Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3A trường tiểu học Thành Tiến năm học 2018 - 2019

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3A trường tiểu học Thành Tiến năm học 2018 - 2019

Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (Dự án GPE- VNEN, Global Partnerarhip for Education- Viet Nam Escuela Nueva) là một trong những giải pháp nhằm thực hiện tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với quan điểm cơ bản là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, dự án nhằm xây dựng và nhân rộng kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm giáo dục Việt Nam. Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới các hoạt động sư phạm, đổi mới hệ thống tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp học, phương pháp giáo dục học sinh. Đây là mô hình được UNICEP, UNESCO,WB đánh giá cao, thực hiện thành công ở nhiều nước đang phát triển.

Trong dạy học ở tiểu học theo mô hình VNEN, môn học Tự nhiên và Xã hội là môn học giáo dục cho trẻ biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, giáo dục kĩ năng sống, giúp trẻ biết quan sát, nhận xét về các sự vật, hiện tượng xung quanh mình.

Ở lớp 3, dạy môn học Tự nhiên và Xã hội cần chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của bản thân học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng. Bởi môn Tự nhiên và Xã hội có vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc góp phần hình thành cho học sinh về nhân cách và sự phát triển, hiểu biết toàn diện về các mối quan hệ gia đình, xã hội và các kiến thức đơn giản về tự nhiên, làm nền tảng cho các em học tốt các môm Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5

Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy đối với môn Tự Nhiên và Xã hội ở khối lớp 3, việc học sinh tìm hiểu, tiếp thu và vận dụng chất lượng chưa cao. Xuất phát từ vốn hiểu biết của bản thân học sinh về gia đình, trường học, cuộc sống xung quanh, cây cối, con vật đến thiên nhiên còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề trên đối với giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn do thiết bị dạy học còn thiếu, ít có điều kiện để học sinh tham quan thực tế, thực hành, chưa cải tiến phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, còn nhiều lúng túng. Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Do đó, tôi mạnh dạn chia sẻ “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Thành Tiến, năm học 2018-2019 ”

 

doc 27 trang thuychi01 38545
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3A trường tiểu học Thành Tiến năm học 2018 - 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
 MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 3A
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH TIẾN 
NĂM HỌC 2018-2019
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Thành Tiến
 SKKN thuộc lĩnh vực: Tự nhiên và Xã hội (VNEN)
THANH HOÁ, NĂM 2019
Mục lục
Mục lục
Mục
Số trang
Mục lục
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
Đối tượng nghiên cứu
1
Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1. Tăng cường sử dụng các trò chơi, bài hát trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội để học sinh yêu thích môn học hơn.
5
2.3.2. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành dựa trên những điều kiện sẵn có tại địa phương.
8
2.3.3. Điều chỉnh hướng dẫn học thích hợp giúp học sinh đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.
10
2.3.4. Giáo viên thực hiện tốt Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
12
2.3.5. Tổ chức sử dụng đạt hiệu quả cao nhất góc học tập và góc thư viện.
13
2.3.6. Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ hội đồng tự quản, nhóm trưởng.
14
2.3.7. Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt tích hợp dạy học Tự nhiên và Xã hội qua các môn học khác.
14
 2.3.8. Tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức tốt chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kiến thức tự nhiên và xã hội.
15
2.3.9. Làm tốt công tác phối hợp với cộng đồng, quan hệ tốt với gia đình học sinh.
15
2.3.10.Tăng cường các hoạt động gắn kết với “Hòm cam kết”
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
3. Kết luận, kiến nghị
17
- Kết luận
17
- Kiến nghị
17
I. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (Dự án GPE- VNEN, Global Partnerarhip for Education- Viet Nam Escuela Nueva) là một trong những giải pháp nhằm thực hiện tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với quan điểm cơ bản là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, dự án nhằm xây dựng và nhân rộng kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm giáo dục Việt Nam. Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới các hoạt động sư phạm, đổi mới hệ thống tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp học, phương pháp giáo dục học sinh. Đây là mô hình được UNICEP, UNESCO,WB đánh giá cao, thực hiện thành công ở nhiều nước đang phát triển. 
Trong dạy học ở tiểu học theo mô hình VNEN, môn học Tự nhiên và Xã hội là môn học giáo dục cho trẻ biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, giáo dục kĩ năng sống, giúp trẻ biết quan sát, nhận xét về các sự vật, hiện tượng xung quanh mình. 
