SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 12B5, trường THPT Lê Lai năm học 2016 - 2017

SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 12B5, trường THPT Lê Lai năm học 2016 - 2017

 Giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục của giáo viên và tập thể hội đồng sư phạm nhà trường. Giáo dục học sinh chưa ngoan là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục đạo đức là điều mà các nhà giáo dục tâm huyết luôn quan tâm.

Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm ở trường Trung học phổ thông Lê Lai, tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm nói riêng có nhiều khó khăn. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là giáo viên giỏi về chuyên môn vừa phải là một nhà tâm lý giỏi để hiểu học sinh, để xử lý các tình huống sư phạm đầy rắc rối sao cho khéo léo tế nhị, đạt hiệu quả giáo dục cao. Trong quá trình chủ nhiệm lớp, nhiều câu hỏi khiến tôi băn khoăn, trăn trở: Do đâu mà số học sinh chưa ngoan ở các lớp có chiều hướng gia tăng? Làm thế nào để giúp được học sinh trở nên ngoan, lễ phép, có ý thức học tập tiến bộ hơn? Các kinh nghiệm, các biện pháp tôi đã và đang giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm đã thực sự hiệu quả chưa?

 Biểu hiện của các em thường là: gây gổ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học, thậm chí trốn gia đình vài ngày đi theo bạn bè, người yêu, không chấp hành nội quy nhà trường rồi lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mãn cá tính hoặc thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình. Khi một học sinh nào đó bị đưa vào danh sách học sinh chưa ngoan thì vô hình chúng ta đã tách học sinh đó ra và đưa vào chế độ theo dõi đặc biệt. Một số học sinh coi việc được thầy cô đưa vào danh sách học sinh chưa ngoan là một đẳng cấp để tham gia nhóm học sinh hư và tự hào đạt được “danh hiệu” đó, một số học sinh lại cảm thấy việc bị đưa vào danh sách chưa ngoan là đường cùng nên các em trở nên tự ái, tự ti, chán nản, bất cần, mất niềm tin, khó hòa nhập với tập thể lớp. Do đó, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớp, chúng ta cần giúp các em tránh cảm giác bị xa lánh, tách khỏi tập thể. Cần phân biệt mức độ chưa ngoan, nguyên nhân của nó để đưa ra cách tiếp cận và giúp các em tiến bộ. Với ý nghĩa trên, với quan điểm “không có học sinh nào là cá biệt”, tôi luôn coi các tính cách khác nhau của mỗi học sinh là một cá tính cần được tôn trọng, yêu thương, không bắt các em phải sửa đổi cá tính của mình theo một khuôn mẫu nhất định. Bản thân luôn suy nghĩ cách nắn chỉnh những cá tính của học sinh theo chiều hướng tích cực để sau này các em trở thành học sinh ngoan của lớp, trường; là con ngoan của gia đình và là người có ích của xã hội.

 

doc 21 trang thuychi01 6634
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 12B5, trường THPT Lê Lai năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục của giáo viên và tập thể hội đồng sư phạm nhà trường. Giáo dục học sinh chưa ngoan là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục đạo đức là điều mà các nhà giáo dục tâm huyết luôn quan tâm.
Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm ở trường Trung học phổ thông Lê Lai, tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm nói riêng có nhiều khó khăn. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là giáo viên giỏi về chuyên môn vừa phải là một nhà tâm lý giỏi để hiểu học sinh, để xử lý các tình huống sư phạm đầy rắc rối sao cho khéo léo tế nhị, đạt hiệu quả giáo dục cao. Trong quá trình chủ nhiệm lớp, nhiều câu hỏi khiến tôi băn khoăn, trăn trở: Do đâu mà số học sinh chưa ngoan ở các lớp có chiều hướng gia tăng? Làm thế nào để giúp được học sinh trở nên ngoan, lễ phép, có ý thức học tập tiến bộ hơn? Các kinh nghiệm, các biện pháp tôi đã và đang giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm đã thực sự hiệu quả chưa? 
