SKKN Nâng cao hiệu quả giờ dạy bằng việc sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hóa học ở trường THCS

SKKN Nâng cao hiệu quả giờ dạy bằng việc sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hóa học ở trường THCS

Thí nghiệm hoá học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hoá học, nó đóng vai trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để truyền tải kiến thức và rèn luyện kỹ năng tư duy, kỷ năng, kỷ xảo cho học sinh, không chỉ nâng cao kiến thức mà còn nảy sinh tư duy độc đáo cho học sinh, nó giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hoá học ở trường phổ thông. Thí nghiệm hoá học là dạng phương tiện trực quan chủ yếu, có vai trò quyết định trong dạy học hoá học.

 Thí nghiệm hoá học rèn luyện kỹ năng thực hành, góp phần quan trọng tạo hứng thú học tập cho học sinh. Việc làm thí nghiệm hoá học sẽ lôi cuốn học sinh trong việc tích cực chủ động tìm kiếm những kiến thức, kỹ năng mới, làm tăng tư duy và khả năng sáng tạo. Thông qua thí nghiệm học sinh nắm kiến thức vững chắc và sâu sắc hơn. Thí nghiệm hoá học được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lý thuyết hoặc với tư cách kiểm tra giả thuyết còn có tác dụng phát triển tư duy giáo dục tương quan duy vật biện chứng.

 Trong quả trình làm thí nghiệm học sinh tự hình thành cho mình các kỹ năng và từ đó rèn luyện thành kỷ xảo. ngoài ra bắt buộc học sinh phải tư duy vận dụng kiến thức cũ để tìm ra các mối liên hệ bản chất giữa sự vật và hiện tượng.

 Thí nghiệm giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm học sinh dễ làm quen với những chất đã học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý hoá của chúng giúp các em hiểu được các quá trình hoá học. Nếu không có thí nghiệm:

 - Người thầy tốn nhiều thời gian để giảng nhưng vần không rõ và hết ý vì không phải mọi thứ đều có thể diễn đạt trọn vẹn bằng lời. Lời nói rất trừu tượng còn thí nghiệm thì cụ thể.

 - Học sinh tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và vững chắc. Các em khó hiểu bài vì không có hiện tượng rõ ràng, cụ thể về các chất, các hiện tượng hoá học.

 

doc 23 trang thuychi01 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giờ dạy bằng việc sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hóa học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
“NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY BẰNG VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ĐỐI CHỨNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THCS”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Nhân
SKKN thuộc lĩnh mực : Hóa học
 THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC 
Nội dung
Trang
1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Những biện pháp thực hiện.
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
	 3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ.
3.1.Kết luận.
3.2. Kiến nghị với các cấp quản lí.
 Tài liệu tham khảo
1
2
2
2
3
4
18
19
20
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài .
Thí nghiệm hoá học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hoá học, nó đóng vai trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để truyền tải kiến thức và rèn luyện kỹ năng tư duy, kỷ năng, kỷ xảo cho học sinh, không chỉ nâng cao kiến thức mà còn nảy sinh tư duy độc đáo cho học sinh, nó giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy học hoá học ở trường phổ thông. Thí nghiệm hoá học là dạng phương tiện trực quan chủ yếu, có vai trò quyết định trong dạy học hoá học.
	Thí nghiệm hoá học rèn luyện kỹ năng thực hành, góp phần quan trọng tạo hứng thú học tập cho học sinh. Việc làm thí nghiệm hoá học sẽ lôi cuốn học sinh trong việc tích cực chủ động tìm kiếm những kiến thức, kỹ năng mới, làm tăng tư duy và khả năng sáng tạo. Thông qua thí nghiệm học sinh nắm kiến thức vững chắc và sâu sắc hơn. Thí nghiệm hoá học được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, xuất xứ của kiến thức để dẫn đến lý thuyết hoặc với tư cách kiểm tra giả thuyết còn có tác dụng phát triển tư duy giáo dục tương quan duy vật biện chứng.