Ở lớp 3, dạy môn học Tự nhiên và Xã hội cần chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của bản thân học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng. Bởi môn Tự nhiên và Xã hội có vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc góp phần hình thành cho học sinh về nhân cách và sự phát triển, hiểu biết toàn diện về các mối quan hệ gia đình, xã hội và các kiến thức đơn giản về tự nhiên, làm nền tảng cho các em học tốt các môm Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy đối với môn Tự Nhiên và Xã hội ở khối lớp 3, việc học sinh tìm hiểu, tiếp thu và vận dụng chất lượng chưa cao. Xuất phát từ vốn hiểu biết của bản thân học sinh về gia đình, trường học, cuộc sống xung quanh, cây cối, con vật đến thiên nhiên còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề trên đối với giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn do thiết bị dạy học còn thiếu, ít có điều kiện để học sinh tham quan thực tế, thực hành, chưa cải tiến phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, còn nhiều lúng túng.... Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Do đó, tôi mạnh dạn chia sẻ “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Thành Tiến, năm học 2018-2019 ”
Mục đích nghiên cứu.
- Đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3A tại Trường Tiểu học Thành Tiến.
- Góp phần cùng với đồng nghiệp cải tiến phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với địa phương xã Thành Tiến.
- Nhằm trau dồi và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Nghiên cứu, tổng kết các biện pháp, giải pháp để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3A phù hợp với học sinh địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Trường Tiểu học Thành Tiến năm học 2018-2019.
Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thuyết trình, tranh luận.
-Phương pháp điều tra khảo sát điều tra thực tế, thu thập thông tin.
-Phương pháp phân tích.
-Phương pháp so sánh, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3 là:
* Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
- Con người và sức khỏe: Các giác quan, cấu tạo, chức năng của các hệ cơ quan chính trong cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn thường gặp.
- Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội: 
* Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
* Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi:
- Ham hiểu biết khoa học. Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.[1]
 Mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm giúp học sinh: 
- Biết tên, chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp , tuần hoàn và bài tiết nước tiểu.
- Biết mối quan hệ họ hàng, nội, ngoại. Biết phòng tránh cháy khi ở nhà. Biết những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường. Biết tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế và một số hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh nơi học sinh ở. Biết một số quy tắc đối với người đi xe đạp, biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinh môi trường.
- Biết được sự đa dạng và phong phú của động vật và thực vật; chức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với con người. Ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với đời sống con người, biết vai trò của Mặt trời đối với Trái đất và đời sống con người; Vị trí và sự chuyển động của trái đất trong hệ mặt trời. Sự chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất; Hình dạng, đặc điểm của bề mặt Trái đất. Biết ngày, đêm, năm, tháng, các mùa.
Theo tài liệu tập huấn dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam có nêu rõ:
- Giảng dạy theo mô hình VNEN cần thực hiện theo 5 bước giảng dạy, đó là:
+ Tạo hứng thú
+ Trải nghiệm
+ Phân tích- khám phá- rút ra bài học
+ Thực hành, củng cố
+ Ứng dụng
- Các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội được sử dụng phổ biến như: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, đóng vai, thực hành,... Nhưng ở đây, giáo viên đóng vai trò “ ẩn” vì các hoạt động học tập chủ yếu diễn ra giữa học sinh với học sinh. Với các hoạt động hướng dẫn rất cụ thể trong Hướng dẫn học, từng học sinh đọc và có thể hiểu được mình cần phải làm gì, làm việc cá nhân, theo nhóm hay theo cặp. Công việc của giáo viên chủ yếu là theo dõi và trợ giúp khi các em học sinh có nhu cầu. 
- Điều quan trọng nhất là giáo viên cũng cần bao quát lớp để xem các em có hiểu được những chỉ dẫn trong tài liệu không, có thực hiện theo đúng những yêu cầu trong tài liệu hướng dẫn không, cần trợ giúp gì (Làm rõ chỉ dẫn, hướng dẫn cách làm, giải thích thông tin hay cung cấp phương tiện/ đồ dùng học tập,...). Nếu cần phương tiện/ đồ dùng gì thì giáo viên phải kiểm tra xem phương tiện/ đồ dùng đó có được trang bị trong góc học tập của lớp học không. Nếu thiếu, giáo viên cần chuẩn bị trước khi giờ học bắt đầu.
