Kinh nghiệm dạy bài “thực hành: tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống” và bài “phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” ở sinh học 8 đạt hiệu quả cao theo định hướng đánh giá 12 tiêu chí của sở gd&đt thanh hóa tại trường THCS Xuâ

Kinh nghiệm dạy bài “thực hành: tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống” và bài “phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” ở sinh học 8 đạt hiệu quả cao theo định hướng đánh giá 12 tiêu chí của sở gd&đt thanh hóa tại trường THCS Xuâ

Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, cha ông ta đã để lại cho chúng ta nhiều tư tưởng giáo dục với cốt lõi “lấy việc học làm gốc”.

Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Tuy nhiên nền giáo dục đang ẩn chứa rất nhiều bất cập. Những bất cập nêu trên của giáo dục không thể giải quyết khắc phục được căn bản chỉ bằng các giải pháp cục bộ, đơn lẻ, thiếu chiến lược và tầm nhìn dài hạn, chưa đạt tới chiều sâu bản chất của vấn đề. Để giải quyết được căn bản những vấn đề đặt ra, đòi hỏi những người làm giáo dục phải có cách nhìn toàn diện, đầy đủ, khách quan và sâu sắc. Bước sang thời kì mới - thời kì cách mạng công nghiệp 4.0, đất nước ta đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đó là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiên tiến; Đẩy mạnh có hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế; Nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn; Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia.

 

doc 25 trang thuychi01 5640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm dạy bài “thực hành: tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống” và bài “phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” ở sinh học 8 đạt hiệu quả cao theo định hướng đánh giá 12 tiêu chí của sở gd&đt thanh hóa tại trường THCS Xuâ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM DẠY BÀI “THỰC HÀNH: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG (LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO) CỦA TỦY SỐNG” VÀ BÀI “PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN” Ở SINH HỌC 8 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ 12 TIÊU CHÍ CỦA SỞ GD&ĐT THANH HÓA TẠI TRƯỜNG THCS XUÂN PHÚC.
Người thực hiện: Lương Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Phúc
SKKN thuộc môn: Sinh học 
THANH HÓA NĂM 2019
 1. M
Mục lục
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
a. Lí do khách quan.
Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, cha ông ta đã để lại cho chúng ta nhiều tư tưởng giáo dục với cốt lõi “lấy việc học làm gốc”. 	
Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Tuy nhiên nền giáo dục đang ẩn chứa rất nhiều bất cập. Những bất cập nêu trên của giáo dục không thể giải quyết khắc phục được căn bản chỉ bằng các giải pháp cục bộ, đơn lẻ, thiếu chiến lược và tầm nhìn dài hạn, chưa đạt tới chiều sâu bản chất của vấn đề. Để giải quyết được căn bản những vấn đề đặt ra, đòi hỏi những người làm giáo dục phải có cách nhìn toàn diện, đầy đủ, khách quan và sâu sắc. 	Bước sang thời kì mới - thời kì cách mạng công nghiệp 4.0, đất nước ta đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đó là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiên tiến; Đẩy mạnh có hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế; Nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn; Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia.
	Những vấn đề trên đã và đang đặt ra những yêu cầu rất cao về nguồn lực con người, với những giá trị xã hội mới, tiêu chí mới về phẩm chất và năng lực của mỗi con người và cả cộng đồng (như năng lực hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh trên trường quốc tế; Năng lực làm chủ - ứng dụng và sáng tạo khoa học và công nghệ cao; Năng lực kết nối cộng đồng; Năng lực lập nghiệp;Văn hóa lao động, lối sống hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc). Tất cả những giá trị mới nêu trên tất yếu đặt ra những yêu cầu đổi mới về nhận thức, quan điểm, mục tiêu, cơ chế phát triển giáo dục; Về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục; Đòi hỏi phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của đất nước.
