Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Thành Sơn

Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Thành Sơn

 Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng là cơ sở ban đầu trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Vì lứa tuổi này vốn có một tiềm lực phát triển mạnh mẽ, nó là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự hình thành con người mới nên hiện nay chúng ta đang nỗ lực phấn đấu dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Bởi vì những ưu tiên đầu tư cho chăm sóc trẻ em ngay từ những năm đầu đời có một ý nghĩa sinh học xã hội và nhân văn cực kỳ quan trọng mà mọi đứa trẻ có quyền được đón nhận, đó là “Quyền được dinh dưỡng tốt nhất” của trẻ em.

Có thể nói rằng, yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối, hài hoà hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường mầm non không ngừng phát triển. Để đảm bảo công tác phòng chống suy dinh dưỡng được phát huy theo chiều hướng tích cực, nâng cao chất lượng chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy cần phải giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất.

Là một Phó Hiệu trưởng được nhà trường phân công phụ trách dinh dưỡng, trong quá trình đảm nhận công việc cũng như sử dụng phần mềm Quản lý dinh dưỡng (6 năm nay) từ khi sử dụng 3.0 nâng cấp lên 3.0.2 và nâng cấp gần nhất năm 2015, tôi nhận thấy việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non, việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên, vui tươi, phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó, việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng.Vì vậy, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất theo từng tháng, từng quý. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Thành Sơn” giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục của nhà trường ngày một đạt hiệu quả hơn.

 

doc 21 trang thuychi01 6822
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Thành Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO 
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ 
Ở TRƯỜNG MẦM NON THÀNH SƠN
Người thực hiện: Lê Thị Huệ
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Thành Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý 
THANH HÓA, NĂM 2017
	MỤC LỤC
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2.1. Thực trạng
3
2.2.2. Kết quả thực trạng
4
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện 
4
2.3.1. Xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng
4
2.3.2. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chăm sóc, vệ sinh dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
5
2.3.3. Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ
7
2.3.4. Kểt hợp với giáo viên trên lớp trong quá trình tổ chức cho trẻ ăn
12
2.3.5. Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về dinh dưỡng cho trẻ
12
2.3.6. Phối hợp với trạm y tế xã và cân đo theo định kỳ kiểm tra thường xuyên vệ sinh ATTP
14
2.3.7. Tự nghiên cứu học tập tham khảo tài liệu để tìm ra nhiều món ăn mới lạ hấp dẫn đảm bảo dinh dưỡng để thay đổi thực đơn bữa chính phụ cho trẻ thường xuyên
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
 3.1. Kết luận
16
 3.2. Kiến nghị
17
 PHỤ LỤC: Tài liệu tham khảo
18
1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài
	Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng là cơ sở ban đầu trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Vì lứa tuổi này vốn có một tiềm lực phát triển mạnh mẽ, nó là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự hình thành con người mới nên hiện nay chúng ta đang nỗ lực phấn đấu dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Bởi vì những ưu tiên đầu tư cho chăm sóc trẻ em ngay từ những năm đầu đời có một ý nghĩa sinh học xã hội và nhân văn cực kỳ quan trọng mà mọi đứa trẻ có quyền được đón nhận, đó là “Quyền được dinh dưỡng tốt nhất” của trẻ em. 
Có thể nói rằng, yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối, hài hoà hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường mầm non không ngừng phát triển. Để đảm bảo công tác phòng chống suy dinh dưỡng được phát huy theo chiều hướng tích cực, nâng cao chất lượng chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy cần phải giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất.