- Các hoạt động học tập trong hướng dẫn học được biên soạn trên quan điểm học tập tương tác. Đó là sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với gia đình, cộng đồng, giữa học sinh với các phương tiện dạy học trong góc học tập của lớp học, hay môi trường xung quanh và giữa học sinh với chính hướng dẫn học.... [2]
Các bài học trong tài liệu hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội( Sách thử nghiệm) theo Dự án mô hình trường học mới Việt Nam được trình bày theo cấu trúc chung như sau :
 Tên bài
 Mục tiêu
A. Hoạt động cơ bản (Học sinh được trải nghiệm, tìm tòi, phân tích, khám phá phát hiện kiến thức mới)
B. Hoạt động thực hành (Học sinh thực hành các bài tập, trò chơi..)
C. Hoạt động ứng dụng (Học sinh được chia sẻ với gia đình, cộng đồng)
Khung chữ nhắc nhở giáo viên và học sinh đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Là xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Thạch Thành, Thành Tiến cách trung tâm huyện 3km, gồm 2 dân tộc Kinh và Mường sinh sống trên 7 thôn. Trong đó người dân tộc Mường chiếm hơn một nửa dân số. Kinh tế chủ yếu của người dân địa phương là sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Số hộ nghèo nhiều, trình độ dân trí thấp nên sự phát triển giáo dục còn chậm.
Trường Tiểu học Thành Tiến là trường nằm ở vùng ven của huyện Thạch Thành được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 lần đầu năm 2011 và công nhận lại năm 2016. Trường tham gia dự án VNEN từ năm học 2012-2013. Tới nay, toàn trường có 8 lớp đang thực hiện dạy học theo mô hình này.
Được sự quan tâm của nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và lãnh đạo phòng giáo dục nên nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo cho dạy học. Hiện nay, nhà trường có đủ các phòng học kiên cố, các phòng chức năng. Các phòng học có hệ thống cửa sổ, điện sáng đảm bảo cho việc học tập của học sinh; bàn ghế đủ chỗ ngồi và đúng quy cách, đạt chuẩn.
Năm học 2018-2019, trường có 11 lớp với tổng 310 học sinh (3 học sinh khuyết tật). Trong đó, có tới 90,3% học sinh là con nhà nông nghiệp và có 54,8% học sinh dân tộc thiểu số. Có khoảng 48,4% học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà hoặc anh em. 
Khối lớp 3 có 2 lớp, gồm 52 học sinh, tham gia học 2 buổi/ngày đạt tỉ lệ 100%. Học sinh khối 3 đều là con các gia đình nông nghiệp. Các em đa phần ngoan, chăm học. 
Trong năm học 2017- 2018, khi tổ chức dạy học trên lớp, tôi thấy nhiều giáo viên còn phụ thuộc hoàn toàn vào kênh hình trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học, chưa có sự sáng tạo, đổi mới trong việc khai thác kênh hình để phù hợp với học sinh ở địa phương nên chất lượng và hiệu quả giảng dạy chưa cao. Nguyên nhân làm cho hiệu quả của công tác này chưa được như mong muốn là do:
+ Giáo viên chưa hiểu hết về tác dụng của vật thật khi tổ chức quan sát.
+ Giáo viên còn lúng túng khi tổ chức cho học sinh làm việc trên đồ dùng nên dẫn đến tâm lý tránh né, ngại sử dụng.
+ Giáo viên chưa có sự đầu tư cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy Tự nhiên và Xã hội. Vì để chuẩn bị đồ dùng cho học sinh quan sát cho phù hợp thực tế thì phải chuẩn bị rất công phu nhưng thời gian của giáo viên hạn hẹp do phải tham gia dạy 2 buổi/ngày.
+ Một số ít giáo viên có thay đổi kênh hình cho phù hợp với địa phương song chỉ sử dụng ở một số bài, chưa áp dụng thường xuyên.
Kết quả thống kê về chất lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội khối lớp 2 năm học 2017-2018 ( Hiện nay là khối lớp 3 của năm học 2018-2019) như sau:
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2A
26
4
15,4%
21
80,8%
1
3,8%
2B
26
5
19,2%
20
77%
1
3,8%
Nhận thức được thực trạng nhà trường như vậy, tôi đã tiến hành các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 như sau: 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tăng cường sử dụng các trò chơi, bài hát trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội để học sinh yêu thích môn học hơn.
Mục đích, ý nghĩa của tổ chức trò chơi trong học tập:
- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, do đó hấp dẫn học sinh và duy trì sự chú ý của các em đố với bài học sẽ tốt hơn.
- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng trí tuệ, giảm căng thẳng trong giờ học, nhất là các tiết học khai thác kiến thức mới.
- Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học
 tập hợp tác cho các em học sinh
Trong tiết dạy, giáo viên có thể sử dụng trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh đầu tiết, hoặc để học sinh chiếm lĩnh kiến thức, cũng có thể là trải nghiệm kiến thức, vận dụng kiến thức đã học..... để tạo cho học sinh hứng thú, say mê, kích thích các em tìm hiểu về nội dung giáo dục cũng như rèn luyện kĩ năng.
