Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn

Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn

 Như chúng ta đã biết con người sống trong xã hội hiện đại phải đương đầu với những rủi ro và thách thức do hệ quả của những thay đổi toàn diện về môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh. Do đó cần phải trang bị các nguyên tắc chiến lược giúp con người có khả năng đương đầu với những bất ngờ, đột biến, bất định và bởi vậy, kỹ năng sống trở thành một hợp phần quan trọng trong nhân cách con người hiện đại. Theo triết lý của Edgar Morlin - Trong cuốn sách : "Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai" - mục tiêu giáo dục là cần tạo nên những cái đầu được rèn luyện tốt để tự nó chiếm lĩnh và làm chủ thế giới dẫu biến động đến đâu. Vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kỹ năng sống. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng sử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ phi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ,. tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. “”Kỹ năng sống cho trẻ mầm non” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ . Với những tình huống gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; Nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; Ứng phó với những tình huống bất ngờ; Ứng xử văn minh, lịch sự

doc 19 trang thuychi01 7685
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu	 
2
1.1.Lý do chọn đề tài
2
1.2.Mục đích nghiên cứu
3
1.3.Đối tượng nghiên cứu
3
1.4.Phương pháp nghiên cứu	
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
3
2.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
3
2.1.1. Khái niệm về kỹ năng sống:
3
2.1.2.Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
3
2.1.3.Những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
4
2.2. Thực trạng công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.2.1. Thuận lợi
4
2.2.2. Khó khăn
4
2.2.3. Kết quả của thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại trường mầm non Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn
5
2.3. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn.
5
2.3.1. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ......
5
2.3.2. Hướng dẫn giáo viên lồng ghép giáo  dục kĩ năng .......
6
2.3.3. Hướng dẫn giáo viên biết xác định những KNS ......
7
2.3.4. Hướng dẫn cho giáo viên cụ thể hóa những biện pháp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
7
2.3.5. Giúp trẻ phát triển các KNS qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.
12
2.3.6. Tạo môi trường thuận lợi để  dạy trẻ ký năng sống
13
2.3.7. Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ để  thực hiện dạy trẻ các ký năng sống.
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14
3. Kết luận, kiến nghị
15
3.1. Kết luận
15
3.2.Kiến nghị 
16
Tài liệu tham khảo
18
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN
 THỰC HIỆN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON 
TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG HÙNG - THÀNH PHỐ SẦM SƠN
1. Mở đầu.
 1.1 . Lý do chọn đề tài.
 Như chúng ta đã biết con người sống trong xã hội hiện đại phải đương đầu với những rủi ro và thách thức do hệ quả của những thay đổi toàn diện về môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh. Do đó cần phải trang bị  các nguyên tắc chiến lược giúp con người có khả năng đương đầu với những bất ngờ, đột biến, bất định và bởi vậy, kỹ năng sống trở thành một hợp phần quan trọng trong nhân cách con người hiện đại. Theo triết lý của Edgar Morlin - Trong cuốn sách : "Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai" - mục tiêu giáo dục là cần tạo nên những cái đầu được rèn luyện tốt để tự nó chiếm lĩnh và làm chủ thế giới dẫu biến động đến đâu. Vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kỹ năng sống. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng sử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ phi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ,. tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. “”Kỹ năng sống  cho trẻ mầm non” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ . Với những tình huống gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; Nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; Ứng phó với những tình huống bất ngờ; Ứng xử văn minh, lịch sự Qua những tình huống này, trẻ  sẽ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, nhận biết điều gì nên làm và không nên làm .Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non không có những hoạt động giáo dục kĩ năng sống riêng biệt chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động  trong ngày ở mức đơn giản, đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày, chưa biết chọn nội dung phù hợp với trẻ để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ  nên hiệu quả chưa cao. "Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu” (Maria Montessori)'' Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn" 
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
  Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở trường mầm non và chuẩn  bị tốt tâm thế cho trẻ vào học trường phổ thông và sự phát triển sau này của trẻ.
 Đề xuất một số biện pháp  giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trên địa bàn xã Quảng Hùng -Thành phố Sầm Sơn.
  Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học với các bậc cha mẹ cho toàn thể đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu :
  Nghiên cứu lý luận về công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tuổi mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng
  Điều tra thực trạng việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại một số nhóm, lớp tại trường mầm non Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn. 
  Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu, Mạng intenet , sách, báo, tạp chí giáo dục mầm non có liên quan đến đề tài.
 - Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để đánh giá nhận xét về việc giáo viên giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
 - Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với phụ huynh, giáo viên và trẻ để tìm hiểu các phương pháp và nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non ở trường và gia đình.
 - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo về công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non  để tìm ra các giải pháp hoàn hảo nhất bổ ích cho thực tiễn.
- Phương pháp thống kê toán học.: Xử lý các số liệu khảo sát...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
 2.1.1. Khái niệm về kỹ năng sống:
 Là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”(Theo định nghĩa Tổ chức Y tế Thế giới)
 2.1.2. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học - tiếp thu - lĩnh hội giá trị sống để phát triển nhân cách. Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhân cách trẻ. Phát triển về các mặt thể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ, nhận thức, giúp trẻ  sẵn  sàng đi học lớp một ở trường phổ thông sau này. Cụ thể là:
 Giúp trẻ  được an toàn , khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích ứng với thay đổi của điều kiện sống.
 Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọi người xung quanh.
 Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt với mọi người.
 Giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng  thích ứng với hoạt động học tập ở lớp một như : sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ
 2.1.3. Những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
 Các nhóm kỹ năng có thể dạy cho trẻ mầm non như : Kỹ năng nhận thức về bản thân, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội,kỹ năng học tập, kỹ năng tương tácTừ đó, chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra các nội dung đơn giản và hết sức gần gũi với trẻ như: dạy trẻ có kỹ năng hợp tác với mọi người, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ , kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng kiểm soát cảm xúccác kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau, được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình huống nào xảy ra hàng ngày. Cho nên việc giáo dục và vận dụng tốt sẽ giúp trẻ có nhân cách tốt. Khi giáo dục kỹ năng sống còn góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ... cho trẻ.
 Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã triển khai được một số năm học, tuy nhiên kết quả đạt trên trẻ chưa cao và chưa đồng đều giữa các trẻ. Nếu giáo viên thực hiện chuyên sâu và có phương pháp giáo dục phù hợp thì kết quả trên trẻ sẽ có bước tiến bộ nhanh chóng.
 2.2. Thực trạng công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 2.2.1. Thuận lợi
 Các nhóm, lớp của nhà trường đều có không gian hoạt động an toàn cho trẻ, có đủ đồ dùng đồ chơi cần thiết trong các hoạt động giáo dục.
 Trẻ khoẻ mạnh và rất hào hứng, sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh hội nhanh các kiến thức cô giáo truyền đạt.
 Phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, của nhóm lớp.
 100% GV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, được tập huấn về nội dung dạy
 kỹ năng sống cho trẻ mầm non do Phòng giáo dục & đào tạo tổ chức và qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường, tích cực nghiên cứu tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
 2.2.2. Khó khăn
 Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, do đó cùng một thời gian và biện pháp dạy trẻ các nội dung KNS nhưng kết quả trên trẻ đạt chưa tương đương với nhau.
 Một số trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động ,một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô, kỹ năng sống của trẻ còn nhiều 
hạn chế.
 Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều. Một số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với các anh chị hoặc ông bà đã già, thời gian phụ huynh quan tâm đến trẻ còn ít, không dành thời gian trò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để giáo dục trẻ mà chỉ biết chiều theo mọi đòi hỏi của trẻ, trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần. Ví dụ: trẻ chỉ cần đòi mua đồ dùng, quà bánh nào đó là được đáp ứng ngay mà không biết điều đó có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bố mẹ hay không, hoặc khi được món đồ chơi đó trẻ cũng không biết cảm ơn bố mẹ.Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ thiếu kỹ năng sông.
 Nhà trường đã tổ chức cho trẻ đi tham quan ít nhất một lần trong năm, tuy nhiên kinh phí còn hạn hẹp nên việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá vào các ngày lễ, ngày tết nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế và chưa thường xuyên.
