Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ nhà trẻ 18 - 24 tháng làm quen với bộ môn văn học ở trường mầm non Nga Bạch

Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ nhà trẻ 18 - 24 tháng làm quen với bộ môn văn học ở trường mầm non Nga Bạch

Nhà văn người Nga Macxingoki đã nói “Trong cuộc sống tính cách của mỗi người như một cái cầu vồng, còn tâm hồn trẻ thơ như một tờ giấy trắng” [1] Trẻ em không tự lớn lên được mà cần có sự chăm sóc của người lớn,của gia đình nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy cô giáo mầm non là người mẹ thứ hai dạy dỗ dìu dắt cho các con nhưngc bước đi,những tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời trẻ. Các con ở lứa tuổi nhà trẻ đây là giai đoạn nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này vì vậy không chỉ có lời nói phát triển mà tư duy, các cơ quan vận động cũng phát triển đặc biệt là giai đoạn trẻ 18-24 tháng.

Một trong những nội dung góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ là thông qua bộ môn văn học.Vì hoạt động làm quen văn học là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 18-24 tháng tuổi nó góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Từ đó góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ thông qua các câu chuyện, các nhân vật, các bài thơ, các sự vật hiện tượng gần gũi giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò mà thích khám phá từ đó nảy sinh trong trẻ những nhận thức tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, yêu quí ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu quý loài vật, yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá. Làm cho tâm hồn trẻ ngày thêm hướng thiện.

 

docx 28 trang thuychi01 15612
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ nhà trẻ 18 - 24 tháng làm quen với bộ môn văn học ở trường mầm non Nga Bạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CHO TRẺ NHÀ TRẺ 18-24 THÁNG LÀM QUEN VỚI BỘ 
MÔN VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA BẠCH
Người thực hiện: Trịnh Thị Trang
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Bạch
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
NGA SƠN, NĂM 2018
MỤC LỤC
STT
Nội Dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1
Tích cực xây dựng môi trường cho trẻ làm quen tác phẩm văn học
5
2.3.2
Sử dụng đồ dùng trực quan để gây hứng thú, kích thích, lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
8
2.3.3
Tổ chức hoạt động học cho trẻ thông qua gây hứng thú bằng câu đố, vật thật, giọng đọc, lời kể.
9
2.3.4
Lồng ghép cho trẻ làm quen tác phẩm văn học thông qua các hoạt động học khác và ở mọi lúc, mọi nơi
12
	2.3.5
 Tuyên truyền và phối hợp cho các bậc phụ huynh
15
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ,đối với bản thân đồng nghiệp và nhà trường
16
3
Kết luận và kiến nghị 
17
3.1
Kết luận 
18
3.2
Kiến nghị 
18
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
Nhà văn người Nga Macxingoki đã nói “Trong cuộc sống tính cách của mỗi người như một cái cầu vồng, còn tâm hồn trẻ thơ như một tờ giấy trắng” [1] Trẻ em không tự lớn lên được mà cần có sự chăm sóc của người lớn,của gia đình nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy cô giáo mầm non là người mẹ thứ hai dạy dỗ dìu dắt cho các con nhưngc bước đi,những tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời trẻ. Các con ở lứa tuổi nhà trẻ đây là giai đoạn nền tảng cho sự phát triển của trẻ sau này vì vậy không chỉ có lời nói phát triển mà tư duy, các cơ quan vận động cũng phát triển đặc biệt là giai đoạn trẻ 18-24 tháng.
Một trong những nội dung góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ là thông qua bộ môn văn học.Vì hoạt động làm quen văn học là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 18-24 tháng tuổi nó góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Từ đó góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ thông qua các câu chuyện, các nhân vật, các bài thơ, các sự vật hiện tượng gần gũi giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò mà thích khám phá từ đó nảy sinh trong trẻ những nhận thức tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, yêu quí ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu quý loài vật, yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá. Làm cho tâm hồn trẻ ngày thêm hướng thiện.
Kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe giúp trẻ nói sõi, không bị ngọng và nói được mạch lạc rõ ràng hơn, không những thế mà kể chuyện cho trẻ nghe còn giúp trẻ biết được cái xấu, cái tốt, hình thành nhân cách con người.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học còn giúp trẻ tích luỹ và mở rộng vốn từ ngữ phong phú đa dạng, giúp trẻ nói sõi, nói chuẩn tiếng Việt, khả năng nói sõi, diễn đạt ngôn ngữ được mạch lạc rõ ràng hơn.
Do đó, văn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ.
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học là môn học không thể thiếu trong trương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc tìm ra các phương pháp dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáodục mầm non.
Chính vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ nhà trẻ 18-24 tháng làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Nga Bạch” để nghiên cứu và tìm ra phương pháp dạy trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ nhà trẻ 18-24 tháng làm quen với bộ môn văn học ở trường.
- Rèn luyện cho trẻ tính tích cực trong các hoạt động nhất là hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
- Giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò mà thích khám phá từ đó nảy sinh trong trẻ những nhận thức tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, yêu quí ông bà, cha mẹ, thầy cô. Yêu quý loài vật, yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá. Làm cho tâm hồn trẻ ngày thêm hướng thiện và trẻ biết yêu quý cái đẹp, thích làm ra cái đẹp, biết bảo vệ cái đẹp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Cho trẻ 18-24 tháng làm quen với các tác phẩm văn học trong trường mầm non Nga Bạch.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc các giáo trình, tài liệu có liên quan đến các tác phẩm văn học.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện các biện pháp nhằm năng cao chất lượng cho trẻ trong hoạt động làm quen với văn học.
- Phương pháp quan sát: Quan sát khả năng tiếp thu của trẻ khi tham gia hoạt động học của trẻ ở trường để có cơ sở đánh giá thực trạng.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Khảo sát chất lượng ban đầu lấy số liệu cụ thể lập bảng đánh giá về khả năng vận động của từng trẻ, sau đó đưa ra các giải pháp áp dụng cho sáng kiến kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diển tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được,cũng nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu phố,Qua tác phẩm văn học, trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn tình cô cháu,
Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi.
Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ. Làm trẻ cảm nhận được hết giá trị của văn học. Trẻ phải xem hoạt động văn học là nhu cầu cần thiết như hoạt động vui chơi đối với trẻ.
Tuy nhiên, đặc điểm tâm sinh lý nhận thức của trẻ ở độ tuổi này còn rất nhiều hạn chế do các cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn thiện. Trẻ mới học nói, nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ, câu chưa được rõ ràng, mạch lạc. 
 Trẻ hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, nói tự do không tập trung chú ý nghe cô kể chuyện, đọc thơ. Nên tôi nghĩ việc tổ chức gây hứng thú thu hút trẻ vào bài thơ, câu chuyện ngay từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Nhận thức rõ mục đích và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng giờ dạy kể chuyện, hay đọc thơ cho trẻ từ 18-24 tháng tuổi. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này tôi nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ cũng như nắm chắc phương pháp hữu ích phù hợp với trình độ nhận thức: Tôi giành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, học hỏi áp dụng những phương pháp phù hợp với tâm sinh lí của trẻ. Nên trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu, chắt lọc, thử và sửa sai một số biện pháp sau, giúp trẻ tham gia tốt hoạt động làm quen văn học.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
*Thuận lợi:
Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chăm lo cho giáo dục mầm non. Hàng năm trường cũng được phụ huynh quan tâm đóng góp mua sắm đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, đồ chơi cho các cháu đáp ứng yêu cầu giáo dục cho trẻ đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Số trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 80%, trẻ đi học thường xuyên đạt 98.5% trẻ đến trường đăng ký ăn bán trú 100% nên trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng khoa học và phát triển khá tốt. 
Nhà trường quan tâm đến công tác chuyên môn, chất lượng giáo dục của đội ngũ. Hàng năm nhà trường tổ chức triển khai có hiệu quả các chuyên đề trọng tâm, đặc biệt là chuyên đề văn học, quan tâm đến việc cung cấp tài liệu và các điều kiện môi trường hoạt động tạo cơ hội cho trẻ được làm quen với tác phẩm văn học.
Bản thân là giáo viên trẻ, có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 18-24 tháng hơn nữa trẻ cũng có nề nếp nên trong học tập trẻ ngoan và tiếp thu bài tốt.
