SKKN Kinh nghiệm tổ chức dạy học tại di tích Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học phổ thông Cẩm Thủy 2

SKKN Kinh nghiệm tổ chức dạy học tại di tích Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học phổ thông Cẩm Thủy 2

Trong những năm gần đây, ngành giáo giáo dục Việt Nam đang nỗ lực thực hiện chương trình cải cách giáo dục. Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã đề ra mục tiêu: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, sống tốt và làm việc có hiệu quả” và “Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học[1].

Tại các nước phát triển, việc học tập thường gắn liền với các hoạt động trải nghiệm thực tế, học tập tại thực địa, tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Học với hành phải luôn đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Thực hiện lời dạy của Bác, ngành giáo dục nước nhà có rất nhiều chủ trương nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh vừa lĩnh hội được tri thức khoa học đồng thời rèn luyện được những kĩ năng thiết yếu trong cuộc sống. Trong đó phải kể đến việc khuyến khích các đơn vị giáo dục tiến hành dạy học tại các di tích lịch sử, trước hết là di tích tại địa phương trường đóng.

 

doc 27 trang thuychi01 5662
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức dạy học tại di tích Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học phổ thông Cẩm Thủy 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`MỤC LỤC
MỤC LỤC
 NỘI DUNG
Trang
I.
MỞ ĐẦU
1
1.
 Lí do chọn đề tài.
1
2.
 Mục đích nghiên cứu
1
3.
 Đối tượng nghiên cứu
2
4.
 Phương pháp nghiên cứu
2
II.
 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2
1.
 Cơ sở lí luận của vấn đề
2
2. 
 Thực trạng của vấn đề
3
3. 
 Các giải pháp thực hiện
5
4. 
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
III.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
12
1. 
Kết luận
12
2.
Kiến nghị
14
ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY 2.
I.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ngành giáo giáo dục Việt Nam đang nỗ lực thực hiện chương trình cải cách giáo dục. Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã đề ra mục tiêu: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, sống tốt và làm việc có hiệu quả” và “Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học[1].
Tại các nước phát triển, việc học tập thường gắn liền với các hoạt động trải nghiệm thực tế, học tập tại thực địa, tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Học với hành phải luôn đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Thực hiện lời dạy của Bác, ngành giáo dục nước nhà có rất nhiều chủ trương nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh vừa lĩnh hội được tri thức khoa học đồng thời rèn luyện được những kĩ năng thiết yếu trong cuộc sống. Trong đó phải kể đến việc khuyến khích các đơn vị giáo dục tiến hành dạy học tại các di tích lịch sử, trước hết là di tích tại địa phương trường đóng.
Là giáo viên dạy môn Lịch sử, bản thân tôi nhận thức rất rõ trách nhiệm trong việc thực hiện những chủ trương của Đảng, của Ngành về việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Nhất là chủ trương nâng cao hiểu biết của học sinh về lịch sử dân tộc, về giá trị của các di tích lịch sử ở địa phương. Trên cơ sở đó, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc, trên hết là bảo vệ độc lập chủ quyền của quốc gia.
Cũng theo nhận thức cá nhân, trong đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, các nhà trường đang chú trọng việc hướng dẫn học sinh tự học tập là chủ yếu. Đối với bộ môn Lịch sử, việc dạy học tại di tích là một trong những cách thức để học sinh tự học có hiệu quả nhất.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm tổ chức dạy học tại di tích lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2 để nghiên cứu .
2. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài Kinh nghiệm tổ chức dạy học tại di tích lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2 để nghiên cứu, tôi muốn tìm tòi những giải pháp tối ưu giúp cho tiết học Lịch sử, kể cả tiết Lịch sử địa phương trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn, đạt được hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục học sinh. Bên cạnh đó, thông qua buổi học học sinh rèn luyện được các kĩ năng phục vụ cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài, bản thân tôi sẽ nghiên cứu biện pháp cụ thể để tổ chức dạy học tại di tích lịch sử ở trường trung học phổ thông nhằm giúp học sinh học tập tốt hơn môn Lịch sử.
