Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng tập thể lớp 12C4 vững mạnh ở trường THPT Lê Lai

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng tập thể lớp 12C4 vững mạnh ở trường THPT Lê Lai

Ở các trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng với vị trí là cầu nối giữa học sinh, phụ huynh và nhà trường. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm là người phụ trách, tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp, là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, là người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như kết quả giáo dục của học sinh trong lớp. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm còn là người ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tiến bộ của từng thành viên và tập thể lớp, là người xây dựng, tổ chức tập thể (đội ngũ cán bộ lớp) hoạt động tự quản trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, sinh hoạt để trên cơ sở đó phát huy được sức mạnh của tập thể, tính tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời thường xuyên bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ này để tăng cường sức mạnh tự quản, tự chủ, năng động hợp lí của tập thể học sinh, từ đó xây dựng tập thể lớp ngày càng vững mạnh.

 Muốn làm tốt vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp, mỗi thầy cô giáo không chỉ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, tinh tường trong việc nắm bắt tâm lý học sinh và khéo léo trong xử lý tình huống sư phạm, luôn công bằng, công khai trước học sinh trong việc khen - chê - thưởng - phạt đối với các em. Điều này đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, có ý thức tự quản tốt, tinh thần tập thể, tinh thần tự giác cao, ý thức tổ chức kỷ luật tốt cũng như các kỹ năng sống cho các em ngày càng hoàn thiện. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm phải là người biết tổ chức, hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt động; biết phát huy năng lực tự quản của học sinh thông qua việc tạo ra “bộ máy” cán bộ lớp do chính học sinh đảm nhiệm Nếu không có cái tâm, không có tấm lòng của một người cha, người mẹ lo lắng cho học sinh một cách thật lòng, có lẽ người giáo viên chủ nhiệm sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Bởi có bao nhiêu việc “có tên” và “không tên” đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải ra tay giải quyết, có biết bao trách nhiệm mà người giáo viên chủ nhiệm phải gánh trên vai.

 

doc 35 trang thuychi01 5034
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng tập thể lớp 12C4 vững mạnh ở trường THPT Lê Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LÊ LAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP 12C4 VỮNG MẠNH
Ở TRƯỜNG THPT LÊ LAI
Người thực hiện: Trịnh Thị Hà
Chức vụ: Tổ phó CM
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
	Ở các trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng với vị trí là cầu nối giữa học sinh, phụ huynh và nhà trường. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm là người phụ trách, tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp, là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, là người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như kết quả giáo dục của học sinh trong lớp. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm còn là người ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tiến bộ của từng thành viên và tập thể lớp, là người xây dựng, tổ chức tập thể (đội ngũ cán bộ lớp) hoạt động tự quản trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, sinh hoạt để trên cơ sở đó phát huy được sức mạnh của tập thể, tính tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời thường xuyên bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ này để tăng cường sức mạnh tự quản, tự chủ, năng động hợp lí của tập thể học sinh, từ đó xây dựng tập thể lớp ngày càng vững mạnh. 
	Muốn làm tốt vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp, mỗi thầy cô giáo không chỉ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, tinh tường trong việc nắm bắt tâm lý học sinh và khéo léo trong xử lý tình huống sư phạm, luôn công bằng, công khai trước học sinh trong việc khen - chê - thưởng - phạt đối với các em. Điều này đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, có ý thức tự quản tốt, tinh thần tập thể, tinh thần tự giác cao, ý thức tổ chức kỷ luật tốt cũng như các kỹ năng sống cho các em ngày càng hoàn thiện. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm phải là người biết tổ chức, hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt động; biết phát huy năng lực tự quản của học sinh thông qua việc tạo ra “bộ máy” cán bộ lớp do chính học sinh đảm nhiệm Nếu không có cái tâm, không có tấm lòng của một người cha, người mẹ lo lắng cho học sinh một cách thật lòng, có lẽ người giáo viên chủ nhiệm sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Bởi có bao nhiêu việc “có tên” và “không tên” đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải ra tay giải quyết, có biết bao trách nhiệm mà người giáo viên chủ nhiệm phải gánh trên vai. 