 Phụ huynh nhiệt tình quan tâm phối hợp cùng nhà trường trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.
*Khó khăn: 
Đội ngũ giáo viên của nhà trường của nhà trường thiếu nên trường chỉ có 1,5 giáo viên/lớp, số lượng học sinh đông 22 cháu/lớp nên trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ còn rất khó khăn.
Cơ sở vật chất: Thiết bị dạy học còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động trẻ làm quen với văn học
Phụ huynh tuy đã chú ý chăm sóc con nhưng trong giáo dục chưa chú trọng việc phối hợp với cô giáo để giáo dục và tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mọi lúc mọi nơi trong gia đình và các thành viên trong gia đình.
Đối với trẻ: Trẻ độ tuổi 18-24 tháng với vốn từ còn nghèo nàn, khả năng ghi nhớ, tập trung chú ý chưa cao, khả năng trả lời câu hỏi đàm thoại, đọc kể còn hạn chế.
Trước những thực trạng nêu trên, để có những giải pháp hiệu quả đối với trẻ ngay đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát và đạt kết quả như sau;
Bảng 1. Bảng khảo sát chất lượng đầu năm:
Tổng số trẻ
Nội dung khảo sát
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Khả năng hứng thú nghe các tác phẩm văn học
12
54,5
10
45,5
22
Khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học
10
45,5
12
54,5
Khả năng trả lời câu hỏi đàm thoại
13
59,1
9
40,9
Khả năng đọc kể diễn cảm tác phẩm văn học
15
68,1
7
31,9
*Từ việc khảo sát chất lượng đầu năm tôi băn khoăn trăn trở để tìm ra phương pháp biện pháp khắc phục thực trạng trên. Tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ nhà trẻ 18-24 tháng làm quen với bộ môn văn học ở trường mầm non Nga Bạch” mà tôi chủ nhiệm.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1: Tích cực xây dựng môi trường cho trẻ làm quen tác phẩm văn học
Để giúp trẻ cảm thụ tốt môn văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học phải thường xuyên vì vậy xây dựng môi trường văn học trong và ngoài lớp học là điều tôi luôn chú trọng đặc biệt đối với trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi. Chính vì thế chúng ta cần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Môi trường hoạt động giáo dục cần đảm bảo không khí thân thiện, đầm ấm, vui vẻ thoải mái. Môi trường có sự giao tiếp, hướng dẫn bằng lời nói, cử chỉ hành động.
* Xây dựng môi trường trong lớp học: Môi trường trong lớp học cần có đủ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoat động giáo dục làm quen với tác phẩm văn học: rối, sách tranh, truyện, sách khổ to, chữ to, băng đài, cát sétViệc sắp xếp bố trí các góc chơi phải tăng cường tính độc lập cho trẻ khi hoạt động, thuận tiện cho trẻ dễ lấy và sử dụng; dễ dàng cho việc quan sát của giáo viên. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã bắt tay vào xây dựng khu vực hoạt động cho trẻ trong đó tôi đã xây dựng khu vực “ tranh, ảnh của bé” để cho trẻ hoạt động xuyên suốt trong từng chủ đề của năm học nhằm nâng cao hiệu quả làm quen với văn học cho trẻ. “Khu vực tranh ảnh của bé” được đặt nơi yên tĩnh có đủ không gian cho trẻ hoạt động, có đủ ánh sáng, trang bị cho khu vực: tranh ảnh, truyện, thơ về con người, con vật, hoa quả, phương tiện giao thông, đồ chơi,Theo các chủ đề thực hiện theo từng tháng và gần gũi với trẻ.
+ Các bộ tranh kể truyện (kể truyện theo tranh, kể truyện theo tác phẩm văn học, tranh chủ đề).
+ Tạp chí Giáo dục mầm non, Báo họa mi dành cho trẻ mầm non.
+ Rối dẹt minh họa các nhân vật trong thơ, truyện theo chủ đề.
+ Tôi làm một số sách tranh cho trẻ xem bằng bìa cứng và vải nilon mà phụ huynh đã ủng hộ.
