Kinh nghiệm dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 5B theo mô hình vnen ở trường tiểu học Thành Tiến năm học 2016 - 2017

Kinh nghiệm dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 5B theo mô hình vnen ở trường tiểu học Thành Tiến năm học 2016 - 2017

Mục tiêu của giáo dục tiểu học hiện nay là giáo dục cho các em về đạo đực và nhân cách. Trong giai đoạn ở bậc Tiểu học trẻ bắt đầu bước vào môi trường học tập thực thụ. Chính vì vậy, Giáo viên cần giáo dục cho trẻ biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh. Biết cách cảm ơn và xin lỗi và biết chia sẻ với những người không may mắn. Định hướng nhân cách là gian đoạn quan trọng nhất hiện nay. Sau giáo dục nhân cách thì kiến thức là mục tiêu quan trọng thứ hai. Đối với kiến thức ở bậc Tiểu học các em cần luyện tập khả năng đọc, viết, làm toán, tìm hiểu về tự nhiên - xã hội và thế giới xung quanh. Mục tiêu tiếp theo là giáo dục cho các em kĩ năng sống. Bên cạnh giáo dục về nhân cách, kiến thức thì giáo dục kĩ năng sống cho các em còn là một mục tiêu quan trọng trong nhà trường hiện nay. Đó là các kĩ năng về giao tiếp, tính tự giác, biết giúp đỡ gia đình với những công việc phù hợp, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, khả năng bảo vệ bản thân

Để đạt được mục tiêu đó, môn Tiếng Việt ở tiểu học góp phần giáo dục cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Từ đó, các em có kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua dạy và học Tiếng Việt còn góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Môn Tiếng Việt cũng cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Học Tiếng Việt các em sẽ được giáo dục về tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước.

Đối với lớp 5, môn Tiếng Việt giúp học sinh nắm vững cách đọc - hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản; nhận biết một số chi tiết nghệ thuật của văn bản. học sinh nắm vững cách viết đoạn văn, bài văn kể chuyện, miêu tả, viết thư. Các kiến thức, kĩ năng, thái độ được hình thành qua việc học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 góp phần vô cùng quan trọng trong giáo dục tiểu học.[1].

 

doc 20 trang thuychi01 6462
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 5B theo mô hình vnen ở trường tiểu học Thành Tiến năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP 5B THEO MÔ HÌNH VNEN
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH TIẾN
 NĂM HỌC 2016-2017
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hài
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Thành Tiến
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HÓA, NĂM 2017
 Mục lục
Mục
Số trang
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
14
Kết luận
14
 Kiến nghị
15
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục tiểu học hiện nay là giáo dục cho các em về đạo đực và nhân cách. Trong giai đoạn ở bậc Tiểu học trẻ bắt đầu bước vào môi trường học tập thực thụ. Chính vì vậy, Giáo viên cần giáo dục cho trẻ biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh. Biết cách cảm ơn và xin lỗi và biết chia sẻ với những người không may mắn. Định hướng nhân cách là gian đoạn quan trọng nhất hiện nay. Sau giáo dục nhân cách thì kiến thức là mục tiêu quan trọng thứ hai. Đối với kiến thức ở bậc Tiểu học các em cần luyện tập khả năng đọc, viết, làm toán, tìm hiểu về tự nhiên - xã hội và thế giới xung quanh. Mục tiêu tiếp theo là giáo dục cho các em kĩ năng sống. Bên cạnh giáo dục về nhân cách, kiến thức thì giáo dục kĩ năng sống cho các em còn là một mục tiêu quan trọng trong nhà trường hiện nay. Đó là các kĩ năng về giao tiếp, tính tự giác, biết giúp đỡ gia đình với những công việc phù hợp, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, khả năng bảo vệ bản thân
Để đạt được mục tiêu đó, môn Tiếng Việt ở tiểu học góp phần giáo dục cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Từ đó, các em có kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua dạy và học Tiếng Việt còn góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Môn Tiếng Việt cũng cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Học Tiếng Việt các em sẽ được giáo dục về tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước.