+ Tổ chức trò chơi đầu tiết để tạo hứng thú cho học sinh:
Để tiết học diễn ra có hiệu quả thì việc tạo hứng thú cho học sinh rất quan trọng. Vì vậy ngay từ đầu tiết học, giáo viên cần linh hoạt trong cách tổ chức để gây hứng thú, kích thích trí tò mò và tinh thần hào hứng, vui vẻ cho học sinh. 
Ví dụ: Khi dạy bài 17: Thế giới thực vật và động vật quanh em”, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trò chơi khởi động : “ Gieo hạt, nảy mầm” như sau:
Học sinh đứng dậy, giáo viên hoặc trưởng ban Văn nghệ làm quản trò, cho học sinh vừa thực hiện các động tác mô tả hoạt động “ gieo hạt”, “ nảy mầm”,..., vừa đọc các câu của bài thơ:
Gieo hạt, nảy mầm Mùi hương thơm ngát
Một cây, hai cây Một quả, hai quả 
Một nụ, hai nụ Gió thổi, cây rung
Một hoa, hai hoa Lá rụng, nhiều lá 
 Học sinh nghe và thực hiện các động tác, bạn nào sai động tác thì phải nhảy lò cò một vòng.
Ảnh HS chơi trò chơi
Hay khi dạy bài 21: Hoa và quả có đặc điểm gì? Nhằm giúp các em nhớ lại tên các loại hoa, quả mang dấu huyền (\) cũng nhằm rèn luyện phản ứng, tư duy nhanh. Cách tổ chức như sau:
* Giáo viên chia lớp thành 3 đội. Tập cho học sinh thuộc lời hát sau nhịp đếm: “ Trăng sáng vườn hồng, vườn hồng trăng sáng mà trăng sáng soi sáng cả vườn hồng”. Lượt tiếp theo thay từ “ hồng” bằng một từ khác có dấu huyền. Ví dụ: “Trăng sáng vườn cà..” . Giáo viên ghi lại tên các loại hoa, quả mà các đội đã nói lên bảng theo thứ tự các đội.
Lưu ý: Chỉ hát những loài cây hoa, quả mang một tiếng và có dấu huyền(\). Không được hát lại loại cây hoa, quả mà đội bạn đã hát. Có thể tăng hoặc giảm nhịp độ của bài hát tạo thêm không khí sôi nổi cho trò chơi.
Hay khi dạy các bài có chủ đề về động vật, giáo viên tổ chức các trò chơi giúp ôn lại tên các con vật và tạo được không khí thoải mái, hưng phấn trước giờ học . Ví dụ khi dạy bài 24: Một số động vật sống trên cạn. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi kể tên các con vật trên cạn mang dấu huyền(\). Cách tổ chức như sau:
* Giáo viên chia lớp thành 3 đội. Tập cho học sinh thuộc lời hát sau nhịp đếm: “ Mẹ tôi đi chợ, đi chợ mua một con bò, con bò nó kêu ò ò. Đố bạn con gì tiếp theo, tiếp theo nói nhanh đi nào”. Lượt tiếp theo thay từ “ bò” bằng một từ khác có dấu huyền. Ví dụ: “Mẹ tôi đi chợ, đi chợ mua một con mèo, con mèo nó kêu èo èo. Đố bạn con gì tiếp theo, tiếp theo nói nhanh đi nào ” . Giáo viên ghi lại tên con vật mà các đội đã nói lên bảng theo thứ tự các đội.
Lưu ý: Chỉ đọc những loài động vật trên cạn có một hoặc hai dấu huyền như cò, bò, chuồn chuồn,... Không đọc lại những loài mà đội khác đã nói. Thay chữ ò ò bằng vần con vật đội mình nói. Ví dụ: rùa thì “ ùa ùa”; mèo thì “ èo èo”,...
 + Tổ chức trò chơi để học sinh chiếm lĩnh kiến thức
Tổ chức trò chơi học tập để học sinh chiếm lĩnh kiến thức là một cách giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng. Khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần chú ý:
Ví dụ: Khi dạy bài 4 “ Cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn”, ở hoạt động cơ bản, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”. Giáo viên tổ chức như sau:
* Giáo viên nêu quy định của trò chơi, phổ biến cách chơi: ...
* Học sinh chơi trò chơi theo hiệu lệnh của giáo viên
* Dừng trò chơi khi cảm thấy mệt.
* Đặt tay lên vị trí của tim, cảm nhận nhịp đập của tim.