	Trong quả trình làm thí nghiệm học sinh tự hình thành cho mình các kỹ năng và từ đó rèn luyện thành kỷ xảo. ngoài ra bắt buộc học sinh phải tư duy vận dụng kiến thức cũ để tìm ra các mối liên hệ bản chất giữa sự vật và hiện tượng.
	 Thí nghiệm giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm học sinh dễ làm quen với những chất đã học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý hoá của chúng giúp các em hiểu được các quá trình hoá học. Nếu không có thí nghiệm:
	- Người thầy tốn nhiều thời gian để giảng nhưng vần không rõ và hết ý vì không phải mọi thứ đều có thể diễn đạt trọn vẹn bằng lời. Lời nói rất trừu tượng còn thí nghiệm thì cụ thể.
	- Học sinh tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và vững chắc. Các em khó hiểu bài vì không có hiện tượng rõ ràng, cụ thể về các chất, các hiện tượng hoá học.
	- Học sinh sẽ chóng quên khi không hiểu bài, không có ấn tượng sâu sắc bằng các thí nghiệm cụ thể. 
	Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế, nhiều thí nghiệm rất gần gũi với các quy trình công nghệ. Thông qua thí nghiệm hình thành cho học sinh khả năng hình dung được tiến trình và kết quả thực tiễn của nó. Chính vì vậy, thí nghiệm giúp học sinh vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Nó là phương tiện duy nhất giúp hình thanh ở học sinh kỹ năng, kỷ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật.
Trên thực tế ở trường THCS hiện nay theo qui định các môn thi vào cấp 3 là các môn Văn, Toán ,Tiếng Anh nên việc học các bộ môn còn lại học sinh rất lơ là không để ý, đặc biệt là môn hóa học có nhiều kiến thức khó và trừu tượng liên quan chặt chẽ giữa hai khối lớp 8,9 vì vậy việc thực hiện những tiết học tạo hứng thú cho học sinh là điều rất cần thiết và môn hóa học biện pháp mang lại hiệu quả cao đó chính là việc sư dụng các thí nghiệm đối chứng trong các tiết học giúp học sinh hào hứng đồng thời nắm bắt nhanh và sâu sắc hơn.
Qua thực tiễn tìm hiểu đối tượng tôi nhận thấy học sinh tích cực hơn khi giờ học có thí nghiệm và thí nghiệm đối chứng thì tinh thần học tập càng tốt, càng hăng say, học sinh ít nói chuyện, chú ý bài, thích làm thí nghiệm, kiến thức tiếp thu nhanh hơn. Song không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hay giáo viên biểu diễn thí nghiệm mà phải làm thế nào để một giờ học đạt hiệu quả cao, phát huy hết vai trò của thí nghiệm, để qua đó phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Bằng cách so sánh đối chiếu sẽ hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông và cụ thể về Hoá học. Đó là vấn đề làm tôi băn khoăn và cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy bằng việc sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học ở trường THCS” để nghiên cứu.
 1.2.Mục đích nghiên cứu:
 Sáng kiến kinh nghệm nhằm:
- Đưa ra các phương pháp, cách thức sử dụng thí nghiệm đối chứng môn hóa học ở trung học cơ sở
- Nghiên cứu cở lý luận về thí nghiệm đối chứng, phân loại các thí nghiệm hóa học được sử dụng trong chương trình môn hóa học ở trung học sơ sở.
- Tìm hiểu thực trạng của đề tài trước khi sử dụng giải pháp của đề tài và kết quả sau khi áp dụng giải pháp của đề tài.
- Đưa ra các giải pháp cụ thể với từng bài, từng thí nghiệm.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất một số ý kiến
Với các giải pháp mà sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến sẽ tạo điều kiện cho giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên chủ động hơn trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào bài giảng. Bên cạnh đó có thể giúp giải thích những khúc mắc chưa được trả lời trong học sinh về những vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó có thể giúp học sinh hứng thú và tích cực hơn trong học tập, và kết quả học tập sẽ tốt hơn.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 8, 9 trường THCS Nga Nhân năm học 2015 - 2016
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 
- Dự giờ , học hỏi trao đổi các đồng nghiếp. 