Đối với lớp 5, môn Tiếng Việt giúp học sinh nắm vững cách đọc - hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản; nhận biết một số chi tiết nghệ thuật của văn bản. học sinh nắm vững cách viết đoạn văn, bài văn kể chuyện, miêu tả, viết thư. Các kiến thức, kĩ năng, thái độ được hình thành qua việc học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 góp phần vô cùng quan trọng trong giáo dục tiểu học.[1]. 
Trường Tiểu học Thành Tiến tham gia dạy theo mô hình VNEN từ năm học 2012-2013. Tuy nhiên, đến năm 2014-2015, lớp 5 mới dạy học theo mô hình này. Dạy học Tiếng Việt theo mô hình VNEN học sinh sẽ được tự tin, chủ động trong học tập. Các em được rèn nhiều hơn về kĩ năng nghe tích cực và kĩ năng nói. Hơn hết, các em được học tập trong môi trường tương tác, từ đó các em biết thừa nhận người khác, học hỏi người khác để điều chỉnh bản thân. 
Tuy nhiên, việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN những năm qua giáo viên vẫn chưa quen nên cảm thấy khá vất vả, vẫn còn cần được tích lũy kinh nghiệm, cần có những thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp với đối tượng học sinh để đem lại hiệu quả cao nhất. Việc tìm các biện pháp để rèn cho học sinh kĩ năng viết, kĩ năng đọc tốt nhất phù hợp với khả năng của các em là vấn đề mà tôi rất quan tâm. Làm thế nào để áp dụng mô hình tiên tiến, hiện đại này hiệu quả tại trường ?
Vậy nên trong quá trình dạy học tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN. Tôi xin chia sẻ “Kinh nghiệm dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN ở Trường Tiểu học Thành Tiến, năm học 2016-2017 ”
Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra các các giải pháp để dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 một cách hợp lý, hiệu quả.
Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu, điều tra, tổng kết các biện pháp, giải pháp để dạy học môn Tiếng Việt phù hợp với học sinh lớp 5B trường Tiểu học Thành Tiến nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Việt lớp 5 ở Trường Tiểu học Thành Tiến năm học 2016-2017.
Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thống kê.
-Phương pháp phỏng vấn 
-Phương pháp điều tra khảo sát điều tra thực tế, thu thập thông tin; 
-Phương pháp phân tích;
-Phương pháp so sánh, tổng hợp.
 2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mỗi bài học trong tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 5 được nhóm lại theo mạch kiến thức, kĩ năng. Mỗi bài( được đánh dấu theo số thứ tự từ 1 đến 35 kèm theo một chữ cái A, B, C) được thực hiện trong 2-3 tiết; 3 bài A, B, C được học trong một tuần gồm 8 tiết. trừ bài ôn tập, thời gian cho từng bài được phân chia như sau:
+ Bài A: 3 tiết, gồm các nội dung đọc, viết chính tả, luyện từ và câu
+ Bài B: 3 tiết, gồm các nội dung đọc, kể chuyện, viết đoạn văn.
+ Bài C: 2 tiết, gồm các nội dung luyện từ và câu, viết đoạn, bài.
Các bài ôn tập gồm các nội dung: tập đọc, viết chính tả, luyện từ và câu, viết đoạn, bà văn. 
Căn cứ tài liệu hướng dẫn học môn Tiếng Việt lớp 5 được chia thành 4 tập(mỗi học kì có 2 tập) gồm 10 chủ điểm cụ thể như sau:
Tập 1A: gồm 3 chủ điểm được học trong 10 tuần, bao gồm:
Việt Nam - Tổ quốc em, gồm các bài 1,2,3.
Cánh chim hòa bình, gồm các bài 4,5,6.
