Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Bắc sơn thị xã Sầm Sơn

Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Bắc sơn thị xã Sầm Sơn

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị BCH Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng ta, đó là : “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn”. Nhằm hướng tới mục tiêu “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.”

 Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện đó, việc nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong mỗi nhà trường là hết sức quan trọng, cần được ưu tiên hàng đầu và phải tiến hành thường xuyên liên tục, không bao giờ kết thúc nhất là trong giai đoạn hiện nay. Bởi như chúng ta đã biết dạy học là công tác đặc trưng của nhà trường mà trong đó giáo viên là người đóng vai trò chủ chốt “Trong giáo dục Trung học, người giáo viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục” (Vũ Quốc Chung - 1998 - Vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì CNH- HĐH, NXBGD HN). Giáo viên chính là người hướng dẫn, là cầu nối dắt học sinh đi đến lĩnh hội tri thức. Vì thế trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng chính, quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.

 

doc 23 trang thuychi01 6785
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Bắc sơn thị xã Sầm Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
Ở TRƯỜNG THCS BẮC SƠN THỊ XÃ SẦM SƠN
I-MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị BCH Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng ta, đó là : “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn”. Nhằm hướng tới mục tiêu “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.”
 Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện đó, việc nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong mỗi nhà trường là hết sức quan trọng, cần được ưu tiên hàng đầu và phải tiến hành thường xuyên liên tục, không bao giờ kết thúc nhất là trong giai đoạn hiện nay. Bởi như chúng ta đã biết dạy học là công tác đặc trưng của nhà trường mà trong đó giáo viên là người đóng vai trò chủ chốt “Trong giáo dục Trung học, người giáo viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục” (Vũ Quốc Chung - 1998 - Vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì CNH- HĐH, NXBGD HN). Giáo viên chính là người hướng dẫn, là cầu nối dắt học sinh đi đến lĩnh hội tri thức. Vì thế trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng chính, quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.
 	Thực tế trong những năm vừa qua, trường Trung học cơ sở Bắc Sơn đã có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Thể hiện ở số GV đạt danh hiệu GVG cấp Thị, cấp Tỉnh ngày càng tăng, chiếm tới 78% - cao nhất thị. Chất lượng dạy và học của nhà trường cũng dẫn đầu khối THCS của thị xã. Song bên cạnh đấy vẫn còn một số giáo viên chưa tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. Mặt khác, từ năm học 2014-2015 trường THCS Bắc Sơn đã có 6 thầy cô giáo là giáo viên giỏi, cốt cán bộ có nhiều kinh nghiệm được điều động chuyển vào dạy khối chất lượng cao của thị xã Sầm Sơn nay là trường THCS Nguyễn Hồng Lễ. Do đó BGH nhà trường xác định Tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục. Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp có thẩm quyền để đề ra các nhiệm vụ giáo dục chung cho toàn trường mà hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự lãnh đạo của Ban Giám hiệu. Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục Đào tạo Thanh Hóa luôn chỉ đạo cho các đơn vị trường học làm tốt công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng Dạy - Học, thực hiện đổi mới giáo dục. 
Trước tình hình thực tế của nhà trường , trước các đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, người làm công tác quản lý phải suy nghĩ tìm biện pháp thiết thực chỉ đạo quản lý hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nề nếp. 
 Vì vậy, tôi đã nghiên cứu thực hiện đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học 
2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu: Biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THCS Bắc sơn thị Xã Sầm sơn nhằm mục đích đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn tạo động lực mới giúp giáo viên trong tổ chuyên môn vững vàng trong nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm tạo sự hứng thú trong sinh hoạt chuyên môn ở tổ, nhóm chuyên môn từ đó giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng giáo viên nói chung và công tác tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở tổ chuyên môn
3- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS Bắc Sơn thị xã Sầm Sơn
4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các văn bản , Nghị quyết , nhiệm vụ năm học của các cấp các ngành về đổi mới giáo dục nâng cao chất lượng đội ngũ để đáp ứng sự phát triển của giáo dục 
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trường THCS, dựa trên những cơ sở khoa học đã được khảng định của các nhà nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng trên cơ sở lý thuyết, các buổi hội họp, bồi dưỡng giáo viên ...Khảo sát tầm quan trọng một số hoạt động của tổ chuyên môn , Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu .
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế trên giáo viên trong 2 tổ chuyên môn.
- Phương pháp thu thập thông tin, từ kết quả dạy học, khảo sát, thực nghiệm...
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1 .Vị trí của tổ chuyên môn:
	Điều 16 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định ĐIỀU LỆ (Ban hành kèm theo Thông tư  số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo : Tổ chuyên môn được tổ chức theo môn học, nhóm môn học Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy hoạt động của trường THCS chịu sự tổ chức và quản lý của Hiệu trưởng. Trong trường các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể nhằm thực hiện chương trình giáo dục trong năm học, chiến lược phát triển giáo dục từng giai đoạn và lâu dài của nhà trường. 
 2. Chức năng tổ chuyên môn 
	Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học. Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định. Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường. 
	Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, PPCT và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý. Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử. 
 3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn 
 Điều 16, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;
c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.
 4. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường 
 a. Quản lý giảng dạy của giáo viên
	 Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
	Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;Sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình....
	Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém... );
	Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, hướng dẫn thử việc cho giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá... ). 
	Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);
	Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ... ). Dự giờ góp ý giáo viên trong tổ theo quy định 
	Các hoạt động khác : đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên... Việc này đỏi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ viên của mình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công. 
 b. Quản lý học tập của học sinh 
	Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục;
	Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục. 
	Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng). 
 5. Sinh hoạt tổ chuyên môn 
	Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng. Do vậy, tổ trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện. 
	Việc sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (2 tuần/lần. và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tùy yêu cầu về tính chất, nội dung công việc). Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh việc sinh hoạt chỉ thông báo sự việc hành chính);
 6. Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu trường và các cơ cấu tổ chức khác trong trường 
a. Đối với Ban Giám hiệu:
	Là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên;
	Tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giáqua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp
b. Đối với công tác chủ nhiệm: 
	Các thành viên trong tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ nhiệm. Mối quan hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tác quản lý học sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào công tác giáo dục toàn diện học sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn. 
 2.2: THỰC TRANG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
2.2.1. Đặc điểm tình hình chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường : 
 Trường THCS Bắc Sơn thị xã Sầm Sơn hiện tại có 13 lớp với 537 học sinh. Là địa bàn nằm ở trung tâm của thị xã Sầm sơn .Có 31 CB, GV, NV. Về trình độ đào tạo 100% GV có trình độ đạt chuẩn. Trình độ trên chuẩn 23 đồng chí chiếm tỉ lệ 74,2% trong đó có 2 đồng chí có trình độ Thạc sỹ môn Ngữ văn .
Độ tuổi giáo viên trong nhà trường bình quân là 36 tuổi , Người ít tuổi nhất là 30 tuổi , có 7 cán bộ giáo viên trên 50 tuổi nên khó khăn trong việc đổi mới đáp ứng với tình hình mới của giáo dục 
Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng và cơ cấu các bộ môn, nhiệt tình trong công tác và giảng dạy. Có đạo đức tốt, tác phong sư phạm nhà giáo chuẩn mực, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương. Nhiều đồng chí giáo viên đạt giáo viên giỏi các cấp, có 18 đồng chí từng đạt giáo viên dạy giỏi cấp thị trong đó có 9 đồng chí từng đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. 
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa tích cực trong công tác tự học chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác. Một bộ phận giáo viên có tuổi đời cao, có thâm niên nghề nghiệp, tuy nhiệt tình trong công tác nhưng chậm trong việc đổi mới phương pháp dạy học, công tác tự học tự bồi dưỡng chưa hiệu quả. Có những đồng chí chưa từng dạy hết chương trình toàn cấp. Một số đồng chí có năng lực chuyên môn nhưng chưa say mê, tâm huyết nên thiếu nhiệt tình trong giảng dạy; phương pháp sư phạm, quản lý học sinh còn hạn chế, chưa chủ động tự học tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác và chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy một số đồng chí chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.