4. Phương pháp nghiên cứu
	Để thực hiện đề tài, bản thân tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu
 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận của vấn đề
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là .sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia[2].
Như thế, di tích lịch sử ở nước ta có thể hiểu theo nghĩa bao trùm đó là di sản văn hóa của nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
	Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa văn hóa lâu đời. Nhận thức được giá trị của các di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đã được đề ra trong “Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943 của Đảng ta, trong sắc lệnh số 65/SL ngày 23/11/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng cũng nêu rõ: Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể[3].
	Ở trên thế giới, từ những thập niên cuối thế kỉ XX, các quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ hơn về giá trị của di sản văn hóa đối với cuộc sống của con người và những nguy cơ hiện hữu đe dọa đến sự tồn tại của nó. Công ước chống buôn bán trái phép tài sản văn hóa, Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên trên thế giới ra đời được rất nhiều nước thành viên tham gia trong đó có Việt Nam là minh chứng cho nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa.
Những quan điểm trên cho thấy Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng những giá trị văn hóa của dân tộc. Việc giáo dục cho thế hệ trẻ có ý thức trách nhiệm cao trong việc bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa đó là trách nhiệm không chỉ riêng ai. Trong đó, giáo dục nhà trường đóng góp phần quan trọng và quyết định, trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2 cũng không là ngoại lệ.
2. Thực trạng của vấn đề
Như đã nói ở trên, việc giáo dục ý thức bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử trên đất nước ta là trách nhiệm của toàn xã hội.
Trong các nhà trường phổ thông, vấn đề này được giải quyết thông qua giảng dạy các môn như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng- An ninh và đặc biệt là môn Lịch sử.
	Môn Lịch sử giáo dục cho người học truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc, bảo vệ những di sản trên nhiều lĩnh vực mà ông cha ta đã dày công xây dựng. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội của đất nước nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Giáo dục Việt Nam còn tương đối lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm thực tế như học tập tại di tích lịch sử nào đó, dù biết là cực kì quan trọng, thiết yếu nhưng đa số các cơ sở giáo dục vẫn chưa thực hiện được hoặc chỉ thực hiện ở mức độ khiêm tốn. 
Hiện tại, theo phân phối chương trình môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông, cả ba khối lớp 10, 11, 12 đều có rất nhiều nội dung có thể sử dụng tài liệu, tranh ảnh về di sản hoặc các khu di tích lịch sử để tiến hành bài học lịch sử ở trên lớp hoặc tiến hành ngay tại di tích.Ví dụ: 
+ Lớp 10: Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam; Bài 19: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X- XV; ...
+ Lớp 11: Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873); Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX; ...
+ Lớp 12: Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919- 1925); Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1945- 1954;...
Trải dài trên đất nước hình chữ S, các di tích có thể sử dụng để dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông như: Cố đô Hoa Lư, Di tích Pắc Bó, Dinh Độc Lập, Hoàng Thành Thăng Long, Khu căn cứ Trung ương cục miền Nam, Khu di tích ATK Thái Nguyên, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc, Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, Khu di tích Kim Liên, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Khu di tích Tân Trào, Nhà tù Côn Đảo, Quần thể di tích cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mĩ Sơn, Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Đô thị cổ Hội An, Đền Hùng, Nhà tù Hỏa Lò, cụm di tích phòng tuyến sông Như Nguyệt,...
 Thanh Hóa là địa phương có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng. Trong đó có 145 di tích cấp Quốc gia, 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt và gần 500 di tích cấp Tỉnh. Trong đó phải kể đến Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ đã được UNESSCO công nhận năm 2015, Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân)...
Di sản Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, nằm trên địa bàn xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân Thanh Hóa. Đây là di tích lịch sử quốc gia từ năm 1962. Đến năm 1913, di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Người tạo lập ra Lam Kinh chính là Lê Thái Tổ- vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống xâm lược Minh[4]. Di tích lịch sử Lam Kinh không chỉ là niềm tự hào của nhân dân xứ Thanh mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam, gắn liền với lịch sử cha ông ta dựng nước và giữ nước. 