Con người với thiên nhiên, gồm các bài 7,8,9.
Ôn tập: bài 10
Tập 1B: gồm 2 chủ điểm được học trong 8 tuần, bao gồm :
Giữ lấy màu xanh, gồm các bài 11,12,13.
Vì hạnh phúc con người, gồm các bài 14, 15, 16, 17.
Ôn tập: Bài 18.
Tập 2A: gồm 3 chủ điểm được học trong 10 tuần, bao gồm:
Người công dân, gồm các baif19, 20, 21.
Vì cuộc sống thanh bình, gồm các bài 22, 23, 24.
Nhớ nguồn gồm các bài 25, 26, 27.
Ôn tập: bài 28.
Tập 2B: gồm 2 chủ điểm được học trong 7 tuần, ban gồm:
Nam và nữ, gồm các bài 29, 30, 31.
Những chủ nhân trương lai, gồm các bài 32, 33, 34.
Ôn tập: bài 35.
Theo tài liệu tập huấn dạy học lớp 5 mô hình trường học mới Việt Nam có nêu rõ: Việc điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt cần phải làm khi:
Một hoặc một số hoạt động trong hướng dẫn học tiếng việt không phù hợp với đặc điểm tâm lí, vốn sống của học sinh trong lớp do giáo viên phụ trách.
Một hoặc một số hoạt động trong dạy học Tiếng Việt không phù hợp với điều kiện trang bị của lớp học.
Một hoạt động trong hướng dẫn học không phù hợp với văn hóa, phong tục địa phương.[2]. 
Theo tài liệu Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các trường thực hiện mô hình Trường học mới Việt Nam, nhóm học tập là thành tố đặc trưng, quan trọng của trường học mới. có thể nói, mọi hoạt động của học sinh diễn ra trong nhóm học tập. Học sinh chủ yếu làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng là linh hồn của nhóm học tập, là người điều hành, giám sát hoạt động học của mỗi học sinh trong nhóm. Nhóm trưởng là người hỗ trợ tích cực giáo viên trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động học vầ báo cáo giáo viên kết quả học tập hay những vướng mắc trong học tập của nhóm cần hỗ trợ.
Một nhóm trưởng tốt là phải tạo cơ hội để mọi thành viên tự giác trong tự học, tích cực tham gia hoạt động nhóm. Đối với các bạn nhút nhát thiếu tự tin cần được nói nhiều, trao đổi nhiều, thể hiện nhiều trong hoạt động nhóm. [3]. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường Tiểu học Thành Tiến là trường nằm ở vùng ven của huyện Thạch Thành, địa bàn dân cư kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Học sinh có trên 50% là con em dân tộc thiểu số, còn lại là con em các vùng khác định cư đến. Gia đình các em 100% là thuần nông do đó phụ huynh hầu như không có tác động gì đến việc học của các em. Việc áp dụng mô hình VNEN được gia đình, học sinh, giáo viên ủng hộ. Chất lượng giáo dục cũng ngày được nâng lên. Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao, giúp đỡ, tư vấn, chia sẻ khó khăn với giáo viên trong công tác giảng dạy.
Trong hai năm thực hiện dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN, đội ngũ giáo viên nhà trường đã có nhiều cố gắng tiếp cận, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để dạy học tốt môn học này. Nhưng là những năm đầu thực hiện, nên còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn, chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt chưa cao.
Trong năm học 2016 – 2017, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5B, tổng số 24 em. Các em phần lớn ở thôn 4,5 chỉ có 3 em ở thôn 2; 1 em ở thôn 1 . Tất cả các em đều sinh sống tại xã Thành Tiến. Gia đình các em đa phần làm nông nghiệp, có 7 em có bố hoặc mẹ ngoài làm nông nghiệp còn làm thêm phụ hồ hoặc thợ xây để kiếm thêm thu nhập.
