để nhập cho trường mầm non. Đây là nguồn cung cấp rau, củ, quả đáng tin cậy nhất.
	2.2 Thực trạng của vấn đề:
a. Đặc điểm tình hình:
          Trường mầm non xã Xuân Bình được xây dựng khuôn viên tương đối rộng rãi, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, trường đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I, đồ dùng phục vụ sinh hoạt và học tập của trẻ đủ theo chuẩn qui định. 
	Trẻ tham gia ăn bán trú hàng năm ở khu trung tâm khá đông, số lượng trẻ ăn trên ngày dao động từ  180 - 207 cháu ăn. Lượng rau xanh được đưa vào bữa ăn hàng ngày từ 4- 6 kg, lượng rau xanh phần nhiều dựa vào nguồn cung cấp từ người buôn bán ngoài chợ, nên cũng không thể đảm bảo được rằng rau, củ quả không bị nhiễm hóa chất hoặc các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
b.Thuận lợi:
          Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn
          Trường được xây dựng khang trang, đủ các phòng chức năng và đủ diện tích theo qui định, trường đạt chuẩn.
          Tập thể CB,GV,NV: 38 đ/c, trong đó BGH: 02, NV: 06, GV: 30. Trình độ chuyên môn chuẩn 8/38 đạt 21% và trên chuẩn 30/38 đạt 78,9%, 100% cô nuôi có bằng trung cấp nấu ăn, nội bộ đoàn kết, biết tương trợ trong công việc, nhiệt tình yêu nghề.
          Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đa số trẻ, khoẻ, nhiệt tình, biết phối hợp, hoà đồng, năng động.
          Trường mầm non Xuân Bình thuộc xã đa số người dân làm nông nghiệp lên thuận lợi cho việc tổ chức xây dựng vườn rau sạch.
          Diện tích đất của trường tương đối rộng rãi, thuận lợi cho việc triển khai trồng rau, quả, tạo vườn rau sạch trong khuôn viên trường.
c. Khó khăn:
          Xuân Bình là xã đông dân, đời sống kinh tế chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, mức thu nhập thấp, nên việc đầu tư kinh phí cho sự nghiệp mầm non của các cấp  chính quyền  xã và nhân dân  cũng bị hạn chế.
          Đồng thời, việc kêu gọi phụ huynh ủng hộ và đóng góp cho nhà trường chậm và khó khăn, dẫn đến việc đầu tư trồng các loại rau trong vườn trường.
Số giáo viên trong còn thiếu, giáo viên trong độ tuổi sinh đẻ chiếm 50%, nên không có thời gian giành cho việc trồng thêm rau củ tại vườn trường.
Do địa hình đất xây dựng trường không bằng phẳng, nên trước khi xây dựng phải trải qua quá trình đào, múc để lấy mặt bằng, do đó lớp đất màu đã bị múc đổ đi nơi khác, lớp đất còn lại chủ yếu là đất xấu, nên việc tăng gia thêm rau xanh phục vụ bữa ăn bán trú của trẻ gặp nhiều khó khăn.
         Kinh phí của nhà trường giành cho việc bổ sung cơ sở vật chất phục vụ trồng rau sạch, trong vườn trường còn hạn hẹp.
	Nguồn rau nhập từ ngoài chợ, mặc dù đã có hợp đồng, tìm hiểu rõ nguồn gốc địa chỉ, song cũng tránh khỏi lợi nhuận và nguồn cung cấp không đều mà chủ hàng có thể nhập thêm rau từ người khác.