Để đáp ứng định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trước mắt cần đổi mới phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra đánh giá trong từng chương, bài cụ thể. Đối với bộ môn Sinh học thì chương trình Sinh học 8 tìm hiểu về cơ thể và vệ sinh người, kiến thức rất thực tế nhưng đa số các bài có nội dung dài. Đặc biệt chương thần kinh và giác quan không chỉ có nội dung dài mà còn rất khó và trừu tượng. Vì vậy vấn đề đổi mới trong cả 3 nội dung: Kế hoạch và tài liệu dạy học, tổ chức hoạt động học cho học sinh và hoạt động học của học sinh (theo công văn 572 của sở GD&ĐT Thanh Hóa về hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên trung học) là cần thiết nhằm tạo hứng thú giúp học sinh hiểu và say mê học tập. Đây là vấn đề khó đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình soạn bài và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trên lớp.
b. Lí do chủ quan.
	Với kinh nghiệm nhiều năm được phân công giảng dạy bộ môn Sinh học, bản thân tôi đã áp dụng nhiều phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các bài trong chương trình Sinh học lớp 8 nói chung, đặc biệt là chương thần kinh và giác quan nói riêng. Trong đó tôi đặc biệt đầu tư và yêu thích bài thực hành “Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống”, bài lý thuyết “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện”. Hai bài học là đại diện cho 2 dạng bài lí thuyết và thực hành xuyên suốt trong chương trình Sinh học THCS, áp dụng thành công ở hai bài học này sẽ tạo tiền đề giúp giáo viên dạy tốt ở các bài trong chương trình Sinh học 8. Nhìn lại quá trình áp dụng các phương pháp giảng dạy tôi nhận thấy soạn giáo án và thực hành dạy trên lớp theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo công văn 572 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, từ đó hình thành và phát triển khả năng tự học cho các em; Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng giáo dục và đặc điểm vùng, miền; Đảm bảo tính trực quan nhằm khơi dậy hứng thú học tập, giúp hình thành và phát triển ở các em năng lực tư duy sáng tạo, chủ động trong học tập, rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. 
	Với những lí do trên tôi đã quyết định nghiên cứu và trình bày đề tài: Kinh nghiệm dạy bài "Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống” và bài “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” ở Sinh học 8 đạt hiệu quả cao theo định hướng đánh giá 12 tiêu chí của sở GD&ĐT Thanh Hóa tại trường THCS Xuân Phúc.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	- Mục đích của đề tài là giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức trong bài “Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống” và bài “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” trong chương thần kinh và giác quan ở Sinh học 8. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Bài “Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống” và bài “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện”.
	- 12 tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy theo công văn 572 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa (ngày 29 tháng 03 năm 2017). 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Để hoàn thành sáng kiến này tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó các phương pháp được vận dụng chủ yếu là: Đọc tài liệu, điều tra (dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra, so sánh kết quả); Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp trình bày tài liệu, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Quan điểm, đường lối giáo dục.
Nghị quyết số 29-NQ/TW đã được hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) nêu rõ:
	- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. 
	- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện 
	- Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực 
2.1.2. Cơ sở lí thuyết.
2.1.2.1. 12 tiêu chí đánh giá theo hướng dẫn của công văn 572 Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
	Theo hướng dẫn của công văn 572 thì đánh giá một giờ dạy của giáo viên căn cứ vào 3 nội dung với 12 tiêu chí. Cụ thể: 
(1) Nội dung 1: Kế hoạch và tài liệu dạy học. Gồm 4 tiêu chí:
- Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
- Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. 
- Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
- Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
(2) Nội dung 2: Tổ chức hoạt động học cho học sinh. Gồm 4 tiêu chí:
- Tiêu chí 5: Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Tiêu chí 6: Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
- Tiêu chí 7: Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Tiêu chí 8: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
(3) Nội dung 3: Hoạt động học của học sinh. Gồm 4 tiêu chí:
- Tiêu chí 9: Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.
- Tiêu chí 10: Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Tiêu chí 11: Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Tiêu chí 12: Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
2.1.2.2. Cấu trúc giáo án theo hướng đánh giá 12 tiêu chí. 
	Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá thì mẫu giáo án cũng thay đổi tương ứng. Cụ thể giáo án theo hướng đánh giá 12 tiêu chí được xây dựng theo các bước sau:
 	I. MỤC TIÊU.
	Sau bài học, học sinh đạt được:
	1. Kiến thức.
	2. Kĩ năng.
	3. Thái độ.
	4. Định hướng hình thành năng lực.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
	1. Chuẩn bị của giáo viên.
	2. Chuẩn bị của học sinh.
 	III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ (nếu có).