Đầu năm học, tôi đã thống kê kết quả học tập môn Tiếng Việt học sinh lớp 5B do tôi phụ trách như sau:
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5B
24
2
8,3%
2
83,4%
2
8,3%
Nhận thức được thực trạng nhà trường như vậy, tôi đã tiến hành các giải pháp để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5B như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Phân loại đối tượng học sinh- Thành lập nhóm tương trợ.
Căn cứ kết quả khảo sát đầu năm, tôi thấy học sinh của lớp 5B tôi phụ trách đọc đúng chỉ có 12 em. Tôi sẽ dùng em này thành lập các nhóm tương trợ.
Còn lại, tôi chia lớp ngồi thành các nhóm như sau:
+ Các em đọc sai các tiếng có dấu ?/~ và các tiếng có âm đầu ch/tr nên tôi chia thành 1 nhóm ngồi gần nhau, đặt tên nhóm là Hoa Cẩm Chướng
+ Các em đọc sai các tiếng có dấu ?/~ và các tiếng có âm đầu r/d/gi nên tôi chia thành 1 nhóm ngồi gần nhau, đặt tên nhóm là Giỏ Phượng Vĩ
+ Các em đọc sai các tiếng có âm đầu r/d/gi và các tiếng có âm đầu ch/tr nên tôi chia thành 1 nhóm ngồi gần nhau, đặt tên nhóm là Hoa Trinh Nữ.
Việc đặt tên cho nhóm luôn gắn với lỗi phát âm của nhóm để mỗi lần nhắc đến tên nhóm, các em có ý thức nhẫn ra lỗi và ý thức sửa lỗi phát âm cho bản thân.
Trong khi tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh trong giờ Tiếng Việt, tôi sắp xếp nhóm và dặn các em hợp tác trong nhóm của mình để nhận ra lỗi mà mình đang mắc. Từ việc nhận ra lỗi phát âm của mình, các em sẽ có ý thức sửa lỗi và biết luyện đọc cho đúng.
Cũng dựa và kết quả khảo sát, tôi sắp xếp mỗi nhóm có ít nhất một em có khả năng viết tốt, là nòng cốt giúp nhóm nhận lỗi, sửa lỗi trong các bài học về viết chính tả, viết đoạn, bài.
Để các nhóm hoạt động có hiệu quả, tôi đã tập huấn cho nhóm trưởng. hướng dẫn nhóm trưởng để các em có kĩ năng trợ giúp cho các bạn để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
2.3.2. Chọn vị trí bao quát lớp- kịp thời hỗ trợ học sinh.
Để kiểm soát tốt quá trình học tập của học sinh, giáo viên cần đứng ở vị trí thuận lợi nhất để quan sát được toàn thể các em. vị trí quan sát có thể di chuyển linh hoạt, dễ dàng. Giáo viên cũng cần kích thích học sinh chủ động, kịp thời phát tín hiệu yêu cầu trợ giúp.
Muốn tổ chức tốt hình thức hoạt động cá nhân trong giờ học tiếng việt lớp 5, theo tôi giáo viên cần giao nhiệm vụ vừa sức với học sinh để các em có thể hoàn thành được nhiệm vụ từ đó kích thích hứng thú và duy trì quá trình học tập của từng em.
Đối với những em học còn chậm hơn so với các bạn, giáo viên nên hỗ trợ các em này bằng cách gợi ý hoặc dẫn dắt bằng câu hỏi phụ hoặc tách câu hỏi thành hai, ba câu hỏi nhỏ để những em học sinh này có thể thực hiện được.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 6B: Đoàn kết đấu tranh vì hòa bình [4]. 
HĐ 5: (Cùng nhau hỏi - đáp theo các câu hỏi dưới đây).
- Câu hỏi 4 trong sách hướng dẫn: Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
* Câu hỏi gợi ý, dẫn dắt của giáo viên: Ông cụ không đáp lời tên sĩ quan phát xít có phải ông ghét tiếng Đức không? Ông cụ có căm ghét người Đức không?