 Biểu hiện của các em thường là: gây gổ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học, thậm chí trốn gia đình vài ngày đi theo bạn bè, người yêu, không chấp hành nội quy nhà trường rồi lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mãn cá tính hoặc thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình. Khi một học sinh nào đó bị đưa vào danh sách học sinh chưa ngoan thì vô hình chúng ta đã tách học sinh đó ra và đưa vào chế độ theo dõi đặc biệt. Một số học sinh coi việc được thầy cô đưa vào danh sách học sinh chưa ngoan là một đẳng cấp để tham gia nhóm học sinh hư và tự hào đạt được “danh hiệu” đó, một số học sinh lại cảm thấy việc bị đưa vào danh sách chưa ngoan là đường cùng nên các em trở nên tự ái, tự ti, chán nản, bất cần, mất niềm tin, khó hòa nhập với tập thể lớp. Do đó, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớp, chúng ta cần giúp các em tránh cảm giác bị xa lánh, tách khỏi tập thể. Cần phân biệt mức độ chưa ngoan, nguyên nhân của nó để đưa ra cách tiếp cận và giúp các em tiến bộ. Với ý nghĩa trên, với quan điểm “không có học sinh nào là cá biệt”, tôi luôn coi các tính cách khác nhau của mỗi học sinh là một cá tính cần được tôn trọng, yêu thương, không bắt các em phải sửa đổi cá tính của mình theo một khuôn mẫu nhất định. Bản thân luôn suy nghĩ cách nắn chỉnh những cá tính của học sinh theo chiều hướng tích cực để sau này các em trở thành học sinh ngoan của lớp, trường; là con ngoan của gia đình và là người có ích của xã hội. 
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường nói chung, của lớp chủ nhiệm nói riêng, tôi xin được chia sẻ “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 12B5, trường THPT Lê Lai năm học 2016 - 2017”. Với mong muốn được góp phần vào việc giảm dần số lượng học sinh chưa ngoan, nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường và giảm bớt tệ nạn ngoài xã hội.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi viết sáng kiến này với mục đích:
+ Đưa ra những biện pháp mình ứng dụng để suy ngẫm, chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
+ Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
+ Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí và từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót, để từng bước nâng cao nghiệp vụ giáo dục cho bản thân.
+ Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo, cố gắng học tập theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng học sinh chưa ngoan có thể ở bất kì cấp học nào, loại hình trường học nào và ở mỗi lứa tuổi, do thời gian ngắn hạn nên đề tài này chỉ giới hạn đối tượng học sinh chưa ngoan tại lớp12B5 - Trường THPT Lê Lai - Năm học 2016 - 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp tiếp cận lý luận khoa học.
+ Phương pháp quan sát thực tế.
+ Phương pháp kiểm tra - đánh giá.
+ Phương pháp đàm thoại.
 	Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu tôi đã áp dụng trong đề tài này. Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 12B5, trường THPT Lê Lai năm học 2016 - 2017”.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Học sinh chưa ngoan thực chất các em chưa phải là những người bị “hư hỏng” mà chỉ là có những hành vi chưa đúng quy định của nhà trường và cao hơn là lệch chuẩn đạo đức xã hội; có thể nhất thời hoặc là thói quen nhưng chưa trở thành bản chất con người. Chính vì vậy, việc giáo dục cho các em có hành vi và thói quen đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực xã hội là trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó, nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Ở nhà trường, trong thực tiễn hoạt động giáo dục, học sinh luôn luôn có sự phân hoá phức tạp về mức độ phát triển trí tuệ, thể chất và phẩm chất đạo đức. Vì quá trình tiếp thu giáo dục và quá trình tự giáo dục của mỗi học sinh khác nhau. 
Với đề tài “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 12B5, trường THPT Lê Lai năm học 2016 - 2017”, bản thân tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp một số biện pháp giáo dục tích cực để giúp cho những học sinh chưa ngoan từng bước thay đổi, nhận thức được sai lầm của mình và biết cải biến thái độ hành vi theo hướng tích cực. Tôi muốn giúp các em biết tôn trọng bản thân mình và xác định được sự quan trọng của việc học tập, mặt khác làm cho các em thấy được sự vất vả của bố mẹ nuôi con ăn học và muốn giúp các em nhận ra sự tận tâm, nhiệt huyết và công lao to lớn của thầy cô trong việc truyền đạt kiến thức, giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống cho học sinh. Từ đó, các em sẽ hiểu được và biết phải làm gì để không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, thầy cô. 
Đối với học sinh chưa ngoan, người giáo viên chủ nhiệm phải biết nhìn bằng con mắt tình thương và sự thông cảm, phải thật sự xem học sinh như người thân, gia đình của mình. Giáo viên nên có cái hiền từ bao dung mẫu mực của người mẹ, người cha, cái gần gũi cảm thông của người anh, người chị và cái thân thiết, đồng cảm của một người bạn. 