Việc chăm sóc, giữ gìn những di sản văn hóa ở địa phương chính là nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam. Trong đó giáo dục nhà trường, đặc biệt là môn lịch sử đóng vai trò quan trọng . 
Tuy nhiên, thực tế quá trình dạy học, bản thân tôi nhận thấy các di tích lịch sử chưa được khai thác đúng mức để đạt được hiệu hiệu quả cao trong giảng dạy. Kể cả sách giáo khoa hiện nay, các hình ảnh còn nghèo nàn, tư liệu cung cấp nặng về thống kê số liệu. Đặc biệt, đối với nội dung Lịch sử địa phương thì chỉ có tài liệu ở cấp học dưới, lên cấp Trung học phổ thông thì không có tài liệu. Chủ yếu là giáo viên tự chọn nội dung, biên soạn rồi giảng dạy. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của các gia đình học sinh đa phần khó khăn, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn. Vì thế, việc đưa các em học tập tại di tích lịch sử (kể cả ở địa phương) cũng hầu như không thực hiện được. Đó là chưa kể đến tâm lí chung của nhiều giáo viên và học sinh còn e ngại. Giáo viên ngại vì phải thực hiện nhiều công đoạn trong công tác chuẩn bị, ngại vì vấn đề an toàn khi học sinh tham gia..v.v. Học sinh e dè vì chưa quen với những hoạt động tập thể ở ngoài nhà trường (mặc dù đa số học sinh rất hứng thú với hoạt động trải nghiệm này), lo ngại vì vấn đề kinh phí cho chuyến đi...Cuối cùng, giải pháp an toàn được đa số các giáo viên lựa chọn là học tập trên lớp. Nếu trường nào có cơ sở vật chất tốt, hệ thống máy chiếu đảm bảo, giáo viên chịu khó tìm tòi thì có thể giới thiệu di tích lịch sử trên màn hình chiếu. Còn không thì chỉ là giới thiệu “suông”, “dạy chay”... Với tiết học như vậy, chủ quan mà nói, hiệu quả thường không cao. Chính vì thế có nhiều học sinh cảm thấy giờ học Lịch sử khô khan, thiếu sức cuốn hút, dần dần thấy chán và quay lưng lại với môn Lịch sử. 
Trong quá trình công tác, bản thân tôi đã mạnh dạn sử dụng các di sản văn hóa ở địa phương để dạy học trong những bài học cụ thể nhằm tạo hứng thú cho học sinh và cuối cùng là đạt được mục tiêu bài học đề ra. Cách thức thực hiện có khi là sử dụng phần mềm Power Point giới thiệu hình ảnh về di tích lịch sử, cũng có khi là tổ chức dạy học tại thực địa. Các di tích được lựa chọn phù hợp với điều kiện của nhà trường như Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh hoặc Khu di tích lịch sử Hàm Rồng, chiến khu du kích Ngọc Trạo, khu di tích khảo cổ Hang Con Moong ...v.v. Trong khuôn khổ đề tài này, tôi tập trung vào việc mô tả cách thức tổ chức dạy học tại di tích lịch sử nhằm vừa chuyển tải được kiến thức bộ môn lịch sử vừa giáo dục ý thức bảo vệ di sản, đồng thời thông qua hoạt động dạy học tại di tích, học sinh sẽ được rèn luyện những kĩ năng thiết yếu trong cuộc sống. 
3. Các giải pháp thực hiện. 
Để tổ chức có hiệu quả giờ học tại di tích lịch sử bản thân tôi đã chọn lớp 10C làm lớp thực nghiệm (TN: học tập tại di tích) và lớp 10A làm lớp đối chứng(ĐC: học tập thông thường tại lớp). Để lớp 10C có thể học tập tại di tích lịch sử cần thực hiện một số bước như sau:
3.1. Rà soát theo chương trình môn học, xác định mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục di sản.
	Việc rà soát chương trình môn học để lựa chọn nội dung, cách thức dạy học với di sản để đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của nhà nhà trường được tổ/nhóm bộ môn thực hiện từ đầu năm học. Trên cơ sở xác định mục tiêu chương trình bài học, giáo viên lựa chọn di sản để phục vụ dạy học. Việc lựa chọn di sản phải hướng vào thực hiện mục tiêu bài học đã được xác định. Sử dụng di sản trong dạy học có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu đó được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, giáo viên cũng phải đề ra mục tiêu giáo dục di sản như: sự ra đời của di sản, ý nghĩa của di sản đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở địa phương có di sản...v.v. Từ đó giáo dục cho học sinh thái độ tôn trọng di sản, có ý thức bảo tồn di sản và nghĩa vụ quảng bá di sản cho cộng đồng dân tộc Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. 
	Trong kế hoạch sử dụng di sản cần phải xác định rõ bài học nào, sử dụng những di sản gì? tiết mấy? cách thức thực hiện? (dùng hình ảnh hay dạy học tại di sản) thể hiện ở bảng sau:
TT
Tiết PPCT
Chủ đê/bài
Nội dung bài học
Di sản cần sử dụng
Hình thức dạy học (trên lớp/tại di sản)
Thời gian thực hiện
3.2. Bàn bạc, thống nhất ý kiến trong tập thể lớp.
	Khi tổ chức cho học sinh học tập tại di tích lịch sử (học tập tại thực địa) thì việc bàn bạc, thống nhất ý kiến trong tập thể lớp là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, việc tổ chức cho học sinh học tập tại di tích là nhằm phục vụ mục đích giáo dục học sinh, vì lợi ích của học sinh, liên quan đến các cá nhân trong tập thể lớp, liên quan đến vấn đề kinh phí cho chuyến đi mà học sinh là người trực tiếp tham gia và đóng góp. Hơn thế nữa, khi dạy học tại di sản vai trò “trung tâm” của học sinh trong giờ học được phát huy cao độ. Vì vậy, nhất thiết phải có sự bàn bạc thống nhất ý kiến trong cả lớp. Thông thường, giáo viên tổ chức họp lớp trước khi tổ chức học tập tại di sản khoảng một tuần đến 10 ngày. Cho học sinh biết được mục đích, tính chất của việc học tập tại di sản và những vấn đề có liên quan đến việc học tập tại di sản. Ý kiến của học sinh sau khi thống nhất sẽ được đưa vào biên bản sinh hoạt lớp. 
3.3. Cho học sinh viết đơn xin tham gia học tập tại di tich lịch sử có sự đồng ý của cha mẹ học sinh.
	Việc làm này được thực hiện sau khi đã bàn bạc và thống nhất giữa giáo viên và học sinh. Sau khi học sinh đã thống nhất ý kiến, giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết đơn xin tham gia học tập tại di sản theo mẫu sau
Mẫu 1:
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐƠN XIN THAM GIA HỌC TẬP TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ....
	Kính gửi Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông....., thầy/cô giáo chủ nhiệm lớp......., thầy/cô giáo dạy bộ môn Lịch sử.
Họ và tên học sinh:..............................................Lớp:..................................... 
Lý do viết đơn: ................................................................................................
Cam kết: (được tham gia học tập tại di tích, học sinh phải tuân thủ sự điều hành của giáo viên hướng dẫn và nội quy, quy định của Ban quản lí di tích).
	 Ngày..., tháng....năm....
 Người viết đơn
 (Kí và ghi rõ họ tên) 
 Ý kiến của cha mẹ học sinh 
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
(Giáo viên chỉ có thể tổ chức học tập tại di sản khi cha mẹ học sinh đã đồng ý cho con mình tham gia).
3.4. Họp và trao đổi, thống nhất với cha mẹ học sinh (hoặc ít nhất là Ban liên lạc hội cha mẹ học sinh của lớp) những vấn đề có liên quan đến việc tổ chức dạy học tại di tích lịch sử.