	3. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính (Ghi bảng)
Hoạt động 1: (Tên hoạt động, dự kiến thời gian).
Bước 1. Giao nhiệm vụ.
- GV
- HS
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
- HS
- GV
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- GV
- HS
Trình bày
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá (KTĐG).
Điều chỉnh:
Hoạt động 2: (Tên hoạt động, dự kiến thời gian).
	Các hoạt động tiếp theo được lặp lại như cấu trúc.
	IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
	1. Tổng kết: GV hướng dẫn học sinh tổng kết lại những nội dung cốt lõi của bài học.
	2. Hướng dẫn học tập: GV giao bài tập, hướng dẫn học ở nhà, gợi ý đọc thêm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng.
	Qua khảo sát thực trạng dạy học Sinh học 8 nói chung, chương thần kinh và giác quan cụ thể là bài“Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống” và bài “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” ở trường THCS Xuân Phúc tôi nhận thấy: 
	- Do điều kiện kinh tế khó khăn, quan niệm lạc hậu của một bộ phận không nhỏ người dân (trong đó có đến 70% người dân tộc thiểu số) nên sự quan tâm đến vấn đề học tập của các em còn hạn chế, thời gian dành cho học tập của các em còn ít cho nên khả năng tự phát hiện và vận dụng kiến thức còn rất kém.
	- Hiện nay, cơ sở vật chất nhà trường tuy đã được đầu tư nhiều nhưng vẫn còn thiếu nhiều đồ dùng dạy học, nhiều thiết bị phương tiện không đảm bảo đã ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức dạy học theo hướng đánh giá 12 tiêu chí.
	- Dạy học theo hướng đánh giá 12 tiêu chí là chuyên đề mới, nhiều giáo viên tiếp thu chưa sâu nên còn lúng túng, khó khăn trong việc áp dụng.
	- Dạy học theo tinh thần công văn 572 đòi hỏi giáo viên phải đổi mới trong soạn giáo án, trong kĩ thuật tổ chức các hoạt động học tập của học sinh... để làm được điều đó giáo viên cần có sự đầu tư lớn cả về thời gian và trí tuệ song nhiều giáo viên ngại đọc, ngại học, ngại nghiên cứu và đặc biệt là có tư tưởng ngại thay đổi những cái đã thành “lối mòn tri thức”. 
	- Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức của môn Sinh học gắn liền với cuộc sống. Nhưng thực tế, nhiều học sinh quan niệm môn Sinh học là môn học phụ, không cần đầu tư nhiều thời gian nên đã ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy bộ môn.
	- Bài “Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống” và bài “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” là 2 bài có nội dung khó, trừu tượng. Các bài thực hành trước thường từ cấu tạo đi đến tìm hiểu chức năng nhưng riêng bài “Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống” là bài thực hành tìm hiểu kiến thức mới lại đi ngược với quy luật dạy thực hành trước đây vì vậy việc áp dụng dạy theo phương pháp mới gây khó khăn cho giáo viên.
Thực trạng trên dẫn đến chất lượng dạy và học Sinh học 8 nói chung bài “Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống” và bài “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” nói riêng chưa cao.