Ví dụ: Ở chủ đề “Những con vật đáng yêu”
Trong bài thơ: “Chú gà con” tôi làm mô hình bài thơ có 5-7 chú gà con, một chú gà mẹ, một chiếc mâm có đựng thóc trưng bày trong góc để cho trẻ nhìn thấy mô hình mà hình dung nhớ lại nội dung của bài thơ.
Hoặc tôi có thể vẽ bộ tranh liên hoàn và treo vào góc để kể chuyện cho trẻ theo tranh sáng tạo và gợi mở cho trẻ đặt tên cho câu chuyện mà cô vừa kể, cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ.
Ví dụ: Với bộ tranh truyện “Đôi bạn nhỏ” trong chủ đề “những con vật đáng yêu” tôi vẽ các loại tranh:
Tranh 1: Hai bạn Gà và Vịt rủ nhau đi kiếm ăn
Tranh 2: Bạn Gà trên bờ tìm giun còn bạn Vịt xuống ao mò Cua bắt Ốc
Tranh 3: Con Cáo xuất hiện đuổi bắt Gà con
Tranh 4: Bạn Vịt bơi nhanh cứu bạn ra và Cáo không bắt được bèn bỏ đi
+ Tôi phối hợp cùng phụ huynh sưu tầm các bài hát ru, các bài hát của trẻ em, các nhạc cụ các đồ chơi âm nhạc. Tạo điều kiện cho công tác giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ.
+ Tôi sử dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng: Tạp chí, tranh ảnh, sách, báo cũ Khai thác, sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo, tạo nên các đồ dùng đồ chơi nhằm cuốn hút và lôi cuốn trẻ vào giờ văn học.
(Hình ảnh 1.Khu vực sách truyện –Phần phụ lục)
* Môi trường ngoài lớp: Vẽ các hình ảnh mang nội dung câu chuyện, bài thơ, nhân vật trong truyện, trên các mảng tường, để trẻ tự đọc tự kể theo nội dungcâu chuyện qua hình ảnh ở mọi lúc mọi nơi.
(Hình ảnh 2.Môi trường ngoài lớp –Phần phụ lục)
-Ngoài ra tôi còn cho trẻ dạo chơi ngoài trời trong khu vực vườn cổ tích mà nhà trường đã xây dựng để kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích hay giới thiệu cho trẻ những câu chuyện có tính giáo dục cao (Tích Chu, Dê Đen và Dê Trắng, như vậy trẻ được học ở mọi lúc mọi nơi. 
(Hình ảnh 3.hình ảnh vườn cổ tích –Phần phụ lục)
- Môi trường xã hội: Môi trường hoạt động giáo dục làm quen với văn học cần đảm bảo không khí thân thiện, đầm ấm, vui vẻ thoải mái.
+ Môi trường có sự giao tiếp, hướng dẫn bằng lời nói, cử chỉ hành động
+ Tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện bản thân, thể hiện rõ quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Kết quả: Với phương pháp này tôi nhận được sự đồng tình của nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh, trẻ được hoạt động trong môi trường thoải mái, vui vẻ, trẻ thi đua sáng tạo kể chuyện theo tranh ảnh ở môi trường lớp giúp cho trẻ nhớ và thuộc được nhiều bài thơ, câu chuyện.
2.3.2: Sử dụng đồ dùng trực quan để gây hứng thú, kích thích, lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động.	
Với trẻ mầm non thì việc sử dụng đồ dùng trực quan là khâu quan trọng nó quyết định tiết dạy có thành công hay không. Với trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi thì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động. Vì vậy đòi hỏi cô chuẩn bị đồ dùng phải đẹp, sáng tạo màu sắc tươi sáng có đường nét rõ ràng an toàn và thuận tiện khi sử dụng. Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong các hoạt động học thì phải sử dụng triệt để, có tính khoa học, gọn nhẹ tránh rườm rà rắc rối để làm sao cho trẻ dễ quan sát, dễ hiểu và nắm được nội dung tác phẩm một cách dễ dàng nhất đồng thời phải đưa ra hợp lý đúng lúc thì mới được đạt hiệu quả cao.
Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện. Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo:
+ Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ.
+ Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi.
Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của trẻ từ 18- 24 tháng tuổi là lối tư duy trực quan hành động, nên tôi đã sáng tạo làm nhiều loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng nội dung câu chuyện cần kể, để giới thiệu cho trẻ, giúp cho trẻ có những cảm xúc và những ấn tượng tốt về đồ vật, sự vật đó. Ngay từ ban đầu tôi đã tận dụng những đồ dùng phế thải qua đời sống sinh hoạt hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh thẩm mĩ để làm đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động. 
Ví dụ: Tôi đã dùng bìa cứng, xốp, giấy màu, hộp, chai, lọ, nhựa, vải bông, len vụn, các hột, hạt khéo léo cắt, khâu tạo thành những nhân vật rối dẹt, rối que, rối tay, dùng xốp gọt tỉa tạo thành các nhân vật để làm đồ dùng trực quan giới thiệu cho trẻ.
(Hình ảnh 4.Rối dẹt cho các bài thơ, câu chuyện –phần phụ lục)
Khi kể chuyện “Con Cáo” Cho trẻ nghe tôi dùng bìa cứng, mút, xốp, giấy màucắt tạo thành những nhân vật như: Mèo hoa, Chó cún, Gà con, con Cáo giống y như những con vật trong chuyện kể, để làm rối dẹt diễn cho trẻ xem. Với câu chuyện “Thỏ ngoan” tôi dùng vải vụn, bông, hột, hạtkhâu những nhân vật rối như Thỏ, Cáo, bác Gấu để diễn rối tay cho trẻ xem, trẻ rất thích thú chỉ và gọi tên nhân vật đó, trẻ tưởng như các nhân vật đó từ trong tranh truyện bước ra thật gần gũi, ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Hay Bài thơ”Hoa kết trái” tôi cũng dùng xốp màu, vải vụn, bông để nhồi và khâu thành những bông hoa có trong bài thơ (hoa cà, hoa huệ) và làm thành vườn hoa cho trẻ quan sát và trẻ cảm thấy hào hứng khi học bài.
Cùng với đồ dùng tự tạo trên tôi chú ý đến việc sử dụng đưa ra giới thiệu cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau để dẫn dắt gây hứng thú vào bài. Ngoài ra tôi còn khéo léo cắt tỉa tạo thành những cái mũ xinh xắn có gắn những nhân vật mà trẻ yêu thích, tận dụng vải vụn khâu thành những con thú nhồi bông ngộ nghĩnh đẹp đẽ để làm phần thưởng khi trẻ hoạt động, vừa động viên khuyến khích trẻ, vừa giúp trẻ tham gia vào các trò chơi.
Ví dụ: Cô làm những chiếc mũ thỏ để thưởng cho trẻ chơi vận động: “Trời nắng - Trời mưa” Sau khi học xong chuyện: “Thỏ con không vâng lời” hay khâu những chú Chó cún, Mèo hoa, Gà con, Vịt con để làm phần thưởng, quà tặng, đồ chơi cho trẻ trong các tiết kể chuyện, đọc thơ làm cho trẻ rất phấn khởi hứng thú. 
- Như vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình tổ chức hoạt động thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung câu truyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức. 
Kết quả: Như vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan mà tôi tiến hành đã gây được hứng thú rất cao 100% trẻ chăm chú nghe cô kể chuyện, đọc thơ và hiểu nội dung các câu chuyện, bài thơ một cách dễ dàng.
2.3.3.Tổ chức hoạt động học cho trẻ thông qua gây hứng thú bằng câu đố, vật thật, giọng đọc, lời kể.
Đối với trẻ mầm non việc tổ chức hoạt động học là yêu cầu quan trọng đòi hỏi cao về kiến thức, kỹ năng sư phạm và khả năng truyền thụ của người giáo viên đặc biệt là hoạt động văn học. Vì vậy khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học tôi luôn nghiên cứu kỹ tác phẩm, xác định được mục đích, lựa chọn hình thức cho phù hợp, cách giới thiệu bài, giọng đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học.
Muốn cho trẻ hứng thú vào hoạt động của mình thì tôi luôn tìm tòi cách giới thiệu bài như thế nào cho hay, hấp dẫn bằng các hình thức như qua câu đố, bài hát, lờ

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_cho_tre_nha_tre.docx