Là một Phó Hiệu trưởng được nhà trường phân công phụ trách dinh dưỡng, trong quá trình đảm nhận công việc cũng như sử dụng phần mềm Quản lý dinh dưỡng (6 năm nay) từ khi sử dụng 3.0 nâng cấp lên 3.0.2 và nâng cấp gần nhất năm 2015, tôi nhận thấy việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non, việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên, vui tươi, phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó, việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng.Vì vậy, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất theo từng tháng, từng quý. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Thành Sơn” giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục của nhà trường ngày một đạt hiệu quả hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này, mục đích của tôi là tìm tòi, khám phá ra cách chế biến món ăn phong phú hơn, hấp dẫn hơn, mùi vị thơm ngon hơn và phối hợp nhiều loại thực phẩm sẵn có ở địa phưong, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm vào phòng chống, phục hồi sức khoẻ cho trẻ bị suy dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cần thiết cho cơ thể trẻ.
Tuyên truyền những kiến thức những kinh nghiệm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo khoa học tới từng giáo viên và phụ huynh học sinh một cách tổng hợp và dễ hiểu nhất góp phần giảm tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng của trường xuống còn 1→2%/năm. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp quản lý chỉ đạo cải thiện chế biến nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường Mầm non Thành Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp tuyên truyền: Phối hợp với các ban ngành liên quan để tuyên truyền cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và protein cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ”.
Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng là do nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về lượng và chất, và đặc biệt là do các bà mẹ thiếu hiểu biết về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 
Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết: Trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưõng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao. Hơn thế nữa cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, tính theo cân nặng ở trẻ nhỏ cân từ 100 – 120kcal cân nặng/ngày. Nhưng ở người lớn chỉ cần 100kcal cân nặng/ngày. Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân đối phối hợp, hợp lý đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa [1]. 
Một trong những vấn đề dinh dưỡng trẻ em là thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ về thể chất và tinh thần, cho đến nay vấn đề dinh dưỡng của trẻ em chưa được giải quyết đầy đủ. Trẻ em cần dinh dưỡng phát triển thể lực, trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì và phát huy sự sống để làm việc, cống hiến cho xã hội. Nếu trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ chậm lớn, còi cọc, chậm phát triển về mọi mặt. Ngược lại, nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn, khỏe mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non là thường xuyên và liên tục đã trải qua nhiều năm, nhiều người thực hiện. Thế nhưng ở mỗi địa phương thì việc phòng chống suy dinh dưỡng cho các cháu có sự khác nhau. Đối với trường mầm non Thành Sơn chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ luôn được xác định và xúc tiến ngay từ đầu những năm học, tuy nhiên đến năm 2016 - 2017 thì kết quả vẫn chưa được như kế hoạch đầu năm. Vì vậy là người cán bộ quản lý phụ trách dinh dưỡng trường mầm non thì việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là nhiệm vụ nóng bỏng và rất cần thiết, không chỉ riêng cán bộ quản lý mà còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưõng và giáo dục trẻ trên từng nhóm lớp. Nếu trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ chậm lớn, còi cọc chậm phát triển về mọi mặt ngược lại nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn khoẻ mạnh phát triển tốt về mọi mặt xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
Trường mầm non Thành Sơn nằm ngay trung tâm xã Thành Sơn, cách trung tâm huyện Quan Hóa khoảng 45 km.
Nhà trường thành lập vào năm 2004, trường có 4 điểm trường với tổng số 21 cán bộ giáo viên, nhân viên, trình độ chuẩn 7/21, trên chuẩn 14/21.
Trường có 9 nhóm lớp bán trú/12 nhóm lớp cả trường với tổng số học sinh bán trú 168/209, học sinh đến trường lớp đạt tỷ lệ 80,4%.
- Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quan Hóa cung cấp tài liệu, tổ chức mở các lớp triển khai chuyên đề hướng dẫn về việc thực hiện tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non.
Sự quan tâm của các cấp, các ngành lãnh đạo địa phương và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có trách nhiệm cao trong công việc, có tinh thần đoàn kết, đồng lòng, đồng sức thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ của năm học 2016 - 2017.
Xã Thành Sơn có vườn rau sạch, có lò giết mổ lại gần chợ Co Lương (Mai Châu – Hòa Bình) nên việc mua bán rất thuận tiện; có trang thiết bị tương đối đảm bảo theo yêu cầu của giáo dục. Phó hiệu trưởng phụ trách dinh dưỡng và giáo viên phụ trách dinh dưỡng nắm vững quy trình lựa chọn, chế biến thực phẩm cho trẻ.
Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, công trình vệ sinh, nguồn nước đã được đảm bảo cho trẻ sử dụng, đồ dùng học tập cũng như đồ dùng phục vụ bán trú cho trẻ được trang bị đầy đủ. 
Với sự quản lý chặt chẽ cùng việc làm tốt công tác tham mưu của ban giám hiệu nhà trường, đã vận động được sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong việc dồn trẻ từ điểm trường lẻ về điểm trường chính để nuôi ăn bán trú và chia lớp theo độ tuổi dễ dàng trong việc dạy và học cũng như việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
Trong quá trình quản lý nuôi dưỡng đã được tập thể cán bộ giáo viên, lãnh đạo địa phương và đặc biệt là các bậc phụ huynh tin tưởng giúp đỡ, tạo điều kiện để đầu tư vào công tác nuôi dưỡng. 
- Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít những khó khăn: Do điều kiện kinh tế của xã còn gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho chăm sóc nuôi dưỡng còn hạn chế như: Bếp chưa đảm bảo quy trình bếp một chiều, chưa có nhà kho chứa các đồ dùng, dụng cụ.
Một số giáo viên mới vào ngành nên việc chăm sóc, vệ sinh dinh dưỡng cho các cháu vẫn đang còn hạn chế.
 Mặt khác, thị trường vẫn còn nhiều biến động về giá cả, nhất là các mặt hàng thực phẩm. Do đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tại trường đạt tỷ lệ còn thấp.
Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở nhà.
2.2.2. Kết quả thực trạng
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm một số khảo sát đối với trẻ kết quả thực trạng. Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, tôi đã tổng hợp qua khảo sát của nhà trường đầu năm học 2016 - 2017 thì số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng chưa đạt theo kế hoạch đầu năm. Kết quả đánh giá như sau:
Năm học
Tổng số trẻ đi học
Tổng số trẻ được cân đo
Kênh bình thường
Kênh suy dinh dưỡng
Chiều cao bình thường
Kênh thấp còi
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
2016-2017
209
209
178
85
31
15
175
84
34
16
Qua kết quả chăm sóc các cháu ở trường Mầm non Thành Sơn năm học 2016-2017 thì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chưa đạt so với kế hoạch của nhà trường đề ra. Do đó cần phải có biện pháp thiết thực tác động đến các bậc phụ huynh, để các bậc phụ huynh hiểu được dinh dưỡng sức khoẻ là rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ đó mà tôi đã áp dụng chỉ đạo một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và nhất là phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Xin trao đổi cùng đồng nghiệp và các bạn qua sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Thành Sơn”. 
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng
Giảm tỷ lệ trẻ thấp còi xuống dưới 3% và giảm tỷ lệ trẻ nhẹ cân xuống dưới 2,5%; phòng chống một số loại bệnh như: Bệnh giun, bệnh đau mắt, bệnh sâu răng...
Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, ngay từ đầu năm học nhà trường đã phối hợp tổ chức vận động được phụ huynh cho trẻ ăn bán trú tại trường là 168 cháu ở hai khu nuôi ăn bán trú /209 cháu đạt 80,4%, tổ chức cân đo, khám sức khoẻ cho trẻ ở từng nhóm lớp, lập danh sách những trẻ suy dinh dưỡng để có chế độ chăm sóc phù hợp.
Từ kết quả khảo sát đầu năm học nhà trường có 34/209 trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm 16,26%. Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng nhà trường đã thông báo ngay cho phụ huynh để phụ huynh biết được tình hình sức khoẻ của con em mình, trẻ bị suy dinh dưỡng là do mắc bệnh, hay do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Từ đó gia đình và nhà trường phối hợp để có chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lí giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Hàng tháng, nhà trường tổ chức theo dõi cân đo cho những trẻ bị suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ phù hợp. Nhà trường xây dựng chế độ ăn đảm bảo theo quy định, các món ăn thường xuyên được thay đổi thực đơn theo mùa, theo tuần để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất tăng sự tiêu hoá, hấp thu, giúp trẻ phát triển tốt góp phần giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng. Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần ăn cho phù hợp. Khẩu phần ăn hàng ngày phải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng, cân đối giữa các chất sinh ra năng lượng (chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và muối khoáng), cân đối giữa thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. 