2.2.2. Kết quả thực trạng.
	Năm học 2018 - 2019 để kiểm nghiệm hiệu quả của sáng kiến tôi quyết định tiến hành thử nghiệm ở 2 lớp 8 với lực học ngang nhau (lực học đã được kiểm nghiệm cụ thể qua nhiều kênh đánh giá), lớp 8A tôi chưa vận dụng soạn và dạy theo hướng đánh giá 12 tiêu chí còn lớp 8B tôi soạn và dạy theo hướng đánh giá 12 tiêu chí - công văn 572 của sở GD&ĐT Thanh Hóa vào bài “Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống” và bài "Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện”. Sau khi dạy xong, tiến hành 1 bài kiểm tra 15 phút đánh giá chất lượng học tập của học sinh lớp 8A ở Trường THCS Xuân Phúc - Như Thanh - Thanh Hóa thu được kết quả như sau:
Lớp
(Khối)
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
Điểm kém
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp 8A
37
1
2,7
2
5,4
11
29,7
15
40,6
8
21,6
	Kết quả trên cho thấy: Tỉ lệ học sinh khá, giỏi rất thấp; tỉ lệ học sinh trung bình thấp; tỉ lệ học sinh yếu kém còn nhiều. Chứng tỏ học sinh nắm bắt kiến thức về “Chức năng (liên quan tới cấu tạo) của tủy sống” và “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” chưa tốt.
	Kết quả này đã thôi thúc tôi mạnh dạn áp dụng: Dạy bài “Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống” và bài “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” ở Sinh học 8 đạt hiệu quả cao theo định hướng đánh giá 12 tiêu chí của sở GD&ĐT Thanh Hóa tại Trường THCS Xuân Phúc. 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Đổi mới trong soạn giáo án.
	Để có một tiết dạy đem lại hiệu quả cao thì giáo án là cơ sở và điều kiện cần thiết. Giáo án sử dụng cho việc dạy học theo đánh giá 12 tiêu chí có nhiều điểm mới nên trong bài soạn cần chú ý những vấn đề sau:
	* Xác định mục tiêu của bài học: Mục tiêu của bài học cần cụ thể mức độ cần đạt được đối với chuẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy của học sinh ở 4 phương diện: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng hình thành năng lực cho học sinh.
	* Lựa chọn các phương pháp và phương tiện gắn với từng nội dung cụ thể giúp học sinh chủ động khai thác, tự chiếm lĩnh từng đơn vị kiến thức đặt ra.
	* Xác định được những hoạt động trong quá trình dạy học. Trong từng hoạt động phải tuân thủ theo 4 bước của mẫu giáo án mới:
	- Giao nhiệm vụ học tập: 
	+ Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; 
	+ Hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
	- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo án phải thể hiện được:
	+ Khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; 
	+ Phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
	- Thảo luận, trao đổi, báo cáo: Trong giáo án phải thể hiện rõ:
	+ Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng;
	+ Khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập;
	- Phương án KTĐG: Cần thể hiện ở các mặt:
	+ Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; 
	+ Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; 
	+ Chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
	- Chuẩn bị nội dung bài giảng theo hệ thống câu hỏi hoặc bài tập dưới dạng các vấn đề mà giáo viên nêu ra. Để thiết kế câu hỏi hoặc bài tập giáo viên phải nắm bắt được mục tiêu của bài học, ý đồ của người viết sách. 
	+ Chương thần kinh và giác quan có 12 bài, mỗi bài có nội dung khác nhau nhưng có thể chia thành 2 dạng cơ bản: dạng bài lí thuyết và dạng bài thực hành. Cả 2 dạng này có thể chỉ nói về chức năng sinh lí thần kinh hoặc về cấu tạo hay cả cấu tạo và chức năng sinh lí thần kinh.
	+ Mỗi dạng bài khác nhau có nội dung khác nhau vì vậy cách soạn và dạy cũng khác nhau. Để phù hợp với trình độ học sinh Xuân Phúc tôi đã lựa chọn cách soạn đơn giản nhất nhưng đảm bảo tính hấp dẫn để khơi dậy tinh thần ham học của các em.
a) Khi dạy bài “Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống”. 
	Đây là một bài thực hành tìm hiểu chức năng của tuỷ sống thông qua thí nghiệm thực hành, mang tính chất nghiên cứu tìm tòi, chứ không phải là tiết thực hành củng cố, rèn luyện kĩ năng. Giáo viên sử dụng kĩ thuật bàn tay nặn bột để tổ chức, điều khiển học sinh học tập.