   Ví dụ 2: Bài 8A: Giang sơn tươi đẹp- HĐ5.[4].
- Câu hỏi trong sách hướng dẫn: Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì?
- Câu hỏi gợi ý của giáo viên: Khi nhìn thấy những chiếc nấm các bạn trẻ đã so sánh với những gì?
- Câu hỏi trong sách hướng dẫn: Vì sao các bạn lại có những liên tưởng ấy?
* Câu hỏi gợi ý của giáo viên: Vì sao các bạn lại so sánh như vậy?
Trong quá trình học sinh hoạt động cá nhân, giáo viên cần bao quát lớp để thúc đẩy hoạt động của những em có nhịp học tốt. Có thể giáo viên cử những em này đến để hỗ trợ các bạn còn chưa hoàn thành, cũng có thể giáo viên đưa thêm các bài tập cho học sinh thực hiện.
Cần lưu ý, khi tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân. Giáo viên không để tình trạng học sinh học tốt phải ngồi chờ những học sinh học kém hơn để tiếp tục hoạt động nhóm hoặc cả lớp tiếp theo.
2.3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm, vai trò của nhóm trưởng.
Dạy học theo VNEN là dạy học tương tác. Vì thế, hình thức hoạt động trong nhóm chiếm nhiều trong các tiết học. Chính vì thế, giáo viên cần tập luyện và tổ chức cho các em hoạt động nhóm hiệu quả sẽ góp phần thực hiện mục tiêu của tiết học.
Để dạy học theo nhom hiệu quả, giáo viên cần làm tốt công tác bồi dưỡng nhóm trưởng. tôi đã bồi dưỡng nhóm trưởng như sau:
  - Trong khi các nhóm hoạt động tôi đi đến các nhóm quan sát các nhóm làm việc, nếu thấy nhóm trưởng lúng túng trong việc điều hành nhóm tôi đã hướng dẫn nhóm trưởng cách điều hành nhóm Ví dụ: cách phân công nhiệm vụ, nhắc nhở các bạn thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra các thành viên trong nhóm đã hoàn thành nhiện vụ hay chưa, tổng kết báo cáo.
   -  Bồi dưỡng nhóm trưởng vào các tiết sinh hoạt đầu giờ hoặc trong các giờ ra chơi. Giáo viên tập mẫu cho nhóm trưởng trong cách thực hiện các hoạt động học tập trong từng môn học một cách cụ thể.
   Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc phần tìm hiểu bài, nhóm trưởng yêu cầu: Các bạn hãy đọc thầm bài và suy nghĩ để trả lời các câu hỏi ở sách hướng dẫn. Sau khi các thành viên trong nhóm thực hiện yêu cầu đó, nhóm trưởng  mời lần lượt các thành viên trả lời và nhận xét. Nhóm thống nhất kết quả cuối cùng.
Tuy nhiên, để hoạt động nhóm đem lại hiệu quả thiết thực, giáo viên cần tính toán thời gian làm việc của nhóm sao cho hợp lí, thiết thực. Nhóm học sinh cần nắm rõ mục đích, nhiệm vụ cụ thể của nhóm cũng như nhiệm vụ của mỗi cá nhân khi hợp tác hoạt động.
Ví dụ: Khi dạy bài 12A, phần luyện đọc bài Mùa thảo quả.[4] 
 Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên như sau:
- Bạn Nam đọc đoạn 1, bạn Đại đọc đoạn 2, bạn Thiện đọc đoạn 3, tôi đọc cả bài. Sau đó, đọc lượt 2 ta sẽ bắt đầu từ bạn Đại nhé!