Nhà trường phối hợp với gia đình cho trẻ ăn đủ bữa, ăn phù hợp theo tháng tuổi, chia thành nhiều bữa ăn để cung cấp đủ năng lượng, bổ sung dầu mỡ trong các bữa ăn. Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm như: Thịt gà, trứng...thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn rau xanh và các loại quả chín để giúp trẻ phát triển cân đối. Nhà trường phối hợp với gia đình để có thực đơn phù hợp, đảm bảo đủ chất, đủ dinh dưỡng cho trẻ.
	Ví dụ:
	+ 7h: Ăn cháo;
	+ 11h: Ăn cơm + Thịt (cá, trứng, tôm...) + Canh rau;
	+ 14h: Ăn cháo + Thịt, rau, dầu ăn;
	+ 18h: Ăn cơm + Trứng (cá, tôm, cua...) + canh rau;
	+ 21h: Uống sữa.
 Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ; tìm ra các nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng để có biện pháp cụ thể, phù hợp với mỗi trẻ suy dinh dưỡng. Nhà trường phối hợp với phụ huynh tăng khẩu phần ăn, đảm bảo chế độ ăn cho những trẻ suy dinh dưỡng để hạ số trẻ bị suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất có thể.
Chỉ đạo giáo viên ở các nhóm lớp tổ chức bữa ăn, động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất, ăn không làm rơi vãi thức ăn. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình, trẻ ăn ngon miệng. 
Nhà trường luôn chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm, khâu sơ chế, chế biến thức ăn, khâu bảo quản và chia thức ăn một cách khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [4].
Giáo viên phối kết hợp với phụ huynh thường xuyên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, phải giữ ấm cho trẻ về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, phòng học đảm bảo đủ ánh sáng [2].
2.3.2. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng chăm sóc, vệ sinh dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
* Về kiến thức:
Hàng năm ban giám hiệu tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên nhân viên nuôi dưỡng tham gia sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, hoặc chuyên đề ở tỉnh, ở huyện đầy đủ nhằm củng cố và hiểu thêm kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ mầm non như: 
- Nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ được quy định theo từng độ tuổi.
- Chế độ ăn phải phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Cách xây dựng thực đơn và lựa chọn thực phẩm.
- Cách chế biến các món ăn cho trẻ.
- Cách tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ.
Muốn nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thì cần phải làm cho cán bộ, giáo viên trong trường nhận rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của việc trẻ ăn bán trú tại trường. Xây dựng niềm tin và lòng quyết tâm phối hợp thực hiện kế hoạch của trường đề ra.
Vào cuối tuần tổ chức sinh hoạt chuyên môn rút kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ đối với các tổ; trong đó có tổ nuôi dưỡng.
* Về kỹ năng:
Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên theo chuyên đề, theo từng khối lớp với những nội dung như giúp cho giáo viên hiểu được khái niệm về bếp ăn một chiều, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Mua rau, quả tươi không bị dập nát.
- Thịt cá phải qua kiểm dịch động vật.
- Sản phẩm thực phẩm ăn ngay phải được đóng gói kín có nhãn mác rõ ràng, còn thời hạn sử dụng. 
Cách chế biến món ăn phù hợp theo từng độ tuổi, chế biến đúng kỹ thuật biết bảo tồn dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Cụ thể:
- Thức ăn của trẻ cần chế biến nhỏ, nhừ, thơm ngon, đẹp mắt.