Nhìn lại và so sánh tình hình chung về đạo đức của học sinh những năm gần đây tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh chưa ngoan vẫn đang tồn tại ở một tỷ lệ đáng kể, số vụ vi phạm pháp luật của lứa tuổi học sinh đang gia tăng, do đó tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hạn chế số lượng học sinh chưa ngoan, chậm tiến ở lớp chủ nhiệm. Qua đó góp phần giảm tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức trong nhà trường và bên ngoài xã hội. Đồng thời cũng qua nghiên cứu này nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. 
2.2. Thực trạng về vấn đề học sinh chưa ngoan. 
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
2.2.1.1. Thuận lợi: 
- Năm học 2016 - 2017 trường có 55 giáo viên, trong đó 52 giáo viên chính thức và 3 giáo viên hợp đồng. Tất cả giáo viên đều đạt chuẩn trở lên. Phần lớn giáo viên còn rất trẻ, tất cả đều nhiệt tình, tâm huyết, năng động và luôn quan tâm giúp đỡ học sinh. 
- Tập thể sư phạm đồng thuận, tạo được bầu không khí đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau, đây là một sức mạnh tổng hợp giúp tập thể giáo viên trong trường yên tâm công tác và càng bám trường, bám lớp. 
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và hội phụ huynh học sinh. 
- Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị khá đầy đủ, có phòng máy chiếu, phòng máy tính cho học sinh, sân vận động, trường có đủ phòng học một ca, khuôn viên nhà trường rộng rãi và rất đẹp. 
2.2.1.2. Khó khăn: 
- Trường THPT Lê Lai là trường mới được thành lập, nằm trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, thuộc huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa nên đa số học sinh là con em dân tộc, cha mẹ là lao động nông nghiệp chủ yếu, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nên cha mẹ phải đi làm ăn xa (trong thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng...). Do đó, con cái chủ yếu sống với ông bà hoặc ở một mình không có người lớn quản lý nên các em ít được chỉ bảo, động viên, quan tâm, chăm sóc... Mặt khác, trình độ dân trí chưa đồng đều, nên mức hiểu biết còn hạn chế, mọi vấn đề liên quan đến học tập đều trông chờ và giao phó cho giáo viên chủ nhiệm, cho nhà trường. Chính vì vậy vai trò của giáo viên đứng lớp nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng còn rất vất vả. 
- Chất lượng đầu vào của học sinh thấp, trong những năm gần đây, học sinh thi vào lớp 10 chỉ tránh điểm liệt là đậu vào trường nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập cũng như rèn luyện. Phần lớn các em nhà ở xa trường, có những em ở xã Vân Am nhà cách trường 22km, việc đi lại của học sinh chưa thuận lợi, đặc biệt vào những ngày mưa lũ, các em không qua sông, suối được vì nước dâng cao...do đó chưa thu hút được nhiều học sinh trên địa bàn huyện. Mặt khác, công tác giáo dục học sinh cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài xã hội. 
2.2.2. Thực trạng về vấn đề học sinh chưa ngoan của lớp chủ nhiệm.
 Năm học 2016-2017, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 12B5. Đây là lớp có số học sinh điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 thấp, phổ điểm môn toán là tránh điểm liệt, một số học sinh lưu ban hoặc bị đình chỉ ở các lớp trước được nhà trường chuyển vào lớp, đối tượng học sinh này thường xuyên gây rối lớp, ý thức rèn luyện kém làm ảnh hưởng tới tập thể lớp học. Đầu năm bản thân tôi được phân công vào giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm cũng có nhận xét giống giáo viên bộ môn khác: lớp nhốn nháo, ầm ĩ, có hiện tượng nói tục, chửi bậy; một số học sinh lười học mải chơi hay nói chuyện, nói tự do trong giờ. Điều này làm giáo viên rất bực mình, ảnh hưởng đến giờ dạy và việc học của những học sinh ngoan khác. Nếu cứ để tình trạng này thì dần dần những đối tượng học sinh này không những phá lớp mà còn lôi kéo những học sinh khác vào cuộc và người thiệt thòi nhất vẫn là các em học sinh. 