- Điều tra, đàm thoại, tìm hiểu thực trạng học sinh. 
- Kiểm tra đối chiếu, so sánh, điều chỉnh bổ sung. 
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
2 - NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN:
2.1. Cơ sở lí luận :
Khoa học tự nhiên luôn dề cao và coi trọng kết quả thực nghiệm. Trong quá trình dạy học hoá học thí nghiệm hoá học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và rèn luyện kỹ năng thực hành. Vì vậy xu hướng chung của việc đổi mới chương trình dạy học bộ môn hoá học ở trong nước và thế giới tăng tỉ lệ giớ cho thí nghiệm và nâng cao chất lượng
	Trong dạy học Hoá học thí nghiệm hoá học được coi là dạng phương tiện trực quan chủ yếu được sử dụng: Là nguồn cung cấp kiến thức để học sinh tìm tòi phát hiện những tri thức cần lĩnh hội dưới những hình thức khác nhau.
Thí nghiệm giúp học sinh tích luỹ được tư liệu về các chất và tính chất của chúng thí nghiệm giúp học sinh dễ hiểu và hiểu bài sâu sắc, là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình học tập - nhận thức của học sinh.
Cụ thể, thông qua thí nghiệm, từ xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của học sinh để rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hoá và sự tiến lên từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy.
 Thí nghiệm giúp học sinh học tập kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để tìm tòi, khám phá ra các chất và những tính chất của chúng. Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh. Đồng thời, thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiểu chuẩn, đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo. 
Nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy sáng tạo.
Thí nghiệm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm việc với các chất, sản xuất ra chúng để phục vụ đời sống con người. 
Đối với môn hóa học, thí nghiệm hoá học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học. Vì vậy xu hướng chung của việc cải cách bộ môn hoá học trong nước và trên thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho các thí nghiệm và nâng cao chất lượng cho các bài thí nghiệm.
Ở trường THCS lần đầu tiên học sinh làm quen với bộ môn hoá học, những khái niệm về hoá học lại vô cùng trừu tượng (sự biến đổi chất, PƯHH, ...). Với những khái niệm này học sinh chỉ có thể hiểu được thông qua các thí nghiệm hoá học. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả của thí nghiệm Hoá học trong giảng dạy Hoá học là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực động viên những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở các trường phổ thông.
Thí nghiệm đối chứng có vai trò quan trọng như sau: 
- Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh tích lũy tư liệu về các chất và tính chất của chúng. Giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc. 
- Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh học tập kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để tìm tòi khám phá ra các chất và những tính chất của chúng. Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh. 
- Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm việc với các chất, sản xuất ra chúng để phục vụ đời sống con người. Mặt khác, thí nghiệm biểu diễn do tự tay giáo viên làm, các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau đó học sinh làm thí nghiệm theo đúng cách thức đó. Như vậy, có thể nói thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên ở học sinh một cách chính xác.
- Ngoài ra, thí nghiệm có đối chứng còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thuận lợi và có hiệu suất cao hơn. Do đó chúng góp phần hợp lí hoá quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh nâng cao hiệu quả lao động của thầy và trò.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
 a. Số liệu thống kê:
-Đối tượng nghiên cứu: 45 Học sinh lớp 9, 54 học sinh lớp 8 trường THSC Nga Nhân.
- Độ tuổi : 14 - 16 tuổi.
- Thời gian: Tháng 10/ 2015
* Kết quả điều tra ban đầu về kết quả học tập:
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
99
5
5,1
12
12,1
47,2
47
35
35,6
 * Kết quả khảo sát việc ham thích học môn Hoá học. 
Câu hỏi 1. Em thấy thế nào khi làm thí nghiệm hoá học có đối chứng?
Số HS khảo sát
Rất thích
Thích
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
99
18
18,2
71
71,7
1
10,1
Câu hỏi 2. Em có thích học môn hoá học không?