Để nhóm làm việc hiệu quả, giáo viên cần hình thành thói quen tự giác làm việc và ý thức kỉ luật cho học sinh. muốn vậy, giáo viên cần thường xuyên giám sát, động viên hay giúp đỡ học sinh trong quá trình học, đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
Lưu ý, khi tổ chức hoạt động trong nhóm, giáo viên cần nhắc nhở học sinh ngoài việc luyện đọc tích cực, luyện đọc thành tiếng với mức độ vừa phải, tránh để học sinh đọc thành tiếng quá to, ảnh hưởng đến nhóm khác. 
Ngôn ngữ trao đổi của học sinh trong nhóm cũng cần lịch sự, nhẹ nhàng, tôn trọng ý kiến của bạn. Để đạt được điều này, giáo viên cần tổ chức tập cho học sinh cách trao đổi với bạn để học sinh làm theo. 
Ví dụ:
- Tôi mời bạn đọc bài!
- Tôi mời bạn nhận xét. 
* Khi nhận xét bạn cần nói:
 - Bạn trả lời có ý đúng nhưng tôi muốn bổ sung thêm...
 - Bạn đọc bài rõ ràng nhưng cần cố gắng đọc trôi chảy, lưu loát hơn...
2.3.4. Điều chỉnh tài liệu học hợp lý, phù hợp với học sinh.
Thực hiện theo công văn 86- GPE/VNEN, để được phép thay thế ngữ liệu dạy học, cá nhân phải trao đổi với tổ chuyên môn. Vì vậy, trong các buổi họp chuyên môn, tôi luôn chủ động lên sẵn kế hoạch thay đổi ngữ liệu luyện đọc để trình bày cho các đồng nghiệp cùng lắng nghe, trao đổi, góp ý để việc thay đổi ngữ liệu trong giờ Tiếng Việt phần luyện đọc của tôi đạt hiệu quả cao hơn. Những bài tập đọc có nội dung không phù hợp với học sinh của lớp tôi phụ trách, tôi đã quan sát, nghiên cứu, suy nghĩ và thực hiện thay đổi ngữ liệu luyện đọc như sau:
TT
Bài
Ngữ liệu trong sách không phù hợp
Ngữ liệu chọn để thay thế
Ghi chú
1
Bài 5A: Tình hữu nghị
lần lượt, quay ra,
 công nhân, thân mật
rải, giản dị, đã mở đầu, 
2
Bài 6A: Tự do và công lí
nặng nhọc, công lí, thắng lợi, nhân loại, phân biệt, hành tinh,
bẩn thỉu, da trắng, chữa bệnh, dân chủ, đấu tranh, xấu xa
3
Bài 7A: Côn người là bạn của thiên nhiên
cất tiếng hát, vây quanh tàu
mê say, say sưa, trị tội
4
Bài 7B: Âm thanh cuộc sống
nối liền, ngón tay, 
thủy điện, bỡ ngỡ
5
Bài 23 B: Giữ cho giấc ngủ bình yên
hun hút, mền bông, nép mình, lạnh buốt.
ngủ say, 
xuống đường, cổng trường, giấc ngủ, giữ mãi
6
Bài 15B: Những công trình mới
cái bay, nồng hăng
bức tranh, trát vữa, xây dở, trẻ nhỏ.
2.3.5. Khai thác triệt để các góc học tập.
Trong lớp học VNEN, giáo viên, học sinh nên xây dựng, đóng góp các tài liệu để xây dựng nguồn tài liệu cho các góc học tập, góc thư viện, ... được đa dạng, phong phú.
Đối với các tiết học Tiếng Việt lớp 5, học sinh có thể tham khảo thêm kiến thức từ các tài liệu này. Việc rèn cho học sinh chủ động đi tìm sự hỗ trợ từ các tài liệu trong góc học tập sẽ giúp các em tự tin, mạnh dạn và hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt hơn.
Ví dụ 1: Khi dạy học bài 1C: Buổi sáng ở làng quê. [4]. 
HĐ3: Tìm và ghi vào bảng nhóm các từ đồng nghĩa:
a, Chỉ màu xanh M: xanh, xanh ngắt
b, Chỉ màu trắng
c, Chỉ màu đổ
d, Chỉ màu đen
Bài 2A: Văn hiến nghìn năm.[4]. 