 Là giáo viên chủ nhiệm được nhà trường tin tưởng giao lớp, tôi luôn băn khoăn, lo lắng và rất trăn trở:
- Làm thế nào để giáo viên bộ môn khi vào lớp yên tâm, hứng thú, say mê giảng dạy kiến thức cho tất cả các em học sinh?
- Làm thế nào để 45 học sinh trong lớp đều ngoan, tiếp thu bài tốt và học hành chăm chỉ?
 	- Làm thế nào để những học sinh chưa ngoan đều trở nên tiến bộ?
 Để làm được những điều này tôi cần phải lựa chọn những biện pháp phù hợp để giáo dục các em học sinh chưa ngoan.
 Sau một tháng học tập và rèn luyện tôi đã tiến hành khảo sát lại chất lượng học sinh ở lớp chủ nhiệm. Kết quả như sau:
Thời gian
Sĩ số lớp
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá
T.bình
 Yếu
Giỏi
 Khá
T.bình
 Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
 %
SL
 %
SL
 %
SL
 %
SL
 %
ĐầuHKI 
 45
 20
 44,4 
 14
 31,1 
 8
 17,7
 3
 6,8
 0
 0
 10
22,2
 25
 55,5 
 7
 15,5
 3
 6,8
Với những học sinh chưa ngoan, một cách tương đối tôi đã chia thành các nhóm sau đây: 
 Nhóm thứ 1: Học sinh có tâm lý đua đòi, làm “anh hùng” ở tuổi mới lớn, tuổi dễ bị kích động, lôi kéo thành băng nhóm, thích gây gổ đánh nhau giữa học sinh trong lớp, trong trường và ngoài nhà trường như em Nguyễn Tiến Quỳnh ( xã Minh Tiến), em Lê Thị Trà My( xã Nguyệt Ấn).
 Nhóm thứ 2: Một bộ phận học sinh học lực yếu, không tập trung nghe giảng, tiếp thu chậm dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thường xuyên quậy phá. Những học sinh này dần dần lực học giảm sút, dẫn đến bỏ giờ trốn học và bỏ học, tham gia các trò chơi trực tuyến như em Lê Văn An ( xã Minh Tiến), em Hồ Đắc Hưng ( xã Xuân Thiên), em Lê Thị Diệu Linh ( xã Phùng Giáo), em Phạm Thị Kiều Vân (xã Kiên Thọ).
 Nhóm thứ 3: Một số ít học sinh biểu hiện tính ương ngạnh, bướng bỉnh, không chấp hành những quy định của lớp. Khi được lưu ý nhắc nhở có vẻ ăn năn sửa sai nhưng rồi vẫn “chứng nào tật ấy” rồi thường xuyên vi phạm bất chấp sự góp ý của bạn bè, sự giáo dục của thầy cô giáo và kể cả những hình phạt cho những vi phạm vẫn không chấp hành: chẳng hạn như tác phong không nghiêm túc, áo không bỏ vào trong quần, nhuộm màu, để đuôi sau, bấm lỗ tai, nói tục với bạn bè, không tham gia sinh hoạt lớp, tách rời tập thể như em Phạm Minh Đức ( xã Xuân Lam), Bùi Văn Điệp ( xã Nguyệt Ấn), Lê Văn Nhân ( xã Phùng Giáo)...
Ở tất cả các biểu hiện của nhóm học sinh chưa ngoan trên đều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và năng lực học tập của học sinh. Dù ở nhóm học sinh chưa ngoan nào nếu chúng ta không kịp thời uốn nắn, giáo dục các em từ những vi phạm nhỏ đến việc làm không có ý thức khác, rồi bỏ học và có nguy cơ trở thành tội phạm. Để giúp các em nhận ra con đường đang đi là con đường không đúng, cần phải sửa chữa điều chỉnh. Chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, tâm lý của từng nhóm học sinh chưa ngoan để có cách tiếp cận riêng. 
Xuất phát từ thực trạng trên tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 12B5, trường THPT Lê Lai năm học 2016 -2017”, nhằm hạn chế số lượng học sinh chưa ngoan ở lớp 12B5. Qua đó góp phần giảm tỉ lệ học sinh vi phạm đạo đức trong nhà trường, bên ngoài xã hội. Đồng thời cũng qua nghiên cứu này nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và để chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
2.2.3. Nguyên nhân của vấn đề học sinh chưa ngoan 
Tất cả những học sinh bình thường trở thành học sinh chưa ngoan đều có nguyên nhân của nó. Sau đây tôi xin đưa ra một số nguyên nhân cụ thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến học sinh biến các em trở thành học sinh chưa ngoan. 2.2.3.1. Ảnh hưởng từ xã hội.