Số HS khảo sát
Rất thích
Thích
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
99
11
10,8
39
39,6
49
49,6
b. Tình hình thực tế của học sinh trường THCS nga Nhân:
 - Nhìn chung, caùc em chöa coù yù thöùc cao trong hoïc taäp, phaàn ñoâng caùc em laø con nhaø noâng vöøa ñi hoïc vöøa phuïc giuùp gia ñình nhaát laø vaøo vuï muøa, caùc em thöôøng hay khoâng thuoäc baøi, khoâng laøm baøi taäp, vaøo lôùp hoïc khoâng chuù yù nghe giaûng baøi, khoâng chuaån bò baøi môùi laøm aûnh höôûng ñeán vieäc hoïc cuûa caùc em.
- Mặt khác các môn thi vào cấp ba là ba môn: Văn, Toán ,Tiếng Anh nên tâm lí các em cũng như phụ huynh chỉ chú trọng học 3 môn trên.
- Các trang mạng xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhiều em lạm dụng , mất nhiều thời gian vào các trang mạng xã hội mà lơ là việc học tập.
 2.3. Những biện pháp thực hiện: 
2.3.1. Vận dụng thí nghiệm đối chứng phát huy tính tích cực của học sinh.
a. Những yêu cầu chung khi tiến hành bài dạy có thí nghiệm đối chứng:
Đảm bảo an toàn thí nghiệm: 
Luôn giữ hoá chất tinh khiết, dụng cụ thí nghiệm sạch và khô, làm đúng kỹ thuật, luôn bình tĩnh khi làm thí nghiệm. Nếu có sự cố không may xảy ra phải bình tĩnh tìm ra nguyên nhân, giải quyết kịp thời. Không nên quá cường điệu hoá những nguy hiểm của thí nghiệm cũng như tính độc hại của hoá chất làm học sinh quá sợ hãi.
Đảm bảo thành công: 
Sự thành công của thí nghiệm tác động mạnh mẽ đến lòng tin của học sinh vào khoa học.
Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải, lựa chọn thí nghiệm đối chứng dễ thực hiện: tiết kiệm thời gian trên lớp. Giáo viên cần cải tiến các thí nghiệm đối chứng theo hướng dễ thực hiện nhưng vẫn thành công và đảm bảo tính trực quan, khoa học.
Kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với lời giảng của giáo viên: Lúc này lời gỉang của giáo viên không phải là nguồn thông tin mà là sự hướng dẫn quan sát, chỉ đạo sự suy nghĩ, so sánh, đối chiếu của học sinh để đi tới kết luận đúng đắn, hợp lí, để qua đó các em lĩnh hội được kiến thức mới.
Tạo mọi điều kiện để học sinh được trực tiếp thực hành;
Tất cả học sinh đều được làm thí nghiệm, biết cách quan sát thí nghiệm, so sánh, đối chiếu hiện tượng, trực tiếp làm việc với dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, ở cả trong lớp học, trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài tự nhiên. Học sinh được đặt câu hỏi, nêu ý kiến thắc mắc, và có thể tự giải đáp thắc mắc từ nghiên cứu các thí nghiệm có đối chứng hoặc được giải đáp qua sự giúp đỡ của giáo viên. Từ đó học sinh có thể vận dụng linh họat những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức những kiến thức mới và có thể áp dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống.
Nghiên cứu phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong giờ dạy. Kết hợp logic giữa biểu diễn thí nghiệm, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm có đối chứng, quan sát hiện tượng, so sánh, thảo luận nhóm từ đó giúp học sinh biết nêu và giải quyết vấn đề tìm ra kiến thức mới, củng cố kiến thức cũsao cho phù hợp với từng loại bài, từng loại thí nghiệmvà phù hợp với từng đặc điểm nhận thức của học sinh.
- Phải xác định vị trí của từng loại thí nghiệm: Mỗi thí nghiệm có một vị trí khác nhau trong dạy và học hóa học. Giáo viên cần xác định rõ vị trí của từng loại thí nghiệm để áp dụng phù hợp vào các bài cụ thể.