 Trong những năm qua việc chỉ đạo chuyên môn tại trường mầm non Quảng Hùng chỉ mới tập trung chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện CS-ND-GD trẻ theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục & Đào tạo và cũng thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục ký năng sống cho trẻ nhưng còn chưa cụ thế, lồng ghép chung chung vì vậy  hiệu quả còn thấp.
 2.2.3. Kết quả của thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại trường mầm non Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn
 Qua khảo sát một số kĩ năng sống ở 120 trẻ 5 tuổi tại 05 lớp mẫu giáo 5 tuổi của trường mầm non Quảng Hùng nới tôi đang công tác( Thời điểm tháng 9 năm 2018 ; mỗi lớp 24 cháu) kết quả như sau :
TT
Tiêu chí khảo sát
Trẻ được khảo sát
Trẻ đạt
Trẻ chưa đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
01
- Nhóm kỹ năng nhận thức bản thân
120
100
109
90,8
11
19,2
02
- Nhóm kỹ năng tự tin
120
100
93
77,5
27
22,5
03
- Nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội
120
100
95
79,2
25
20,8
04
- Nhóm kỹ năng học tập
120
100
91
75,8
29
24,2
05
- Nhóm kỹ năng hợp tác
120
100
103
85,8
17
14,2
 Qua kết quả trên chúng tôi đã lựa chọn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên các nhóm, lớp tại trường mầm non Quảng Hùng thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ có kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh sống và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ như sau:
 2.3. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Quảng Hùng - Thành phố Sầm Sơn.
 2.3.1. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để nâng cao nhận thức cho giáo viên về yêu cầu, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
 Chúng tôi tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non: Thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn , xây dựng các hoạt động giáo dục có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên dự và rút kinh nghiệm. Xây dựng giáo viên điểm và lớp điểm cho toàn trường học tập , Bồi dưỡng giáo dục kĩ năng sống cho giáo  viên qua thao giảng và hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.  Hội thảo chuyên đề về : Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
 Thông qua các hình thức bồi dưỡng này để giúp cho giáo viên nhận thức đúng đắn về : Yêu cầu- Nội dung – Hình thức cũng như phương pháp giáo dục trẻ kĩ năng sống để áp dụng vào dạy trẻ kĩ năng sống hàng ngày đạt hiệu quả cao.
 2.3.2. Hướng dẫn giáo viên lồng ghép  giáo  dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày cụ thể như :
 Chúng tôi hướng dẫn cụ thể cho giáo viên đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ như: thông qua giờ đón và trả  trẻ: Cô trò chuyện hoặc kể cho trẻ nghe các câu chuyện thông quá đó giáo dục và khắc sâu các kĩ năng sống cho trẻ : Ví dụ : Cô hỏi trẻ : kĩ năng ứng sử : Hôm qua nghỉ ở nhà con làm gì ? Ở nhà chơi như thế nào  là an toàn nhất ? Khi đi thăm người  ốm cùng bố mẹ con phải như thế nào ?.... Kế cho trẻ nghe các câu chuyện mang tính giáo dục kĩ năng sống như : Tích Chu, Ba cô gái, Bác Gấu đen và Hai chú Thỏ ..
 Thông qua hoạt động ngoài trời: Thông qua hoạt động này chỉ đạo giáo viên bằng các đối tượng trẻ được quan sát, cô tận dụng các cơ hội để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ . 
 Ví dụ : Khi cho trẻ thăm quan khu di tích lịch sử nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của xã giáo viên phải dạy cho trẻ biết tri ân các anh hùng liệt sĩ, không vứt rác thải các nơi công cộng, không ngắt lá bẻ cành cây các khu vui chơi , khu di tích 
  Thông qua hoạt động vui chơi:Trẻ mầm non chơi mà học – Học bằng chơi .  Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. Hoạt động chơi được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục kĩ năng sống nên giáo viên lồng ghép giáo dục các kĩ năng sống thông qua nội dung từng trò chơi đặc biệt là các trò chơi phân vai . 
 Vi dụ : Trò chơi bác sĩ: qua trò chơi này cô giáo dạy trẻ biết cảm thông chia sẻ với người  ốm, với người thiệt thòi 
 Thông qua hoạt động lao động - vệ sinh : Giáo dục trẻ đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ và khi đi xong biết dội nước, các đồ dùng vệ sinh được dùng để ngăn nắp  Điều này giúp trẻ tự khẳng định mình, nhận thức được khả năng của mình, góp phần tham gia vào lao động thực sự của người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm bảo vệ môi trường và trường mầm non sạch, đẹp . . .