Cuộc sống đổi mới và hiện đại hôm nay đem lại cho các em nhiều điều tích cực nhưng cũng đã tạo cho các em một môi trường đầy biến động.Trong đó
có những tác động tiêu cực đến với học sinh với nhiều hình thức khác nhau.
Hiện nay, do sự quản lý không chặt chẽ của nhà nước, các dịch vụ bida, internet, karaoke mở ra ở gần trường học, lôi kéo, hấp dẫn các em. Đặc biệt là các trò trơi trực tuyến trên mạng internet (game online), phần lớn các em bỏ học đều có liên quan đến các trò chơi này. Các em lao vào các trò chơi đó quên hết thời gian dẫn đến bỏ giờ trốn học và những vi phạm khác. Đồng thời các phim ảnh được bán ở các cửa hàng và một số được chiếu kênh internet có những cảnh bạo lực, hoặc những cảnh phim tình cảm quá mức nhạy cảm làm cho các em bị kích động, gây tò mò hoặc dễ dàng bắt chước. Ngoài ra những tụ điểm ăn chơi ngày càng nhiều, đập vào mắt các em làm cho các em không tự chủ, tham gia không có ý thức, dần dần tiêm nhiễm các thói quen xấu và trở thành đối tượng học sinh chưa ngoan. 
2.2.3.2. Ảnh hưởng của môi trường giáo dục gia đình
Hoàn cảnh sống của mỗi học sinh khác nhau, có em may mắn nhận được sự quan tâm đến suy nghĩ của lứa tuổi và được cha mẹ khuyên bảo như một người bạn, có học sinh không được sự quan tâm đúng mức, hay gia đình quá chiều chuộng. Có em bố mẹ bỏ nhau bơ vơ không biết ở với ai hoặc bố mẹ không hạnh phúc, thường xuyên phải chứng kiến cảnh bố hay say xỉn, bố tham gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bac, nghiện hút, ngoại tình... dẫn đến bạo lực gia đình, có em vì gia đình khó khăn nên bố mẹ đi miền Nam, miền Bắc làm ăn gửi con đang tuổi lớn cho ông bà nội, ngoại nuôi ăn học.
Nếu các em chưa ý thức được việc học tập, đồng thời gia đình không quan tâm và không tạo điều kiện cho các em học tập thì việc học tập các em không đến nơi đến chốn, chất lượng học tập bị ảnh hưởng, các em học tập yếu, thua kém bạn bè dẫn đến chán học, bỏ học. 
Học sinh chưa ngoan phát sinh từ những ảnh hưởng không tốt của môi trường giáo dục gia đình, chủ yếu là: 
+ Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn: 
Từ những khó khăn về đời sống kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả không quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc cho nhà trường, có gia đình con cái phải lao động để phụ giúp bố mẹ hoặc là lao động chính trong nhà, làm cho các em không có thời gian học tập ở nhà như soạn bài, học bài cũ, do đó khi đến lớp việc tiếp thu bài mới rất khó khăn, không làm được bài kiểm tra, lo lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài cũ... từ đó thua kém bạn bè và phát sinh tâm lý chán học dẫn đến bỏ giờ trốn học, bỏ học (ở nhóm 2). Ví dụ em Hồ Đắc Hưng.
+ Gia đình chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến việc học của con cái: 
Nhiều gia đình vì kế sinh nhai, cả vợ chồng đều đi làm xa, phó mặc con cái cho ông bà hoặc chị em chăm sóc lẫn nhau. Một số học sinh chưa tự giác và thiếu sự quản lý chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh, từ đó ham chơi mà trốn học, bỏ học.
Có gia đình tuy không khó khăn về kinh tế nhưng có tham vọng làm giàu, bỏ mặc con cái, không quan tâm đến việc học tập của con cái kể cả những thói hư tật xấu của con cái, cha mẹ cũng không biết để răn dạy, do đó từ những vi phạm lỗi nhỏ dần dần đến lỗi lớn (ở nhóm 2). Ví dụ em Lê Thị DiệuLinh. 