HĐTH – HĐ3: Trò chơi: Thi tìm nhanh các từ có tiếng quốc ( với nghĩa là nước)
Bài 3A: Tấm lòng người dân [4].
 HĐTH – HĐ2b: Tìm và ghi vào vở các tiếng bắt đầu bằng tiếng đồng ( đồng có nghĩa là “ cùng”)
Để học sinh hoàn thành các bài tập này các em có thể đến thư viện lớp lấy từ điển để tìm hiểu, tham khảo.
 2.3.6. Tổ chức hoạt động đọc- hiểu linh hoạt, sáng tạo.
Để tổ chức tốt hoạt động đọc- hiểu, giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động này đầy đủ. Đồ dùng có thể là tranh, ảnh, các thẻ từ, phiếu học,.... Giáo viên cần khai thác triệt để đồ dùng để tổ chức cho học sinh hiểu được nghĩa của từ, hiểu bài đọc, cung cấp cho học sinh kinh nghiệm sống.
Khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung văn bản, giáo viên có thể tổ chức linh hoạt theo hình thức nhóm hoặc cặp. Chú ý, khi tổ chức theo cặp, mỗi em đều cần đọc thầm và tự trả lời câu hỏi. Sau đó , thực hành đóng vai: 1 học sinh đọc- 1 học sinh trả lời rồi đổi vai. Giáo viên cần kiểm soát việc học sinh nói đủ câu hay không. Tránh tình trạng học sinh nói cộc lốc, quá ngắn gọn.
Ví dụ 1: Bài 21B: Những công dân dũng cảm.[4]. 
Học sinh có thể hỏi đáp theo các câu hỏi trong bài tập đọc Tiếng rao đêm – HĐ3: ( cặp đôi) Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A được thực hiện như sau: 
Học sinh 1: Té quỵ
Học sinh 2: Nghĩa là ngã khụy xuống, không gượng dậy được.
Học sinh 2: Thất thần
Học sinh 1: Nghĩa là sắc mặt nhợt nhạt vì quá sợ hãi.
Ví dụ 2: Bài 11A: Đất lành chim đậu. [4].
HĐCB –HĐ5: (Thảo luận, trả lời câu hỏi) được thực hiện như sau:
Bước 1: Học sinh làm cá nhân: Học sinh đọc thầm, đoạn, bài để trả lời các câu hỏi.
Bước 2: Học sinh trao đổi cặp đôi.
Học sinh 1: Bé Thu thích ra ban công để làm gi?
Học sinh 2: Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cậy cối; nghe ông kể chuyện về từng loại cây trồng ở ban công.
Học sinh 2:Mỗi loài cây trên ban công nhà Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
Học sinh 1: Nói về đặc điểm của từng cây. ( HS 2 có thể bổ sung thêm nếu HS 1 nêu chưa đầy đủ). 
Cặp đôi trao đổi như vậy cho đến hết các câu hỏi trong hoạt động.
Bước 3: Trao đổi trong nhóm.
Nhóm trưởng điều hành cho các bạn phát biểu trước nhóm, các bạn trong nhóm nhận xét và bổ sung để hoàn thành tốt nhiện vụ. 
Khi học sinh trao đổi trong nhóm, giáo viên cần lắng nghe để biết khả năng hiểu bài của mỗi em. Giáo viên cần linh hoạt việc tổ chức cho học sinh hỏi- đáp trước lớp. Khi thấy học sinh các nhóm trả lời còn có nhóm chưa chính xác, giáo viên nên cho 1-2 cặp( nhóm) thực hành hỏi đáp trước lớp để khẳng định và khắc sâu đáp án.
Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức tìm hiểu nội dung bài đọc theo hình thức nh

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_day_hoc_mon_tieng_viet_cho_hoc_sinh_lop_5b_theo.doc