  Lao động chăm sóc vât nuôi, cây trồng: đây chính là những việc làm tốt cho môi trường, ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh - Sạch - đẹp thông qua các hoạt động này Giáo viên giáo dục trẻ các kĩ năng tự phục vụ bản  thân. . . , kĩ năng biết bảo  vệ bản thân khi có nguy hiểm ..
 Ví dụ : Khi trẻ trong phòng vệ sinh sàn nhà thường rất trơn thì phải làm như thế nào?
 Hoạt động vệ sinh  : Dọn đồ chơi, dọn dẹp chỗ chơi, lau bụi bẩn, rửa đồ chơi, dội nước sau khi đi vệ sinh khi đi vệ sinh, vứt rác vào đúng nơi quy định, không hò hét, nói to, không nhổ nước bọt ở những nơi đông người , biết chăm sóc bảo vệ cây cối, các con vật quanh nơi mình ở. . . .. Thực hiện đúng lịch vệ sinh. Trẻ biết phân loại rác, sống tiết kiệm: Giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt ở lớp và ở nhà : Tắt điện, hoặc nhắc người lớn tắt điện , tắt quạt khi không sử dụng, dùng chậu, cốc lấy nước không đẻ vòi nước chảy liên tục khi đánh răng, rửa mặt. . . Biết cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, biết giữ gìn quần áo, tay chân sạch sẽ, trẻ tham gia quyết dọn sân trường.
 2.3.3. Hướng dẫn giáo viên biết xác định nhữngký năng sống cơ bản phù hợp với lứa tuổi mầm non để giáo dục trẻ.
 Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ ở lớp mình phụ trách.
 Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ cần được giáo dục chính là những KNS như:
- Nhóm kỹ năng tự tin: Nhận biết , thể hiện cảm xúc, suy nghĩ cá nhân với mọi người.
- Nhóm kỹ năng hợp tác: Kỹ năng tổ chức hoạt động, làm việc theo nhóm,kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
- Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân: Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình
 huống nguy hiểm, nhận biết về giá trị bản thân.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội: kỹ năng ứng xử phù hợp với người xung quanh, kỹ năng hợp tác, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội, giao tiếp lịch sự và lễ phép, kỹ năng tự phục vụ.
- Nhóm kỹ năng học tập : Ý thức trách nhiệm, Kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu.
 2.3.4. Hướng dẫn cho giáo viên cụ thể hóa những biện pháp để giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ.
 */ Hình thành kỹ năng tự tin:
- Theo Dale - một nhà văn, nhà thuyết trình nổi tiếng của Mỹ thì “Nếu bạn thật sự tin tưởng chính mình, nhất định sẽ đạt được ước mơ, bạn có thể bước trên đường bằng phẳng mà người khác cũng sẽ cần bạn hơn”. Vì vậy, một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác,trẻ tự tin làm theo ý tưởng, tự tin bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. KNS này giúp trẻ nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời có khả năng hòa nhập với cộng đồng.
- Những biện pháp chúng tôi gợi ý cho giáo viên sử dụng để phát triển sự tự tin ở trẻ là:
 + Luôn tôn trọng, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình: Từ đặc điểm sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thì không thể có sự tự tin. Do đó, giáo viên phải luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ những khả năng của trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịp thời.
 Ví dụ: khi trẻ xung phong lên hát trước cả lớp, cô giáo sẽ khen ngợi là trẻ rất giỏi, rất mạnh dạnđể lần sau trẻ muốn và không e ngại khi biểu diễn trước đám đông..
 + Nói cho trẻ biết “con có thể làm được”: Cô giáo dùng lời động viên trẻ một cách chân thành, không quá lời khen, nghĩ một đường nói một nẻo. Và trong mọi việc tôi luôn nói “ con có thể làm được” để dần củng cố niềm tin vào bản thân cho trẻ.
 Ví 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_huong_dan_giao_vien_thuc_hien_giao_duc_ky_n.doc