2.2.2 Thực trạng về xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ chuyên môn , hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;
 - Năm học 2014- 2015 : Trường có 02 tổ chuyên môn: tổ Khoa học tự nhiên và tổ khoa học xã hội.
- Năm học 2015- 2016 : Trường có 02 tổ chuyên môn: tổ Khoa học tự nhiên và tổ khoa học xã hội.
Các tổ chuyên môn của nhà trường được tổ chức theo môn học, có điều kiện sinh hoạt trao đổi về chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy vậy, trên thực tế kinh nghiệm của 2 tổ trưởng, 2 tổ phó còn hạn chế ( Mới bổ nhiệm năm học 2014-2015 vì 2 Đ/C Tổ vì có 2 tổ trưởng chuyên môn nhiều kinh nghiệm được điều động chuyển vào khối chất lượng cao của thị xã Sầm Sơn nay là trường THCS Nguyễn Hồng Lễ ), nên việc xây dựng và triển khai kế hoạch, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn còn một số hạn chế:
	Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ khác là lo hồ sơ tổ chuyên môn đầy đủ, sạch đẹp; lo phân công dạy thay; chưa chú ý phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. 
	Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn bước đầu chưa phong phú, hình thức Chủ yếu còn nặng về kiểm điểm, nhắc nhở nề nếp, hồ sơ giáo án, thông báo kế hoạch hoạt động của nhà trườngnội dung sinh hoạt tổ còn đơn điệu, gò bó, qua loa chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó trong chuyên môn ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. 
	Đây là thách thức lớn đối với người quản lý, đòi hỏi phải có những biện pháp hay, sát thực để vừa hướng dẫn vừa chế tài giúp cho các tổ chuyên môn hoạt động có nề nếp, có chất lượng 
	2.2.3. Thực trạng về công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên ở tổ chuyên môn:
Do nhận thức được công tác tự học tự bồi dưỡng là công việc thường xuyên liên tục của mỗi cán bộ giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các phẩm chất cấn thiết khác trong những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường luôn đẩy mạnh công tác bồi dưỡng tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ giáo viên. Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ giáo viên tham gia các lớp học, các đợt tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chúng tôi rất coi trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng. Từ đó lấy sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn làm trung tâm, đưa mọi hoạt động tổ nhóm chuyên môn vào nề nếp, có đánh giá xếp loại hàng tháng và bình xét thi đua để thúc đẩy sự tiến bộ của từng giáo viên, từng tổ chức trong từng thời kỳ. Có sự kèm cặp, theo dõi bồi dưỡng cả về chuyên môn và công tác cán bộ tạo ra sự hoạt động đồng đều trong cả năm học. Không để sự hụt hẫng về nhân sự khi có biến đổi xảy ra. Nhưng trong hoạt động của tổ chuyên môn chưa chú trọng đến công tác này chưa chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên mà chủ yếu do Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng chỉ đạo cụ thể tới từng giáo viên .
	2.2.4- Thực trạng công tác chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm một cách khoa học kịp thời. 
 Các năm về trước công tác sơ kết học kỳ và tổng kết học kỳ ở tổ chuyên môn chỉ nặng về thành tích và xếp loại danh hiệu thi đua cuối kỳ , cuối năm nhiều khi đánh giá không chính xác chưa có các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng chưa chỉ ra được mặt mạnh ,mặt yếu của mỗi đồng chí trong tổ còn nhận xét chung chung mang tính hình thức. Công tác góp ý cho đồng nghiệp rất hạn chế còn nể nang chưa chú trọng hiệu quả làm việc lên hàng đầu mà chỉ chú trọng đến nề nếp chuyên môn chưa động viên khích lệ được năng lực giảng dạy của giáo viên trong tổ chuyên môn 
2.2.5. Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về tổ chuyên môn 
 Khảo sát 28 giáo viên của trường Trung học cơ sở Bắc Sơn về thực trạng biện pháp quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Kết quả thu được như sau:
 Bảng đánh giá về mức độ cần thiết một số nội dung trong hoạt động của tổ chuyên môn ( có mẫu kèm theo )
TT
Nội dung biện pháp
Tổng số 
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Thứ bậc
1
Lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch
28
20
8
1
2
 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 
28
18
10
2
3
Xây dựng tổ chuyên môn thành tập thể sư phạm đoàn kết ,có tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
28
18
10
2
4
 Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
28
16
12
3
5
Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của giáo viên trong tổ chuyên môn.
28
20
8
0
1
Qua khảo sát tôi nhận thấy:
 Công tác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch và kiểm tra kế hoạch là việc làm quan trọng nhất .bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_chi_dao_hoat_dong_to_chuyen_mon_nham_nang_c.doc