	* Mục I tìm hiểu chức năng của tủy sống: Có 7 thí nghiệm, được tiến hành theo 3 bước như SGK. Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, trực tiếp tiến hành thí nghiệm g quan sát hiện tượng và ghi lại kết quả thí nghiệm: 
	- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh hủy não (ếch tủy). Học sinh từng nhóm chuẩn bị ếch tuỷ theo hướng dẫn, đọc kĩ 3 thí nghiệm các nhóm phải làm, các nhóm lần lượt làm thí nghiệm 1, 2, 3 ghi kết quả quan sát vào bảng 44 SGK và rút ra kết luận: Tủy sống có các căn cứ điều khiển phản xạ không điều kiện, các căn cứ đó có sự liên hệ theo chiều dọc (mang tính dự đoán).
	- Bước 2 và bước 3: Để đảm bảo độ chính xác và thời lượng tiết học giáo viên phải trực tiếp làm và biểu diễn thí nghiệm để học sinh quan sát. Sau đó học sinh trình bày các bước và xác nhận kết quả dự đoán ở thí nghiệm 1, 2, 3: Thí nghiệm 4, 5 khẳng định sự liên hệ giữa các căn cứ thần kinh ở phần khác nhau; Thí nghiệm 6, 7 khẳng định tủy sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi. Giáo viên lưu ý để biết được thành phần nào là căn cứ của các phản xạ không điều kiện, thành phần nào dẫn truyền chúng ta tìm hiểu ở mục II.
	* Mục II: Dựa vào các kết quả rút ra từ các thí nghiệm đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống (H 44.1-2 SGK) ở mục III-2 SGK, làm việc độc lập và tự rút ra được cấu tạo của tủy sống và chức năng của chất xám và chất trắng.
b) Khi dạy bài lí thuyết “Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện”. 
	- Mục I: Ở phần 1 đề cập tới kiến thức khái niệm. Có nhiều cách thức khác nhau để dạy mục này. Nếu theo trình tự kênh chữ được trình bày trong sách giáo khoa thì ở phần này giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin sách giáo khoa hoạt động nhóm để hoàn thành “Bảng 52-1 SGK” để từ đó làm cơ sở để cho học sinh rút ra khái niệm về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Như vậy ở đây chúng ta thấy nghịch lí là học sinh chưa hề có kiến thức về phản xạ không điều kiện, cũng như phản xạ có điều kiện mà phải xác định các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện trong các ví dụ ở bảng 52-1 SGK. Mặt khác con đường để hình thành khái niệm Sinh học cho học sinh với cách dạy như trên là chưa đúng với phương pháp dạy khái niệm Sinh học. 
	Từ những tồn tại trên, tôi đã đầu tư suy nghĩ xây dựng cách dạy phần này như sau: Giáo viên lần lượt lấy 2 ví dụ rất thực tế mà gần gũi với học sinh, một ví dụ về phản xạ không điều kiện, một ví dụ về phản xạ có điều kiện và phân tích dẫn dắt để học sinh rút ra khái niệm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Khi học sinh hiểu khái niệm rồi giáo viên mới cho học sinh xác định ví dụ nào thuộc phản xạ không điều kiện, ví dụ nào thuộc phản xạ có điều kiện ở bảng 52-1 SGK. Để học sinh khắc sâu kiến thức khái niệm ở mục này giáo viên yêu cầu học sinh giải thích vì sao lại xếp các phản xạ đó vào phản xạ không điều kiện, vì sao xếp vào phản xạ có điều kiện.
	- Mục II: Đây là kiến thức quá trình sinh lí rất khó, rất trừu tượng lại chứa đựng trong kênh hình và đòi hỏi sự liên hệ kiến thức của các bài trước nên giáo viên vừa hướng dẫn học sinh quan sát nhưng đồng thời phải sử dụng phương pháp cũ là thuyết trình thì học sinh mới hiểu sâu sắc vấn đề. Mục này kiến thức gồm 2 phần nhỏ: phần 1 là các bước hình thành phản xạ có điều kiện, mục 2 là ức chế phản xạ có điều kiện và từ 2 nội dung đó rút ra được ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện. Quan trọng nhất ở mục này là giúp học sinh hiểu rõ kích thí

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_day_bai_thuc_hanh_tim_hieu_chuc_nang_lien_quan_d.doc