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: là một trong những phương tiện trực quan có hiệu quả trong dạy học hóa học. Nó được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Khi cần thực hiện nhanh trong thời gian hạn hẹp của bài lên lớp.
- Khi cần làm những thí nghiệm phức tạp mà học sinh chưa làm được.
- Khi hoàn cảnh cơ sở vật chất thiếu, không đủ cho cả lớp cùng làm.
- Khi giáo viên muốn làm mẫu để chỉ dẫn cho học sinh những kỹ thuật làm thí nghiệm.
Khi biểu diễn thí nghiệm có đối chứng, giáo viên phải chú ý đồng thời hai nhiệm vụ: Yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm và phương pháp dạy học khi biểu diễn thí nghiệm.
Thí nghiệm của học sinh:
*Thí nghiệm để học bài mới: Việc sử dụng thí nghiệm của học sinh khi nghiên cứu bài học mới cũng có thể sử dụng các phương pháp tương tự như thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. Nhưng Ở đây giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, học sinh tự tay điều khiển các quá trình biến đổi các chất, nên được rèn luyện cả kỹ năng tư duy và kỹ năng thí nghiệm.
	- Từng học sinh làm. 
	- Học sinh làm theo nhóm.
* Thí nghiệm thực hành (Bài thực hành): là một hình thức tổ chức học tập, trong đó học sinh phải tự làm một số thí nghiệm sau khi đã học xong một chương hay một phần của giáo trình. Sau khi kết thúc bài thực hành phải đạt các mục đích sau: học sinh được:
- Củng cố những kiến thức mới học được của chương.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát,so sánh, đối chiếu, giải thích hiện tượng, điều chế, nhận biết các chất, kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm hay gặp nhất, kỹ thuật làm việc an toàn với hóa chất, ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, chịu khó, trung thực, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. 
Vậy để bài thí nghiệm thực hành đạt yêu cầu, giáo viên cần:
Chuẩn bị cho bài thực hành bao gồm :
Giáo viên đọc kỹ yêu cầu, nội dung, cách làm các thí nghiệm của bài thực hành in trong sách giáo khoa để xác định xem thí nghiệm nào có thí nghiệm đối chứng. Cùng nhân viên phòng thí nghiệm (nếu có) chuẩn bị các bộ thí nghiệm cho mỗi em học sinh hoặc cho nhóm học sinh (2 hoặc 4 em).
 Nếu các thí nghiệm đối chứng thì giáo viên cần soạn hướng dẫn thí nghiệm, in và phát cho mỗi học sinh về nhà chuẩn bị học thuộc trước khi bước vào học bài thực hành. Nội dung hướng dẫn đối với mỗi thí nghiệm đối chứng phải nêu rõ mục đích của thí nghiệm, tác dụng của dụng cụ, dùng hóa chất nào liều lượng bao nhiêu, thứ tự từng động tác thí nghiệm, phần nào cần tự mình quan sát ghi hiện tượng số liệu giải thích vào tường trình.
Thực hiện bài thực hành tại phòng thí nghiệm: Toàn lớp cùng bắt đầu làm và cùng kết thúc một thí nghiệm. Các thí nghiệm làm kế tiếp nhau đến hết, theo các bước sau:
Bước 1: Ổn định tổ chức.
Bước 2: Làm thí nghiệm: Giáo viên giới thiệu bộ dụng cụ để học sinh biết sử dụng (hoặc yêu cầu học sinh nêu). 
Bước 3: Làm thí nghiệm đối chứng : Giáo viên phát cách tiến hành đã in sẵn cho từng em 
Bước 4: Củng cố toàn bài: Giáo viên hệ thống lại mối liên hệ giữa các thí nghiệm. 
Bước 5: Nhận xét tinh thần làm việc trong bài thực hành. Hướng dẫn bài tập thực hành về nhà (nếu có). Thu bản tường trình. Làm vệ sinh chuẩn bị cho lớp khác vào phòng thí nghiệm. 
b. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
Giáo viên: 
Phải tích luỹ kinh nghiệm bằng cách làm thí nghiệm nhiều lần để rút ra thiếu sót, và có thể cải tiến, sáng tạo. Nắm vững những kỹ thuật làm thí nghiệm.
Phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi tiến hành trên lớp. Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đó đơn giản đã làm quen nên không cần thử trước.
Khi chuẩn bị cho thí nghiệm cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt như: lượng hoá chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt độ.......là các yếu tố rất quan trọng.
Chuẩn bị dụng cụ cần đồng bộ, gọn, đảm bảo tính khoa học. Kiểm tra số lượng, chất luợng dụng cụ, hoá chất và nên chuẩn bị những bộ dự trữ nếu bị thiếu hay xảy ra sự cố, nghiên cứu tìm hiểu cách khắc phục những sự cố xảy ra.
Giáo viên phải thực sự là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh chủ động thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bài giảng. Tập trung theo dõi uốn nắn giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn....
 Học sinh: 
Chuẩn bị bài chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên. 
Tập nghiên cứu thí nghiệm tại nhà, dự đoán hiện tượng của thí nghiệm đối chứng. 
2.3.2. Sử dụng thí nghiệm đối chứng vào các bài học cụ thể môn hóa học lớp 8-9
a. Dùng thí nghiệm có đối chứng ở lớp 8
Ở chương trình Hoá học lớp 8, học sinh mới bắt đầu làm quen và tiếp xúc với môn hoá học. Do đó mục tiêu của chương trình là cung cấp cho học sinh một kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học. Hình thành ở các em một số kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động chuẩn bị cho học sinh đi lên và đi vào cuộc sống lao động sau này. Để thực hiện điều đó giáo viên đã tiến hành dạy học với những thí nghiệm có đối chứng ở các tiết học cụ thể sau:
 Tiết 55 - Bài 36 NƯỚC (Tiết 2)
1.Tác dụng với kim loại
Dụng cụ : cốc thuỷ tinh 250ml , phễu thuỷ tinh , ống nghiệm 
Hoá chất : Quì tím , Na, Cu, nước, dung dịchphenolphtalêin 
Chọn kim loại điển hình là Natri 
- Học sinh sờ vào bên ngoài cốc nước để cho HS biết đây là cốc nước ở điều kiện nhiệt độ bình thường -> nhúng quì tím vào nước à yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
Thí nghiệm 1: Cho mẩu Na (nhỏ bằng ½ hạt đậu xanh) vào cốc nước 1 đã nhỏ sẵn 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein, đặt phễu đậy trên miệng cốc nước ->nhận xét. 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.
- Hiện tượng: mẩu Na nóng chảy thành giọt tròn lăn nhanh trên mặt nước và tan dần. Đồng thời dung dịch xuất hiện màu đỏ.
- Giải thích: Do Na tác dụng mạnh với nước tạo ra dung dịch NaOH. Dung dịch NaOH làm đổi màu phenolphtalein thành đỏ
 	 PTHH: 2Na(r) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2 (k) 
GV đặt ra vấn đề: ? Có phải tất cả kim loại đều tác dụng với nước hay không?
Để giúp học sinh trả lời câu hỏi này và khắc sâu tôi tiến hành thực hiện thí nghiệm đối chứng:
Thí nghiệm 2: Cho một mẩu Cu vào cốc nước 2 đã nhỏ sẵn 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein.
GV yêu cầu HS nhận xét, giải thích, so sánh với thí nghiệm 1
- HS: không có hiện tượng gì xảy ra
®Vậy: Kim loại Cu không tác dụng với nước. 
Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiêt độ thường như: Na, K, Li, Ba, Ca...
2.Tác dụng với một số oxit bazơ 
Dụng cụ: bát sứ, ống nghiệm, cốc đựng nước 
Hoá chất: CaO,CuO, nước, quỳ tím 
Thí nghiệm 1: 
GV thực hiện thí nghiệm như SGK: Cho CaO vào bát sứ ® cho một ít nước vào. Nhúng mẩu quỳ tím

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_gio_day_bang_viec_su_dung_thi_nghiem.doc