Qua trò chơi này sẽ giúp cho các em cảm nhận và mô tả được trạng thái của cơ thể, giúp các em khám phá kiến thức bài học.
Ví dụ khi dạy bài 16: Vệ sinh môi trường. Ở hoạt động cơ bản, sau khi học sinh thực hiện 5 hoạt động theo nhóm rồi 1 hoạt động cá nhân. Tôi tiến hành tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Bỏ rác vào thùng”. Mục đích trò chơi giúp các em có ý thức bảo vệ vệ sinh môi trường , không bỏ rác bừa bãi. Giáo viên tổ chức như sau: 
* Học sinh chuẩn bị sách, vở, giày , dép, bút, thước kẻ,...
* Học sinh xếp thành vòng tròn , trên tay mỗi em cầm một vật đã chuẩn bị, tượng trưng cho rác. Giáo viên cử một số em làm “ thùng rác” đứng ở trong vòng tròn. Số thùng rác bằng khoảng 1/3 số lượng người chơi.
* Khi có lệnh chơi, người chơi nhanh chóng bỏ rác vào thùng, mỗi thùng chỉ đựng số lượng rác là 3( “ thùng rác” cầm 3 vật trên tay)
* Lưu ý: Khi có lệnh kết thúc, bạn nào còn cầm “ rác” trên tay là thua. bạn nào vứt “ rác” là bị phạt. “ Thùng rác” cầm thiếu hoặc thừa “ rác” cũng bị phạt.
+ Tổ chức trò chơi củng cố, trải nghiệm kiến thức đã học:
Ví dụ 1: 
Khi dạy bài 6: Cơ quan thần kinh của chúng ta. Để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới, ở hoạt động thực hành, giáo viên tổ chức trò chơi “ Gắn tên cơ quan thần kinh với chức năng phù hợp” như sau:
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Các nhóm ra góc học tập lấy các thẻ từ màu hồng có ghi tên các bộ phận của cơ quan thần kinh và các thẻ từ màu xanh có ghi chức năng của mỗi bộ phận trong cơ quan thần kinh.
- Các em trao đổi và xếp các thẻ từ màu xanh và màu hồng cho phù hợp giữa tên cơ quan với chức năng tương ứng.
- Nhóm nào xếp nhanh, đúng là nhóm thắng.
Ví dụ 2: 
Khi dạy bài 14: Hoạt động công nghiệp và thương mại, để giúp học sinh phân biệt các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, giáo viên tổ chức trò chơi “Đi mua sắm” như sau: 
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Mỗi nhóm đến góc học tập lấy một bộ thẻ ghi tên các sản phẩm (sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp)
- HS cùng chơi trò chơi:
. Giáo viên nêu yêu cầu (Ví dụ: 1 sản phẩm nông nghiệp, 2 sản phẩm công nghiệp)
. Cả nhóm cùng thảo luận và giơ thẻ trả lời.
. Nhóm nào nhanh và đúng nhiều lần nhất là nhóm đó thắng.
Ví dụ 3: 
Khi dạy bài 24: Một số động vật sống trên cạn, Giáo viên tổ chức trò chơi “Chim bay, cò bay” như sau: 
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Học sinh đứng thành vòng tròn xung quanh lớp học. Hội đồng tự quản làm trọng tài. Giáo viên là quản trò.
- Giáo viên nêu tên các con vật (cả biết bay và không biết bay). Học sinh
 làm động tác bay (dang tay vẫy vẫy như đang bay) nếu tên con vật biết bay. Ai
 làm sai sẽ bị phạt nhảy lò cò xung quanh lớp.
Khi tổ chức trò chơi cho học sinh, giáo viên cần lưu ý trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, có thời gian tổ chức hợp lý, phù hợp với đặc điểm học sinh. Tất cả học sinh tham gia chơi phải nắm được cách chơi, luật chơi. Giáo viên cũng không nên tổ chức mãi một trò chơi, cần thay đổi sao cho linh hoạt, hấp dẫn đối với các em. Cần tránh phạt học sinh chơi thua bằng những hình phạt nặng nề, nên phạt bằng những hình thức nhẹ nhàng như hát, đọc thơ, ...
+Tổ chức cho học sinh hát đầu tiết để khởi động 
Đây là cách để giúp các em vui vẻ, hứng khởi tiếp cận chủ đề bài học một cách tự nhiên và thích thú. Lưu ý khi chọn các bài hát khởi động phải là các bài hát mà các em đã biết. Giáo viên nên trao đổi trước với hội đồng tự quản về việc tập lại bài hát trong lớp, nhóm để giúp học sinh nhớ lại bài hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_tu_nhien_va.doc