	Vì vậy để xây dựng được tập thể lớp vững mạnh đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng môi trường lớp học có lề lối, có khuôn mẫu nhằm hướng cho các em một ý thức xây dựng cho mình một nề nếp trong học tập, trong sinh hoạt tập thể một cách hợp lý nhằm nâng cao ý thức, sức khoẻ phục vụ tốt cho học tập. 
Xuất phát từ những lý do trên, Tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng tập thể lớp 12C4 vững mạnh ở trường THPT Lê Lai”. Với hy vọng gợi ý cho các đồng nghiệp làm tốt hơn công tác chủ nhiệm góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm học.
- Mục	 đích nghiên cứu
Tổ chức tập thể lớp theo hướng tự quản tích cực, phát huy được mọi tiềm năng, vai trò của học sinh trong các hoạt động xây dựng tập thể lớp vững mạnh. 	Thông qua các biểu mẫu theo dõi, có thể nhận xét đánh giá sát thực ưu điểm, nhược điểm từng thành viên trong lớp trong hàng tuần, hàng tháng để điều chỉnh và động viên, giúp đỡ kịp thời. Qua đó tác động vào tư tưởng, tình cảm và năng lực của mọi thành viên trong lớp, giúp cho học sinh phát huy hết những khả năng sẵn có của mình để góp sức xây dựng tập thể lớp ngày càng phát triển về mọi mặt.
Vì giáo viên chủ nhiệm không thể làm thay mọi việc của học sinh và không phải lúc nào chủ nhiệm cũng có mặt trên lớp để chỉ đạo những công việc thường ngày của lớp. Mặt khác, sự quá nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm lúc nào cũng hiện diện ở lớp sẽ khiến cho học sinh nảy sinh tâm lí ỷ lại, trông chờ ở giáo viên chủ nhiệm, thiếu trách nhiệm với bản thân và với tập thể. Cần phải làm cho học sinh nhận thức được rằng tập thể lớp chính là ngôi nhà của chính các em. Chính các em chứ không phải ai khác là người có trách nhiệm gắn bó xây dựng, tô điểm ngôi nhà thân thương của mình, làm cho nó ngày càng đàng hoàng hơn, đẹp lên trong mắt mọi người. Trong quá trình ấy, giáo viên chủ nhiệm chỉ là người đóng vai trò cố vấn, điều khiển từ xa. 
- Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu những vấn đề lý luận công tác chủ nhiệm lớp, thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Lai;
Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng tập thể lớp 12C4 vững mạnh.
- Phương pháp nghiên cứu
	+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
	Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục học sinh, các bài tham luận trên Internet, một số sáng kiếveefkinh nghiệm về công tác chủ nhiệm của một số đồng nghiệp, bạn bè trường bạn.
	+ Phương pháp điều tra, lập phiếu hỏi:
Điều tra tình hình lớp, trước khi nhận lớp chủ nhiệm (hồ sơ, điểm thi tuyển đầu vào của học sinh, học lực, hạnh kiểm, chức vụ cán sự lớp, hoàn cảnh gia đình, lý lịch học sinh...) 
	Trò chuyện, quan sát, trao đổi với giáo viên bộ môn, với học sinh, với Hội cha mẹ học sinh, bạn bè.
	Lập mẫu sơ yếu lý lịch để học sinh tự điền theo mẫu. 
	+ Phương pháp phân tích số liệu:
	 Kết quả cụ thể qua từng học kỳ của năm học và qua tổng kết của từng năm học sẽ có sự thay đổi. Giáo viên chủ nhiệm sẽ tìm ra những hạn chế, và mặt tích cực để có giải pháp phù hợp hơn cho năm chủ nhiệm tiếp theo.
	+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tham khảo những báo cáo tổng kết hàng năm của nhà trường. 
Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp trường bạn, trường mình.
Tổng kết rút kinh nghiệm cho bản thân để năm tiếp theo hoàn thành tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm để hình thành và phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, nhà trường và xã hội. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Do đó, giáo viên chủ nhiệm lớp có một số vai trò sau:
- Thay mặt Hiệu trưởng quản lí một lớp học:
Giáo viên chủ nhiệm lớp do Hiệu trưởng phân công và thay mặt Hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước Hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.
- Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết:
Giáo viên chủ nhiệm bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.
- Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp:
Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên Chất lượng học  tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, tính kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp.
- Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp:
Giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể. Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với Ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
- Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục:
Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất. Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp.
2.1.2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp được quy định tại điều 31, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ GD&ĐT). Những nhiệm cụ thể giáo viên chủ nhiệm trong thực tế phải làm gồm: 
- Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp.
- Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp.
- Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể.
- Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh.
2.1.3. Những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng tổ chức các hoạt động, xây dựng lớp thành một tập thể vững mạnh để giáo dục học sinh theo mục tiêu đã đề ra, do đó người giáo viên chủ nhiệm lớp phải phấn đấu để đạt được các yêu cầu sau đây:
- Có năng lực chuyên môn tốt, có điều kiện gần gũi theo dõi, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện một cách thường xuyên.
- Nắm vững lí luận sư phạm, sử dụng các phương pháp giáo dục tập thể và giáo dục cá biệt, có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh và với điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường một cách linh hoạt.
- Có tư cách đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, lao động và trong quan hệ với đồng nghiệp và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng về mọi phương diện cho học sinh noi theo.
- Có khả năng tổ chức và có năng lực hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao để có thể lôi cuốn học sinh cùng tham gia
2.1.4. Phương pháp công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp là hệ thống đa dạng, bao gồm:
- Phương pháp vận động quần chúng:
Xây dựng tập thể học sinh vững mạnh, thực chất là vận động, giáo dục học sinh đưa vào các hoạt động có nền nếp, có kỉ luật chặt chẽ, tạo dư luận lành mạnh, xây dựng truyền thống, viễn cảnh tương lainhằm biến tập thể học sinh thành môi trường giáo dục.
- Phương pháp giáo dục cá biệt:
Điều tra nắm vững đặc điểm của các đối tượng giáo dục, nắm vững tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục ở địa phương để phân loại và có các tác động thích hợp. Sự phân loại học sinh được tiến hành theo các mặt: học lực, hạnh kiểm, sức khỏe, hứng thú, sở trường, năng khiếu Trên cơ sở phân loại học sinh, giáo viên chủ nhiệm biết và có kế hoạch giáo dục học sinh yếu kém về mặt văn hóa, đạo đức, học sinh có năng khiếu, có thành tích cao trong học tập và tu dưỡng.
- Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể:
Đưa học sinh vào các tập thể đoàn, có kỉ luật chặt chẽ, có nội quy, điều lệ. Sống trong một tổ chức mỗi học sinh tự xác định cho mình quyền lợi và nghĩa vụ và tu dưỡng, phấn đấu vì mục tiêu, lí tưởng chung.
- Phương pháp tổ chức giữa các hoạt động:
Tổ chức cho học sinh hoạt động với nhiều hình thức và nội dung phong phú, trước hết là hoạt động học tập, sau đó là các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch, vui chơi giải trí nội dung và hình thức hoạt động càng phong phú thì càng hấp dẫn đối với học sinh và càng đem lại giá trị giáo dục cao.
2.2. Thực trạng của công tác chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lai
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường trung học phổ thông Lê Lai được thành lập từ năm 1999, trường đóng tại địa bàn xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc. Đây là địa phương đang còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt: kinh tế chậm phát triển; giao thông đi lại không thuận tiện; trình độ dân trí chưa được nâng cao; đối tượng học sinh chủyếu là con nông dân điều kiện học tập còn hạn chế, khoảng cách từ nhà đến trường khá xa vì thế việc thực hiện các hoạt động giáo dục gặp không ít khó khăn. Mặt khác, do trình độ dân trí còn thấp nên mức hiểu biết còn hạn chế, mọi vấn đề liên quan đến học tập đều trông chờ và giao phó cho nhà trường, cho giáo viên chủ nhiệm. Ngoài ra, chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp, những năm gần đây số lượng học sinh không đủ chỉ tiêu. Việc giáo dục hạnh kiểm học sinh gặp nhiều khó khăn do thiếu sự quan tâm, phối hợp của gia đình học sinh, mặt khác công tác này cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài xã hội. Chính vì vậy, trách nhiệm của giáo viên bộ môn nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng rất vất vả và nặng nề. 
Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, trong những năm gần đây nhà trường hết sức chú trọng công tác giáo dục, chú trọng nâng cao vai trò, vị trí của giáo viên chủ nhiệm lớp. Đội ngũ giáo viên trong trường gồm: 61 giáo viên trực tiếp đứng lớp trong đó có 02 giáo viên giỏi cấp tỉnh; Có 51 giáo viên đạt trình độ chuẩn; 13 giáo viên trên chuẩn. Số lượng cán bộ quản lý 03 người (có 01 người có trình độ trên chuẩn). Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ cả tuổi đời, tuổi nghề, có ý thức nghề nghiệp, ham học hỏi, cầu tiến bộ; Môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện; Tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, yêu thương giúp đỡ nhau, đây là một sức mạnh tổng hợp giúp tập thể giáo viên trong trường yên tâm công tác và bám trường bám lớp. 
2.2.2. Thực trạng về công tác chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lai
Qua thực tế ở trường THPT Lê Lai cho thấy: Nhận thức của một số giáo viên về chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp có lúc còn chưa toàn diện. Trong nhà trường công tác chủ nhiệm lớp được coi là công tác kiêm nhiệm nên việc quản lý chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp còn chưa được coi trọng nhiều và quan tâm đúng mức. Một bộ phận giáo viên được phân công làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp còn hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý, điều hành tập thể lớp. Họ làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sẵn có và mang nặng tính áp đặt, tính chủ quan đối với học sinh. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ và thường xuyên do đó chưa hỗ trợ tích cực cho công tác của giáo viên chủ nhiệm. Mặt khác, do đội ngũ giáo viên hầu hết là giáo viên trẻ, thiếu kiến thức thực tế, kinh nghiệm làm công tác giáo dục còn hạn chế đặc biệt là phương pháp giáo dục học sinh, phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.... 
Điều bất cập trong công tác này là các giáo viên chủ nhiệm chưa được đào tạo quản lý bài bản nên quá trình chỉ đạo thực tiễn nảy sinh hình thức “trăm hoa đua nở” chưa có sự thống nhất, quy tụ; thiếu tiêu chí đánh giá khoa học, kết quả đánh giá mang tính chất chủ quan dựa vào kinh nghiệm của người đánh giá và có phần cảm tính, đây là nguyên nhân chính tạo ra sự bất cập trong đánh giá xếp loại thi đua của học sinh trong lớp và học sinh giữa các lớp với nhau; Để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên cần có những kế hoạch, mẫu biểu phù hợp, có các tiêu chí đánh giá cụ thể, khoa học công bố công khai để mọi thành viên trong lớp cùng thực hiện và giám sát lẫn nhau. Đây chính là chìa khóa để tạo nên động lực giúp đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ quản lý lớp của mình trong năm học một cách tốt nhất, hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng mất công bằng trong đánh giá xếp loại thi đua các cá nhân trong tập thể lớp. Qua đó xây dựng được tập thể lớp đoàn kết thống nhất, vững mạnh về mọi mặt.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Sử dụng hệ thống biểu mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
	Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, trong những năm học vừa qua Tôi đã thiết kế các kế hoạch và các loại mẫu biểu cũng như các tiêu chí đánh giá xếp loại các cá nhân trong tập thể lớp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của lớp chủ nhiệm, qua đó nâng cao dần chất lượng giáo dục toàn diện và xây dựng được tập thể lớp đoàn kết vững mạnh về mọi mặt bằng các giải pháp và tổ chức thực hiện theo trình tự cụ thể các bước như sau: 
Các biểu mẫu công tác chủ nhiệm lớp 12C4 
(được trình bày tại phần phụ lục hoặc đính kèm)
TT
Các loại biểu mẫu
Ghi chú
Phiếu điều tra lý lịch học sinh.
Sổ theo dõi học sinh chưa ngoan.
Quy định nhiệm vụ Ban cán sự lớp.
Quy định chỗ ngồi của học sinh.
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. 