2.3. Các giải pháp:
         Trước thực trạng sản phẩm rau xanh hiện nay trên thị trường còn có nhiều vấn đề về vệ sinh, an toàn cần quan tâm khi sử dụng.Trẻ mầm non sức đề kháng yếu, dễ bị ngộ độc qua đường ăn uống, mà nguyên nhân dễ gây mất an toàn, ngộ độc qua đường ăn, uống của trẻ tại trường có nhiều, nhưng chủ yếu và dễ xảy ra nhất là qua con đường ăn rau xanh, quả chín còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc làm chín nhanh sản phẩm quá mức cho phép và lạm dụng khi dùng của người sản xuất. Dẫn đến có thể ngộ độc hàng loạt trẻ ăn bán trú tại bếp ăn tập thể trường hoặc không xảy ra ngộ độc ngay thì cũng làm cho trẻ mắc một số bệnh nguy hiểm mà chúng ta không thấy ngay được nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm rau, quả mất an toàn. Vì vậy, việc xây dựng mô hình các vườn rau sạch là rất cần thiết, do đó tôi đã đưa ra các giải pháp để xây dựng vườn rau sạch ở trường mầm non Xuân Bình như sau:
* Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch 
Từ thu thập các thông tin về tình hình trồng rau của những hộ gia đình 
trên địa bàn, nhiều hộ trồng rau không đảm bảo độ an toàn, quan sát thực tế địa hình khuôn viên của nhà trường, phía đằng sau dãy phòng học có hàng phượng về mùa thu thường có rất nhiều sâu đo, bò bám vào tường lớp học vừa mất mỹ quan, vừa có hại cho trẻ nên tôi đã nãy sinh ý nghỉ cưa cắt hàng phượng mở rộng diện tích trồng rau. để cung cấp thêm nguồn rau sạch cho bếp ăn của nhà trường. Với ý tưởng ấy tôi đã xây dựng kế hoạch trồng rau và tham mưu với hiệu trưởng và được đồng chí hiệu trưởng ủng hộ. Tôi lên kế hoạch phân công công việc tổ chức cho cô nuôi, giáo viên trồng các loại rau giống ngắn ngày theo mùa tại vườn trường, tận dụng tường rào làm giàn trồng các loại rau bầu, bí, mướp, su suVừa tạo được cảnh quan môi trường, vừa tạo nguồn rau sạch cung cấp vào bếp ăn  cho trẻ bán trú tại trường
Do tình hình tài chính của trường còn hạn hẹp, không có tiền để mua sắm  đồng loạt vật tư, làm giàn cho các loại cây leo họ bí, bầu,... Để trồng được các loại rau sạch trong vườn trường theo kiểu mùa nào thức ấy, tăng cường rau sạch vào ăn bán trú của trẻ tại trường hàng ngày, đồng thời tạo cảnh quan cho trẻ trải nghiệm, tôi đã thực hiện các công việc sau:
Nội dung cụ thể :
Thời gian
Nội dung
Biện pháp
8/2016
– Thực hiện cải tạo vườn trường:
- Cưa cắt phượng
- Đào lỗ để trồng chuối, trồng bầu, cuốc đất, đánh luống trồng rau, đảo đất với phân trộn vôi bột để xử lý phân, cải tạo tăng thêm độ màu cho đất.
-Trồng chuối, trồng rau ngót, trồng rau khoai, lên luống gieo các loại rau mùa đông.
- Gọi người mua củi đến để bán hàng phượng, đề nghị họ cưa cắt và dọn sạch sẽ.
- Phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức cho đoàn viên lao động 01 ngày.
– Chỉ đạo giáo viên vận động phụ huynh ủng hộ phân đợt 1: vận động phụ huynh của 2 lớp mẫu giáo lớn và 3 lớp mẫu giáo nhỡ ở khu trung tâm, huy động phụ huynh ủng hộ phân chuồng ủ đã oai mục.
– Phân khu vực gieo trồng các loại cây, rau.
9/2016
– khoan giếng lấy nước nấu ăn, sinh hoạt và nước tưới cho rau, hoa cây cảnh.
- Gieo trồng các loại rau: Cải củ, cải sen, cải mồng gà
- Thu hoạch rau ngót, rau khoai
 Kinh phí từ nguồn xã hội hoá.
- Chỉ đạo cho nhân viên gieo trồng và chăm sóc vào các buổi chiều.
- Ngắt tỉa các loại rau để nấu canh cho trẻ.
10/2016
- Thu hoạch các loại rau: Rau ngót, cải củ, cải sen, cải mồng gà
– Gieo trồng tiếp các loại rau mùa đông ngắn ngày: rau cải cúc, thì là, cải ngọt, đậu co ve, xà lách, rau diếp, rau mùi, trồng các loại bí.
- Chỉ đạo nhân viên thu hoạch rau đưa vào cácbữa ăn của trẻ
– Chỉ đạo  các nhân viên gieo trồng, chăm sóc rau vào các buổi chiều.