	Việc làm này rất cần thiết đối với các tiết học tập tại di sản, nhất là những di sản cách xa nơi trường đóng, việc đi lại khó khăn. Giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử (nếu vừa giảng dạy môn Lịch sử vừa làm công tác chủ nhiệm lớp thì rất thuận tiện cho việc tổ chức) trực tiếp tham gia họp với phụ huynh học sinh. Trong phiên họp, giáo viên dạy bộ môn Lịch sử sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc phổ biến mục đích, tính chất của chuyến đi, các vấn đề có liên quan đến việc đưa học sinh đi, tham gia học tập có hiệu quả và trở về nhà an toàn. Điều quan trọng là giáo viên phải làm cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc con em họ tham gia học tập tại di tích bổ ích như thế nào? Ngoài việc được học tập kiến thức, các em còn được rèn luyện những kĩ năng gì cho chính cuộc sống và học tập cũng như sau này các em bước chân ra ngoài đời...vv. Giáo viên bộ môn còn phải phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh học sinh bàn bạc về kinh phí cho chuyến đi, việc bố trí ăn, nghỉ (nếu có) cho học sinh trong thời gian tham gia học tập. Tốt nhất là mời được đại diện hội cha mẹ học sinh tham gia cùng với lớp, vừa để cùng quản lí, giám sát học sinh lại vừa lo chuẩn bị ăn ở, thuê phương tiện đi lại...v.v. Cần phải ghi lại biên bản phiên họp với đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp theo mẫu sau:
Mẫu 2:
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN 
HỌP BAN LIÊN LẠC HỘI CHA MẸ HỌC SINH
Lớp:.....
Thời gian:.................................địa điểm..........................................................
Thành phần: giáo viên dạy môn Lịch sử, giáo viên chủ nhiệm, ban liên lạc hội cha mẹ học sinh lớp.......trường..........................................................................
Chủ tọa: (giáo viên chủ nhiệm).........................................................................
Thư kí: (đại diện cha mẹ học sinh)....................................................................
NỘI DUNG
Bàn bạc về việc tổ chức cho học sinh lớp......tham gia học tập tại di tích.........
- Thầy/cô giáo chủ nhiệm nêu rõ lí do triệu tập cha mẹ học sinh, nêu rõ mục đích, tính chất của việc học tập tại di tích, những qui định khi học sinh tham gia học tập.
- Ban liên lạc hội cha mẹ học sinh bàn bạc, thống nhất một số vần đề sau:
+ Đồng ý cho học sinh tham gia dưới sự điều hành của cô giáo chủ nhiệm và cô giáo bộ môn Lịch sử.
+ Thời gian tiến hành học tập................................................................................
+ Phương tiện đi lại: (nếu bằng xe ô tô, ai sẽ có trách nhiệm hợp đồng. Xe đón, trả học sinh tại...............................................)
+ Dự kiến kinh phí tham gia là......................../học sinh. Việc ăn, nghỉ do........
chịu trách nhiệm.
 Phiên họp kết thúc hồi....giờ.
 Thư kí Chủ tọa
(Kí và ghi rõ họ, tên) (Kí và ghi rõ họ, tên)
3.5. Làm Tờ trình xin ý kiến Tổ chuyên môn
 	 Khi tổ chức dạy học tại di tích lịch sử, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia học tập có trách nhiệm làm tờ trình xin ý kiến Tổ chuyên môn, trình bày kế hoạch tổ chức thực hiện. Trong kế hoạch phải nêu rõ mục đích, tính chất của chuyến đi, thời gian thực hiện, phương tiện đi lại, kinh phí tổ chức do ai chịu trách nhiệm. Thực hiện theo mẫu sau:
Mẫu 3:
Trường THPT Cẩm Thủy 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Tổ: ............ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Số: TTr- TCM 
 Thanh Hóa, ngày....tháng....năm....
TỜ TRÌNH
V/v Tổ chức cho học sinh lớp.... học tập tại di tích lịch sử Lam Kinh
	Kính gửi: Tổ chuyên môn......................................................................
	Căn cứ vào mục tiêu giáo dục bộ môn Lịch sử, mục tiêu giáo dục di sản. Căn kế hoạch của nhóm chuyên môn (đã xây dựng từ đầu năm học được hiệu trưở

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_tai_di_tich_lich_su_nham_na.doc
  • docBia sang kien kinh nghiem.doc