+ Gia đình có cha mẹ bất hòa, không có hạnh phúc: 
Gia đình có hoàn cảnh éo le, không hạnh phúc: Cha mẹ lục đục, bỏ nhau hoặc cha mẹ vướng vào cờ bạc, rượu chè không làm gương tốt cho con cái . Sự to tiếng, bạo lực của người lớn làm cho các em dần dần bị ảnh hưởng [1]. Từ đó nẩy sinh những việc làm không lành mạnh (biểu hiện ở nhóm 1) thích đánh lộn để giải tỏa tâm lý, bị ức chế, bỏ nhà đi chơi không thiết tha đến việc học. Do đó lực học giảm sút dẫn đến chán học, bỏ học. Ngoài ra, gặp hoàn cảnh gia đình có người cha nát rượu, nghiện hút...cũng ảnh hưởng rất lớn đến học sinh làm các em trở thành học sinh chưa ngoan. Ví dụ em Nguyễn Tiến Quỳnh.
Với môi trường giáo dục của gia đình như vậy, học sinh khó có thể trở thành con ngoan trò giỏi, nếu không có sự động viên kịp thời của bạn bè, nhà trường và thầy cô giáo. 
2.2.3.3. Ảnh hưởng từ nhà trường
 	Có rất nhiều tác động đến học sinh từ nhà trường nhưng chủ yếu là: 
* Giáo viên bộ môn:
 - Một số giáo viên bộ môn áp dụng phương pháp giảng dạy chưa có sức lôi cuốn học sinh vào bài giảng, dạy theo cách truyền thống, không đổi mới phương pháp, không sử dụng hoặc rất ít sử dụng đồ dùng dạy học.
 - Một số giáo viên bộ môn chưa am hiểu tâm lí, hoàn cảnh gia đình của học sinh, nên chưa quan tâm chu đáo tới học sinh, chưa đồng đều trong đối xử khiến các em có cảm giác bị thầy cô ghét bỏ, nảy sinh ở các em thái độ bất cần, hành vi chống đối giáo viên. 
- Còn có nhiều giáo viên bộ môn dạy theo quan điểm hết giờ là xong, là hết trách nhiệm.
- Tôi là giáo viên GDCD làm công tác chủ nhiệm vừa là giáo viên bộ môn của các lớp khác, tôi luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp dạy học để các em phát huy được khả năng tư duy, vận dụng các hiện tượng thực tế trong thực tiễn đời sống xã hội vào bài học, khuyến khích các em tham gia xây dựng bài giảng, qua đó gần gũi với các em nhiều hơn Năm học vừa qua tôi đã có nhiều tiết dạy theo phương pháp tích hợp, học sinh rất thích thú khi tham gia vào bài giảng, và được nhà trường đánh giá tốt.
 	* Giáo viên chủ nhiệm: 
 	Học sinh chưa ngoan không phải hoàn toàn do gia đình và xã hội mà một phần ảnh hưởng không nhỏ từ phía nhà trường, nhất là từ giáo viên chủ nhiệm. Không phải giáo viên chủ nhiệm cứ lên lớp đầy đủ, cứ nhiệt tình là được mà quan trọng là phương pháp chủ nhiệm như thế nào, cách tiếp cận học sinh ra sao? Từ đó để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên phải giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tôn trọng nhân cách học sinh, được các em tin yêu và phụ huynh tín nhiệm, có sức cảm hóa thuyết phục, có bản lĩnh để xử lý kịp thời các tình huống sư phạm đa dạng, đối xử công bằng trong nhận xét đánh giá đối với học sinh [2]. 
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa tìm ra những biện pháp thích hợp trong việc cảm hóa, giáo dục học sinh chưa ngoan; chưa tạo ra môi trường thân thiện khi học sinh đến trường, làm cho học sinh thấy nhàm chán khi đến trường. 
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự quan tâm đến học sinh chưa ngoan, thường hay sử dụng các biện pháp mạnh như trách mắng, quát nạt, xúc phạm các em trước lớp làm cho các em mặc cảm, tự ti dẫn đến chán nản, lười đi học. 
- Một số giáo viên chưa thực sự gần gũi với các em nên chưa nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của các em do đó có biện pháp giáo dục chưa phù hợp. 
* Tổ chức Đoàn tha

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_chua_ngoan_tai_lop_1.doc
  • docM2-Bia.doc
  • docMục lục.doc