11, 12/2016
– Thu hoạch các loại rau 
- Tiếp tục cải tạo vườn và gieo trồng rau mùa hè.
- Làm dàn trồng mướp
- Chỉ đạo nhân viên thu hoạch rau đưa vào cácbữa ăn của trẻ.
- Chỉ đạo cho giáo viên vận động phụ huynh ủng hộ phân đợt 1: vận động phụ huynh của 03 nhóm trẻ và 02 lớp MG bé ở khu trung tâm, huy động phụ huynh ủng hộ phân chuồng ủ đã oai mục, cây cọc, tre, nứa để làm dàn mướp.
1/2017
– Làm đất gieo, trồng rau mùa hè:
Trồng dưa chuột, rau mồng tơi, rau đay, rau dền, mướp
- Tiếp tục chỉ đạo cho nhân viên nhà bếp trồng rau, chăm sóc vào các buổi chiều
2/2017 
- Thu hoạch và tiếp tục trồng thêm các loại rau mùa hè
- Tiếp tục chỉ đạo thu hoạch đưa vào bữa ăn hàng ngày của trẻ, tiếp tục trồng, chăm sóc rau
Xây dựng kế hoạch trồng rau sạch và phân công nhân lực thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cần có sự giám sát kiểm tra thường xuyên, liên tục hàng ngày của ban giám hiệu và chế độ thưởng, phạt hợp lý, tạo nguồn thu nhập thêm hàng tháng cho cô nuôi trong trường, thì kế hoạch mới thành công.
* Biện pháp 2: Thực hiện kế hoạch.
Sau khi xây dựng kế hoạch tôi đã đưa ra hội đồng nhà trường để thông qua và bàn bạc lấy ý kiến tập thể và được sự nhất trí và ủng hộ cao từ phía cán 
bộ, giáo viên và nhân viên. Tạo thêm động lực thúc đẩy tôi thực hiện nhiệm vụ
Lợi thế của nhà trường cán bộ, giáo viên, nhân viên  là người địa phương, thường xuyên trồng các loại rau nên có kinh nghiệm trồng rau.
Lực lượng lao động: Giáo viên khu trung tâm 2 cô /lớp, với số trẻ bình quân 25cháu/lớp, số trẻ đông bán trú cả ngày tại trường, cho nên công việc của giáo viên rất bận rộn không có thời gian để làm vườn. Công việc của nhân viên nhà bếp hiện nay: 03 cô nấu ăn phục vụ cho 223 trẻ tham gia ăn bán trú. Tỷ lệ chuyên cần của trường  từ đến 95-98%. Công việc của nhà bếp từ 07h - 15h là hoàn thành công việc trong bếp, cho nên lực lượng làm vườn chủ yếu nhân viên Ch nên tôi đã phân công cho lực lượng nhân viên nhà bếp, cùng với nhân viên y tế, kế toán tranh thủ thời gian buổi chiều từ 15h30- 17h ra vườn để thực hiện công việc trồng, chăm sóc rau và theo dõi lượng rau thu hoạch đưa vào bếp ăn bán trú. Các lực lượng được phân công trồng rau vô cùng hồ hởi, phấn khới.
Đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch cải tạo vườn trường, mở rộng thêm diện tích trồng rau bằng cách cưa cắt hàng phượng phía sau trường vì mùa thu sâu từ các cây phượng bò bám vào tường và vào trong phòng học rất nhiều. Nên cưa cắt phương không làm ảnh hưởng môi trường mỹ quan của nhà trường mà đảm bảo an toàn cho trẻ, đồng thời mở rộng được diện tích trồng rau. 
 Việc trồng rau không chỉ để thu hoạch mà còn phải đảm bảo mỹ quan, do đó từ việc phân bố vị trí vùng đất cho các loại cây trồng, cách trồng, đánh luống cũng phải thẳng hàng sao cho đẹp mắt, đồng thời lựa chọn các loại giống rau trồng cần phải tính thời gian trồng, để thường xuyên có rau ăn kế tiếp. 
Việc cũng không kém phần quan trọng chỉ đạo, động viên giáo viên vận động phụ huynh ủng hộ phâ

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_chi_dao_xay_dung_vuon_rau_sach_cung_cap_c.doc