- Kết hợp nhiều loại thực phẩm để nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, tạo món ăn đa dạng về màu sắc, mùi vị để kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
- Kết hợp nhiều loại thực phẩm để nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, tạo món ăn đa dạng về màu sắc, mùi vị để kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết định lượng, tạo điều kiện cho sự tiêu hoá thức ăn tốt. 
Cách bảo quản thực phẩm và lưu mẫu thức ăn:
- Thức ăn phải được nấu chín kĩ, đảm bảo nhiệt độ cao, chín đều. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín. Thức ăn chưa ăn phải được bảo quản che đậy kĩ và phải giữ trong tủ lạnh.
- Thức ăn trong ngày phải được lưu mẫu trong suốt 24h trong tủ lạnh với nhiệt độ là 50C, nếu không có ngộ độc thực phẩm xảy ra mới được hủy [3].
- Có sổ lưu mẫu thực phẩm và sổ kiểm định 3 bước.
Cách tổ chức bữa ăn, làm sao cho trẻ được ăn ngon miệng, ăn hết xuất để đảm bảo cả số lượng và chất lượng được nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
(Các cháu lớp 5 tuổi trường MN Thành Sơn đang trong giờ ăn trưa)
Cách tổ chức giấc ngủ cho trẻ làm sao cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc để trẻ được phát triển bình thường, khoẻ mạnh.
(Các cháu lớp 4 tuổi trường MN Thành Sơn đang trong giờ ngủ trưa)
2.3.3. Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ
Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cần đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, đồng thời cần phải chú ý:
- Khẩu phần ăn phải đảm bảo đủ năng lượng.
- Khẩu phần phải đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Khẩu phần phải cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng.
 Khi xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ tại trường mầm non, ta phải cân đối số tiền của bố mẹ các cháu đóng góp. Tính toán định mức cho khẩu phần ta có thể dựa vào các bước sau:
- Bước 1: Tính tổng số năng lượng, lượng Protein và các chất dinh dưỡng khác của khẩu phần quy ra số bữa chính của trẻ, từ đó quy ra lượng yêu cầu một bữa cho tổng số trẻ cùng ăn một khẩu phần giống nhau.
- Bước 2: Chọn lương thực chính của trường là gạo.
- Bước 3: Chọn một số thức ăn giàu Protein từ nguồn thực vật sẵn có và rẻ tiền ở địa phương.
 Ví dụ: Đậu phụ, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,... thêm một vài Protein động vật để cân đối khẩu phần như thịt, cá, tôm, cua,...
- Bước 4: Tính lượng thịt và gạo hoặc lượng thức ăn khác nhau để nấu.
- Bước 5: Bổ xung năng lượng bằng một số loại chất béo, tốt nhất là dưới dạng dầu thực vật.
- Bước 6: Tính khối lượng nước để nấu.
- Bước 7: Thêm gia vị.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON THÀNH SƠN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THỰC ĐƠN TUẦN TỪ NGÀY 13/02/2017 ĐẾN NGÀY 17/02/2017
THỨ
--------------------------
NGÀY THÁNG
BỮA SÁNG
BỮA TRƯA
BỮA CHIỀU
BỮA PHỤ
THỨ HAI 
 13-02-2017
Nhà trẻ: 
Nhà trẻ: Cơm tẻ - Thịt bò xào súp lơ - Canh rau ngót
Nhà trẻ: 
Nhà trẻ: Xôi lạc
Mẫu giáo: 
Mẫu giáo: Cơm tẻ - Thịt bò xào súp lơ - Canh rau ngót
Mẫu giáo: 
Mẫu giáo: Xôi lạc
THỨ BA 
 14-02-2017
Nhà trẻ: 
Nhà trẻ: Cơm tẻ - Thịt lợn xào giá đậu - Canh rau láo nháo
Nhà trẻ: 
Nhà trẻ: Cháo đậu xanh hầm xương
Mẫu giáo: 
Mẫu giáo: Cơm tẻ - Thịt lợn xào giá đậu - Canh rau láo nháo
Mẫu giáo: 
Mẫu giáo: Cháo đậu xanh hầm 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_phong_chong_suy_dinh_duong.doc