Hướng dẫn thu nạp các loại hồ sơ hưởng các chế độ học sinh. 
Quy định cho điểm và xếp loại thi đua trong lớp.
Sổ theo dõi của lớp
Biên bản sinh hoạt lớp.
Bản cam kết không vi phạm nội quy trường lớp.
Bước 1: Điều tra thông tin học sinh (Biểu mẫu 01)
	Sau khi nhận lớp, công việc đầu tiên cần phải làm là lấy thông tin cá nhân học sinh thông qua phiếu sơ yếu lí lịch học sinh, qua đó sơ bộ nắm bắt tình hình học sinh trong lớp. Bước tiếp theo là giáo viên chủ nhiệm tổng hợp vào bảng tính trong Excel bảng thống kê khảo sát đầu năm vào theo các cột ứng với từng nội dung thông tin để theo dõi và sử dụng làm các báo cáo khác trong năm học khi nhà trường yêu cầu. Đây chính là cơ sở tìm ra các giải pháp giáo dục từng học sinh có hiệu quả tốt nhất, từ đó có kế hoạch xây dựng được tập thể học sinh đoàn kết vững mạnh.
	Điều quan trọng khi lấy thông tin, giáo viên cần khéo léo và sử dụng các thủ thuật phù hợp để học sinh tin tưởng và điền các thông tin cá nhân vào bản sơ yếu lí lịch một cách chính xác, trung thực. Muốn vậy người giáo viên chủ nhiệm lớp phải gần gũi các em, phải có tấm lòng yêu thương chia sẻ cùng các em. Đồng thời là chỗ dựa vững chắc để học sinh trao đổi tâm sự cùng hướng những niềm vui và cùng tháo gỡ những vướng mắc trong học tập và sinh hoạt, tạo niềm tin cho các em có ý chí vươn lên và coi tập thể lớp là tổ ấm thứ hai của mình. Sau khi nắm được những thông tin của học sinh, công việc tiếp theo của tôi là sẽ phải phân luồng đối tượng, quan sát xem những học sinh nào hay vi phạm nội quy của lớp, của nhà trường có thể dẫn đến sa sút về học tập và sẽ trở thành học sinh chưa ngoan sau đó lập sổ để theo dõi dành riêng cho những đối tượng học sinh này (Biểu mẫu 02) đồng thời tìm các biện pháp giáo dục phù hợp.
Bước 2: Ổn định tổ chức lớp
	Thực chất của việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh là quá trình từng bước chuyển hoá tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự quản tự giác đầy trách nhiệm và thích thú của học sinh, cũng có nghĩa là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự quản lý, chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Mỗi học sinh trong lớp là một chủ thể có tính tự giác cao. Ban cán sự lớp triển khai và tổng kết các hoạt động trong tuần, tháng, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò tham mưu khi cần thiết. Để làm tốt, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành các khâu then chốt sau:
	- Lựa chọn bầu Ban cán sự của lớp và giao trách nhiệm (Biểu mẫu 03).
	Muốn làm tốt việc này các giáo viên chủ nhiệm cần căn cứ vào thông tin học sinh, học bạ, sự tín nhiệm của học sinh trong lớp, quan sát thực tế của giáo viên. Sau khi lựa chọn (hoặc bầu) ra Ban cán sự lớp đủ thành phần thì giáo viên chủ nhiệm cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên gắn với trách nhiệm quản lý lớp. 	
Xây dựng dựng đội ngũ tự quản là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và cũng là một việc làm quan trọng và khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm để có th

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_xay_dung_tap_the_lop.doc
  • docMau 01 - ly lich hoc sinh.doc
  • docMau 02- So theo doi HS chua ngoan.doc
  • docMau 03 - QĐ nhiem vu ban can su lop.doc
  • docMau 04 - QĐ cho ngoi hoc sinh.doc
  • docMau 05- KH chu nhiem.doc
  • docMau 06- thu nap ho so che do hoc sinh.doc
  • docMau 07-quy định trừ điểm, xếp loại.doc
  • docMẫu 8- So theo doi lop.doc
  • docMau 09- BB sinh hoat lop.doc
  • docMau 10 - Cam ket khong vi pham.doc